Nhân vật phản diện

Một phần của tài liệu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết triều ân (Trang 61 - 67)

“Nhân vật phản diện (hay còn gọi là nhân vật tiêu cực) là nhân vật văn học mang những phẩm chất xấu xa trái với đạo lý và lý tưởng của con người, được nhà văn miêu tả trong tác phẩm với thái độ phủ định, chế giễu, lên án” [11.198]

Cũng nhƣ nhân vật chính diện, nhân vật phản diện chiếm số lƣợng khá lớn trong tiểu thuyết Triều Ân. Đó là nhân vật đại diện cho cái xấu, cái ác, đáng bị lên án, loại bỏ. Khi xây dựng nhân vật phản diện, tác giả không châm biếm sâu cay nhƣ Nguyễn Công Hoan, không đả kích quyết liệt nhƣ Vũ Trọng Phụng, cũng không lạnh lùng thâm thuý nhƣ Nam Cao mà chỉ tả một đôi nét ngoại hình nhân vật, không hề phóng đại nhƣng đã làm hé mở cho ngƣời đọc thấy bản chất của loại ngƣời này.

Trong tiểu thuyết Nắng vàng bản Dao, ngƣời đọc chắc hẳn không thể

quên những chi tiết miêu tả bà Đô : “Bà mẹ đồ sộ đẫy đà, có đôi lông mày

rậm như chổi sể; hai con mắt long sòng sọc như hai hạt nhãn; cái mũi nhọn, hai cánh mũi phập phồng” [3.35], “khi đi đứng lưng vẫn thẳng…khi ngồi trông bà như toà núi cao. Có người gọi bà là Bô Liang (núi cao). Có người gọi bà là Đô Liang (suối cao) bởi lòng bà còn giữ kín bao tín điều xa xưa cổ kính như lòng suối, nào ai dò được? Tính tình bà khắt khe hẹp như lỗ kim”

[3.31]. Trong đầu bà mang nặng những tập tục cổ hủ. Nếu những bà mẹ ghẻ trong truyện cổ dân gian thƣờng đối xử độc ác với đứa con riêng của chồng bởi sự ích kỷ, hẹp hòi thì sự độc ác, tàn nhẫn của bà Đô còn xuất phát từ những tƣ duy cổ hủ lạc hậu ấy. Bà không tin vào khoa học mà chỉ tin vào thầy

mo, thầy cúng, bà then. Điều đó không chỉ khiến cuộc đời bà chìm trong tăm tối mà còn khiến các con mình phải khổ. Piàng ốm, bà không cho đến trạm xá mà đặt mạng sống của cháu nội mình vào tay tên thầy cúng ngƣời Nùng lừa bịp. Bà nghe theo hắn cho đặt Piàng vào cái cối đá, còn Lan phải dẫm nặng đuôi cần cối để luôn luôn ở thế nhấc bổng đầu chày lên cao, mũi dao lăm lăm đặt ở đầu chày sẵn sàng buông phập xuống cháu nhỏ nếu Lan run chân hoặc trƣợt chân. Sự mê tín mù quáng đã biến bà thành một kẻ độc ác, không lo đến mạng sống của đứa cháu nội. Bà ghét bỏ Lan, gọi cô là yêu tinh, là ma quỷ khi cô cố gắng xoá bỏ những hủ tục và đƣa những tri thức khoa học tiến bộ áp dụng vào sản suất. Bà kiện Lan tội giết chồng giết con khi Piao đi săn bị gấu cào, Piàng bị rắn cạp nong cắn. Tất cả những chi tiết ấy khiến ngƣời ta rùng mình hoảng sợ bởi hiểm hoạ ghê gớm của sự thiếu hiểu biết và thói ích kỷ, hẹp hòi có thể gây ra. Bà Đô không chỉ là một trƣờng hợp cá biệt mà chắc hẳn, trên những sƣờn núi cao, nơi ánh sáng văn minh, tiến bộ còn chƣa đến với đồng bào thì vẫn còn nhiều, rất nhiều những ngƣời còn tin vào yêu tinh, ma quỷ, tin vào thần quyền nhƣ thế.

