1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết triều ân

111 859 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Trong tư duy sáng tạo của mình, tác giả đã chịu sự ảnh hưởng của thi pháp văn học dân gian rất rõ nét ở các phương diện: xây dựng cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật…

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trần Thị Hồng Nhung

PHONG CÁCH TỰ SỰ DÂN GIAN TRONG

TIỂU THUYẾT TRIỀU ÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Thái Nguyên - 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trần Thị Hồng Nhung

PHONG CÁCH TỰ SỰ DÂN GIAN TRONG

TIỂU THUYẾT TRIỀU ÂN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ ANH TUẤN

Thái Nguyên - 2010

Trang 3

1.3 Vài nét về con người và sự nghiệp sáng tác của tác giả Hoàng

Trang 4

2.2.1.2 Nhân vật phản diện 59

Chương 3 Phong cách tự sự dân gian trong bình diện ngôn ngữ

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Trên phương diện lý thuyết, tự sự học từ lâu đã trở thành một lĩnh vực giành được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu văn học trên

thế giới bởi ý nghĩa to lớn của nó “Người ta không thể nghiên cứu phong

cách học tiểu thuyết mà bỏ qua các vấn đề của tự sự học” (Trần Đình Sử) Từ

khi được giới thiệu vào Việt Nam, tự sự học đã được hưởng ứng rộng rãi của giới nghiên cứu, đặc biệt là ở các trường đại học Hội thảo Tự sự học năm

2001 tại Đại học Sư phạm Hà Nội đã đánh dấu một bước khởi đầu tuy muộn màng nhưng bổ ích Từ đó về sau các luận văn, luận án theo hướng tự sự học

đã được chú ý nhưng vẫn còn rất hiếm hoi

1.2 Việt Nam là một đất nước gồm 54 dân tộc anh em Mỗi dân tộc đều

có một bản sắc văn hoá riêng, độc đáo Điều đó đã từng bước được phản ánh đậm nét trong văn học Chính vì vậy, vai trò của văn học dân tộc thiểu số trong thành tựu chung của văn học Việt Nam rất quan trọng Nó góp phần tạo nên diện mạo nền văn học Việt Nam Trong các tác giả người dân tộc thiểu số viết về miền núi, Hoàng Triều Ân là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào Riêng về sáng tác văn xuôi, sáng tác của ông đa dạng ở nhiều thể loại: Truyện ngắn, nghiên cứu phê bình, dịch thuật, đặc biệt là tiểu thuyết Tác phẩm của ông có tiếng nói rất riêng mang đậm dấu ấn về cuộc sống và con người miền núi Với những thành tựu như vậy, trong những năm qua, những sáng tác của Triều Ân đã được giới nghiên cứu thực sự quan tâm Tuy nhiên, đi sâu vào giá trị từng tác phẩm cụ thể là nguồn đề tài rộng lớn cần tiếp tục được tìm hiểu

thêm Thực hiện đề tài Phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết Triều

Ân, chúng tôi mong muốn góp tiếng nói khẳng định giá trị tác phẩm và tài

năng, tâm huyết nhà văn

Trang 6

1.3 Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ thời kì công xã nguyên thuỷ, trải qua các thời kì phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại hiện nay

Nó bám rễ sâu vào cuộc sống và tâm hồn dân tộc Bởi thế, các nhà văn, nhà thơ của bất cứ một dân tộc nào trên thế giới đều có một vốn văn hoá, văn học dân gian nhất định, các sáng tác của họ ít nhiều đều có ảnh hưởng của nền văn hoá, văn học ấy Triều Ân là nhà văn đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn học dân gian Trong tư duy sáng tạo của mình, tác giả đã chịu sự ảnh hưởng của thi pháp văn học dân gian rất rõ nét ở các phương diện: xây dựng cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật…

Việc nghiên cứu Phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết Triều

Ân là cơ hội để người viết có điều kiện đi sâu tìm hiểu loại hình tự sự dân

gian và sự ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết đương đại qua hiện tượng Hoàng Triều Ân Từ đó góp phần khẳng định vai trò của nhà văn trong nền văn học Việt Nam, đồng thời góp phần nâng cao trình độ học tập cũng như giảng dạy bộ môn văn học dân gian trong nhà trường phổ thông của người nghiên cứu

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Điểm lược nghiên cứu về văn học miền núi đương đại

Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại chủ yếu được hình thành và phát triển từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 Đây là một mảng sáng tác có đóng góp quan trọng góp phần tạo nên diện mạo chung của nền văn học Việt Nam hiện đại với hai nguồn tác giả song song Một là do tác giả người Kinh viết, một là các tác giả người dân tộc thiểu số viết về con người và cuộc sống của dân tộc mình

Trang 7

Những nhà văn người Kinh đã đem lại cho văn học miền núi những bức

tranh hoành tráng sử thi như “Rừng động” (Mạc Phi), “Hoa hậu xứ Mường” (Phượng Vũ), “Đồng bạc trắng hoa xoè” (Ma Văn Kháng)…Tác giả Lâm

Tiến cho rằng “chỗ mạnh của các nhà văn người Kinh là ở chiều sâu cảm

nhận, khám phá, phát hiện ra cái mới, cái lạ, cái riêng độc đáo, phát hiện ra phẩm chất tốt đẹp của con người miền núi mà có khi bản thân dân tộc ấy chưa phát hiện ra hoặc không để ý tới” [49.13]

Nhắc đến nền văn học miền núi chúng ta không thể không nhắc tới tên tuổi của những thế hệ các nhà văn, nhà thơ là người dân tộc thiểu số Chính

họ, những người sinh ra, lớn lên và gắn bó máu thịt với mảnh đất miền núi, đã cho chúng ta cái nhìn phong phú, đầy đủ về con người, cuộc sống với những phong tục tập quán của dân tộc mình Giai đoạn mới hình thành (1957), ta có thể kể đến các tác giả: Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Cầm Biêu Giai đoạn tiếp theo có thêm Nông Viết Toại, Nông Minh Châu, Triều Ân, Vi Hồng, Y Phương Nhìn chung đội ngũ các nhà văn miền núi khá hùng hậu trên các thể loại: Thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, sưu tầm, nghiên cứu phê bình Tuy những tác phẩm của họ không phải tác phẩm nào cũng có giá trị nghệ thuật cao nhưng đã phản ánh được một bức tranh rộng lớn với những hình ảnh sinh động và thuyết phục về cuộc đổi đời vĩ đại của dân tộc, trong đó cuộc sống hiện thực miền núi hiện lên chân thực, sinh động với những mảng màu tươi tắn và mới lạ Việc nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam đương đại là một việc làm thực sự cần thiết

Cho đến nay đã xuất hiện một số công trình nhưng chủ yếu là các bài báo rải rác trên các tạp chí hay nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm văn học

miền núi nói chung như: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (Lâm Tiến), Văn học và miền núi (Lâm Tiến), Vấn đề văn nghệ miền núi

Trang 8

Việt Bắc (Bàn Tài Đoàn, Chu Văn Tấn, Nông Quốc Chấn), Bước đầu tìm hiểu văn nghệ Việt Bắc (Nhiều tác giả)… Trong đó, các tác giả đã khẳng

định giá trị của văn học miền núi cũng như khẳng định đóng góp của nó đối

với nền văn học nước nhà bởi vì Với mảng văn học này, văn học Việt Nam có

thêm một tiếng nói, một phong cách riêng trong việc khám phá tâm hồn, tính cách con người miền núi nói riêng và con người Việt Nam nói chung

[63.240] Bên cạnh đó, khi bàn về thể loại văn xuôi, Lâm Tiến còn chỉ ra

Truyền thống văn học dân gian hàng nghìn năm và những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở miiền núi ảnh hưởng không nhỏ tới văn học các dân tộc thiểu số [67.196]

Trong cuốn Văn học miền núi, Lâm Tiến đã điểm qua một số tác giả

như Vi Hồng, Nông Minh Châu, Hoàng Hạc, Nông Viết Toại, Hoàng Đức

Hậu, H’Linh Niê và đều chỉ ra ở họ có “sự vận dụng văn hoá văn học dân

gian cũng như cách nói của dân tộc Tày khá nhuần nhuyễn” [67.17]

Tựu chung lại, giới nghiên cứu phê bình văn học đã có sự quan tâm và khẳng định vai trò của các nhà văn dân tộc thiểu số đối với nền văn học nước nhà Đa số những nghiên cứu đó còn ở mức độ tổng quát của cả một bộ phận, còn hiếm những tác phẩm chuyên sâu về một tác giả, tác phẩm cụ thể nào Đó

là một chân trời rộng mở đối với các nhà nghiên cứu về sau

2.2 Điểm lược nghiên cứu về nhà văn Triều Ân

Trong các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, Triều Ân là một

tác giả có năng lực sáng tạo dồi dào, ít nhiều có phong cách riêng “Cuộc đời

của nhà văn Hoàng Triều Ân được giới văn nghệ sĩ trân trọng, được xã hội ghi nhận Những cống hiến của ông được đánh giá cao” (Đoàn Lư)

Cho đến nay đã có khá nhiều công trình, bài viết đề cập đến sự nghiệp sáng tác cũng như đóng góp của Triều Ân với nền văn học miền núi nói riêng

Trang 9

và văn học đương đại nói chung Đặc biệt Hội thảo khoa học về nhà văn Hoàng Triều Ân diễn ra tại Cao Bằng ngày 12 tháng 11 năm 2007 đã có

những ý kiến khẳng định tài năng nghệ thuật cũng như những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà với sự tham gia của đông đảo các tác giả phê bình, nghiên cứu văn học có uy tín Những bài tham luận, phát biểu trong hội thảo đã làm nổi bật về con người, sự nghiệp, về giá trị những tác phẩm, công trình của Triều Ân

Nói về thành tựu sáng tác của Triều Ân trên các thể loại, các nhà nghiên cứu, đồng nghiệp đều đánh giá cao tài năng, tâm huyết của nhà văn Lã Nhâm

