Lối so sánh vi von giàu hình ảnh

Một phần của tài liệu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết triều ân (Trang 91 - 103)

“So sánh là phương thức biểu đạt ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia” [25.282]

Thủ pháp nghệ thuật này thƣờng đƣợc sử dụng trong các thể loại văn học dân gian. Đây là cách nói đặc biệt sinh động, cụ thể tƣởng có thể đong đếm, trực cảm bằng các giác quan. Lối tƣ duy trực cảm, sinh động đƣợc phát huy tối đa trong bối cảnh sáng tác dân gian phi văn tự. Bởi khi truyền khẩu, ngƣời ta chỉ có thể tìm đến lối nói giàu hình ảnh, sinh động, cụ thể để tạo sự ấn tƣợng, dễ nhớ đối với ngƣời nghe.

Trong truyện cổ tích, phép so sánh thƣờng đƣợc sử dụng để tả ngƣời, ví dụ: Đẹp như tiên, xinh như hoa, khoẻ như voi, da trắng như tuyết…

Đặc biệt, trong ca dao, nhân dân ta thƣờng dùng lối so sánh ví von giàu hình ảnh, sống động mà gần gũi với cuộc sống sinh hoạt đời thƣờng để ca ngợi tình yêu đôi lứa, ca ngợi thiên nhiên đất nƣớc

Bằng những hình ảnh so sánh mà ca dao Việt Nam có đƣợc những câu ca vô cùng mƣợt mà, tình tứ, chẳng hạn nhƣ:

Đôi ta được gặp nhau đây,

Khác gì chim phượng gặp cây ngô đồng.

Hay:

Tình anh như nước dâng cao,

Bằng con đƣờng so sánh, nhà văn có thể phát hiện ra rất nhiều đặc điểm, thuộc tính của một đối tƣợng hoặc hiện tƣợng. Do đó, so sánh là biện pháp nghệ thuật quan trọng, góp phần tạo cho ngƣời đọc những ấn tƣợng thẩm mĩ hết sức phong phú. Bởi vậy, không chỉ đƣợc sử dụng trong các thể loại văn học dân gian, mà trong những sáng tác của nền văn học hiện đại, ta thấy các tác giả đã phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình tạo ra những so sánh, liên tƣởng hết sức phong phú, độc đáo. Đặc biệt, các tác giả ngƣời dân tộc thiểu số đã đƣa đến những so sánh đầy bất ngờ, thú vị mang đậm tƣ duy của ngƣời miền núi trong tác phẩm của mình. Chính điều đó đã góp phần làm nâng cao vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt. Chẳng hạn nhƣ nhà văn Vi Hồng. Ông cũng là ngƣời ƣa dùng những hình ảnh so sánh ví von, và thực sự thành công trong việc lựa chọn, trau chuốt, gọt dũa vốn ngôn ngữ toàn dân để biến nó thành ngôn ngữ mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân của nhà văn. Ví dụ,

trong tiểu thuyết Người trong ống, ta có thể gặp những so sánh:

“Nhưng một lời hứa lại nặng như một dãy núi đá”

“Lời của người bố như mảnh trúc mảnh nứa cứa vào ruột gan hai người”

“Ly kể xong đã lâu mà họ vẫn im lặng như cục đá cô đơn trên nương”. “Nhưng cái tình cái nghĩa của con người lại dạt dào như suối to nguồn lớn”

Trong tác phẩm của mình, Triều Ân sử dụng rất thành công lối so sánh ví von ở cả ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ kể chuyện. Những hình ảnh đƣợc so sánh là những hình ảnh không quá cầu kỳ, hoa mĩ mà rất gần gũi, quen thuộc với thiên nhiên, cuộc sống miền núi cũng nhƣ nó phù hợp với tƣ duy của đồng bào dân tộc.

Trong tiểu thuyết Nắng vàng bản Dao, chàng trai ngƣời Dao hiện lên

trong mắt cô giáo Ngọc Lan thật đẹp. Vẻ đẹp ấy đƣợc ví với thuồng luồng.

