Đặc biệt trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, việc các tác giả tìm về với những sáng tác dân gian, hấp thụ tinh hoa nghệ thuật truyền thống để tạo nên những tác phẩm đặc sắc, vừa mang n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ CHUNG THUỶ
PHONG CÁCH TỰ SỰ DÂN GIAN TRONG VĂN
HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
(KHẢO SÁT QUA CÁC TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN
XUÂN KHÁNH, NGUYỄN HUY THIỆP)
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học dân gian
Hà Nội - 2011
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ CHUNG THỦY
PHONG CÁCH TỰ SỰ DÂN GIAN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (KHẢO SÁT QUA CÁC TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH, NGUYỄN HUY THIỆP)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học dân gian
Mã số: 60 22 36
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Vũ Anh Tuấn
Hà Nội – 2011
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
PHẦN NỘI DUNG 14
Chương 1: Phong cách tự sự dân gian với vấn đề ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết 14
1.1: Đặc trưng của văn học dân gian trong tương quan với văn học viết 14 1.2: Sự xâm nhập của văn học dân gian đối với văn học viết và những biểu hiện của phong cách tự sự dân gian trong văn xuôi Việt Nam đương đại 17
1.2.1: Sự xâm nhập của văn học dân gian đối với văn học viết 17
1.2.2: Những biểu hiện của phong cách tự sự dân gian trong văn xuôi Việt Nam đương đại 26
Chương 2: Các yếu tố tự sự mang âm hưởng dân gian trong sáng tác Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp 30
2.1: Mạch ngầm dân gian trong xây dựng cốt truyện 31
2.1.1: Truyện giả huyền thoại, giả cổ tích 31
2.1.2: Truyện cũ viết lại 37
2.1.3: Truyện lồng truyện 40
2.2: Mạch ngầm dân gian trong việc tạo dựng không gian và thời gian nghệ thuật 42
2.2.1: Không gian nghệ thuật 42
2.2.2: Thời gian nghệ thuật 55
2.3: Mạch ngầm dân gian trong xây dựng hệ thống nhân vật 60
2.3.1: Nhân vật xuất thân từ huyền thoại 60
2.3.2: Nhân vật nữ 64
2.3.3: Nhân vật cộng đồng 68
Chương 3: Một số tín hiệu nghệ thuật dân gian trong sáng tác Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp 72
Trang 43.1: Biểu tượng, môtíp dân gian 72
3.1.1: Biểu tượng dân gian 72
3.1.2: Môtip dân gian 89
3.2: Ngôn ngữ dân gian 94
3.2.1: Ngôn ngữ dân gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 94
3.2.2: Ngôn ngữ dân gian trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn - Nguyễn Xuân Khánh 99
PHẦN KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU 1: Lí do chọn đề tài
1.1: Văn học dân gian và văn học viết, hai bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam luôn có mối quan hệ qua lại tương hỗ lẫn nhau Trong đó văn học dân gian nói riêng, văn hóa dân gian nói chung chính là cơ sở nền tảng vững chắc và là nguồn thi liệu, nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn cho văn học thành văn Đặc biệt trong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, việc các tác giả tìm về với những sáng tác dân gian, hấp thụ tinh hoa nghệ thuật truyền thống để tạo nên những tác phẩm đặc sắc, vừa mang nét truyền thống dân gian vừa mang hơi thở của cuộc sống hiện tại đã tạo nên sự phong phú và sức hấp dẫn của nền văn học
1.2: Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh với tiểu thuyết Mẫu
thượng ngàn (đạt giải thưởng tiểu thuyết Hội nhà văn Việt Nam
2006) và tác giả Nguyễn Huy Thiệp, một cây bút truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu nhất của cao trào đổi mới văn học Việt Nam sau năm
1986 có thể coi là những tác giả tiêu biểu của khuynh hướng này