Thìn cho rằng “Nói đến Triều Ân là nói đến ba nhà trong một nhà: nhà văn,

nhà thơ, nhà sưu tầm, nhà nghiên cứu văn học Ở nhà nào Hoàng Triều Ân cũng có những đóng góp làm phong phú, làm giàu có thêm nền văn học các dân tộc ít người nói riêng, nền văn học nước nhà nói chung” [64.104] Các

tác giả khác cũng khẳng định: “Gọi Hoàng Triều Ân là nhà văn, nhà thơ, nhà

nghiên cứu đề đúng cả vì ở lĩnh vực nào ông cũng đạt được thành tích đáng kể” [64.243] và “Dù ở thể loại nào, thơ, truyện ngắn hay tiểu thuyết, đọc trang viết của Triều Ân, người đọc đều có cảm giác được khám phá những điều mới mẻ và thú vị” [64.217] Bởi mỗi trang văn của Triều Ân đã đem đến

cho người đọc hiểu biết phong phú về cuộc sống sinh hoạt, đặc biệt là phong tục tập quán của đồng bào dân tộc miền núi bằng một thứ ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, lối so sánh ví von gần với cách cảm, cách nghĩ của người miền núi Trong hội thảo, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một số nhận định về nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Triều Ân ở một số phương diện sau:

Về trần thuật:

“Cách trần thuật miêu tả nhân vật và ngoại cảnh vẫn là bằng bút pháp tả

thực và lối thuật kể, nhiều khi còn quá đơn giản, thực thà…Tuy vậy bút pháp của Triều Ân không phải không có những nét đặc sắc đáng chú ý” [64.39]

Trang 10

Về xây dựng nhân vật:

“Truyện của Triều Ân không có những anh hùng, kể cả bóng dáng anh lãnh đạo Thế giới nhân vật của anh, khung trời văn chương của anh là những con người bình thường, không chức sắc, không vĩ nhân” [64.79]

“Nhân vật trong truyện của Triều Ân cũng ngày càng được soi rọi và thể hiện ở nhiều bình diện, ở đời sống bên trong với những diễn biến tâm lý không giản đơn một chiều” [64.39]

“Nhà văn đã không ngần ngại đặt nhân vật trong những tình huống,

những thử thách ngặt nghèo để nhân vật tự lựa chọn, ứng xử, qua đó bộc lộ

cá tính và nhân cách của mỗi cá nhân” [64.58]

“Đưa đến mức tối đa ngôn ngữ của đời sống, phương ngôn ngạn ngữ, lối

so sánh ví von của đồng bào vào tác phẩm, đấy là một dụng công của nhà văn” [64.221]

Trang 11

Có thể nói, làm nên bản sắc riêng trong các sáng tác của Triều Ân không

chỉ bởi tài năng nghệ thuật mà còn bởi ông đã “hấp thu những nét văn hoá

truyền thống của dân tộc mình” [64.66], “là một người có công đối với việc sưu tập và gìn giữ vốn văn học dân gian của người Tày” [64.182] Sự hiểu

biết sâu rộng về văn hoá dân gian ấy đã ít nhiều ảnh hưởng đến văn chương nói chung và đặc biệt là tiểu thuyết Triều Ân nói riêng Điều đó thể hiện ở

một số yếu tố Bích Thu nhận xét “Dễ nhận thấy tiểu thuyết Triều Ân thường

có một kết thúc có hậu” [64.57] và “nhà văn đã chịu ảnh hưởng của thi pháp dân gian với quan niệm: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” [64.67] Nguyễn

Văn Long cũng khẳng định: “Một trong những yếu tố văn hóa dân gian có

thể tìm thấy dấu ấn trong truyện của Triều Ân, đó là việc sử dụng những môtíp văn học dân gian một cách sáng tạo…cố nhiên những môtíp dân gian

đi vào tác phẩm Triều Ân không lặp lại nguyên dạng mà đã được biến cải phù hợp với hoàn cảnh xã hội đương đại” [64.35] Có lẽ bởi vậy nên “mạch truyện của anh như là cổ tích, truyện viết ra để kể chứ không phải để đọc”

[64.79]

Luận văn thạc sĩ Bản sắc dân tộc trong văn xuôi Triều Ân của tác giả

Hoàng Thị Vi là một công trình khá dày dặn nghiên cứu về văn xuôi Triều

Ân Tác giả đã khai thác một số phương diện nghệ thuật thể hiện bản sắc dân tộc như: nghệ thuật tổ chức cốt truyện, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ Qua đó khẳng định Triều Ân đã kế thừa, tiếp thu có sáng tạo và vận dụng vốn văn hoá văn học dân gian của dân tộc mình

Qua việc điểm lược một số ý kiến đánh giá, nhận xét về con người, về tác phẩm của Triều Ân, ta thấy được những thành tựu đáng ghi nhận của ông đối với nền văn học dân tộc Đặc biệt, nhận định về một số yếu tố làm nên giá trị nghệ thuật đặc sắc trong văn xuôi Triều Ân, các nhà phê bình, nghiên cứu đều khẳng định dấu ấn của bản sắc dân tộc, đặc biệt là sự ảnh hưởng của thi pháp

Trang 12

văn học dân gian in đậm trong mỗi tác phẩm Những ý kiến quý báu đó sẽ là những gợi mở bước đầu cho người viết đi sâu nghiên cứu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết Triều Ân

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

3.1 Phương pháp liên ngành

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận về tự sự học và tự sự học dân gian, từ

đó tìm hiểu phong cách nghệ thuật mang đặc trưng nghệ thuật dân gian của tác giả Đây là một vấn đề tương đối phức tạp, đòi hỏi người viết phải sử dụng kiến thức liên ngành folklore học và văn học cũng như kiến thức ở một số ngành khác như xã hội học, dân tộc học

3.2 Phương pháp thống kê, khảo sát

Thống kê, khảo sát các yếu tố trong tác phẩm mang đặc trưng của loại hình tự sự dân gian giúp cho việc nghiên cứu có cơ sở khoa học, chính xác, có tính thuyết phục cao

3.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Trong luận văn, phương pháp phân tích được sử dụng linh hoạt, kết quả phân tích làm tiền đề cho những kết luận khái quát về vấn đề được đặt ra trong nhiệm vụ nghiên cứu

3.4 Phương pháp đối chiếu, so sánh

Phương pháp này được sử dụng giữa loại hình tự sự dân gian và tiểu thuyết Triều Ân làm nổi rõ phong cách tự sự dân gian của tác giả

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tiểu thuyết Triều Ân (2009) Nxb Hội nhà văn gồm 3 tác phẩm:

Nắng vàng bản Dao (1992)

Trang 13

Nơi ấy biên thuỳ (1994)

Dặm ngàn dong ruổi (2000)

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết Hoàng Triều Ân ở các phương diện: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu Phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết Triều Ân,

luận văn có nhiệm vụ khảo sát tìm hiểu những vấn đề sau:

- Những vấn đề lý luận về tự sự học và tự sự dân gian qua thể loại cổ tích để từ đó xác định cơ sở lý thuyết để chỉ ra phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết Triều Ân

- Phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết Triều Ân biểu hiện qua một số phương diện: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật

6 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

- Luận văn là một công trình vận dụng lý thuyết tự sự còn khá mới mẻ

ở Việt Nam để khảo sát sáng tác của một nhà văn dân tộc thiểu số

- Luận văn góp phần đánh giá phong cách tự sự dân gian như một yếu

tố quan trọng làm nên giá trị đặc sắc trong tiểu thuyết của nhà văn Triều Ân

- Luận văn góp phần khẳng định chiều sâu của văn hoá, văn học dân gian như một mạch nguồn sáng tác, thúc đẩy sự phát triển của văn xuôi hiện đại

7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính gồm 3 chương:

Chương 1 Những vấn đề lý luận chung

Trang 14

Chương 2 Phong cách tự sự dân gian trong bình diện xây dựng nhân vật và xây dựng cốt truyện

Chương 3 Phong cách tự sự dân gian trong bình diện ngôn ngữ nghệ thuật

Trang 15

NỘI DUNG Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, nền văn học Việt Nam chứng kiến sự cách tân mạnh mẽ chưa từng thấy trong tư duy nghệ thuật của nhà văn và cấu trúc tự sự của tác phẩm Một trong những biểu hiện thú vị nhất của công cuộc đổi mới sôi động này, không hẳn là sự sản sinh ra những chất liệu và nhân tố nghệ thuật mới, mà lại nằm ở sự thâu nhận và “tái sử dụng” tích cực những yếu tố tự sự truyền thống - đặc biệt là các yếu tố tự sự dân gian Ở chương này, chúng tôi sẽ trình bày khái quát về loại hình tự sự dân gian và đặc điểm chung của loại hình nghệ thuật này Trên cơ sở đó tìm hiểu sự ảnh hưởng của văn học dân gian tới loại hình tự sự văn học viết Việt Nam từ trung đại đến hiện đại sau khi đã có những luận giải về mối quan hệ giữa văn học dân gian

và văn học viết Cuối cùng là tổng quan về con người và sự nghiệp sáng của Triều Ân trong dòng chảy văn học miền núi đương đại Đây sẽ là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn giúp người viết giải quyết những vấn đề đặt ra ở chương 2 và chương 3 của luận văn

1.1 Những vấn đề lý thuyết chung về tự sự học dân gian

Vấn đề phân loại văn học theo phương thức phương tiện thẩm mĩ ở cấp

độ loại hình, thuật ngữ tự sự và trữ tình từ lâu đã được các nhà kinh điển mỹ học và lý luận văn học trên thế giới đề xuất nghiên cứu trong sự phân biệt và tương quan ước lệ Tuy nhiên, theo sự tiến hoá của văn hoá, xã hội và lịch sử, những tư liệu bao quát chúng ngày càng phong phú, đa dạng, sự chuyển hoá thâm nhập lẫn nhau của chúng trong thực tiễn sáng tác cũng gây không ít khó khăn cho người nghiên cứu trong việc xác định thể loại Trong khi nêu lên những ranh giới cụ thể giữa chúng cũng như những đặc tính và những biến

