Triều Ân bắt đầu sự nghiệp văn học của mình bằng sáng tác thơ, ông là một nhà thơ miền núi ít nhiều có phong cách riêng. Ông nổi tiếng với những
tập: Nắng ngàn, Hoa và nắng, Bốn mùa hoa. Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX ông đã đoạt đƣợc nhiều giải thƣởng thơ. Riêng năm 1961 khi mới 30
tuổi, Triều Ân đã giành đƣợc 3 giải thƣởng thơ với những tác phẩm: Quê ta,
anh biết chăng? (giải Nhì - Tạp chí Văn nghệ), Suối cát (giải Nhì – Báo
Ngƣời giáo viên nhân dân), Làng tiên lục (giải Nhì - Tạp chí Văn nghệ Việt
Bắc.) Với 8 tập thơ tiếng Việt, 1 tập thơ tiếng Tày, Triều Ân đã khẳng định đƣợc vị trí của mình trong nền thơ chung của dân tộc. Với tấm lòng nồng hậu, ông say sƣa ca ngợi cuộc sống mới trên quê hƣơng Việt Bắc. Ông trân trọng đƣa vào thơ những hình ảnh đẹp trong cuộc sống – thành quả của quá trình cải tạo cách mạng gian khổ của các dân tộc miền núi.
Điểm qua những bài thơ của Triều Ân, ta gặp những tên núi, tên sông,
tên ngƣời cụ thể và đó cũng là nhan đề của bài thơ: Suối Lê Nin, Hang Pác
Bó, Cửa ngõ A.T.K, Thác Bản Giốc, Hồ Núi Cốc, Hoàng Liên Sơn, Phan Xi Păng, Cô gái Tày nâng đàn tính ba dây, Tô Thị Rỉnh… Tất cả đã dựng lên bức tranh chân thực mà đẹp đẽ, sống động về thiên nhiên, cuộc sống và con ngƣời miền sơn cƣớc.
Hình ảnh trong thơ Triều Ân là những hình ảnh của thiên nhiên, cuộc sống, con ngƣời, văn hoá Tày làm thành cả một hệ thống: Hình ảnh hoa – ong, hình ảnh suối đèo ghềnh thác, hình ảnh shi, lƣợn, kèn lá, hình ảnh chim rừng… Tất cả đi vào thơ ông thật tự nhiên, gần gũi mà vẫn đậm chất lãng mạn, bay bổng. Và chất bay bổng lãng mạn ấy còn đƣợc thể hiện đậm nét trong mảng thơ tình của Triều Ân.
Có thể kể ra một số bài thơ tình tiêu biểu đƣợc nhiều bạn đọc yêu mến
nhƣ: Em đến với anh, Ấy tình yêu, Tình yêu, Mây thu, Nếu như…Xuyên suốt
các bài thơ ta đều thấy đƣợc trái tim yêu sôi nổi, đam mê và đầy mãnh liệt của một chàng trai. Giờ đây, khi đã ở tuổi gần 80 nhƣng Triều Ân vẫn làm thơ
tình và cái tình trong thơ tuy lắng sâu, không còn sôi nổi nhƣ thời trai trẻ nhƣng vẫn thật nồng nàn, tha thiết.
Triều Ân đi nhiều, viết về nhiều đề tài khác nhau với một tinh thần lao động nghệ thuật cần cù, nghiêm túc trên từng con chữ và đặc biệt là niềm say mê, những rung cảm mãnh liệt của tác giả đối với đất và ngƣời. Bất cứ một địa danh nào, một cảnh đẹp nào trên đất nƣớc cũng có thể đi vào thơ ông một cách tự nhiên, sống động. Hơn nữa ông luôn trăn trở trƣớc hiện thực sinh động đang diễn ra từng ngày trên quê hƣơng mình và những bài thơ về mảnh đất Cao Bằng bao giờ cũng là những bức tranh chân thực tƣơi tắn về thiên nhiên, cuộc sống của ngƣời dân miền núi. Và dù viết ở đề tài nào thì ngƣời đọc cũng tìm thấy trong thơ Triều Ân một tấm lòng tha thiết với quê hƣơng và cái tâm của ngƣời cầm bút.
Nhiều nhà văn dân tộc thiểu số rất thành công trong sáng tác thơ, ta có thể kể đến Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Y Phƣơng, Lò Ngân Sủn… nhƣng đối với văn xuôi thì tác giả thành danh không nhiều. Triều Ân là một trong số ngƣời hiếm hoi đó.
