Cách tổ chức cốt truyện trong các tác phẩm tự sự dân gian thƣờng mang tính chất tuyến tính, các sự kiện, hành động đƣợc sắp xếp theo một trình tự thời gian cố định, sự kiện nào xảy ra trƣớc kể trƣớc, sự kiện vào xảy ra sau kể sau. Cách tổ chức cốt truyện thƣờng theo trật tự logic đời ngƣời: Con ngƣời sinh ra gặp phải hoàn cảnh bất hạnh, trải qua khó khăn thử thách rồi đƣợc các lực lƣợng thần kỳ phù trợ, chiến thắng kẻ ác và đƣợc hƣởng hạnh phúc.
Truyện cổ tích Chàng đốn củi là một ví dụ. Truyện kể về một anh thanh
niên làm nghề đốn củi. Một hôm, anh đang loay hoay buộc củi thì nghe tiếng kêu cứu. Anh liền chạy đến và thấy một bà lão đang nằm thoi thóp giữa bãi bùn lầy. Anh cứu bà lên, đƣa bà ra suối tắm rửa rồi đƣa nắm cơm vắt cuối cùng cho bà. Bà lão cảm động ban cho anh một phép lạ. Mỗi khi đốn củi xong, anh chỉ việc ngồi lên bó củi, nó sẽ đƣa anh về nhà rồi đƣa anh ra chợ đổi gạo, muối. Từ đó, công việc đốn củi của anh đỡ vất vả hơn. Một lần đang cƣỡi trên bó củi, anh gặp con ác điểu cắp công chúa bay về hang. Anh liền cứu đƣợc công chúa. Công chúa cảm động muốn lấy anh làm chồng, nhƣng nhà vua thấy anh nghèo khổ, liền bày cuộc thi bắn cung. Anh thắng và lấy đƣợc công chúa. Nhà vua đuổi vợ chồng anh ra khỏi kinh thành, trôi dạt đến một khu rừng vắng. Khi quê nhà lâm nạn, chàng trai cùng vợ cƣỡi củi về cứu cha. Quân giặc thấy có ngƣời bay trên không, sợ quá bỏ chạy. Nhà vua hối hận, nhƣờng ngôi cho chàng. Từ đó, hai vợ chồng sống hạnh phúc.
Xem xét cốt truyện trong các tác phẩm văn xuôi hiện đại, ta thấy các nhà văn ngƣời dân tộc thiểu số thƣờng có cách tổ chức cốt truyện giống với các
của Mã A Lềnh và đặc biệt là truyện ngắn cũng nhƣ tiểu thuyết của Vi Hồng,
ví dụ nhƣ: Đất bằng, Tháng năm biết nói, Vãi Đàng.
Cốt truyện Vãi Đàng phảng phất âm hƣởng của những truyện kể dân
gian. Truyện không ngồn ngộn tình tiết, không chất chồng những mâu thuẫn, xung đột nhƣng vẫn tái hiện đầy đủ và sinh động cuộc đời nhân vật chính – cô Đàng. Vi Hồng xây dựng tác phẩm theo một môtip thƣờng thấy trong văn học dân gian : ở hiền gặp lành, cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Trong tác phẩm, Đàng là nhân vật phải chịu nhiều tủi cực đắng cay, hết trải qua tai hoạ này lại hứng chịu tai hoạ khác, nhƣng bên cạnh Đàng luôn có những ngƣời tốt bụng giúp đỡ. Cuối cùng cô đƣợc sống hạnh phúc.