Thông thƣờng, khi miêu tả vẻ đẹp của một chàng trai, ngƣời ta thƣờng ví với thân cây tùng, cây bách hay với hổ báo. Chẳng hạn nhƣ Nguyễn Du khi miêu

tả Từ Hải: Râu hùm, hàm én, mày ngài. Ta thấy, hình ảnh thuồng luồng thực

sự là một một hình ảnh so sánh khá mới lạ mà dƣờng nhƣ ta chỉ thấy trong tác phẩm của Triều Ân.

“Em muốn được theo anh, dù anh là con thuồng luồng thật biến hoá giả làm trai làng, lên chợ tìm em” [3.16]

“Anh Piao đẹp như trai thuồng luồng” [3.10]

“Người thì chưa đi nhưng hồn Lan đã bị chàng trai thuồng luồng bắt về bản Dao xa lắc” [3.19]

“Em tưởng anh đã biến hoá thành thuồng luồng bỏ em để trốn về thuỷ phủ” [3.20]

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả ví vẻ đẹp của Piao với thuồng luồng, mà bởi nguyên nhân sâu xa hơn. Nó gắn với một sự tích liên quan đến chuỗi cƣờm quấn quanh cổ của các chàng trai, cô gái ngƣời Dao. Là ngƣời có tầng nền văn hoá văn học dân gian sâu sắc, Triều Ân không chỉ đem đến cho chúng ta một so sánh độc đáo, mới lạ mà còn cung cấp những hiểu biết thú vị về văn hoá của mỗi dân tộc.

Khi miêu tả bộ mặt tức giận thì tác giả lại dùng hình ảnh so sánh rất gần gũi, mộc mạc:

“Ma Văn Tặng sa sầm bộ mặt tím như mề gà” [3. 12]

Cũng có khi lại là lời văn hoa bóng bẩy của một chàng trai ngƣời dân tộc khi tỏ tình với cô gái mình yêu. Chàng ví tình cảm của cô gái giống nhƣ một đoá hoa. Nó sẽ đƣợc trao cho ngƣời con trai mà mình yêu quý.

“Mong Lan chấp nhận như cho hoa khi có con trai mà mình ưng đang đứng xin ngoài cửa sổ” [3.23]

Ngòi bút của Triều Ân luôn chạm đến những sự vật, hình ảnh vô cùng quen thuộc mà chúng ta có thể thấy bất cứ đâu xung quanh cuộc sống sinh hoạt đời thƣờng, đặc biệt là thiên nhiên, cuộc sống ở vùng núi cao. Bởi thế, nó chạm đƣợc đến tâm tƣ, tình cảm của những con ngƣời quê hƣơng ông, cũng nhƣ khơi gợi sự đồng cảm từ phía ngƣời đọc.

Khi nhà văn miêu tả con ngƣời thì con ngƣời ấy luôn đƣợc ví với thiên

nhiên nhƣ: Cây trúc, toà núi cao, chổi sể, hạt nhãn. Đó đều là những hình ảnh

nhƣ là biểu tƣợng đặc trƣng của miền núi:

“Tuổi thì cao nhưng bà khoẻ. Khi đi đứng lưng vẫn thẳng, dáng điệu thướt tha như cây trúc vờn gió. Khi ngồi trong bà như toà núi cao" [3.31]

“…Bà mẹ đồ sộ đẫy đà, có đôi lông mày rậm như chổi sể, hai con mắt long sòng sọc như hai hạt nhãn” [3.35]

Khi miêu tả sự yếu thế của một dòng họ, tác giả cũng miêu tả với một loài cây nhỏ nhắn, mỏng manh:

“Họ Ban lại ít ỏi, ở vùng này chỉ đáng là cây sặt trước gió” [2.468] Còn khi cay đắng, tủi cực thì:

“Bướm như nghẹn ngào, nuốt cơm như nuốt cát” [2.676]