Nhân vật Tháo trong Nơi ấy biên thuỳ cũng là một con ngƣời xấu xa, tàn

nhẫn. Tháo là con nhà ông Bình, giàu có nhất vùng không ai không biết tiếng. Ỷ lại vào uy thế của bố mẹ nên hắn lƣời biếng, lại huyênh hoang, kiêu căng,

khoác lác. “Một hôm Tháo đi chợ huyện về qua trước làng Cốc Cai. Anh ta

thấy một cô gái với tuổi xuân hơ hớ, trên vai có gánh nước đầy” [4.148]. Hắn

đã ngỏ lời một cách sỗ sàng xen lẫn đe doạ “Ta sẽ cho người đến làm lễ ăn

hỏi để cưới nàng. Không nhận lời thì bắt cóc” [4.149]. Và hắn đã cƣới Niêm về làm vợ nhƣ mua về một con vật để nuôi mặc dù biết Niêm đã có lời ƣớc hẹn với Triển. Chi tiết này gợi nhớ đến môtip bắt cóc ngƣời đẹp trong những câu truyện cổ. Trong đó, kẻ bắt cóc thƣờng là một tên nhà giàu, có quyền thế

vợ. Chẳng hạn nhƣ Đại bàng tinh bắt cóc công chúa trong truyện Thạch

Sanh; con trai tên phú ông giàu có bắt cóc Tùng Mỵ trong truyện Người

chồng nát rượu. Nhân vật Tháo trong tiểu thuyết Triều Ân không phải yêu ma quỷ quái nhƣng hắn lại hiện lên thật đáng sợ. Trong mắt Niêm, Tháo khác nào chàng trai đội lốt thuồng luồng trong câu truyện cổ kể về sự tích giếng

phun Bó Pu: “Chàng trai thuồng luồng cũng như Tháo Nà Cải thôi. Họ đều là

hạng người nhẫn tâm đi cướp vợ người khác” [4.154].

Tháo coi mẹ vợ không ra gì, đối xử với vợ nhƣ với ngƣời ăn kẻ ở, đánh đập vợ tàn nhẫn ngay cả khi cô đang mang thai khiến đứa con chƣa chào đời cũng không giữ đƣợc. Mất đi giọt máu của mình, hắn vẫn lạnh lùng, thản nhiên đến đáng sợ. Hắn sẵn sàng rao bán vợ với giá hai cây vàng nhƣ một món đồ không cần dùng đến nữa. Vì lòng tham vô độ, hắn loá mắt trƣớc những mỏ đá ngậm vàng mà bán sức lao động cho chủ bƣởng, làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn lao động nên đã lao xuống vực sâu tan xác. Đó là kết thúc xứng đáng cho một kẻ độc ác vô lƣơng, không có tình nghĩa, chỉ gieo đau khổ cho những ngƣời thân của mình.

Trong tiểu thuyết Dặm ngàn dong ruổi, nhân vật Lìn hiện lên qua lời

giới thiệu của tác giả nhƣ sau: “Lìn là con gái đầu lòng cũng được xóm bản

liệt vào hàng đáo để, lăng loàn… mặt trơ trán bóng. Mắt một mí sưng húp ẩn dưới hai hàng lông mày mờ mờ gần như không có” [2.283]. Đó là gƣơng mặt không đẹp, càng không thể gây thiện cảm hay niềm tin với ngƣời đối diện.

Hai mƣơi tuổi, Lìn lấy chồng, nhƣng không may anh chết sớm, cô trở thành ngƣời đàn bà goá bụa. Với bản chất xấu xa, đê tiện, Lìn đem lòng đố kỵ, ghen ghét khi thấy vợ chồng ngƣời em gái mình là Phón sống hạnh phúc, vui vẻ bên nhau. Nếu ngày xƣa, hai mẹ con Cám trong câu chuyện cổ chặt cau và hết lần này đến lần khác giết Tấm để mƣu cho Cám cƣớp chồng Tấm thì

nay cô Lìn ở bản xa Đông Có cũng rắp tâm hãm hại ngƣời em cùng cha khác mẹ để cƣớp chồng em. Cơ hội thực hiện âm mƣu ấy đã đến khi Phón lên tỉnh học lớp đào tạo kế toán hợp tác xã nông nghiệp. Với ý nghĩ đáng sợ trong

đầu: “Lìn và Phón không phải cùng chung huyết thống, mà hai người hai

dòng họ khác nhau… Đã thế, Lìn phải dùng cả lời độc ác, chả sao, miễn là đừng để mình phải lẻ loi âm thầm buồn tủi” [2.310]. Do đó, ở nhà, Lìn luôn tìm cơ hội gần gũi và đơm đặt, gieo vào lòng Lƣơng những nghi ngờ khiến anh dần dần trở nên mất niềm tin ở vợ mình. Mọi bức thƣ Phón gửi về, Lìn đọc và giấu hết không đến tay Lƣơng khiến mối nghi ngờ càng tăng. Rồi “mƣa dầm thấm lâu”, Lƣơng với bản tính thật thà, cả tin đã mắc phải cái bẫy mà chị vợ giăng ra, còn Lìn thì từng bƣớc thực hiện đƣợc âm mƣu của mình.

