Khảo sát ba tiểu thuyết của Triều Ân, chúng tôi nhận thấy nhà văn đã đan cài vào trong tác phẩm rất nhiều câu tục ngữ, thành ngữ. Sự có mặt của những tục ngữ, thành ngữ ấy khiến cho ngôn ngữ trong tác phẩm, kể cả ngôn ngữ nhân vật lẫn ngôn ngữ ngƣời trần thuật, trở nên gần gũi, dễ hiểu với mọi đối tƣợng bạn đọc bởi nó đã đi vào lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. Hơn thế nữa nó giúp cho câu văn trở nên hàm súc, cô đọng hơn, bởi tục ngữ là “sự kết tinh kinh nghiệm và tri thức thực tiễn vô cùng phong phú và quý giá của nhân dân” [25.377]. Nó khái quát cuộc sống dƣới dạng ngắn gọn và sinh động để thể hiện một ý niệm hình tƣợng, một kiểu tƣ duy phổ biến và truyền thống giàu tính văn nghệ tự nhiên của nhân dân. Nó đƣợc lồng vào truyện nhƣ một lời đánh giá, bình luận, giải thích về các sự kiện, tính cách, có khi nó trở thành ngôn ngữ đối thoại rất tự nhiên của nhân vật.
Trong tiểu thuyết của Triều Ân, không có tác phẩm nào mà nhà văn không sử dụng thành ngữ, tục ngữ. Những thành ngữ, tục ngữ đƣợc đan cài vào rất tự nhiên, linh hoạt, có khi là lời đối thoại của các nhân vật, có khi là lời bình luận, đánh giá, nhận xét của ngƣời trần thuật.
Trong Nắng vàng bản Dao, khi Ngọc Lan đến tìm Tặng báo tin mình đã
có thai và muốn tổ chức lễ cƣới, thì Tặng lại thờ ơ, rũ bỏ trách nhiệm của
mình. Ngƣời kể chuyện đã mƣợn câu thành ngữ Nhạt như nước ốc để lột trần
sự giả dối, lạnh lùng của anh ta:
“Tặng vẫn nói những lời nhạt như nước ốc, có nụ cười giả tạo như đóng kịch” [3.13]
Nếu câu này đƣợc diễn đạt lại thành: “Tặng vẫn nói những lời nhạt nhẽo, không có tình cảm” thì nội dung ý nghĩa của câu không thay đổi nhƣng tính biểu cảm, ý nghĩa nhấn mạnh sẽ giảm đi rất nhiều.
Khi nói về bà mẹ của Piao, tác giả miêu tả khá tỉ mỉ về ngoại hình bằng nhiều câu văn. Nhƣng chỉ với một câu ngắn ngủi miêu tả về tính cách thì ngƣời đọc đã có thể hiểu cặn kẽ về con ngƣời này:
“Tuổi thì cao nhưng bà khoẻ. Khi đi đứng lưng vẫn thẳng, dáng điệu thướt tha như cây trúc vờn gió. Khi ngồi trông bà như toà núi cao…tính tình bà hẹp như lỗ kim” [3.31]
Trong trƣờng hợp này, sẽ không có một biện pháp nào làm nổi bật đối tƣợng hơn bằng lối so sánh, không có hình ảnh nào giàu sức gợi nhƣ “lỗ kim”.
Và thành ngữ Hẹp như lỗ kim đã lột tả đƣợc hết tính ích kỷ, hẹp hòi, độc đoán
của bà Đô.
Nhân dân ta vẫn thƣờng sử dụng câu tục ngữ Một con ngựa đau cả tàu
bỏ cỏ để nói về sự đoàn kết, chia sẻ với nhau khi hoạn nạn thì trong tác phẩm của mình, Triều Ân đã nhiều lần mƣợn ý của câu tục ngữ ấy:
“Một con ngựa đau, các con ngựa khác còn không nỡ…Huống chi là tình người cùng hội đồng giáo viên với nhau” [3.134]
“Tiểu đội phó nói một câu chân thành: Một con ngựa đau cả tàu biếng
cỏ” [2.288]
Trong tiểu thuyết Nơi ấy biên thuỳ, Bà Lụa theo con gái về nhà chồng.