Trang 16

thể phong phú, lịch sử phân định tự sự và trữ tình đã có những ý kiến khác nhau

Một trong những người đầu tiên nhắc đến khái niệm tự sự trong sự phân biệt hai loại hình còn lại, phải kể đến là Arixtot Theo ông, văn học có ba phương thức mô phỏng hiện thực Đó là kể về một sự kiện như về một cái gì tách biệt với mình, hoặc là người mô phỏng tự nói về mình không thay đổi ngôi xưng, hoặc là trình bày tất cả những nhân vật được mô tả trong hành động Tên gọi của ba phương thức trên lần lượt là tự sự, trữ tình và kịch Như vậy, ở dạng ban đầu, tự sự chỉ được coi là một phương thức mô phỏng hiện thực

Cho đến sau này, trong quá trình phân loại văn học, các nhà nghiên cứu mới dựa vào ba phương thức trên mà khái quát hoá, phân loại thành ba loại hình văn học Lúc này tự sự mới xuất hiện với tư cách là một loại hình Trong cách phân loại đó, theo Bielinxki, khái niệm tự sự được dùng để chỉ toàn bộ những tác phẩm biểu hiện đời sống thông qua miêu tả sự kiện Đặc trưng nổi bật nhất và cũng là quan trọng nhất của loại hình tự sự là tính khách quan Cũng theo Bielinxki, trong mối quan hệ với những loại hình còn lại, nếu tác

phẩm trữ tình ưa nói tới cái chủ quan, tác phẩm kịch là “sự dung hợp của các

yếu tố đối lập của tính khách quan tự sự và tính chủ quan trữ tình” thì đối

tượng mà tự sự hướng tới là tính khách quan của thế giới

Như vậy, mỗi nhà nghiên cứu, dưới các góc độ khác nhau sẽ có quan điểm khác nhau về tự sự Song dù nhấn mạnh đặc trưng nào, tiêu chí loại hình vẫn có một cái lõi chung nhất Về khái niệm tự sự, chúng tôi thống nhất quan

điểm của các nhà biên soạn cuốn Từ điển thuật ngữ văn học:

Nếu tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực trong cảm nhận chủ quan về nó thì tác phẩm tự sự lại tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh

Trang 17

mở rộng của đời sống, trong không gian, thời gian qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người Trong tác phẩm tự sự, nhà văn cũng thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình Nhưng ở đây tư tưởng và tình cảm của nhân vật thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức giữa chúng dường như không có sự phân biệt nào cả

Như vậy ở tác phẩm tự sự, kể chuyện (hay trần thuật) là yếu tố trung tâm

tổ chức ra thế giới nghệ thuật Đồng thời với nó, cốt truyện, nhân vật là những yếu tố hạt nhân, được triển khai nhờ một hệ thống các yếu tố chi tiết, sự kiện, ngoại hình, tính cách, nhân vật, ngoại cảnh kể cả hệ thống hư cấu liên tưởng

Từ đặc trưng trên, có thể thấy tự sự có một khả năng bao quát rộng lớn, phản ánh hiện thực cuộc sống và ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống thể loại văn học

Tự sự học là một chuyên ngành còn khá mới trong khoa nghiên cứu văn học nước ta Một số vấn đề của tự sự học đã được các nhà lý luận quan tâm tìm hiểu Ngày 9.11.2001 khoa Ngữ văn - trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã

tổ chức Hội thảo khoa học về tự sự học Hội thảo thu hút sự chú ý của học giới, đánh dấu thành tựu lớn lao đầu tiên của chuyên ngành tự sự học trong nước

Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại Hiểu theo nghĩa rộng, tự sự học nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề có liên quan Nói cách khác là nghiên cứu nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc Tự sự là “kể việc”, “kể chuyện” nhưng ngày nay tự

sự không đơn giản là việc kể chuyện, mà là một phương pháp không thể thiếu

để giải thích, lý giải quá khứ và nó có nguyên lý riêng Theo J.H Miller “Tự

sự là cách để đưa các sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng có

Trang 18

được ý nghĩa Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố” [60.12] Jonathan

Culler cũng nói “Tự sự là phương thức chủ yếu để con người hiểu biết sự

vật” [60.12] Muốn hiểu sự vật nào thì người ta kể về sự vật đó, như vậy tự sự

có nội hàm rất rộng bởi tự sự là phương thức tạo nghĩa và truyền thông tin Trong các hình thức tự sự thì tự sự văn học khá phức tạp, vì vậy nó đã được nghiên cứu từ rất lâu và văn học trở thành đối tượng nghiên cứu chủ yếu của

tự sự học Thuật ngữ tự sự học Narratology do nhà nghiên cứu Pháp là

Tzevan Todorov đề xuất năm 1969, từ đó lý luận tự sự đã thay thế cho lý luận

về tiểu thuyết Theo tác giả Trần Đình Sử, đối tượng được gọi là tự sự học

“bao gồm cả phần lý thuyết cấu trúc văn bản tự sự, cấu trúc sự kiện…cả phần nghiên cứu các hình thức và truyền thống tự sự, trong các nền văn học dân tộc cũng như sự so sánh chúng với nhau…nói lên được thực chất và tầm bao quát của một bộ môn nghiên cứu liên ngành” [60.22]

Tự sự học nghiên cứu cấu trúc văn bản tự sự và những vấn đề liên quan Vấn đề cấu trúc tự sự bắt đầu từ chủ nghĩa hình thức Nga chia ra hai lớp chất liệu và hình thức Đến nhà lý luận G.Genette nêu thêm lớp tự sự” (kể chuyện) Theo ông, nguồn gốc của tự sự là dùng ngôn ngữ nói hay viết mà biểu đạt cho nên vai trò của người trần thuật là quan trọng nhất

Lý thuyết tự sự học hiện đại lần đầu tiên làm cho người trần thuật vô hình vốn ít được người ta chú ý phân tích, được hiện ra như một hệ thống biểu đạt Nó cho người ta thấy người trần thuật đã can dự vào tiến trình tự sự như thế nào, từ hình thức đến bình luận

Lý thuyết tự sự cho thấy rõ sự biến dạng của thời gian bằng các biện pháp rút gọn, tỉnh lược, kéo dài, dừng lại, lặp lại và các hình thức đổi thay tính liên tục của sự kiện Từ đó nó giúp quan sát cụ thể cơ chế nghệ thuật của

tự sự

Trang 19

Lý thuyết tự sự hiện đại đã nêu ra vấn đề phương vị hay còn gọi là góc nhìn, điểm nhìn, tiêu cự trần thuật với mô hình trần thuật

Tự sự học hiện đại cũng nghiên cứu sâu về hành vi ngôn ngữ tự sự và các hình thức của nó, bao gồm việc phân loại các cách chuyển thuật ngôn ngữ của người khác, như trực tiếp, gián tiếp tự do, các hình thức độc thoại nội tâm, dòng ý thức Tự sự học gắn chặt với phong cách học tiểu thuyết

Tự sự học hiện đại cũng tiếp tục nghiên cứu cấu trúc của tình tiết, đơn vị

cơ bản của tự sự, các kiểu tổ hợp tình tiết, loại hình hoá cốt truyện

Tóm lại, nghiên cứu tự sự học mở ra khả năng nghiên cứu truyền thống

tự sự trong mỗi nền văn học Chúng ta đã biết mỗi nền văn học đều có một truyền thống thể loại tự sự và các thể loại ấy tiếp nối nhau trong lịch sử Nhưng thực chất về sự khác biệt của các thể loại cũng như sự tiến triển của chúng diễn ra như thế nào thì trước nay chỉ có thể ghi nhận một cách cảm tính Giờ đây lý thuyết tự sự cung cấp những khái niệm về cấu trúc văn bản tự

sự, cho phép ta nhận ra những đặc điểm trên một cách khoa học

Văn học dân gian là các sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng theo phương thức tập thể nhiều đời chọn lọc và gọt giũa của nhân dân, là thành tố quan trọng hợp thành chỉnh thể văn hoá dân gian có tính nguyên hợp

Hiện nay việc phân loại và đặt tên các loại hình và thể loại văn học dân gian còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất nhưng có thể tạm chia làm ba loại hình: Tự sự, trữ tình và sân khấu

Loại hình tự sự bao gồm các thể loại mô tả và đúc rút kinh nghiệm toàn

bộ các sự kiện diễn ra trong thế giới khách quan Theo bảng phân loại của Đỗ Bình Trị, ngoài những thể loại đặc thù như: Tục ngữ, Câu đố, Vè thì các thể loại tự sự dân gian thường chú trọng đến việc miêu tả hành động của nhân vật

và bối cảnh xã hội của hành động ấy mà ít chú trọng đến việc miêu tả nội tâm

Trang 20

của nhân vật Tuy nhiên, nếu tác phẩm tự sự dân gian được đặt ra dưới dạng thơ ca thì yếu tố trữ tình thường xen vào giữa yếu tố tự sự

Tự sự là phương thức phản ánh thế giới khách quan thông qua cốt truyện

và nhân vật cụ thể Tuy nhiên, nếu như ở văn học viết chúng ta đi tìm hiểu nghệ thuật xây dựng cốt truyện và nhân vật của một tác phẩm tự sự cụ thể để đánh giá giá trị của tác phẩm ấy thì văn học dân gian lại có cách tiếp cận khác Bởi mỗi thể loại văn học dân gian đều được sáng tạo trên nguồn công thức folklore, có tính lặp lại Do vậy, nghiên cứu văn học dân gian phải nghiên cứu dựa theo đặc trưng thể loại của chúng Các thể loại tự sự dân gian

kể trên đều có cách xây dựng cốt truyện và nhân vật riêng theo đặc trưng từng thể loại

Sau khi khảo sát tiểu thuyết Triều Ân, chúng tôi nhận thấy sự ảnh hưởng đậm nét của văn học dân gian đặc biệt là thể loại cổ tích trong phong cách sáng tác của tác giả Do đó, ở luận văn này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu một

số yếu tố nghệ thuật của thể loại cổ tích - một thể loại khá hoàn chỉnh và là bộ phận quan trọng nhất trong các thể loại tự sự dân gian để từ đó so sánh, đối chiếu, tìm hiểu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết Triều Ân