Trong cuộc sống cũng nhƣ trong văn học, nhiều khi ta thấy có sự nói quá, phóng đại sự việc lên quá mức mà nó có nhằm làm tăng sự biểu cảm cho lời nói, câu văn và tạo ấn tƣợng về điều mình muốn nhấn mạnh. Triều Ân đôi khi cũng sử dụng lối nói thậm xƣng ấy trong phép so sánh của mình. Chẳng hạn nhƣ khi miêu tả sự đau khổ của Lƣu:

“Những mùa đào cứ qua đi vô tình, nước mắt Lưu nếu đong được phải kể hàng thùng” [2.684]

Đất nƣớc Việt Nam ta, dù ở đồng bằng hay ở miền núi thì con trâu vẫn là một con vật quý giá, gần gũi nhất trong lao động sản xuất. Nó biểu trƣng cho sức khoẻ, sự cần mẫn, chăm chỉ. Bởi thế, trong tƣ duy của ngƣời dân tộc, con trâu thƣờng đƣợc đem so sánh với con ngƣời.

Với Piao thì sự quý giá của vợ mình không sánh với ngọc ngà châu báu

mà trong mắt chàng trai ngƣời Dao này thì: “Cái giá của Ngọc Lan quý bằng

ba con trâu mộng” [3.31]

Còn với mẹ Piao, bà cũng coi cậu con trai yêu quý, khoẻ mạnh của mình

là một con trâu mộng:

“Lùng đao ơi. Con trai ta đây rồi. Đây là con trâu mộng nhà ta” [3.98] Khi than thở cho sự lam lũ, vất vả của mình, bà mẹ cũng so sánh:

“Con trâu già thỉnh thoảng còn được nghỉ cày, còn tao thì quanh năm suốt tháng” [3.46]

Còn bà Lụa trong Nơi ấy biên thuỳ, khi nói về sự hung dữ của con rể

mình, ngƣời nông dân ấy nói rất chân thực, cụ thể:

“Con rể tôi chỉ được cái tán róc…Nhưng khi phát khùng thì anh hung dữ lắm…hung dữ như con trâu đực đang húc nhau” [4.201]

Đi săn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của ngƣời dân tộc miền núi. Có lẽ vì thế mà khi miêu tả con ngƣời khi gặp hoàn cảnh khó khăn,

hoạn nạn, nhà văn thƣờng ví nhƣ con mồi bị săn đuổi.

Khi Lƣơng bị chị vợ gieo vào đầu mình những mối nghi ngờ về Phón và dùng lời ngon ngọt dụ dỗ thì:

“Lương như con mồi bị săn đuổi, bị lùa vào lối có tròng giăng bẫy”

[2.309]

Còn Lan, khi sống giữa nhà chồng, bị gia đình ghẻ lạnh, bị mẹ chồng ghét bỏ thì:

“Lan giật mình bỗng thấy trơ trọi như con mồi đang bị săn đuổi giữa rừng xa mà không quen nơi ẩn náu” [3.35]

Cô thấy đau khổ, thất vọng vì Piao không dám cùng cô chống lại mê tín dị đoan, chống lại những tập tục cổ hủ, càng không thể bảo vệ cô khỏi con mắt soi, mói ác nghiệt của mẹ chồng. Cô nhận ra:

“…Nhưng nào ngờ chàng trai thuồng luồng của Lan chỉ là con giun đất mềm nhũn” [3.119]

“Lan có dựa vào Piao nhưng anh không là thân cây nghiến mà mới là thân cây sậy” [3.117]

Ta thấy vế đƣợc so sánh nhƣ giun đất, cây nghiến, cây sậy là những hình

ảnh rất gần gũi, làm cho câu văn trở nên cụ thể, dễ hiểu mà vẫn không kém phần sinh động.

Triều Ân sinh ra, lớn lên gắn bó cả cuộc đời mình với núi non Việt Bắc. Phải thế chăng mà trong những trang văn của mình, đặc biệt là những đoạn dùng thủ pháp so sánh, tác giả thƣờng đƣa vào hình ảnh những con vật của núi rừng nhƣ: khỉ, nai, chim, tắc kè… Điều đặc biệt là chúng không phải đƣợc đƣa vào một cách tuỳ tiện hay quá gƣợng ép, gò bó mà với mỗi đối tƣợng, mỗi hoàn cảnh, tác giả lại có sự sắp xếp một cách hợp lý khiến cho câu văn sinh động, đầy gợi cảm và làm nổi bật lên đƣợc phẩm chất, đặc điểm của đối tƣợng đƣợc miêu tả.