Bà bị gia đình thông gia đối xử nhƣ kẻ ăn ngƣời ở trong nhà và thƣờng xuyên bị nhiếc mắng. Những lời nhiếc mắng ấy bao giờ cũng đƣợc đan cài bởi thành ngữ, tục ngữ nên càng trở nên thâm thuý hơn:
“Người thì biết ăn no, chưa thủng nồi trôi rế chưa biết đứng dậy dọn mâm, vậy mà nỡ cho lợn đói đòi ăn mới chăn” [4.168]
“Làm thì như mèo mửa. Ngủ thì ngủ đẫy mắt như con lửng lợn mùa đông” [4.168]
Còn Niêm, cô bị chồng hành hạ, đánh đập không thƣơng tiếc. Cơ thể ngƣời con gái ấy hằn bao vết đòn roi, nỗi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Xót xa cho con gái mình, bà Lụa than thở:
“Đời con gái bị chồng nó hành hạ, mười chết một sống” [4.181]
Mười chết một sống là một thành ngữ chỉ sự mong manh của sự sống trƣớc cái chết đang cận kề. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ nỗi thƣơng xót với số phận những ngƣời con gái không lấy đƣợc ngƣời mình yêu, mà lấy phải ngƣời chồng vũ phu, độc ác.
Thành ngữ ngọn đèn trước gió chỉ sự lay lắt, yếu ớt hay nói cách khác là
cuộc sống còn lại ngắn ngủi của những ngƣời tuổi đã cao. Bà Lụa khi kể chuyện về hoàn cảnh của mình ngày còn trẻ cũng đã dùng thành ngữ ấy để nói về ngƣời thân đã tuổi cao sức yếu của mình:
“Bố mẹ tôi đều đã già như ngọn đèn trước gió không biết sẽ tắt lúc nào”
Khi nói về công lao trời bể của ngƣời mẹ nuôi con, nhƣng đến khi con lớn, mẹ con lại bị thất lạc, ngƣời mẹ thui thủi một mình, không nơi nƣơng tựa,
coi nhƣ phí hoài công lao thì tác giả đã dùng thành ngữ đổ xuống sông xuống
biển gài lồng vào tâm sự của ngƣời mẹ:
“Tưởng đã được có mẹ có con trông nhau thế mà chỉ một lần cho đi chợ xa, mất cháu. Bao nhiêu công lại như đổ xuống sông xuống biển” [4.189]
Những câu thành ngữ, tục ngữ quen thuộc nhƣ ở hiền gặp lành, gần đất
xa trời cũng đƣợc đƣa vào ngôn ngữ nhân vật một cách linh hoạt, tự nhiên nhƣ những lời nói ngoài đời:
“Có thể là như vậy vì ở hiền gặp lành mà. Nhưng tiếc cho tuổi tác chúng ta là tuổi gần đất xa trời. Tôi cảm thấy dạo này sức khoẻ khác hẳn” [4.190]
Trong dân gian, ta vẫn thƣờng đƣợc nghe câu người ăn ốc, người đổ vỏ
để chỉ việc một ngƣời hƣởng thụ, còn ngƣời kia phải gánh chịu hậu quả. Còn trong tác phẩm của Triều Ân, nhân vật Tháo cũng dùng nó để nói lên suy nghĩ của mình về Niêm:
“…Mà gặp làm gì một cô gái mình không yêu, đến nay tuổi xuân đã tàn tạ, nó chỉ còn là cái xác mục rỗng, là con ốc ta ăn chỉ còn cái vỏ” [4.209]
Suy nghĩ ấy cho ta thấy rõ sự bỉ ổi, đê tiện của Tháo. Anh ta bắt Niêm về
làm vợ, hành hạ cô đến khi nhan sắc tàn phai, tuổi xuân đã tàn tạ thì anh ta lại
muốn rũ bỏ.