Truyện cổ tích là thể loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên thủy, nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh và lý giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống khi đã có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt Truyện bày tỏ quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, dân chủ, hạnh phúc qua những yếu tố hoang đường, kì ảo

Cốt truyện cổ tích thường ngắn gọn, được cấu tạo theo đường thẳng, xây dựng theo trình tự thông thường, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, không có nhiều kiểu kết cấu đa dạng Trình tự không gian cũng

Trang 21

được tuân theo trình tự thời gian Cốt truyện phát triển theo một mạch tình tiết: nhân vật chính dẫn ta đi từ giai đoạn này đến giai đoạn khác của truyện

Do đó, nó rõ ràng, trong sáng, dễ thuộc, dễ kể phù hợp với đặc trưng truyền miệng và đặc trưng tập thể của văn học dân gian Truyện cổ tích buộc phải ngắn để phục vụ nhu cầu truyền miệng của tập thể nhân dân

Cốt truyện cổ tích thường mang những nét đặc trưng, phụ thuộc rất nhiều vào các môtip tạo thành Cốt truyện chính là sự đan xen của hàng loạt những môtip quen thuộc theo một hệ thống nhất định Những truyện có môtip giống nhau tạo thành một kiểu truyện Có thể kể đến những kiểu truyện tiêu biểu

sau: Kiểu truyện người mồ côi (Thạch Sanh), kiểu truyện người em (Cây

khế), kiểu truyện người mang lốt (Sọ Dừa), kiểu truyện người khoẻ (Bốn anh

em, Bảy chàng trai khoẻ)…

Dù là kiểu truyện nào thì môtip truyện cũng đều được xây dựng theo một kết cấu: Bất hạnh - thử thách - gặp may - đoàn tụ Những nhân vật chính thường có số phận bất hạnh và để trải qua thử thách để đến với một kết thúc

thấy hầu hết những sự kiện hệ trọng, phức tạp trong truyện cổ tích được giải quyết chóng vánh, đơn giản bằng việc sử dụng phép màu Do đó việc sử dụng phép màu là một biện pháp hư cấu, kì ảo mang tính trọng tâm

Nhân vật chính của truyện cổ tích là những người bình thường, nhỏ bé trong xã hội Họ đại diện cho cái đẹp, cái thiện, cái cao cả theo quan điểm của nhân dân Truyện thường miêu tả hạng người nói chung mà không chú ý đến con người nói riêng Là phú nông thì ai cũng tham lam, keo kệt, độc ác; là anh thợ cày thì bao giờ cũng hiền lành, thật thà, chăm chỉ Do đó, nhân vật trong truyện cổ tích chưa có cá tính, chỉ mang tính đại diện cho một kiểu người, một lối sống, phát ngôn cho một quan niệm đạo đức nhân sinh nhất định Họ không có cá tính và sự phát triển cá tính, họ cũng không phụ thuộc vào bất cứ

Trang 22

hoàn cảnh nào như những con người ngoài đời sống hay như những nhân vật trong văn học viết sau này Nhìn chung nhân vật folklore do đặc điểm truyền miệng thường mang nội dung tính cách cô đọng, đơn giản mặc dù có giá trị khái quát cao và bền vững Và sẽ rất ấu trĩ nếu hiểu nhân vật văn học dân gian như những con người thật, yêu mến, phán xét nó như những kẻ ngoài đời Bởi

do đặc điểm thể loại, tư tưởng nhân vật không đặt ở cá tính mà đặt ở phẩm chất, chuẩn mực của đời sống xã hội, được thua trong truyện cổ tích không phải ở cá tính khôn dại mà ở thiện ác, công lý

Truyện cổ tích thường có hai tuyến nhân vật được phân định rõ ràng: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện đại diện cho một bên là cái thiện với một bên là cái ác Những nhân vật chính diện thường bị áp bức, bóc lột nhưng họ lại mang vẻ đẹp hoàn hảo từ phẩm chất đến hình thức Nếu có những nhân vật xấu xí, kì dị thì cuối cùng nhờ yếu tố thần kì họ được trút bỏ lớp ngoài xấu xí để trở nên đẹp đẽ, khôi ngô (Sọ dừa, Hoàng tử cóc trong truyện cùng tên) Ngược lại những nhân vật phản diện lại xấu đến tột cùng và

bao giờ cũng nhận được một kết cục bi thảm (Cám trong Tấm Cám, vợ chồng người anh trong Cây khế) Điều đó thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân

lao động, những con người tội nghiệp thấp cổ bé họng luôn bị đè nén, bị áp bức về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, về một xã hội công bằng “ở hiền gặp lành” Bởi truyện cổ tích xuất hiện phần lớn khi công xã thị tộc tan rã và được thay thế bằng gia đình riêng lẻ, khi xã hội có sự phân chia giai cấp, có kẻ bóc lột và người bị bóc lột

Truyện cổ tích thường có những câu tục ngữ, thành ngữ hay ca dao Sự thâm nhập giữa truyện cổ tích và các thể loại văn học dân gian này là điều tất nhiên Có khi truyện cổ tích được sáng tác ra để giải thích những câu tục ngữ

hoặc ca dao có trước, chẳng hạn như truyện Bụng làm dạ chịu, Của Thiên

trả Địa, Đồng tiền Vạn Lịch…; có khi từ nội dung truyện cổ tích đã xuất hiện

Trang 23

những câu tục ngữ, ca dao mới như trong truyện Thạch sùng còn thiếu mẻ

kho, Tôi phải đôi đấu sành… Dù ở trường hợp nào đi nữa thì sự kết hợp

những câu ví, câu ca như vậy với truyện cổ tích cũng đều có tác dụng làm cho truyện tăng thêm nhiều ý vị Trong nhiều trường hợp, việc dùng những câu văn hoặc thơ đã đúc kết dưới hình thức tương đối kiên cố như vậy để đặt tên cho truyện còn có tác dụng tốt đối với việc truyền khẩu Cốt truyện hoặc chủ

đề của truyện đã được khắc hoạ một cách sắc nét trong cái tên của truyện, nên khi nhắc đến tên người ta dễ dàng nhớ đến nội dung của truyện hơn

Vai trò của tục ngữ ca dao không chỉ dừng lại ở phạm vi đó Truyện cổ tích còn sử dụng tục ngữ ca dao hoặc hình thức của tục ngữ ca dao ngay cả

trong sự phát triển của các tình tiết Trong truyện Gốc tích tiếng kêu của vạc,

Dủ dỉ, Đa đa và Chuột có những thành ngữ, tục ngữ như: “Cờ bạc khát

nước”, “thua một vác, thua một vác”, “ruộng cò bay thẳng cánh” hoặc những câu ca dao:

Con vạc bán ruộng cho cò Cho nên vạc phải ăn mò cả đêm Vạc sao vạc chẳng biết lo Bán ruộng cho cò vạc phải ăn đêm

Trong truyện Tấm Cám, ở từng đoạn đều có những câu văn đầy ý vị,

nhiều khi được dùng làm ngôn ngữ nhân vật:

Cái bống là cái bống bang Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người

tiếng gà gáy:

Cục ta cục tác Cho ta nắm thóc

Ta bới xương cho

Trang 24

hay lời mẹ con Cám dè bỉu Tấm:

Chuông khánh còn chẳng ăn ai Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bụi tre

là những câu ca dao hoặc có cách nói của ca dao, những câu có vần điệu thường được nhân dân dùng trong lời nói hằng ngày

Thói quen hay nói ví von là thói quen của nhân dân ta Thói quen đó thể hiện việc sử dụng một cách có ý thức khả năng âm điệu của ngôn ngữ dân tộc

Trong truyện Tấm Cám có nhiều câu văn vần bắt chước âm thanh thiên nhiên

Chim vàng anh kêu:

Giặt áo chồng tao Thì giặt cho sạch!

Phơi thì phơi bằng sào Chớ phơi bờ rào

Rách áo chồng tao

Khung cửi kêu:

Cót ca cót két Lấy tranh chồng chị Chị khoét mắt ra

Những câu văn đầy màu sắc ấy có tác dụng miêu tả nhân vật, sự việc có tác dụng làm nổi bật, gây nhiều hứng thú ở người đọc Ngoài ra, trong nhiều

truyện, nhất là những truyện dài như truyện Tấm Cám, những câu văn vần gài

vào những chi tiết quan trọng có tác dụng làm dễ nhớ, phục vụ rất nhiều cho việc truyền khẩu Trong truyên cổ tích, chỉ có phần văn vần này - hoặc là lấy

từ tục ngữ ca dao sang, hoặc là sáng tác theo yêu cầu của truyện – là tương đối kiên cố Còn phần văn xuôi thì luôn luôn thay đổi theo từng địa phương, theo từng người kể Nghiên cứu ngôn ngữ văn học của truyện cổ tích chủ yếu

là nghiên cứu phần văn vần này Tuy tỉ lệ văn vần tương đối ít so với văn xuôi

Trang 25

nhưng ý nghĩa của văn vần rất lớn Việc kết hợp văn xuôi với văn vần này là một đặc điểm nghệ thuật rất đáng chú ý của truyện cổ tích

1.2 Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết

Một nền văn học thường có hai hệ thống thẩm mỹ là văn học dân gian và văn học viết Hai hệ thống này đều có một cái nền chung là thực tiễn đời sống dân tộc, nền văn hoá dân tộc và bị chi phối bởi những quy luật chung của hoạt động sáng tạo bằng nghệ thuật ngôn từ Tuy nhiên, hai hệ thống này được hình thành, tồn tại và phát triển trong những điều kiện, hoàn cảnh không giống nhau Do vậy, chúng có những đặc trưng riêng dẫn đến khả năng nghệ thuật và tái tạo hiện thực có nhiều điểm khu biệt với nhau