Tiếp nối mạch nguồn của văn xuôi các dân tộc thiểu số, lại là ngƣời am hiểu sâu sắc văn hoá văn học dân gian của dân tộc, Triều Ân cũng đã vận dụng và tiếp thu có sáng tạo cốt truyện văn học dân gian trong việc xây dựng cốt truyện. Cốt truyện trong tiểu thuyết Triều Ân cũng đƣợc tổ chức thời gian theo trật tự tuyến tính, việc gì xảy ra trƣớc kể trƣớc, việc gì xảy ra sau kể sau. Đôi khi có sự đảo lộn thời gian nhƣng là sự đảo lộn đơn giản, chủ yếu cốt truyện vẫn đƣợc tuân thủ theo logic thời gian liên quan đến cuộc đời nhân vật chính. Đặc biệt truyện của ông thƣờng có một kết thúc có hậu. Những nhân vật hiền lành, tốt bụng, chịu nhiều bất hạnh cuối cùng cũng đƣợc hƣởng hạnh phúc.
Cốt truyện Nắng vàng bản Dao đƣợc kể theo cuộc đời nhân vật Ngọc
Lan từ khi còn là một cô gái đến lúc lấy chồng. Không có những tình tiết ly kỳ, không có những xung đột gay gắt trong tác phẩm, với một cốt truyện khá đơn giản nhƣng Triều Ân đã khiến ngƣời đọc thực sự thấu hiểu, thực sự cảm thông với cảnh ngộ éo le của nhân vật. Nhà văn đã kể khá chi tiết, tỉ mỉ các sự kiện xảy ra đối với cuộc đời nhân vật chính Ngọc Lan theo trình tự thời gian, từ lúc gặp Piao trong cuộc họp tại Huyện đoàn đến cảnh đám cƣới, rồi những
ngày làm dâu ở nhà chồng với những khó khăn, thử thách nối tiếp nhau. Khi có hai đứa con gái xinh xắn thì Piao đi săn gấu bị gấu cào chết. Cô lại một mình nuôi con, làm chủ cuộc đời mình và hƣớng tới một tƣơng lai tƣơi sáng hơn. Đó chính là phẩm chất đáng quý nhất của con ngƣời thời hiện đại mà tác giả muốn ngợi ca. Trong lúc đau khổ tuyệt vọng nhất, ngƣời ta không chỉ biết khóc lóc để trông chờ sự cứu giúp, mà tự bản thân họ vƣợt qua bằng nghị lực và niềm tin của mình.
Truyện tuy không có một kết thúc có hậu trọn vẹn nhƣ trong truyện cổ, Lan không đƣợc sống hạnh phúc bên chồng, con và gia đình. Nhƣng kết thúc ấy vẫn không mang đến sự bi lụy, tuyệt vọng mà nó nhóm lên một hy vọng về
những điều tốt đẹp vẫn đang chờ đợi ở phía trƣớc. Cốt truyện của Nắng vàng
bản Dao gọn gàng, mạch lạc với những sự kiện cụ thể, không bị chồng chéo mà đƣợc kể theo trình tự thời gian đời ngƣời. Đúng nhƣ Mã A Lềnh đã nhận
xét: “Thuật pháp văn chương của anh không cầu kỳ, bí hiểm, tránh gây cho
người đọc rối trí. Sát thực hơn, mạch truyện của anh như là cổ tích, truyện viết ra để kể, chứ không phải để đọc. Khi đã nắm được cốt truyện, mà hầu hết cốt truyện của anh kết cấu đơn chiều với văn phong dung dị, mỗi người đọc có thể kể lại bằng ngôn từ, bằng cảm quan của mình” [46.79]
Tiểu thuyết Nơi ấy biên thuỳ lại gợi cho chúng ta liên tƣởng đến những
mối tình dang dở trong ca dao, cổ tích hay những truyện thơ dân gian nhƣ
Nam Kim - Thị Đan (dân tộc Tày), Tiễn dặn người yêu (dân tộc Thái). Đôi trai gái yêu nhau nhƣng không đến đƣợc với nhau do sự trớ trêu của hoàn
cảnh. Mặc dù vậy, họ vẫn một lòng hƣớng về nhau và nguyện “Không lấy
được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già”.