Đến ngày kết thúc khoá học, Phón gửi thƣ nhắn Lƣơng ra đón thì Lìn giấu thƣ đi và lẳng lặng đạp xe đi đón em. Khi gặp em ở dọc đƣờng, Lìn lại đơm đặt nhằm làm lung lạc niềm tin của em dành cho chồng. Tàn nhẫn hơn, khi Phón bị ngất do quá xúc động, Lìn bỏ mặc em rơi xuống “rù rằng” rồi bỏ

về nhà, thản nhiên nhƣ không có chuyện gì xảy ra với ý nghĩ “nếu Phón chết

thật, coi như mình không biết” [2.327]. Rồi cô kết hôn với Lƣơng. Nhƣng cái kim trong bọc lâu ngày cùng phải lộ ra. Sự việc vỡ lở. Lìn xấu hổ bỏ nhà đi trong một đêm động rừng. Cô đến nhà Hoa, và qua lời mẹ Hoa biết đƣợc cha ruột của mình là thầy giáo Lý Ngọc Long, quê ở thị xã. Vậy là Lìn lên đƣờng đi tìm cha. Bố con đoàn tụ sống vui vẻ, đầm ấm chẳng bao lâu thì ông bố mất. Lìn lấy Phƣơng, là học sinh của thầy Long và là một bác sĩ tốt bụng. Nhƣng khi cha mất, không còn ngƣời bên cạnh bảo ban dạy dỗ, bản tính xấu xa trong Lìn lại trỗi dậy. Cô khinh thƣờng tất cả những ngƣời nghèo bấy lâu nay vẫn là bạn, kể cả mẹ ruột mình. Cô coi thƣờng chồng vì không biết kiếm tiền nên đã bỏ Phƣơng mà chạy theo Hồng Ngọc - một anh chàng ăn chơi sành sỏi. Rồi

và quyết định lấy hắn. Nhƣng rồi lòng tham bị trả giá khi Ngọc đánh đập, không hề quan tâm đến cô. Cuối cùng, cô mất tất cả - tiền bạc, ngƣời thân,

bạn bè. Cô bị điên “mặt mày nhem nhuốc, đi lang thang ngoài chợ, nhặt lá

bánh kiếm ăn…đêm nằm chỏng trơ ngoài lều chợ” [2.651] và chết thảm thƣơng không một ngƣời thân bên cạnh. Phải chăng đó là một kết cục tất yếu cho những kẻ xấu xa, bất chấp thủ đoạn để cƣớp hạnh phúc của mình từ tay ngƣời khác, những kẻ tham lam, đê tiện, sẵn sàng bán rẻ nhân phẩm của mình để chạy theo đồng tiền?

Qua những nhân vật nhƣ: Bà Đô, Tháo, Lìn, ta có thể thấy một thủ pháp, một ý tƣởng rất dứt khoát của nhà văn khi xây dựng những nhân vật phản diện. Triều Ân đã miêu tả những con ngƣời này với một bản chất duy nhất, một chiều giống nhƣ các nhân vật phản diện trong truyện cổ tích. Các nhân vật này đều thâm hiểm, làm điều ác mà không hề đắn đo, day dứt lƣơng tâm. Khi xây dựng những nhân vật này, nhà văn không chú trọng đến chiều sâu tâm lý nhân vật - một đặc điểm của thi pháp nhân vật văn học dân gian. Việc giảm lƣợc đi các yếu tố tâm lý khiến cho nhân vật dễ dàng hành động, dễ dàng làm điều ác vì không gặp phải trở ngại bởi yếu tố tâm lý.

Ảnh hƣởng của bút pháp tự sự văn học dân gian trong cách xây dựng nhân vật tiểu thuyết Triều Ân còn đƣợc thể hiện ở chỗ, nhân vật rất ít bị chi phối bởi hoàn cảnh. Những nhân vật này tốt hay xấu không phải do hoàn cảnh chi phối mà nó có tính chất thiên tính, tiềm ẩn. Hoàn cảnh chỉ là môi trƣờng cho tính cách nhân vật đƣợc bộc lộ.