Văn học dân gian và văn học viết đều là văn học Nhưng văn học viết là

bộ phận văn học được chuyên môn hoá mang tính chuyên nghiệp, còn văn học dân gian khi phản ánh thực tại là một nhận thức nguyên hợp về tổng thể

Do vậy đó là một loại hình nghệ thuật thực hành, văn học chức năng Một trong những dấu hiệu cơ bản của sáng tác dân gian là tính tập thể, tính cộng đồng của nó

Sáng tác văn học viết là những văn bản cố định, là kết quả sáng tạo bằng

kỹ thuật của một cá nhân, tên tác phẩm gắn liền với tên tác giả Tác phẩm được nhận thức và tái tạo hiện thực theo nguyên tắc lựa chọn điển hình hoá các hiện tượng đời sống Sáng tác dân gian là những văn bản không cố định (mang tính dị bản) không có tính cá nhân, không có tên tác giả Nó được đặc trưng bởi sự vận động thường xuyên của nguyên tắc khái quát hoá, sự khái quát này chịu sự chi phối thường xuyên của truyền thống dân tộc

Ngôn ngữ văn học dân gian và văn học viết đều là ngôn ngữ nghệ thuật Tuy nhiên, nếu ngôn ngữ dân gian là ngôn ngữ giao tiếp, ngôn ngữ hội thoại không có dấu ấn chủ thể sáng tạo, thì ngôn ngữ trong văn học viết được lựa chọn, gọt giũa nhiều hơn và mang đậm phong cách cá nhân

Trang 26

Văn học viết nhấn mạnh đến yêu cầu cách tân trong cá tính sáng tạo người nghệ sĩ, nó chỉ chấp nhận những cái mới, luôn biến đổi Văn học dân gian lại chấp nhận những cái quen thuộc, cái không đổi Do đó một trong những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian về mặt thi pháp là tính lặp lại Các tác giả dân gian thường cảm xúc và sáng tạo theo lối mòn, theo mô típ sáng tác truyền thống sẵn có, tồn tại từ đời này qua đời khác Tuy nhiên, chính điều này lại tạo nên những giá trị đặc sắc và bền vững trong phẩm chất

và thẩm mỹ của văn học dân gian: tái tạo mà không xa lạ với truyền thống, gần gũi mà vẫn hấp dẫn, không nhàm chán Bởi sự lặp lại ở đây là sự lặp lại của công thức folklore ở mọi cấp độ: đề tài, cấu trúc, nhân vật… Công thức này vừa là truyền thống, vừa là dấu nối giữa truyền thống và tác phẩm

Trong văn học viết, chúng ta thường thấy có nhiều tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, thể loại nhưng có sự khác biệt rất xa về cấu trúc thẩm mỹ Việc xây dựng hình tượng nghệ thuật cũng khác, các nhân vật thường xây dựng có tính cách biện chứng với hoàn cảnh Ngược lại, ở văn học dân gian, sự phân biệt giữa các thể loại là rất lớn nhưng sự khu biệt giữa các thể loại lại khá mờ nhạt Nhiều tác phẩm có đề tài, chủ đề, cốt truyện khác nhau nhưng nhiều khi lại gần gũi về hình thức cấu tạo Việc xây dựng nhân vật trong văn học dân gian cũng mang tính không xác định, không phụ thuộc vào hoàn cảnh

Từ những đặc trưng của văn học dân gian và văn học viết được nói ở trên, người nghiên cứu văn học dân gian chỉ có thể nghiên cứu thi pháp thể loại chứ không thể nghiên cứu thi pháp tác phẩm, tác giả, thời kì như trong văn học viết

Mặc dù văn học dân gian và văn học viết là hai hệ thống thẩm mỹ có những đặc trưng riêng nhưng văn học dân gian và văn học viết lại có ảnh hưởng lẫn nhau mà vấn đề dễ minh chứng nhất và có lẽ là phổ biến hơn cả là

Trang 27

ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết Sự ảnh hưởng này diễn

ra trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của mỗi nền văn học

* Ảnh hưởng của văn học dân gian đến loại hình tự sự văn học viết trung đại

Có thể khẳng định rằng văn học dân gian đã ảnh hưởng rất lớn đến loại hình tự sự văn học viết trung đại Bởi lẽ, văn học dân gian, trước hết là kho tàng truyện cổ dân gian như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích xuất hiện từ xa xưa khi chúng ta chưa có chữ viết và được lưu truyền từ đời này sang đời khác Vì thế khi văn học viết xuất hiện, nó không thể không bị ảnh hưởng từ các thể loại truyện dân gian Loại hình tự sự văn học viết gồm tự sự văn xuôi

và tự sự văn vần Loại hình tự sự văn xuôi xuất hiện ở nước ta tương đối

muộn, vào khoảng thế kỷ XII với Ngoại sử ký của Đỗ Thiện Nó ghi chép

các truyện kể dân gian và lịch sử, như là một tập truyền thuyết và thần thoại thời cổ đại

Cuối thế kỷ XIII xuất hiện tác phẩm Thiền uyển tập anh, đây là một tập

chân dung văn học, có tính chất giai thoại dân gian Sang thế kỷ XV, nền văn

xuôi Việt Nam mới thực sự được định hình với sự ra đời của Việt điện u linh (Lý Tế Xuyên), Lĩnh Nam chích quái (Vũ Quỳnh, Kiều Phú) Các truyện

xoay quanh chủ đề: trung, hiếu, tiết, nghĩa Nội dung các truyện đều lấy đề tài,

cốt truyện và cả câu văn trong văn học dân gian như truyện Thần núi Tản

Viên, Thần đền Bạch Mã, Lý Ông Trọng, Mục Thận…

Quá trình tiến hoá của thể loại truyện ký và sự phát triển mạnh mẽ của nó vào thế kỷ XVII – XIX chính là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự hình thành một thể loại mới trong văn học tự sự Việt Nam, đó là tiểu thuyết lịch sử Tiêu

biểu cho thể loại này là tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia văn

phái) Các tác giả đã đưa vào tác phẩm khá nhiều truyền thuyết, giai thoại, ca dao, tục ngữ và những biểu tượng của văn học dân gian

Trang 28

Một thể loại khá tiêu biểu trong văn học thời trung đại, chịu sự ảnh

hưởng rõ nét của văn học dân gian là thể loại truyền kỳ Có thể kể đến Truyền

kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, nó đánh dấu bước phát triển khá quan trọng

trong văn xuôi tự sự Việt Nam Trên những đề tài, cốt truyện dân gian, tác giả

đã thể hiện tài năng, cá tính sáng tạo của mình với bút pháp vừa thực vừa ảo, lấy chuyện thần thánh, ma quỷ để nói chuyện người; lấy chuyện người để nói chuyện thần thánh, ma quỷ

Văn học dân gian không chỉ ảnh hưởng đến văn xuôi tự sự mà còn có ảnh hưởng đến văn vần tự sự thời trung đại Thể loại văn vần tự sự ra đời vào khoảng thế kỷ XVI – XVII, là những truyện thơ được viết bằng thể lục bát, sử dụng ngôn ngữ dân gian giàu hình ảnh Có nhiều truyện thơ lấy từ cốt truyện

cổ dân gian như truyện Tống Trân – Cúc Hoa, Phan Trần, Nhị Độ Mai

Những truyện thơ Nôm bình dân này còn là tiền đề cho sự ra đời của truyện

thơ Nôm bác học như Truyện Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)… Kiệt tác Truyện Kiều tuy lấy đề tài cốt truyện Kim Vân Kiều

truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng vẫn mang đậm bản sắc

dân tộc Việt Nam bởi Nguyễn Du đã sử dụng ngôn ngữ dân tộc một cách điêu luyện kết hợp với việc đưa vào tác phẩm những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao một cách tự nhiên mà sống động, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân

Có thể nói văn học dân gian đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của các thể loại văn tự sự thời trung đại Sự ảnh hưởng này khiến cho nền văn học trung đại Việt Nam mặc dù ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn học Trung Hoa nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc Việt Nam

* Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi Việt Nam hiện đại

Bước sang thế kỷ XX, với công cuộc hiện đại hoá nền văn học, văn học Việt Nam đã có một diện mạo hoàn toàn mới mẻ, dứt ra khỏi mô hình văn học

Trang 29

trung đại và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học phương Tây Tuy nhiên, nó vẫn kế thừa những tinh hoa của văn học dân tộc tạo nên nét độc đáo riêng của văn học giai đoạn này, đó là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại

Ta có thể thấy khá nhiều tác phẩm văn xuôi thời kỳ này ít nhiều chịu ảnh

hưởng của văn học dân gian ở chất liệu, ngôn ngữ, thi pháp Tác phẩm Tắt

đèn của Ngô Tất Tố có sử dụng nhiều yếu tố văn học dân gian như ngôn ngữ

kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật, cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ, lối nói dân gian… Tiếng cười trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng

có ảnh hưởng từ tiếng cười trong kho tàng truyện cười dân gian Niềm thương cảm sâu sắc đối với những kiếp người nhỏ bé, tội nghiệp trong các tác phẩm của Nguyên Hồng cũng xuất phát từ tình thương và triết lý dân gian

Giai đoạn 1945 – 1975 là giai đoạn đất nước ta phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh lớn, chống Pháp và chống Mỹ Văn học lúc này phải đảm đương vai trò ngợi ca, cổ vũ cuộc kháng chiến của toàn dân tộc Do đó nó phải trở về với những hình thức mà quần chúng quen thuộc, tức là trở về với cội nguồn văn hoá truyền thống, trong đó có văn học dân gian