Triều Ân viết truyện ngắn từ năm 1959 khi quê hương đang rầm rộ xây
dựng hợp tác xã nông nghiệp, mở đầu cho một cuộc sống mới. Truyện ngắn
Câu chuyện cuộc đời đẹp nhƣ một bài ca ca ngợi cuộc sống mới, ở đó những cái hay cái dở, thuận lợi khó khăn trong cuộc sống với quan hệ sản xuất mới ở
nông thôn đều hiện lên trong tác phẩm. Với truyện ngắn Bên bờ suối tiên
đƣợc giải nhì cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Việt Bắc năm 1962,
ông đã bƣớc đầu khẳng định tài năng của mình ở thể loại này. Tiếp đó có thể
kể đến tên rất nhiều truyện ngắn của Triều Ân: Hai mẹ con, Bà mẹ Tày, Tiếng
khèn A Pá, Chặt cổ rồng, Người con trai Mèo, Hoa xoè tán, Đường qua đèo Mây, Người thiếu phụ bản hoa đào…truyện thƣờng xoay quanh một nhân vật hay một sự kiện cụ thể và diễn biến mạch lạc, đơn giản theo dòng thời gian,
có kết thúc ngắn gọn, chân thực, hợp lý. Trong truyện cũng không có những mâu thuẫn, xung đột gay gắt, diễn biến truyện dần dần từng bƣớc một cách hợp lý. Cảm hứng trong truyện ngắn Triều Ân là ca ngợi những chàng trai, cô
gái miền núi trẻ, khoẻ, đáng yêu. Đó là A Pá “cao khoẻ như con trâu mộng,
nhanh như con sóc núi” biết thổi khèn, biết múa, biết đánh sảng, biết làm việc tốt, biết xung phong đi đánh Mỹ khi Tổ quốc cần (Tiếng khèn A Pá). Đó là
Mùa Seo Vàng và Hầu Thị Mỵ với tiếng hát say mê “Đêm hát cứ kéo dài.
Câu hát sắp hết, câu hát lại không hết”.
Đã có lần Triều Ân nói: “Xã hội cũng như con người ở miền núi phong
phú, hấp dẫn nhưng cũng nhiều phức tạp; có truyện dung lượng nhiều hơn, nên không chỉ viết truyện ngắn mà phải viết tiểu thuyết”.
Quả đúng nhƣ vậy, thơ hay truyện ngắn đều có những giới hạn của nó trong việc phản ánh hiện thực, chỉ có tiểu thuyết mới có thể dung nạp và truyền tải đƣợc chất sống ngồn ngộn của hiện thực cũng nhƣ thâm nhập sâu hơn vào mọi góc cạnh trong đời sống tinh thần con ngƣời.
Triều Ân là ngƣời am hiểu sâu sắc cuộc sống, con ngƣời và thiên nhiên miền núi quê mình. Đó là một thuận lợi cơ bản cho cây bút văn xuôi Triều Ân và cũng là điều đầu tiên tạo nên sức hút trong những trang viết của ông, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết. Trong khoảng chƣa đầy mƣời năm từ 1992 đến
2000, ông đã liên tiếp cho ra đời 3 tiểu thuyết: Nắng vàng bản Dao (1992),
Nơi ấy biên thuỳ (1994), Dặm ngàn dong ruổi (2000).
Trong tiểu thuyết của mình, Triều ân đã đƣa ngƣời đọc đến với cuộc sống của nhiều dân tộc ở nhiều địa bàn tỉnh Cao Bằng. Từ những bản làng, thị trấn của ngƣời Tày nơi vùng thấp đến những bản ngƣời Dao, ngƣời Mông trên những triền núi cao, từ thị xã đến biên thuỳ xa xôi. Một nhà dân tộc học hay một bạn đọc bình thƣờng đều có thể tìm thấy trong truyện của Triều Ân vô số những nét phong tục văn hoá sống động và cụ thể của nhiều dân tộc . Từ trang
phục của đồng bào Dao Tiền với tấm khăn xì miên trắng trên đầu các cô gái và những vòng hạt cƣờm nơi cổ các chàng trai, và cũng chỉ Triều Ân mới nói đƣợc vẻ đẹp của những bộ quần áo chàm mới nhuộm của những chàng trai, cô gái trong ngày lễ hội.
Không những thế, tiểu thuyết Triều Ân còn đem đến cho ngƣời đọc vốn kiến thức văn hóa phong phú, mới lạ về tập quán, tín ngƣỡng của đồng bào dân tộc. Chẳng hạn nhƣ trong ngày cƣới của ngƣời Dao, cô dâu không đƣợc mặc áo màu trắng vì theo họ màu trắng là biểu hiện của sự tang tóc, nếu cô dâu mặc áo màu trắng thì không đƣợc vào cửa giữa mà phải vào cửa sau. Còn ngày đầy tháng của trẻ thì phải có một ngƣời mạnh khoẻ cõng cháu đi bán bánh sừng bò (gọi là “bán xúi”) để xua đi những điều không may, đem lại sự an lành, hạnh phúc cho trẻ. Bên cạnh những phong tục đẹp còn những hủ tục. Đó là sự tôn thờ mù quáng đối với các thầy mo, bà then của đa phần đồng bào dân tộc ở nơi hẻo lánh. Khi gặp bất cứ điều gì không may trong cuộc sống nhƣ mất mùa, bệnh tật, có ngƣời chết…thì họ đều đổ tại ma quỷ, yêu tinh nên
mới sinh ra những tục kin chai, gọi hồn cổ hủ, lạc hậu. Chính nó đã làm bao
ngƣời phải đau khổ, nhất là ngƣời phụ nữ. Với nhãn quan hiện thực và cảm
hứng nhân văn, Triều ân đã tạo dựng dƣợc nhiều nhân vật nữ có số phận riêng, ít nhiều tạo đƣợc sức ám ảnh cho ngƣời đọc. Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Triều Ân thƣờng có số phận lỡ dở, có cuộc đời chìm nổi, nhiều mất
mát hơn là hạnh phúc. Đó là Ngọc Lan (Nắng vàng bản Dao) bị mẹ chồng
hắt hủi, hành hạ rồi sớm chịu cảnh goá bụa cô đơn. Đó là Dị Xuỳn (Nơi ấy
biên thuỳ) bị ép làm dâu nhà giàu mà phải sống kiếp nô lệ. Đó là Ngọc Thị
Lơ, Mùi Tàn (Dặm ngàn dong ruổi) vì hoàn cảnh mà không đƣợc sống với
ngƣời mình yêu… Nhƣng dù số phận có trắc trở, có nghiệt ngã đến đâu thì Triều Ân, với tinh thần nhân đạo đậm chất dân gian luôn tìm ra cho nhân vật của mình một hy vọng, một lối thoát, một kết thúc có hậu.