Không phải bao giờ tác giả cũng mƣợn nguyên văn những câu tục ngữ, thành ngữ vào tác phẩm. Có khi là sự biến cải, mƣợn ý của một câu tục ngữ gốc để diễn đạt theo ý của mình:
“Thầy Lý Ngọc Long lúng túng bởi thầy nhớ về một nơi xa xôi nhiều kỷ niệm. Nơi ấy đã có những lời gửi theo gió thề thốt với người bạn tình”
Ngƣời ta thƣờng dùng câu Lời thề gió bay để chỉ sự không chắc chắn, bền vững của những lời hứa hẹn, thề thốt. Đặc biệt trong tình yêu, trai gái thƣờng thề nguyền để khẳng định tình yêu thuỷ chung, son sắt, nhƣng trải qua bao biến đổi của hoàn cảnh thì những lời thề ấy không còn nguyên giá trị nữa.
Ngạn ngữ Anh cũng có câu “Khi đẹp trời người ta dễ quên những lời thề
trong gió bão”. Còn ở đây, lời thề của chàng trai Lý Ngọc Long chỉ là những lời gửi theo gió rồi cũng chóng tan mà thôi.
Cũng có khi là sự kết hợp nhiều câu để tạo thành một câu mới nhằm diễn đạt ý tƣởng một cách tối ƣu. Chẳng hạn câu:
“Mồm miệng đã nhẹ, chân tay làm theo, thế là xô xát” [4.230]
Là sự kết hợp giữa câu nhẹ mồm nhẹ miệng và mồmmiệng đỡ chân tay.
Thành ngữ ba chìm bảy nổi thƣờng dùng để chỉ số phận lênh đênh, vất vả
của con ngƣời, đặc biệt là số phận ngƣời con gái. Và nó đã từng xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hƣơng:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nƣớc non”
(Bánh trôi nƣớc)
Triều Ân cũng dùng thành ngữ ấy để nói về cuộc đời đầy sóng gió, bất hạnh của Niêm và Triển. Hai ngƣời đã vƣợt qua nó để có một kết thúc hạnh phúc:
“Đám cưới này của Triển và Niêm là kết quả hôn nhân của một tình yêu thuỷ chung. Ba chìm bảy nổi đã qua, mối tình đầu còn nguyên vẹn” [4.277]
Trong tác phẩm, đôi khi Triều Ân cũng xen vào những câu tục ngữ Tày:
“Mười người giống mặt, năm người trùng tên” [4.181]
“Mẻ nhình sinh ké” (con gái đẻ già) [4.233]
“Ma lao pháo, báo lao sao” (Chó sợ pháo, con trai sợ con gái)[4.233]
“Vỏ đâư tha toọc, vỏ noọc lai tha” (Ngƣời trong một mắt, ngƣời ngoài nhiều mắt) [2.437]
Những câu tục ngữ Tày ấy vô cùng quen thuộc và phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của ngƣời dân miền núi. Bởi thế, nó càng làm cho tác phẩm gần gũi và nóng hổi hơi thở của con ngƣời, cuộc sống của đồng bào dân tộc.
Trong thời phong kiến, ngƣời con gái thƣờng phải chịu cảnh ép gả, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy hay bị ngăn cấm tình duyên. Bởi thế, trong kho tàng ca dao, tục ngữ, có những câu là sự phản ứng trƣớc lễ giáo phong kiến cổ hủ đã trở nên quen thuộc:
“Xưa kia ai cấm duyên bà
Mà nay bà già bà cấm duyên tôi”
Thì nay, nhân vật Phón trong tiểu thuyết Dặm ngàn dong ruổi cũng
dùng ý của câu ca đó để trách chị mình khi Lìn phản đối mối tình giữa Phón và Lƣơng:
“Xưa kia ai cấm duyên chị không?” [2.299] Ông cha ta thƣờng nói:
“Dò sông dò bể dễ dò
Mấy ai lấy thước mà đo lòng người”
Ý nói không ai có thể biết hết đƣợc lòng ngƣời tốt xấu ra sao. Mƣợn ý này, Triều Ân đã cho thấy sự phân vân của Lƣơng về tình cảm của vợ mình khi bị Lìn đơm đặt, dựng chuyện:
“Tuy Lương có nhiều thời gian tìm hiểu Phón, nhưng lòng người thầm kín như lòng vực sâu thẳm”[2.309]
Còn bản thân Lìn, khi đã trót dựng chuyện để chia rẽ Phón và Lƣơng thì lời nói của cô nhƣ mũi tên đã bay đi không thể lấy lại đƣợc. Cô không thể dừng lại đƣợc nữa bởi:
“Ném lao thì phải theo lao. Trót rồi thì phải cho câu chuyện đi tới đích” [2.311]
Cuối cùng thì cũng tới đích theo ý của Lìn. Cô lấy chồng của em gái mình mà tỏ ra hả hê, sung sƣớng. Với bà mẹ, một ngƣời cả đời lam lũ vất vả quanh những triền núi với suy nghĩ cổ hủ thì việc đám cƣới đó chẳng khác nào
“Gạo đổ về nia. Phón đi lấy chồng khác thì cho Lương lấy Lìn như gạo đổ về nia nhà” [2.340]
Khi bàn về cuộc sống mƣu sinh, Thuần nói:
“Chung quy vì đời sống cả. Bụng đói đầu gối phải bò” [2.533]
Cách ứng xử của mỗi ngƣời cũng thƣờng đƣợc Triều Ân dùng tục ngữ, thành ngữ để miêu tả.