Không chỉ học tập từ dân gian, vận dụng dân gian mà điều đáng ghi nhận là các nhà văn đã sáng tạo lại dân gian làm cho kho tàng văn hoá, văn học dân gian được mở rộng thêm ý nghĩa Đó chính là những lí do để chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này
2: Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học thành văn, cũng như sự tác động mạnh mẽ diễn ra liên tục của văn học dân gian đối với lịch sử phát triển của nền văn học dân tộc
đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với mức độ đậm nhạt cũng như những khía cạnh tiếp cận khác nhau
Trang 6Trong đó có những công trình mang tính lý luận chung của
Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn- Văn học dân
gian, Cao Huy Đỉnh- Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam,
Đỗ Bình Trị- Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt
Nam…
Bên cạnh đó là những bài viết đi sâu vào một số khía cạnh cụ
thể trong sự tác động qua lại giữa hai hệ thống nghệ thuật: Vai trò
của văn học dân gian trong sự phát triển của văn học dân tộc- Đặng
Văn Lung, Vai trò của truyện kể dân gian đối với sự hình thành các
thể loại tự sự trong văn học Việt Nam- Kiều Thu Hoạch…
Ngoài ra một số công trình tập trung nghiên cứu những ảnh
hưởng của văn học dân gian trong các sáng tác hiện đại: Vai trò của
văn học dân gian trong văn xuôi hiện đại Việt Nam - Võ Quang
Trọng, Vai trò của văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà
văn hiện đại- Phạm Thị Trâm, Mạch ngầm cổ tích trong dòng chảy văn học dân tộc, Song đề truyền thống - hiện đại trong điểm nhìn nghệ thuật của truyện giả cổ tích và truyện cũ viết lại thời đổi mới-
Bùi Thanh Truyền…
Những công trình nghiên cứu sự tiếp thu yếu tố dân gian ở
hai tác giả Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp: Những ngọn
gió Hua tát của Nguyễn Huy Thiệp như những hình mẫu các truyền thuyết văn học - Philimonova, Nguyễn Huy thiệp- Hợp lưu giữa nguồn mạch dân gian và tinh thần hiện đại- Nguyễn Thị Tuyết
Nhung, Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu
thượng ngàn của Trần Thị An, Tự sự hậu thực dân: Lịch sử và huyền thoại trong Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh- Đoàn Ánh
Dương …
Trang 7Có thể thấy, những nghiên cứu về ảnh hưởng của văn học dân gian trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp mới chỉ dừng lại ở những công trình, những bài viết khai thác trên một hoặc một số khía cạnh riêng lẻ chứ chưa được tìm hiểu một cách hệ thống và toàn diện Tuy nhiên đó có thể coi là những gợi dẫn vấn đề bổ ích và quý báu để chúng tôi tiếp tục triển khai trong luận văn này
3: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn lựa chọn tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh (NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2006) và một số truyện
ngắn được dẫn từ Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (NXB Hội nhà
văn, 2005) làm đối tượng nghiên cứu cho đề tài
Luận văn sẽ đi sâu vào nghiên cứu những biểu hiện của phong cách nghệ thuật tự sự dân gian trong sáng tác của hai tác giả Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp như: cách thức xây dựng cốt truyện, hệ thống nhân vật, môi trường văn hoá, ngôn ngữ, môtip, biểu tượng
4: Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm những mục đích sau:
- Có cái nhìn tổng thể và khái quát về ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết từ đó tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của mối quan hệ này trong các sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp
- Qua những biểu hiện cụ thể của phong cách tự sự dân gian trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp để chỉ
ra điểm đặc sắc, nét truyền thống cũng như điểm hiện đại, sự kế thừa