Sử thi là một thể loại văn học dân gian, xuất hiện từ thời xa xưa Nó ca ngợi sức mạnh cộng đồng, ca ngợi những người anh hùng có phẩm chất và sức mạnh đại diện cho cộng đồng Kho tàng sử thi Việt Nam trước đây được

biết đến sớm hơn cả có lẽ là hai tác phẩm: Bài ca Đam Săn, Xinh Nhã Thể

loại sử thi đã một đi không trở lại, nhưng trong những thời điểm trọng đại của một dân tộc cần đến sức mạnh của cả cộng đồng thì sử thi với tư cách là siêu thể loại đã thâm nhập và ảnh hưởng vào nhiều thể loại văn học, thuộc tất cả các phương thức thể hiện Văn học Việt Nam 1945 – 1975 mang đậm tinh thần, cảm hứng sử thi Nó lấy đề tài lịch sử xã hội làm nội dung, lấy số phận cộng đồng làm đối tượng thể hiện, lấy cảm hứng anh hùng ca làm cảm hứng nền tảng Rất nhiều tác phẩm đã ra đời trong giai đoạn này mang đậm khuynh

Trang 30

hướng sử thi như Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Vùng trời (Hữu Mai), Dấu chân người lính (Nguyễn Minh

Châu)…

Trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ này có một bộ phận khá lớn các nhà văn đã trực tiếp lấy chất liệu văn học dân gian để sáng tạo Nổi bật là thể loại truyện cổ tích văn học dựa vào cốt truyện dân gian, những hình tượng nhân

vật có sẵn trong truyện cổ dân gian để sáng tạo thêm với những tác phẩm Cất

nhà giữa hồ (Phạm Hổ), An Dương Vương xây thành ốc (Nguyễn Huy

Tưởng), Chuyện rùa vàng, Bài học tốt (Vũ Tú Nam), Ông Gióng (Tô Hoài)

Ben cạnh đó, nhiều nhà văn đã sử dụng thi pháp dân gian để sáng tạo những

truyện cổ tích mới như: Đám cưới chuột (Tô Hoài), Cuộc phiêu lưu của Văn

Ngan tướng quân (Vũ Tú Nam)… Ở các tác phẩm này, mục đích sáng tác

của các tác giả là khơi gợi những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, ca ngợi cái thiện, phê phán cái ác, hướng cho người đọc, đặc biệt là các em thiếu nhi

có niềm tin vào tương lai

Nhiều nhà văn lại dựa vào truyện cổ dân gian để xây dựng những truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết có dung lượng lớn như Tô Hoài với các tác

phẩm: Đảo hoang (dựa trên Sự tích dưa hấu), Nỏ thần (Dựa trên Truyền

thuyết Hùng Vương, Lý Ông Trọng, Hai Bà Trưng) Chủ đề tư tưởng của

những tác phẩm này vẫn giữ nguyên nhưng mục đích sáng tác lại hướng tới những vấn đề lớn lao của thời đại mới và sáng tác theo phong cách văn xuôi hiện đại

Không những thế, ta còn có thể thấy nhiều tác phẩm văn xuôi có cách kết cấu, lối kể chuyện, cách xây dựng nhân vật mang đậm chất dân gian Cách kết cấu theo mạch tự nhiên của thời gian, theo hành động nhân vật hay theo hai

phe thiện – ác và kết thúc có hậu như Muối lên rừng (Nông Minh Châu),

Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Nơi ấy biên thuỳ (Triều Ân) Lại có

Trang 31

nhiều nhà văn có xu hướng quay về với văn học dân gian như một tất yếu để đánh thức bản tính tự nhiên hoang sơ của con người, đưa con người trở về với

tự nhiên Họ đưa vào truyện những yếu tố kỳ ảo khiến cho tác phẩm mang màu sắc huyền bí, hư hư thực thực Họ mượn truyện cổ để phản ánh tâm tư,

tình cảm, khát vọng của con người thời hiện đại như truyện ngắn Trương Chi,

Nàng Bua, Tiệc xoè vui nhất (Nguyễn Huy Thiệp), Sự tích những ngày đẹp trời (Hoà Vang)

Văn xuôi Việt Nam hiện đại còn kế thừa ở văn học dân gian về mặt ngôn ngữ Đó là việc sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, lối nói dân gian và các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ để sáng tác Đây cũng là đặc điểm nổi bật trong các tác phẩm của những nhà văn người dân tộc thiểu số như Vi

Hồng với Cọn nước eng Nhàn, Tháng năm biết nói, Nông Minh Châu với

Ché Mèn được đi học, Triều Ân với Nắng vàng bản Dao, Dặm ngàn dong ruổi…

Văn xuôi Việt Nam hiện đại dù đã trải qua công cuộc hiện đại hoá nền văn học, chịu ảnh hưởng sâu sắc hệ thống thi pháp của văn học phương Tây thì vẫn kế thừa những tinh hoa của văn học dân tộc, những giá trị độc đáo của văn học dân gian Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại đã tạo nên cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại những giá trị độc đáo riêng

Có thể khẳng định rằng văn học dân gian đã có sự tác động không nhỏ đến diện mạo nền văn học viết Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển Nó chính là mạch nguồn sáng tạo của các nhà văn đúng như Gorki

đã nói “Nhà văn không biết đến văn học dân gian là một nhà văn tồi” Nó đem đến cho tác phẩm một diện mạo mới nhưng vẫn lưu giữ được những giá trị truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc và có sức sống lâu bền trong lòng người đọc

Trang 32

Không chỉ riêng Triều Ân mà các nhà văn, nhà thơ của bất cứ một dân tộc nào trên thế giới cũng đều có một vốn văn hoá, văn học dân gian nhất định Sáng tác của họ ít nhiều đều mang chứa hồn cốt bản sắc văn hoá ấy Bằng tài năng, tâm huyết của mình, trong khi tiếp xúc, tiếp thu và sử dụng truyền thống nghệ thuật dân gian, các nhà văn không chỉ sử dụng chất liệu (thành ngữ, tục ngữ) mà còn cảm nhận và thấu hiểu được lối suy nghĩ, cách cảm xúc, những phong tục, tín ngưỡng, thói quen gắn bó đặc biệt với người dân lao động

Văn học dân gian xuất hiện từ rất sớm Người ta đã bàn tới vai trò “ngọn nguồn”, “bầu sữa mẹ” nuôi dưỡng nền văn học dân tộc Dù phương Tây hay phương Đông, nền văn học của bất cứ dân tộc nào cũng phải sinh ra và lớn lên trên cái nôi của văn học truyền thống Dù cho văn học viết của một dân tộc đã chiếm ưu thế trong sinh hoạt văn hoá và tinh thần của số đông thì nó cũng không làm cho văn học dân gian mai một Trái lại, nó sẽ góp phần đáng

kể cho văn học dân gian thêm mới mẻ

Văn học dân gian và văn học viết là hai loại khác nhau của nghệ thuật ngôn từ nhưng đều có chung một đối tượng phản ánh là hiện thực xã hội và lịch sử Vì vậy mối quan hệ tương tác là một yếu tố khách quan trong đời sống và phát triển của hai loại hình nghệ thuật này Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết không chỉ là hiện tượng vốn có từ lâu mà còn là hiện tượng đang diễn ra trong cuộc sống mới hiện nay

1.3 Vài nét về con người và sự nghiệp sáng tác của tác giả Hoàng Triều Ân

1.3.1 Con người

Triều Ân họ Hoàng, người dân tộc Tày Ông sinh năm 1931 tại Bản Nưa – Lam Sơn, xã Hồng Việt, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng Quê hương Hoà An nói riêng và Việt Bắc nói chung là nơi có truyền thống văn hoá, văn học dân

Trang 33

gian lâu đời, chủ yếu là văn hoá dân gian Tày – Nùng, có trình độ phát triển khá cao về nghệ thuật, khá đồng bộ và phong phú về loại hình Ở loại hình tự

sự dân gian, người Tày – Nùng để lại một di sản phong phú đủ mọi thể loại: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ Những câu chuyện dân gian cùng những điệu sli, lượn ngọt ngào của quê hương chính là chất phù sa đã nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn nhà văn từ thuở

ấu thơ

Triều Ân xuất thân trong một gia đình Nho học, giàu truyền thống yêu nước và văn chương Ông nội là Hoàng Đức Mỹ (1836 - 1919) đỗ cử nhân năm Giáp Tý – 1964, từng làm tri phủ Từ Sơn, Bắc Ninh, làm Tán tương quân

vụ trong đạo quân của lãnh binh Lương Tuấn Tú đánh Pháp tại mặt trận Bắc Ninh Cụ là nhà nho uyên thâm, để lại nhiều bài thơ chữ Hán Thân sinh là Hoàng Đức Triều, bí danh An Định (1899 - 1986), là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam từ 1932, Huyện uỷ viên Thạch Lâm (1936 - 1937), bị đế quốc bắt đi đày ở Sơn La (1940 - 1943)…Trước ngày nghỉ hưu là Phó chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện Hoà An, cao bằng, được công nhận là cán bộ lão thành cách mạng Cụ nổi tiếng với tài thơ phú chữ Việt, chữ Hán từ năm 1925 Cụ cùng lớp nhà thơ cao tuổi làm thơ xây dựng nếp sống văn hoá mới, ca ngợi chế độ, quê hương Hai anh trai của Triều Ân là Hoàng Đức Quyết và Hoàng Tuấn Nam cũng đều được công nhận là cán bộ lão thành cách mạng và thường xuyên sáng tác, nghiên cứu, sưu tầm văn học, văn hoá dân tộc

Ngay từ nhỏ, Triều Ân đã được học chữ nho tại nhà Sau đó theo học 6 năm tại trường Pháp Việt Sống ở quê hương, trong gia đình giàu truyền thống yêu nước và cách mạng nên ông đã sớm giác ngộ cách mạng Năm 1943 khi mới 12 tuổi ông đã tham gia hoạt động cách mạng với nhiệm vụ liên lạc tại cơ quan Tỉnh uỷ và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao Từ năm 1953 ông được Đảng gửi sang Trung Quốc học trường Dục Tài – Nam Ninh (Trung

Trang 34

Quốc) Tháng 6.1956 ông tốt nghiệp về nước làm giáo viên trường phổ thông cấp II, tham gia nghiên cứu văn tự dân tộc Tày (Uỷ ban hành chính khu Việt Bắc), sau đó ông lại được cử đi học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoá

1960 – 1963 Ông vào đảng năm 1963 tại Đại học Sư phạm Tốt nghiệp, ông trở về Cao Bằng dạy học (trường phổ thông trung học và Trung cấp Sư phạm tỉnh) Trong vai trò làm thầy, với thời gian giảng dạy 30 năm, Triều Ân đã có những cống hiến không ít trong sự nghiệp trồng người Học trò của ông có mặt ở mọi miền đất nước và đã có không ít người thành đạt

Năm 1985 ông được tổ chức điều động về xây dựng, thành lập và lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cao Bằng cho đến khi về hưu Trong gần chục năm là lãnh đạo hội, ông đã có nhiều đóng góp quý báu nhằm củng cố, xây dựng hội ngày càng phát triển và trưởng thành

Có thể nói, Triều Ân là một người luôn luôn có ý thức tìm tòi sáng tạo, học hỏi để trau dồi kiến thức Với bản chất thông minh trời phú cùng sự am hiểu sâu sắc văn hoá văn học dân gian của dân tộc cũng như sự gắn bó sâu nặng với con người, với quê hương Việt Bắc, ông đã cống hiến và làm phong phú cho nền văn hoá văn học nước nhà một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ trên nhiều thể loại Đặc biệt, những tác phẩm của ông đã đưa những trang viết chân thực, sinh động về miền núi đến với bạn đọc cả nước, đồng thời góp phần giáo dục những người con miền núi thêm yêu, gắn bó và tự hào về di sản văn hoá của dân tộc mình

Đến nay, tuy tuổi đã gần 80 nhưng sức sáng tạo, sức làm việc của Triều

Ân vẫn rất dồi dào, phong phú Ông vẫn từng ngày miệt mài trên từng con chữ với mong ước tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp văn học nước nhà

1.3.2 Sự nghiệp sáng tác

Triều Ân bắt đầu sự nghiệp văn học của mình bằng sáng tác thơ, ông là một nhà thơ miền núi ít nhiều có phong cách riêng Ông nổi tiếng với những

Trang 35

tập: Nắng ngàn, Hoa và nắng, Bốn mùa hoa Vào đầu những năm 60 của thế

kỷ XX ông đã đoạt được nhiều giải thưởng thơ Riêng năm 1961 khi mới 30

tuổi, Triều Ân đã giành được 3 giải thưởng thơ với những tác phẩm: Quê ta,

anh biết chăng? (giải Nhì - Tạp chí Văn nghệ), Suối cát (giải Nhì – Báo

Người giáo viên nhân dân), Làng tiên lục (giải Nhì - Tạp chí Văn nghệ Việt

Bắc.) Với 8 tập thơ tiếng Việt, 1 tập thơ tiếng Tày, Triều Ân đã khẳng định được vị trí của mình trong nền thơ chung của dân tộc Với tấm lòng nồng hậu, ông say sưa ca ngợi cuộc sống mới trên quê hương Việt Bắc Ông trân trọng đưa vào thơ những hình ảnh đẹp trong cuộc sống – thành quả của quá trình cải tạo cách mạng gian khổ của các dân tộc miền núi

Điểm qua những bài thơ của Triều Ân, ta gặp những tên núi, tên sông,

tên người cụ thể và đó cũng là nhan đề của bài thơ: Suối Lê Nin, Hang Pác

Bó, Cửa ngõ A.T.K, Thác Bản Giốc, Hồ Núi Cốc, Hoàng Liên Sơn, Phan Xi Păng, Cô gái Tày nâng đàn tính ba dây, Tô Thị Rỉnh… Tất cả đã dựng lên

bức tranh chân thực mà đẹp đẽ, sống động về thiên nhiên, cuộc sống và con người miền sơn cước

Hình ảnh trong thơ Triều Ân là những hình ảnh của thiên nhiên, cuộc sống, con người, văn hoá Tày làm thành cả một hệ thống: Hình ảnh hoa – ong, hình ảnh suối đèo ghềnh thác, hình ảnh shi, lượn, kèn lá, hình ảnh chim rừng… Tất cả đi vào thơ ông thật tự nhiên, gần gũi mà vẫn đậm chất lãng mạn, bay bổng Và chất bay bổng lãng mạn ấy còn được thể hiện đậm nét trong mảng thơ tình của Triều Ân

Có thể kể ra một số bài thơ tình tiêu biểu được nhiều bạn đọc yêu mến

như: Em đến với anh, Ấy tình yêu, Tình yêu, Mây thu, Nếu như…Xuyên suốt

các bài thơ ta đều thấy được trái tim yêu sôi nổi, đam mê và đầy mãnh liệt của một chàng trai Giờ đây, khi đã ở tuổi gần 80 nhưng Triều Ân vẫn làm thơ

Trang 36

tình và cái tình trong thơ tuy lắng sâu, không còn sôi nổi như thời trai trẻ nhưng vẫn thật nồng nàn, tha thiết

Triều Ân đi nhiều, viết về nhiều đề tài khác nhau với một tinh thần lao động nghệ thuật cần cù, nghiêm túc trên từng con chữ và đặc biệt là niềm say

mê, những rung cảm mãnh liệt của tác giả đối với đất và người Bất cứ một địa danh nào, một cảnh đẹp nào trên đất nước cũng có thể đi vào thơ ông một cách tự nhiên, sống động Hơn nữa ông luôn trăn trở trước hiện thực sinh động đang diễn ra từng ngày trên quê hương mình và những bài thơ về mảnh đất Cao Bằng bao giờ cũng là những bức tranh chân thực tươi tắn về thiên nhiên, cuộc sống của người dân miền núi Và dù viết ở đề tài nào thì người đọc cũng tìm thấy trong thơ Triều Ân một tấm lòng tha thiết với quê hương và cái tâm của người cầm bút

Nhiều nhà văn dân tộc thiểu số rất thành công trong sáng tác thơ, ta có thể kể đến Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Y Phương, Lò Ngân Sủn… nhưng đối với văn xuôi thì tác giả thành danh không nhiều Triều Ân là một trong số người hiếm hoi đó

dựng hợp tác xã nông nghiệp, mở đầu cho một cuộc sống mới Truyện ngắn

Câu chuyện cuộc đời đẹp như một bài ca ca ngợi cuộc sống mới, ở đó những

cái hay cái dở, thuận lợi khó khăn trong cuộc sống với quan hệ sản xuất mới ở

nông thôn đều hiện lên trong tác phẩm Với truyện ngắn Bên bờ suối tiên được giải nhì cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Việt Bắc năm 1962,

ông đã bước đầu khẳng định tài năng của mình ở thể loại này Tiếp đó có thể

kể đến tên rất nhiều truyện ngắn của Triều Ân: Hai mẹ con, Bà mẹ Tày, Tiếng

khèn A Pá, Chặt cổ rồng, Người con trai Mèo, Hoa xoè tán, Đường qua đèo Mây, Người thiếu phụ bản hoa đào…truyện thường xoay quanh một nhân vật

hay một sự kiện cụ thể và diễn biến mạch lạc, đơn giản theo dòng thời gian,

Trang 37

có kết thúc ngắn gọn, chân thực, hợp lý Trong truyện cũng không có những mâu thuẫn, xung đột gay gắt, diễn biến truyện dần dần từng bước một cách hợp lý Cảm hứng trong truyện ngắn Triều Ân là ca ngợi những chàng trai, cô

gái miền núi trẻ, khoẻ, đáng yêu Đó là A Pá “cao khoẻ như con trâu mộng,

nhanh như con sóc núi” biết thổi khèn, biết múa, biết đánh sảng, biết làm việc

tốt, biết xung phong đi đánh Mỹ khi Tổ quốc cần (Tiếng khèn A Pá) Đó là

Mùa Seo Vàng và Hầu Thị Mỵ với tiếng hát say mê “Đêm hát cứ kéo dài

Câu hát sắp hết, câu hát lại không hết”

Đã có lần Triều Ân nói: “Xã hội cũng như con người ở miền núi phong phú, hấp dẫn nhưng cũng nhiều phức tạp; có truyện dung lượng nhiều hơn, nên không chỉ viết truyện ngắn mà phải viết tiểu thuyết”

Quả đúng như vậy, thơ hay truyện ngắn đều có những giới hạn của nó trong việc phản ánh hiện thực, chỉ có tiểu thuyết mới có thể dung nạp và truyền tải được chất sống ngồn ngộn của hiện thực cũng như thâm nhập sâu hơn vào mọi góc cạnh trong đời sống tinh thần con người

Triều Ân là người am hiểu sâu sắc cuộc sống, con người và thiên nhiên miền núi quê mình Đó là một thuận lợi cơ bản cho cây bút văn xuôi Triều Ân

và cũng là điều đầu tiên tạo nên sức hút trong những trang viết của ông, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết Trong khoảng chưa đầy mười năm từ 1992 đến

2000, ông đã liên tiếp cho ra đời 3 tiểu thuyết: Nắng vàng bản Dao (1992),

Nơi ấy biên thuỳ (1994), Dặm ngàn dong ruổi (2000)

Trong tiểu thuyết của mình, Triều ân đã đưa người đọc đến với cuộc sống của nhiều dân tộc ở nhiều địa bàn tỉnh Cao Bằng Từ những bản làng, thị trấn của người Tày nơi vùng thấp đến những bản người Dao, người Mông trên những triền núi cao, từ thị xã đến biên thuỳ xa xôi Một nhà dân tộc học hay một bạn đọc bình thường đều có thể tìm thấy trong truyện của Triều Ân vô số những nét phong tục văn hoá sống động và cụ thể của nhiều dân tộc Từ trang

Trang 38

phục của đồng bào Dao Tiền với tấm khăn xì miên trắng trên đầu các cô gái

và những vòng hạt cườm nơi cổ các chàng trai, và cũng chỉ Triều Ân mới nói được vẻ đẹp của những bộ quần áo chàm mới nhuộm của những chàng trai, cô gái trong ngày lễ hội