Khi Lan vừa mới sinh xong, bà mẹ không muốn cô ở nhà chăm con mà muốn cô lên nƣơng làm rẫy giúp mình thì bà so sánh:

“Mà mẹ Piàng cũng thế, cứ ngồi bế ẵm suốt ngày như khỉ mẹ ôm khỉ con thì còn làm ăn gì” [3.117]

Dân gian ta thƣờng ví lành như nai. Hình ảnh chú nai hiền lành, ngơ

ngác cũng xuất hiện trong tiểu thuyết Dặm ngàn dong ruổi khi tác giả miêu

“Lìn thấy mình như một con nai bị xua đuổi tứ phía” [2.307]

“Lìn như con nai rừng lạc xuống cánh đồng ăn cỏ lạ” [2.373]

Có khi sự lạc lõng, bơ vơ lại đƣợc so sánh với con chim giữa rừng nhƣ Dị Xuỳn sớm phải rời xa vòng tay của mẹ, bị bắt đem bán khi mới lên năm:

“Một con chim thả vào rừng đại ngàn nào ai biết chỗ mà tìm nhất là nó còn non nớt” [4.192].

Triển cũng tự so sánh sự nghèo túng, thiếu thốn và hoang mang của mình khi nghe Tháo đòi anh phải trả hai cây vàng để chuộc Niêm:

“Triển nghe rồi trong người bàng hoàng đôi chút. Bởi anh cũng tự biết mình chỉ là thân con chim chích. Thân chim chích có bao mỡ đâu?” [4.230]

Ta có thể gặp hàng loạt những so sánh giàu hình ảnh, sinh động, cụ thể gắn với những con vật quen thuộc trong cuộc sống của ngƣời dân tộc:

“Thương anh vì anh không được như nhân dân miền núi có bàn chân bám như tắc kè có thể đi thoăn thoắt trên các vùng đá trơn vì có rêu ẩm”

[2.556]

“Ngày không lên trường, đi đâu ông cũng cho con trai đi theo ví như con rái cá phải dạy con nó bắt cá, khỉ mẹ phải dạy con nó trèo cây ăn quả”

[2.488]

“Bộ quần áo, cả thắt lưng vải đều óng ánh một màu chàm tím cao sang bó sát lấy thân người. Trông ai cũng như con ve niếng” [2.386]

“Chợ thì xa. Gánh củi nặng. Cái mệt mỏi đè lấp hết mọi cái thông minh, bà chỉ còn sống lầm lũi như con lứng lợn tai điếc trên rừng” [2.504]

“Kim đành như con chó vằn bị cắt tai, lủi thủi trên đồi” [2.633]

Nhƣ chúng ta đã biết, trong biện pháp so sánh tu từ thì đối tƣợng so sánh và đối tƣợng đƣợc so sánh phải có một nét tƣơng đồng nào đó. Với Triều Ân, tuỳ từng đối tƣợng cụ thể mà nhà văn đem so sánh với những con vật

sắc về thế giới loài vật, tác giả mới có thể đạt đƣợc thành công khi đem loài vật ra làm đối tƣợng đƣợc miêu tả. Bởi chính sự so sánh ấy đem đến cho ngƣời đọc cảm giác thú vị khi đọc tác phẩm và quan trọng hơn là nó đƣợc sử dụng phù hợp nên không gây nhàm chán, cách hiểu sai lệch cho độc giả.

