Nhƣ đã trình bày ở trên, nhân vật trong loại hình tự sự dân gian là những con ngƣời có phẩm chất bất biến, không có cá tính riêng, chỉ mang tính đại
định. Nhân vật trong loại hình tự sự dân gian, đặc biệt là cổ tích thƣờng đƣợc chia làm hai tuyến rõ ràng: Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Mỗi tuyến nhân vật đều có tính cách bất biến, cố định. Nhân vật chính diện đại diện cho cái đẹp, đó là cái đẹp hoàn hảo từ hình thức bên ngoài đến phẩm chất bên trong, ngƣợc lại, nhân vật phản diện xấu đến tột cùng từ đầu đến cuối, ít có khả năng sám hối, phục thiện.
Cô Tấm (Tấm Cám) là cô gái hiền lành, xinh đẹp, chăm chỉ. Với những
phẩm chất ấy, cô đƣợc Bụt giúp đỡ và trở thành hoàng hậu. Sự ghen ghét đố kị cùng với bản tính độc ác sẵn có khiến mẹ con Cám luôn luôn tìm cách hãm hại để giết Tấm. Nhƣng cái đẹp, cái thiện trong truyện cổ dân gian luôn có sức sống bất diệt. Mỗi lần Tấm chết đi lại là một lần hoá kiếp. Để rồi mỗi lần hoá kiếp, mẹ con Cám lại tiếp tục bày mƣu hãm hại hết lần này đến lần khác. Cuối cùng cô Tấm sau bao hoạn nạn lại sống dậy và trở nên xinh đẹp hơn xƣa, sống hạnh phúc bên hoàng tử.
Ta có thể thấy cô Tấm chính là nhân vật đại diện cho cái thiện, cho quan điểm đạo đức của nhân dân. Ở cô hội tụ đầy đủ những phẩm chất đáng quý cần có ở mỗi ngƣời mà cuộc sống vất vả, những âm mƣu độc ác không thể nào lay chuyển đƣợc. Ngƣợc lại, mẹ con Cám độc ác đến tột cùng suốt từ đầu đến cuối truyện. Khi Cám trở thành hoàng hậu thay thế cho Tấm thì sự tham lam, độc ác vẫn chƣa dừng lại bởi Tấm vẫn hiện về trong một sự hoá thân khác. Về chi tiết cuối cùng của truyện, có nhiều ý kiến cho rằng Tấm độc ác khi giết mẹ con Cám. Nhƣng chúng ta không thể xét nhân vật trong truyện cổ tích giống với nhân vật văn học viết, càng không thể so sánh với con ngƣời thật ở ngoài đƣợc. Bởi lẽ đƣợc thua trong truyện cổ tích không phải ở cá tính khôn dại mà ở thiện ác, công lý. Hành động giết mẹ con Cám chỉ là một hành động thực hiện lẽ công bằng cũng nhƣ ƣớc mơ ngàn đời của nhân dân: ở hiền
Trong truyện cổ tích, ta còn có thể gặp rất nhiều những nhân vật nhƣ Tấm: hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng, luôn bị kẻ xấu hãm hại, nhƣng cuối cùng
vẫn đƣợc hƣởng hạnh phúc. Chẳng hạn nhƣ Thạch Sanh (Thạch Sanh), ngƣời
em (Cây khế), anh nông dân (Cây tre trăm đốt)… Những nhân vật này đƣợc xây dựng dựa trên một ý niệm để minh hoạ cho một dạng, một kiểu ngƣời, cho nên có một hệ thống môtip những nhân vật giống nhau. Mặt khác, những nhân vật nhƣ Mẹ con Cám hay Lý Thông, một ngƣời anh có tính cách độc ác, xấu xa, thì đây là tính cách tiềm ẩn chứ không phải do môi trƣờng tạo nên.
Loại hình tự sự dân gian nói chung và thể loại truyện cổ tích nói chung
thƣờng sử dụng môtip. Môtip là “những thành tố, những bộ phận lớn hoặc
nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian”
[25.197]. Khái niệm môtip là một công cụ rất cần thiết và hữu ích đối với những ngƣời làm công tác sƣu tầm, nghiên cứu văn nghệ dân gian. Nhận thức
rõ đƣợc điều này, nhiều tác giả đã nghiên cứu môtip và cuốn sách Truyện kể
dân gian đọc bằng type và motif ra đời. Trong sách, tác giả đã liệt kê những môtip thƣờng gặp ở truyện cổ dân gian. Đến tiểu thuyết Triều Ân, chúng ta lại bắt gặp một số môtip ấy trong cách xây dựng nhân vật của nhà văn. Chính điều này góp phần làm cho tác phẩm của Triều Ân luôn phảng phất bóng dáng những câu chuyện cổ.
Trong tiểu thuyết Triều Ân, nhân vật đƣợc xây dựng theo nhiều cách khác nhau. Có những nhân vật đƣợc xây dựng mang đặc điểm của văn học hiện đại, đó là những nhân vật có nội tâm phong phú, phức tạp, trong đó tính cách nhân vật có quan hệ biện chứng với hoàn cảnh. Bên cạnh đó, có những nhân vật đƣợc nhà văn xây dựng theo mô hình hoá cấu trúc loại ngƣời, bộc lộ thiên hƣớng tƣ tƣởng rõ nét. Cách xây dựng nhân vật này có ảnh hƣởng sâu
trƣớc hết ở chỗ, các nhân vật đƣợc xây dựng theo tính chất tuyến tốt - xấu, thiện – ác. Mỗi tuyến đƣợc phân định rõ ràng, rành mạch. Nhân vật chính diện đƣợc tác giả khẳng định, đề cao thể hiện lý tƣởng của tác giả và thời đại. Ngƣợc lại, nhân vật phản diện nằm trong sự phê phán, phủ định vì đó là nhân vật xấu xa, trái với đạo lý xã hội, nó đối lập về tính cách so với nhân vật chính diện.