Không những thế, tiểu thuyết Triều Ân còn đem đến cho người đọc vốn kiến thức văn hóa phong phú, mới lạ về tập quán, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Chẳng hạn như trong ngày cưới của người Dao, cô dâu không được mặc áo màu trắng vì theo họ màu trắng là biểu hiện của sự tang tóc, nếu cô dâu mặc áo màu trắng thì không được vào cửa giữa mà phải vào cửa sau Còn ngày đầy tháng của trẻ thì phải có một người mạnh khoẻ cõng cháu đi bán bánh sừng bò (gọi là “bán xúi”) để xua đi những điều không may, đem lại sự

an lành, hạnh phúc cho trẻ Bên cạnh những phong tục đẹp còn những hủ tục

Đó là sự tôn thờ mù quáng đối với các thầy mo, bà then của đa phần đồng bào dân tộc ở nơi hẻo lánh Khi gặp bất cứ điều gì không may trong cuộc sống như mất mùa, bệnh tật, có người chết…thì họ đều đổ tại ma quỷ, yêu tinh nên

mới sinh ra những tục kin chai, gọi hồn cổ hủ, lạc hậu Chính nó đã làm bao người phải đau khổ, nhất là người phụ nữ Với nhãn quan hiện thực và cảm

hứng nhân văn, Triều ân đã tạo dựng dược nhiều nhân vật nữ có số phận riêng, ít nhiều tạo được sức ám ảnh cho người đọc Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Triều Ân thường có số phận lỡ dở, có cuộc đời chìm nổi, nhiều mất

mát hơn là hạnh phúc Đó là Ngọc Lan (Nắng vàng bản Dao) bị mẹ chồng hắt hủi, hành hạ rồi sớm chịu cảnh goá bụa cô đơn Đó là Dị Xuỳn (Nơi ấy

biên thuỳ) bị ép làm dâu nhà giàu mà phải sống kiếp nô lệ Đó là Ngọc Thị

Lơ, Mùi Tàn (Dặm ngàn dong ruổi) vì hoàn cảnh mà không được sống với

người mình yêu… Nhưng dù số phận có trắc trở, có nghiệt ngã đến đâu thì Triều Ân, với tinh thần nhân đạo đậm chất dân gian luôn tìm ra cho nhân vật của mình một hy vọng, một lối thoát, một kết thúc có hậu

Trang 39

Sự nghiệp văn chương của Triều Ân không chỉ bó hẹp trong phạm vi sáng tác mà ông còn sưu tầm, nghiên cứu văn học Ở lĩnh vực này ông đã có

18 đầu sách Đó là: Hoàng Đức Hậu một đời thơ (sưu tầm – nghiên cứu, 1994), Truyện thơ Nôm Tày (sưu tầm – nghiên cứu, 1994), Tục cưới xin của

người Tày (nghiên cứu, 1995) Then Tày những khúc hát (sưu tầm – nghiên

cứu, 2000), Chữ Nôm Tày và truyện thơ (sưu tầm – nghiên cứu, 2003), Ba

áng thơ Nôm Tày và thể loại (nghiên cứu, 2004), Trường ca Nông Văn Vân khởi nghĩa (sưu tầm - dịch, 2005), Văn học chữ Hán dân tộc Tày (khảo cứu và

dịch chú, 2006)… Trong số đó, có những cuốn sách được các nhà nghiên cứu trong nước đánh giá rất cao như cuốn Chữ Nôm Tày và truyện thơ, Từ điển

chữ Nôm Tày, Văn học chữ Hán dân tộc Tày Đây là một đóng góp lớn trong

việc nghiên cứu ngôn ngữ cổ của dân tộc ít người ở Việt Nam nói riêng và chuyên ngành Hán Nôm học Việt Nam nói chung Qua việc khảo cứu văn bản, dịch và chú thích thơ chữ Hán của các tác giả người Tày, ta thấy Triều

Ân không chỉ là một nhà thơ, một nhà văn mà còn là một nhà khoa học uyên bác Uyên bác thể hiện trong từng chú thích các điển cố và uyên bác trong cách lý giải, nhận định từng vấn đề trong lĩnh vực khoa học khó khăn này Một đặc điểm quan trọng của Triều Ân là ông không chỉ làm công việc sưu tầm mà sưu tầm luôn đi đôi với nghiên cứu Dù đối với văn học dân gian truyền miệng hay văn học thành văn hoặc văn chương bác học ông đều làm như vậy Ông luôn ghi chép và chú giải tỉ mỉ những vấn đề khó hiểu Đó là một người làm việc nghiêm túc và khoa học, có khả năng tìm hiểu nhiều vấn

đề, từ văn học cho đến văn hoá đem lại nhiều điều có ích cho việc tìm hiểu văn học dân gian và văn học cổ của dân tộc Tày

Những công trình sưu tầm, nghiên cứu của Triều Ân là những cống hiến

vô giá không những cho văn hoá dân tộc ông mà cho cả văn hoá dân tộc nước nhà Ông xứng đáng là nhà văn hoá dân tộc Tày

Trang 40

Tiểu kết:

Chương này đã trình bày khái quát những vấn đề lý thuyết cơ bản làm cơ

sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho luận văn để giải quyết những vấn đề ở chương 2 và 3 Đó là lý thuyết về tự sự học và tự sự dân gian, mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết Bên cạnh đó, luận văn cũng điểm qua vài nét về con người và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Triều Ân

Những vấn đề lý thuyết trên cho chúng ta thấy lý luận tự sự đã thay thế cho lý luận về tiểu thuyết và trở thành một vấn đề chủ yếu của nghiên cứu văn học Nó mở ra khả năng nghiên cứu truyền thống tự sự trong mỗi nền văn học Khi chúng ta đi nghiên cứu văn bản truyện dân gian với góc độ tự sự học hiện đại thì điều đó không giới hạn trong việc cảm nhận lí giải, thưởng thức tác phẩm mà thông qua cấu trúc tác phẩm tự sự dân gian còn làm nổi bật những nét riêng biệt của bản sắc văn hoá dân tộc Trong quá trình hình thành, phát triển của một nền văn học, văn học dân gian và văn học viết thường xuyên có sự tác động qua lại lẫn nhau Trong đó, sáng tác dân gian luôn là cơ

sở, là nền tảng cho những sáng tạo của văn học viết Ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết diễn ra trên quy mô rộng lớn, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả nội dung, ý nghĩa và phương thức biểu hiện Đặc biệt, văn xuôi Việt Nam từ trung đại đến hiện đại đều chịu sự ảnh hưởng của loại hình tự sự dân gian từ cách tổ chức cốt truyện, xây dựng nhân vật đến không gian, thời gian nghệ thuật Nó như một mạch nguồn sáng tạo dồi dào khơi dậy cảm hứng sáng tạo trong mỗi nhà văn cũng như đem đến cho nền văn học nước nhà những tác phẩm dù mới mẻ nhưng vẫn neo đậu vào những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của cha ông Riêng với mảng văn xuôi các dân tộc thiểu

số Việt Nam, các tác giả đã chịu ảnh hưởng rất sâu sắc thi pháp văn học dân gian Họ đã thổi vào tác phẩm của mình một hồn cốt riêng mang đậm sắc thái dân gian và bản sắc dân tộc

Ngày đăng: 16/09/2014, 23:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
2. Triều Ân (1991), Dặm ngàn rong ruổi, NXB Hội nhà văn 3. Triều Ân (1992), Nắng vàng bản Dao, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dặm ngàn rong ruổi", NXB Hội nhà văn 3. Triều Ân (1992), "Nắng vàng bản Dao
Tác giả: Triều Ân (1991), Dặm ngàn rong ruổi, NXB Hội nhà văn 3. Triều Ân
Nhà XB: NXB Hội nhà văn 3. Triều Ân (1992)
Năm: 1992
4. Triều Ân (1994), Nơi ấy biên thuỳ. NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nơi ấy biên thuỳ
Tác giả: Triều Ân
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 1994
5. Triều Ân (1963), Tung còn và suối đàn, NXB Văn hoá dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tung còn và suối đàn
Tác giả: Triều Ân
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 1963
6. Triều Ân (1969), Nắng ngàn, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nắng ngàn
Tác giả: Triều Ân
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 1969
7. Triều Ân (1975), Kin mác, NXB Văn hoá dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kin mác
Tác giả: Triều Ân
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 1975
8. Triều Ân (1977), Tiếng khèn A Pá, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng khèn A Pá
Tác giả: Triều Ân
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 1977
9. Triều Ân (1980), Như cánh chim trời, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Như cánh chim trời
Tác giả: Triều Ân
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1980
10. Triều Ân (1988), Đường qua đèo Mây, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường qua đèo Mây
Tác giả: Triều Ân
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 1988
11. Triều Ân (1990), Chốn xa xăm, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chốn xa xăm
Tác giả: Triều Ân
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 1990
12. Triều Ân (1994), Ca dao Tày - Nùng, NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca dao Tày - Nùng
Tác giả: Triều Ân
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
Năm: 1994
13. Triều Ân (2000), Hoa và nắng, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa và nắng
Tác giả: Triều Ân
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2000
14. Triều Ân (2000), Xứ sương mù, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xứ sương mù
Tác giả: Triều Ân
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2000
15. Triều Ân (2002), Từ điển chữ Nôm Tày, NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển chữ Nôm Tày
Tác giả: Triều Ân
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
Năm: 2002
16. Triều Ân (2003), Chữ Nôm Tày và truyện thơ, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chữ Nôm Tày và truyện thơ
Tác giả: Triều Ân
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2003
17. Triều Ân (2004), Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại, NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại
Tác giả: Triều Ân
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
Năm: 2004
18. Triều Ân (2006), Văn học chữ Hán dân tộc Tày, NXB Văn hoá dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học chữ Hán dân tộc Tày
Tác giả: Triều Ân
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 2006
19. Nguyễn Đổng Chi (1993), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, 2, 3, 4, 5, Viện văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Năm: 1993
20. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif
Tác giả: Nguyễn Tấn Đắc
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2001
21. Chu Xuân Diên (1981), “Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian”, Tạp chí văn học, (số 23) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc nghiên cứu thi pháp văn học dân gian”, "Tạp chí văn học
Tác giả: Chu Xuân Diên
Năm: 1981

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w