Triển yêu Niêm nhƣng vì nhà nghèo, anh phải đi rừng đốn gỗ rồi bị thƣơng phải điều trị ở viện xa. Niêm ở nhà đã lọt vào mắt Tháo, một thanh niên ăn chơi con nhà giàu, anh ta đã cƣớp Niêm về làm vợ. Sống với ngƣời
chồng không có tình yêu, lại ngày đêm bị hành hạ, Niêm không nguôi nghĩ tới Triển. Triển trở về tìm Niêm sau bao thời gian xa cách. Để giành lấy hạnh phúc cho mình, anh phải đến mỏ quặng măng gan để lao động kiếm tiền chuộc Niêm. Không chỉ vƣợt qua sự vất vả cực nhọc trong lao động, Triển phải vƣợt cả cái tình của một cô gái trẻ khác. Đây là thử thách cuối cùng mà Triển đã vƣợt qua để đến với Niêm. Đám cƣới họ diễn ra trong không khí mừng vui của bà con làng bản. Mối tình thuỷ chung của Triển và Niêm nhuốm màu sắc dân gian ở hiền gặp lành, với kết thúc có hậu nhƣ trong truyện cổ tích.
Trong tiểu thuyết Nơi ấy biên thuỳ, ngoài việc kể đan xen câu chuyện
tình giữa Triển và Niêm, cốt truyện còn xoay quanh cuộc đời của Niêm từ khi còn là một đứa bé, bị bắt đem bán đến khi thành thiếu nữ, lấy chồng rồi tìm đƣợc mẹ đẻ của mình.
Truyện mở đầu là hình ảnh cô gái Niêm gầy gò, xanh xao vì bị chồng đối xử tàn nhẫn. Rồi sau đó, tác giả mới kể về nguồn gốc, lai lịch của cô. Cô vốn là ngƣời Trung Quốc, nhƣng bị bắt cóc bán sang Việt Nam, đƣợc bà Lụa mua về nuôi. Lấy Tháo, cô bị hành hạ đến phát bệnh. Trong một lần sang chợ biên giới Trung Quốc tìm thuốc chữa bệnh, cô gặp lại mẹ đẻ của mình. Sau đó trở về Việt Nam phụng dƣỡng ngƣời mẹ nuôi đang sống cô đơn thui thủi. Kết thúc truyện, cô gặp lại và lấy Triển, sống hạnh phúc bên nhau. Còn Tháo, ngƣời chồng vũ phu, độc ác, tham lam thì bị rơi xuống vực chết tƣơi. Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, đó cũng là điều mà tác giả vốn là một nhà giáo muốn chuyển tải đến ngƣời đọc. Triết lý nhân sinh đó phù hợp với ngƣời đọc, nhất là ngƣời đọc ở vùng dân tộc thiểu số. Ở tác phẩm này, ta thấy cốt truyện có sự đảo lộn trật tự thời gian, nhƣng diễn biến câu chuyện vẫn theo sát mọi sự kiện xảy ra với nhân vật chính giúp cho ngƣời đọc vẫn có thể theo dõi diễn biến
cốt truyện một cách dễ dàng. Trong truyện cũng không có những mâu thuẫn, xung đột gay gắt, diễn biến truyện xảy ra dần dần từng bƣớc hợp lý.
Có thể nói, cốt truyện trong tiểu thuyết Triều Ân về cơ bản vẫn đƣợc xây dựng theo thi pháp truyền thống, tiếp tục lối kể chuyện nƣơng theo một trình tự cổ điển, vừa bài bản, lớp lang, vừa suôn sẻ trọn vẹn. Các nhân vật gắn bó chặt chẽ với các tình tiết, sự kiện và ngƣợc lại hệ thống các tình tiết sự kiện làm nổi bật tính cách nhân vật. Với cách triển khai cốt truyện của mình, Triều Ân mang đến cho tác phẩm những nét phảng phất dáng dấp của truyện cổ dân gian, nhƣng vẫn không bị trƣợt theo lối mòn truyền thống mà có những nét mới.