Để nói về tính cách ôn hoà, không thích gây gổ, tranh cãi của Phƣơng,
không cần dùng quá nhiều tính từ, nhà văn sử dụng câu thành ngữ Dĩ hoà vi
quý, tuy ngắn gọn nhƣng đã nói lên thật đầy đủ điều mình muốn chuyển tải:
“Vốn là người dĩ hoà vi quý, sợ tiếng cãi cọ om sòm, Phương xin phép sang nhà mình mời Lìn” [2.561]
Thuần thì lại chọn cách ứng xử khác:
“Thuần hoảng sợ, đứng dậy và đi nhanh ra cửa. Anh nghĩ, tránh voi chẳng xấu mặt nào” [2.710]
Còn với Kim, một thợ chụp ảnh không chuyên với tính gian giảo, dối trá thì đƣợc tác giả miêu tả:
“Vậy là Kim len lỏi vào nông thôn, sống đời lang thang, tìm nhiều thú vui trong cuộc sống nay đây mai đó. Ảnh chụp thì liệu xem mặt đá đít” [2.633]
Kim kết nghĩa anh em với Thuần nhƣng lại có quan hệ bất chính với vợ Thuần mà Thuần không hề hay biết. Hậu quả của thói cả tin ấy thật đúng nhƣ câu:
“Tin quạ mất trứng, tin bạn mất vợ” [2.672]
Bất cứ ai trong cuộc đời cũng có nguồn cội, gốc rễ của mình Như chim
có tổ như người có tông. Chính điều đó là nền tảng để vợ Kim tin rằng, dù có đi nơi đâu thì cuối cùng anh ta cũng sẽ phải quay trở về ngôi nhà, tổ ấm của mình:
“Kim cũng phải có nhà có cửa như chim có tổ, không lẽ đi được mãi?”
[2.678]
Có thể nói, mật độ xuất hiện của những thành ngữ, tục ngữ trong tiểu thuyết Triều Ân khá dày đặc. Những thành ngữ, tục ngữ ấy đƣợc đƣa vào tác phẩm không hề có sự khiên cƣỡng, gò bó mà ngƣợc lại, vô cùng tự nhiên, linh hoạt. Dƣờng nhƣ trong đầu tác giả chứa sẵn cả một kho tàng tục ngữ, thành ngữ phong phú, đồ sộ. Nhờ đó, mà bất cứ lúc nào, dù là ở ngôn ngữ đối thoại hay ngôn ngữ ngƣời trần thuật thì những câu tục ngữ, thành ngữ luôn đƣợc đặt vào vị trí thích hợp nhất giúp câu văn càng trở nên gần gũi với cách cảm, cách nghĩ của quần chúng nhân dân mà không kém phần hàm súc, cô đọng. Qua đó, ta thấy đƣợc sự lao động nghiêm túc của ngƣời viết qua từng câu chữ. Nhà văn đã vận dụng sáng tạo ngôn ngữ trong kho tàng tục ngữ, thành ngữ của nhân dân vào tác phẩm của mình giúp cho tác phậm đậm tính dân tộc. Đồng thời, khẳng định sức sống lâu bền của nền văn học dân gian trong sự phát triển chung của nền văn học dân tộc.