và đặc biệt là những sáng tạo, cách tân của nhà văn khi quay về với những giá trị truyền thống nói chung, văn học dân gian nói riêng
Trang 85: Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng nguyên tắc phương pháp luận của lí thuyết hệ thống để chỉ ra những nét khác biệt giữa hai hệ thống nghệ thuật riêng biệt, thấy được sự tác động ảnh hưởng giữa chúng, chỉ ra những nét truyền thống và cách tân trong sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn
- Ngoài ra, luận văn còn vận dụng thêm các thao tác khoa học như: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê…
6: Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần thư mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Phong cách tự sự dân gian với vấn đề ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết
- Chương 2: Các yếu tố tự sự mang âm hưởng dân gian trong sáng tác Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp
- Chương 3: Một số tín hiệu nghệ thuật dân gian trong sáng tác Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp
Trang 9PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHONG CÁCH TỰ SỰ DÂN GIAN VỚI VẤN ĐỀ
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN
ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIẾT 1.1: Đặc trưng của văn học dân gian trong tương quan với văn học viết
Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thuỷ và phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho đến ngày nay Nó chính là nền tảng, là ngọn nguồn của nền văn học dân tộc, là kết tinh tư tưởng thẩm mỹ cho nền văn học viết ra đời và phát triển về sau Tuy nhiên giữa văn học dân gian và văn học viết lại có những đặc trưng riêng:
Nếu sáng tác dân gian mang tính tập thể, tính tập thể được phản ánh trong sự sáng tạo của cá nhân nhưng không có tên tác giả thì văn học viết lại nhận thức và tái tạo lại thực tiễn theo những nguyên tắc chọn lọc và điển hình hoá các hiện tượng đời sống, với nghệ thuật xây dựng nhân vật, với hình thức tư duy trừu tượng cùng
cá tính sáng tạo của cá nhân nhà văn
Do lưu truyền bằng miệng, ngoài những văn bản đã ghi chép, tác phẩm văn học dân gian luôn vận động, sửa chữa để ngày càng gắn với công chúng dân gian hơn Do vậy văn học dân gian có tính
đa dị bản, quá trình sáng tác và lưu hành là một Trong khi đó trong văn học viết, văn bản là cố định, ở đó quá trình sáng tác và lưu hành tách rời và độc lập với nhau
Hình tượng trong văn học dân gian thường nặng về khái quát hoá, nhân vật, hoàn cảnh không cụ thể, không xác định Đặc điểm nổi trội làm nên tính truyền thống bền vững của văn học dân gian đó chính là sự lặp lại của các môtip, những công thức sáng tác truyền
Trang 10thống sẵn có Ngược lại, trong văn học viết, việc xây dựng nhân vật
và hoàn cảnh cụ thể điển hình là một nguyên tắc trong sáng tạo nghệ thuật, vai trò của chủ thể sáng tạo vô cùng quan trọng
Nếu ngôn ngữ dân gian thường mộc mạc, giản dị, gần với lời
ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân hơn thì ngôn ngữ trong văn học viết lại được chắt lọc, gọt giũa nhiều hơn và mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn
Tuy có những đặc điểm riêng quy định sự khác nhau của mỗi
hệ thống thẩm mĩ nhưng giữa văn học dân gian và văn học viết lại có mối quan hệ bổ sung, tác động lẫn nhau, mang tính quy luật và phổ quát Sự tác động tương hỗ giữa chúng diễn ra trong suốt chiều dài hình thành và phát triển nền văn học của mỗi dân tộc
1.2: Sự xâm nhập của văn học dân gian đối với văn học viết và những biểu hiện của phong cách tự sự dân gian trong văn xuôi Việt Nam đương đại
1.2.1: Sự xâm nhập của văn học dân gian đối với văn học viết
1.2.1.1: Ở lĩnh vực thơ ca:
Giữa thơ ca dân gian với thơ ca bác học có một mối quan hệ qua lại vô cùng khăng khít, bền chặt trong suốt chiều dài lịch sử
Từ thế kỷ XV, trong thơ Nôm, Nguyễn Trãi đã sử dụng sáng
tạo ngôn ngữ dân tộc Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã vận
dụng sáng tạo vốn văn học dân gian từ việc khai thác chủ đề, đề tài, ngôn ngữ, hình tượng thơ…
Kế thừa những tinh hoa truyền thống, các nhà thơ ưu tú của dân tộc như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu…đã vận dụng nguồn ca dao, tục ngữ và thi pháp của văn học dân gian như một mảnh đất màu mỡ để sáng tác nên những bài thơ đậm đà chất dân gian, bám rễ sâu vào lòng dân tộc
Trang 11Trong đó không thể không nhắc đến tác phẩm đỉnh cao của dòng văn
học viết thời trung đại- Truyện Kiều
Tiếp mạch truyền thống, các nhà thơ hiện đại tiếp tục vận dụng một cách sáng tạo nguồn thi liệu dân gian để làm nên những tác phẩm đặc sắc Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn Duy, Bùi Chí Vinh, Đồng Đức Bốn…đều ít nhiều quay về với “mảnh hồn làng” dân gian
Với những nhà thơ trẻ trưởng thành sau năm 1975 như Phan Huyền Thư, Vi Thuỳ Linh, văn học dân gian đã được vận dụng một cách đầy linh hoạt Điều đặc biệt cần ghi nhận là ở những nhà thơ trẻ
là họ đã tạo ra một hướng nghĩ khác cho các hình ảnh dân gian quen thuộc
1.2.1.2: Ở lĩnh vực văn xuôi:
- Truyện kể dân gian và sự hình thành các thể loại tự sự văn xuôi
Kho tàng truyện kể dân gian người Việt với thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, sử thi… đã xuất hiện từ rất xa xưa, trước khi
có chữ viết Đó chính là nền tảng để hình thành nên các thể loại văn
xuôi tự sự Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái là hai tác phẩm
đặt nền móng đầu tiên cho thể loại truyện ký lịch sử ở các thời đại sau
Nếu như chủ đề lịch sử với nội dung yêu nước đã làm nảy sinh những tác phẩm truyện ký lịch sử và dọn đường cho các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử ra đời thì chủ đề tình yêu với nội dung nhân
đạo lại là cơ sở để tạo nên các tác phẩm truyền kỳ Bắt đầu từ Thánh
Tông di thảo ra đời khoảng thế kỷ 15, sau đó vào thế kỷ 16, có tập Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, thế kỷ 18 có thêm Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, khoảng cuối thể kỷ 18 đầu thế kỷ 19 có Tân truyền kỳ lục của Phạm Quý Thích…
Trang 12- Từ truyện cổ tích dân gian đến sự ra đời của truyện cổ tích văn học
Truyện cổ tích văn học là những truyện “có phong cách cổ
tích do các nhà văn mới sáng tác hoặc những truyện cổ tích cũ do các nhà văn viết theo lối mới, nảy sinh tương đối sớm trong nền văn học viết cuả một dân tộc và không ngừng tồn tại, phát triển cho đến ngày nay, mà cội nguồn, nền tảng của nó chính là kho tàng truyện kể dân gian…trong đó truyện cổ tích đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành thể loại này” [69, tr47]
Hướng tới truyện cổ dân gian, các nhà văn nói chung đều tìm kiếm những giá trị đạo đức thông qua các nhân vật, tham gia luận bàn về những phạm trù có tính toàn nhân loại: thiện- ác, công bằng - bất công, chính nghĩa - phi nghĩa, hé mở niềm tin vào tương lai, ngợi
ca cái tốt đẹp, phê phán, phủ định cái xấu, cái ác…Được cải biến từ truyện cổ tích dân gian, truyện cổ tích văn học đã trở thành một hiện tượng mới của nghệ thuật, nó chỉ giống truyện cổ tích dân gian ở nét phong cách cơ bản, các môtip chính yếu…điểm khác biệt là các chi tiết, sự kiện, tính linh hoạt của cốt truyện, nhân vật Con đường từ truyện cổ tích dân gian đến sự ra đời của truyện cổ tích văn học vẫn chưa dừng lại ở đó mà nó còn tiếp tục phát triển để phù hợp với những thay đổi của thời đại Sự xuất hiện của truyện giả cổ tích, truyện cũ viết lại trong văn xuôi Đổi mới như là một sự ra đời tất yếu, hợp quy luật
