Vài nét về con người và sự nghiệp sáng tác của tác giả Hoàng Triều Ân

Một phần của tài liệu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết triều ân (Trang 32 - 34)

tộc nào trên thế giới cũng đều có một vốn văn hoá, văn học dân gian nhất định. Sáng tác của họ ít nhiều đều mang chứa hồn cốt bản sắc văn hoá ấy. Bằng tài năng, tâm huyết của mình, trong khi tiếp xúc, tiếp thu và sử dụng truyền thống nghệ thuật dân gian, các nhà văn không chỉ sử dụng chất liệu (thành ngữ, tục ngữ) mà còn cảm nhận và thấu hiểu đƣợc lối suy nghĩ, cách cảm xúc, những phong tục, tín ngƣỡng, thói quen gắn bó đặc biệt với ngƣời dân lao động.

Văn học dân gian xuất hiện từ rất sớm. Ngƣời ta đã bàn tới vai trò “ngọn nguồn”, “bầu sữa mẹ” nuôi dƣỡng nền văn học dân tộc. Dù phƣơng Tây hay phƣơng Đông, nền văn học của bất cứ dân tộc nào cũng phải sinh ra và lớn lên trên cái nôi của văn học truyền thống. Dù cho văn học viết của một dân tộc đã chiếm ƣu thế trong sinh hoạt văn hoá và tinh thần của số đông thì nó cũng không làm cho văn học dân gian mai một. Trái lại, nó sẽ góp phần đáng kể cho văn học dân gian thêm mới mẻ.

Văn học dân gian và văn học viết là hai loại khác nhau của nghệ thuật ngôn từ nhƣng đều có chung một đối tƣợng phản ánh là hiện thực xã hội và lịch sử. Vì vậy mối quan hệ tƣơng tác là một yếu tố khách quan trong đời sống và phát triển của hai loại hình nghệ thuật này. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết không chỉ là hiện tƣợng vốn có từ lâu mà còn là hiện tƣợng đang diễn ra trong cuộc sống mới hiện nay.

1.3 Vài nét về con người và sự nghiệp sáng tác của tác giả Hoàng Triều Ân Triều Ân

1.3.1 Con người

Triều Ân họ Hoàng, ngƣời dân tộc Tày. Ông sinh năm 1931 tại Bản Nƣa – Lam Sơn, xã Hồng Việt, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. Quê hƣơng Hoà An nói riêng và Việt Bắc nói chung là nơi có truyền thống văn hoá, văn học dân

gian lâu đời, chủ yếu là văn hoá dân gian Tày – Nùng, có trình độ phát triển khá cao về nghệ thuật, khá đồng bộ và phong phú về loại hình. Ở loại hình tự sự dân gian, ngƣời Tày – Nùng để lại một di sản phong phú đủ mọi thể loại: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cƣời, truyện ngụ ngôn, truyện thơ... Những câu chuyện dân gian cùng những điệu sli, lƣợn ngọt ngào của quê hƣơng chính là chất phù sa đã nuôi dƣỡng, bồi đắp tâm hồn nhà văn từ thuở ấu thơ.

Triều Ân xuất thân trong một gia đình Nho học, giàu truyền thống yêu nƣớc và văn chƣơng. Ông nội là Hoàng Đức Mỹ (1836 - 1919) đỗ cử nhân năm Giáp Tý – 1964, từng làm tri phủ Từ Sơn, Bắc Ninh, làm Tán tƣơng quân vụ trong đạo quân của lãnh binh Lƣơng Tuấn Tú đánh Pháp tại mặt trận Bắc Ninh. Cụ là nhà nho uyên thâm, để lại nhiều bài thơ chữ Hán. Thân sinh là Hoàng Đức Triều, bí danh An Định (1899 - 1986), là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam từ 1932, Huyện uỷ viên Thạch Lâm (1936 - 1937), bị đế quốc bắt đi đày ở Sơn La (1940 - 1943)…Trƣớc ngày nghỉ hƣu là Phó chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện Hoà An, cao bằng, đƣợc công nhận là cán bộ lão thành cách mạng. Cụ nổi tiếng với tài thơ phú chữ Việt, chữ Hán từ năm 1925. Cụ cùng lớp nhà thơ cao tuổi làm thơ xây dựng nếp sống văn hoá mới, ca ngợi chế độ, quê hƣơng. Hai anh trai của Triều Ân là Hoàng Đức Quyết và Hoàng Tuấn Nam cũng đều đƣợc công nhận là cán bộ lão thành cách mạng và thƣờng xuyên sáng tác, nghiên cứu, sƣu tầm văn học, văn hoá dân tộc.

Ngay từ nhỏ, Triều Ân đã đƣợc học chữ nho tại nhà. Sau đó theo học 6 năm tại trƣờng Pháp Việt. Sống ở quê hƣơng, trong gia đình giàu truyền thống yêu nƣớc và cách mạng nên ông đã sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1943 khi mới 12 tuổi ông đã tham gia hoạt động cách mạng với nhiệm vụ liên lạc tại cơ quan Tỉnh uỷ và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao. Từ năm 1953 ông đƣợc Đảng gửi sang Trung Quốc học trƣờng Dục Tài – Nam Ninh (Trung

Quốc). Tháng 6.1956 ông tốt nghiệp về nƣớc làm giáo viên trƣờng phổ thông cấp II, tham gia nghiên cứu văn tự dân tộc Tày (Uỷ ban hành chính khu Việt Bắc), sau đó ông lại đƣợc cử đi học trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, khoá 1960 – 1963. Ông vào đảng năm 1963 tại Đại học Sƣ phạm. Tốt nghiệp, ông trở về Cao Bằng dạy học (trƣờng phổ thông trung học và Trung cấp Sƣ phạm tỉnh). Trong vai trò làm thầy, với thời gian giảng dạy 30 năm, Triều Ân đã có những cống hiến không ít trong sự nghiệp trồng ngƣời. Học trò của ông có mặt ở mọi miền đất nƣớc và đã có không ít ngƣời thành đạt.

Năm 1985 ông đƣợc tổ chức điều động về xây dựng, thành lập và lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cao Bằng cho đến khi về hƣu. Trong gần chục năm là lãnh đạo hội, ông đã có nhiều đóng góp quý báu nhằm củng cố, xây dựng hội ngày càng phát triển và trƣởng thành.

Có thể nói, Triều Ân là một ngƣời luôn luôn có ý thức tìm tòi sáng tạo, học hỏi để trau dồi kiến thức. Với bản chất thông minh trời phú cùng sự am hiểu sâu sắc văn hoá văn học dân gian của dân tộc cũng nhƣ sự gắn bó sâu nặng với con ngƣời, với quê hƣơng Việt Bắc, ông đã cống hiến và làm phong phú cho nền văn hoá văn học nƣớc nhà một khối lƣợng tác phẩm khá đồ sộ trên nhiều thể loại. Đặc biệt, những tác phẩm của ông đã đƣa những trang viết chân thực, sinh động về miền núi đến với bạn đọc cả nƣớc, đồng thời góp phần giáo dục những ngƣời con miền núi thêm yêu, gắn bó và tự hào về di sản văn hoá của dân tộc mình.

Đến nay, tuy tuổi đã gần 80 nhƣng sức sáng tạo, sức làm việc của Triều Ân vẫn rất dồi dào, phong phú. Ông vẫn từng ngày miệt mài trên từng con chữ với mong ƣớc tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp văn học nƣớc nhà.

Một phần của tài liệu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết triều ân (Trang 32 - 34)