Các nhân vật trong tiểu thuyết Triều Ân thƣờng đối thoại với nhau bằng ngôn ngữ của thơ ca. Đó là hình thức mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Tày. Thực chất đây là sự tiếp thu hình thức giao duyên trong dân ca. Trong lời đối

đáp của nhân vật, các hình ảnh hoa, ong, bướm thƣờng xuyên xuất hiện trở

thành phƣơng tiện biểu đạt chính cho câu chuyện tình ái của con ngƣời (tƣơng

ứng với mận, đào, thuyền, bến trong ca dao của ngƣời Kinh).

Tục ngữ có câu: “Ngƣời ta là hoa đất”. Bởi thế mà từ văn học dân gian cho đến văn học viết, hình ảnh hoa thƣờng xuất hiện tƣợng trƣng cho vẻ đẹp của con ngƣời, đặc biệt là ngƣời con gái. Ca dao có câu:

Thân em như hoa gạo trên cây, Chúng anh như đám cỏ may giữa đường.

Hay:

Thân em như đoá hoa rơi

Phải chăng chàng thật là người yêu hoa?

Truyện cổ Tấm Cám của ngƣời Tày thì lại kể rằng, cô Tấm sau khi bị hại

rơi xuống suối liền biến thành một bông hoa lạ thật đẹp. Có thể thấy hình ảnh hoa mang nhiều vẻ đẹp thiêng liêng trong tín ngƣỡng của ngƣời Tày. Với Triều Ân, tác giả cũng so sánh nhân vật của mình với hình ảnh ấy với nhiều

sắc thái, mức độ khác nhau. “Tuổi trẻ như hoa nở, như bướm bay” [2.394] là

quan niệm quen thuộc của nhân dân ta.

Cặp hình ảnh bƣớm – hoa thƣờng đi đôi với nhau. Trong văn học cũng nhƣ trong tâm thức dân gian, đó thƣờng là hình ảnh tƣợng trƣng cho đôi lứa gắn bó, quấn quýt bên nhau.

Khi con gái đến tuổi cập kê, các trai làng đến chơi nhà, bà Mùi Tàn nghĩ:

“Đây chẳng là những con bướm đi tìm hoa? Hoa đã đến độ nở, ong bướm đên thăm hoa là điều tốt” [2.295]

Lựu lại nói về suy nghĩ của mình với Thuần:

“Em là nữ giới chỉ biết nói vậy, thân gái như đoá hoa, người con trai là ong bướm. Hoa không bao giờ tự bứt nổi khỏi cành để đi tìm ong bướm”

[2.737]

Ca dao có câu: Còn duyên treo biển kén chồng

Hết duyên ngồi dưới gốc hồng nhặt hoa

ngầm so sánh cô gái đã quá tuổi xuân thì cũng giống nhƣ những bông hoa héo rụng lìa cành. Triều Ân cũng có so sánh tƣơng tự nhƣ vậy khi để Niêm tự nói về mình:

“Em là hoa héo lìa cành tàn tạ” [4.176]

Ngƣời dân Việt Bắc vốn là những ngƣời chân chất, mộc mạc và giản dị, song sự mộc mạc, giản dị ấy không phải đƣợc thể hiện ra nên ngoài bằng những lời nói khô khan, ngắn ngủi, thô thiển. Trái lại, trong đời sống hàng ngày, họ lại thƣờng nói những câu bóng bẩy, trau chuốt, giàu hình ảnh. Chính lối nói ấy đã đem đến cho ngƣời đọc sự hấp dẫn, hứng thú trên mỗi trang văn.

“Cái gì đã qua thì qua đi. Như cơn gió kia bay qua vun vút có bao giờ nó quay lại đường gió cũ?... đừng cản gió để gió quẩn gây thành cơn lốc. Vả lại anh cũng không thể cản được gió đang bay” [2.315]

“Dưỡng nhớ tới đôi mắt Giếng lúc chia tay ở đầu bản, nhớ lời nói của Giếng làm nặng lưng ngựa suốt cả đoạn đường dài” [2.389]

“Bởi bạn bè rủ rê, bởi sự giáo dục của gia đình không đầy đủ, nên cậu ta đã đi lạc đường, đi nhầm vào con đường chông gai bụi rậm, đã để tháng

Một phần của tài liệu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết triều ân (Trang 91 - 103)