Nhƣ đã nói ở trên, thi pháp văn học dân gian có ảnh hƣởng sâu sắc đến văn xuôi hiện đại, đặc biệt là văn xuôi các dân tộc thiểu số. Bên cạnh Triều Ân, ta còn có thể kể đến nhà văn Vi Hồng - một tác giả đã khẳng định tên tuổi của mình trên văn đàn bằng những tác phẩm mang đậm chất dân gian.

Trong tác phẩm của Vi Hồng, ở thể loại truyện ngắn cũng nhƣ tiểu thuyết, tác giả chịu ảnh hƣởng rõ nét của thi pháp văn học dân gian trong cách tổ chức cốt truyện cũng nhƣ xây dựng nhân vật. Hệ thống nhân vật trong tác phẩm của ông đƣợc phân định rõ ràng ranh giới tốt - xấu, thiện – ác. Ta có thể kể đến hàng loạt những nhân vật chính diện có vẻ đẹp hoàn mĩ từ phẩm chất,

nhân cách đến hình thức bên ngoài, chẳng hạn nhƣ: Đàng, Hinh (Vãi Đàng);

Then Kì, Nhình (Đất bằng); Thu Khoan, Kim Công (Dòng sông nước mắt)…

và đặc biệt là Ai Hoa trong tiểu thuyết Người trong ống. Ai Hoa là một cô gái

“đẹp từ khuôn mặt đẹp đi, đẹp từ mười móng chân móng tay đẹp lại, đẹp từ mười ngón tay đẹp về” và “cô rực rỡ như một đoá hoa tiên”. Và đáng trân trọng hơn là trong lòng ngƣời con gái đẹp ấy toả sáng một tình yêu bất diệt, nồng cháy. Nhƣng éo le thay, tình yêu không đƣợc đáp lại, cô đã mang theo tình yêu ấy đi vào cõi vĩnh hằng chứ quyết không trao con tim cho ngƣời mình không yêu. Ngƣợc lại, nhân vật phản diện lại xấu từ ngoại hình đến tính

cách, điển hình nhƣ: Tảo Pá Ngạn, La Đăm Bông (Đoạ đầy), Ngô Khang Sa

(Lòng dạ đàn bà), phó Tổng Vọi (Vãi Đàng).

Nếu ai đã đọc Người trong ống sẽ không thể quên nhân vật Ba - một kẻ

bỉ ổi, xấu xa, đê tiện đến rợn ngƣời. Ba ăn trộm tiền mua thuốc cho mẹ để mang đến nộp cho nhà trƣờng. Chính hành động “nhặt đƣợc của rơi” ấy khiến hắn đƣợc nhà trƣờng tuyên dƣơng là một tấm gƣơng sáng ngời về nhặt đƣợc của rơi (số tiền không ai nhận nên đã xung vào công quỹ). Trong khi đó, ngƣời mẹ ốm đau bệnh tật của Ba chết trong bệnh viện vì không có gì bồi dƣỡng. Ba lấy lông sâu róm làm con ông trƣởng ty giáo dục suýt mất mạng rồi lại làm thuốc cứu nó vì chỉ mình Ba biết nguyên nhân và cách chữa. Nhờ vậy, hắn đƣợc làm con nuôi ông trƣởng ty. Ba đốt nhà ông Hoàng rồi lao vào cứu dù chỉ lấy đƣợc trong đám lửa một niêu cá kho và chum đựng mẻ chua để

Triều Ân và Vi Hồng là hai ngƣời con của núi rừng Việt Bắc. Tuy mỗi ngƣời có tƣ duy sáng tác, tƣ tƣởng nghệ thuật khác nhau nhƣng họ đã gặp nhau ở một điểm chung. Đó là cả hai đều đã hấp thu tinh hoa văn hoá văn học dân gian của dân tộc vào trong sáng tác của mình. Những tác phẩm ấy phảng phất những câu chuyện cổ giúp cho ngƣời ta dễ đọc, dễ nhớ. Nó góp phần làm phong phú thêm cho nền văn học nƣớc nhà. Đồng thời khẳng định sức sống mãnh liệt cũng nhƣ ảnh hƣởng của các sáng tác dân gian trong đời sống văn hoá văn học dân tộc.

Một phần của tài liệu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết triều ân (Trang 61 - 67)