1.2.2: Những biểu hiện của phong cách tự sự dân gian trong văn xuôi Việt Nam đương đại
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, nền văn xuôi Việt Nam chứng kiến những cách tân mạnh mẽ Các nhà văn khi quay về với những giá trị truyền thống, thâu nhận và tái sử dụng những chất liệu
Trang 13dân gian truyền thống đã không chỉ kế thừa dân gian mà điều quan trọng là họ đã sáng tạo lại dân gian, tạo thêm những huyền thoại mới
từ những huyền thoại đã có với hai phong cách chính là: lối “giả cổ tích, giả huyền thoại” và “truyện cổ viết lại”
“Giả cổ tích”- như tên gọi của nó, không phải là truyện cổ đúng nghĩa, chính xác hơn, cũng giống như cổ tích văn học, nó chỉ là một thứ truyện cổ của thời hiện đại, mang hơi thở của cuộc sống hôm nay Từ đó nhà văn có điều kiện thuận lợi để thể hiện cá tính, bộc lộ
quan điểm, thái độ và trách nhiệm công dân của mình: Những ngọn
gió Hua Tát (Nguyễn Huy Thiệp), Hồn trinh nữ, Khát của muôn đời, Nàng tiên xanh xao, Tim vỡ (Võ Thị Hảo), Thợ may (Phạm Hải
Vân), Miêu cẩm (Lưu Sơn Minh)
Khác biệt với truyện giả cổ tích, truyện cũ viết lại có điểm tựa là một truyện dân gian truyền thống Trên cơ sở đó, tác giả sẽ có
sự lựa chọn đối thoại hoặc đối lập với truyền thống: Bụt mệt (Hoà Vang), Lầu hạc vàng, Cây đàn Long Môn (Lê Đạt), Trương Chi (Nguyễn Huy Thiệp), Hoang đường, Trương Chi của tôi (Bão Vũ),
Châu Long, Ngày xưa, cô Tấm…(Lê Minh Hà)… Ở đó, tiếng nói,
quan điểm của người viết được bộc lộ một cách thẳn thắn, tường minh hơn, trong khi đó với truyện giả cổ tích, sự bộc lộ tư tưởng, tình cảm, quan niệm thẩm mĩ của tác giả thường như một ẩn ngữ, mang ý nghĩa hàm ẩn
Sự tìm về cội nguồn của văn học truyền thống trong truyện giả cổ tích và truyện cũ viết lại không hề có ý vị phục cổ, cũng không phải là “văn học phỏng theo văn học”, mà là một sáng tác ngôn từ đúng nghĩa Ở đó, truyền thống không hề tạo ra “sức ì” cho hiện đại mà ngược lại, luôn tạo ra động lực, năng lượng cho sự phát triển của hiện đại
Trang 14CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ MANG ÂM HƯỞNG DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁC NGUYỄN XUÂN KHÁNH,
NGUYỄN HUY THIỆP 2.1: Mạch ngầm dân gian trong xây dựng cốt truyện
2.1.1: Truyện giả huyền thoại, giả cổ tích
Được viết theo phong cách của huyền thoại, truyền thuyết,
cổ tích nhưng truyện giả cổ tích chính là những tự sự về xã hội hiện
đại, đề cập đến những vấn đề, số phận của con người đương thời
Trong Những ngọn gió Hua Tát, Nguyễn Huy Thiệp sử dụng
lối kết cấu đơn giản, bao gồm một hệ thống các sự kiện, trong đó các
sự kiện được kể theo một tuyến thẳng, nhân vật đi từ điểm xuất phát đến kết thúc tác phẩm một cách tuần tự, sự kiện cũng được sắp xếp theo một trật tự có vẻ như định sẵn, diễn ra từ nơi này đến nơi khác,
từ thời điểm này đến thời điểm khác theo hướng tịnh tiến
Mười truyền thuyết được kể lại xoay quanh những con người đặc biệt và những sự kiện không bình thường còn lưu lại trong ký ức của người dân bản Hua Tát Chính những sự kiện không bình thường
ấy đã làm nền cho mạch diễn biến, phát triển của truyện đồng thời tạo nên sắc màu huyền thoại, cổ tích cho tác phẩm Tuy vậy, những truyền thuyết đó chỉ là những ẩn số bí mật để độc giả giải mã những vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống hiện tại Qua việc xây dựng kết thúc truyện, Nguyễn Huy Thiệp dường như muốn chuyển một thông điệp đến với độc giả: Kết thúc có hậu chỉ có thể có trong cổ tích Còn trong cuộc đời thực với đầy rẫy những bất công, ngang trái sẽ không bao giờ có chỗ cho những phép nhiệm màu
2.1.2: Truyện cũ viết lại
Truyện cũ viết lại có điểm tựa là một truyện dân gian truyền thống (của Việt Nam hay nước ngoài) Trên cơ sở đó, tác giả đương