Sự nghiệp văn chƣơng của Triều Ân không chỉ bó hẹp trong phạm vi sáng tác mà ông còn sƣu tầm, nghiên cứu văn học. Ở lĩnh vực này ông đã có
18 đầu sách. Đó là: Hoàng Đức Hậu một đời thơ (sƣu tầm – nghiên cứu,
1994), Truyện thơ Nôm Tày (sƣu tầm – nghiên cứu, 1994), Tục cưới xin của
người Tày (nghiên cứu, 1995) Then Tày những khúc hát (sƣu tầm – nghiên
cứu, 2000), Chữ Nôm Tày và truyện thơ (sƣu tầm – nghiên cứu, 2003), Ba
áng thơ Nôm Tày và thể loại (nghiên cứu, 2004), Trường ca Nông Văn Vân khởi nghĩa (sƣu tầm - dịch, 2005), Văn học chữ Hán dân tộc Tày (khảo cứu và
dịch chú, 2006)… Trong số đó, có những cuốn sách đƣợc các nhà nghiên cứu
trong nƣớc đánh giá rất cao nhƣ cuốn Chữ Nôm Tày và truyện thơ, Từ điển
chữ Nôm Tày, Văn học chữ Hán dân tộc Tày. Đây là một đóng góp lớn trong việc nghiên cứu ngôn ngữ cổ của dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam nói riêng và chuyên ngành Hán Nôm học Việt Nam nói chung. Qua việc khảo cứu văn bản, dịch và chú thích thơ chữ Hán của các tác giả ngƣời Tày, ta thấy Triều Ân không chỉ là một nhà thơ, một nhà văn mà còn là một nhà khoa học uyên bác. Uyên bác thể hiện trong từng chú thích các điển cố và uyên bác trong cách lý giải, nhận định từng vấn đề trong lĩnh vực khoa học khó khăn này. Một đặc điểm quan trọng của Triều Ân là ông không chỉ làm công việc sƣu tầm mà sƣu tầm luôn đi đôi với nghiên cứu. Dù đối với văn học dân gian truyền miệng hay văn học thành văn hoặc văn chƣơng bác học ông đều làm nhƣ vậy. Ông luôn ghi chép và chú giải tỉ mỉ những vấn đề khó hiểu. Đó là một ngƣời làm việc nghiêm túc và khoa học, có khả năng tìm hiểu nhiều vấn đề, từ văn học cho đến văn hoá đem lại nhiều điều có ích cho việc tìm hiểu văn học dân gian và văn học cổ của dân tộc Tày.
Những công trình sƣu tầm, nghiên cứu của Triều Ân là những cống hiến vô giá không những cho văn hoá dân tộc ông mà cho cả văn hoá dân tộc nƣớc nhà. Ông xứng đáng là nhà văn hoá dân tộc Tày.
Tiểu kết:
Chƣơng này đã trình bày khái quát những vấn đề lý thuyết cơ bản làm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho luận văn để giải quyết những vấn đề ở chƣơng 2 và 3. Đó là lý thuyết về tự sự học và tự sự dân gian, mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết. Bên cạnh đó, luận văn cũng điểm qua vài nét về con ngƣời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Triều Ân.
Những vấn đề lý thuyết trên cho chúng ta thấy lý luận tự sự đã thay thế cho lý luận về tiểu thuyết và trở thành một vấn đề chủ yếu của nghiên cứu văn học. Nó mở ra khả năng nghiên cứu truyền thống tự sự trong mỗi nền văn học. Khi chúng ta đi nghiên cứu văn bản truyện dân gian với góc độ tự sự học hiện đại thì điều đó không giới hạn trong việc cảm nhận lí giải, thƣởng thức tác phẩm mà thông qua cấu trúc tác phẩm tự sự dân gian còn làm nổi bật những nét riêng biệt của bản sắc văn hoá dân tộc. Trong quá trình hình thành, phát triển của một nền văn học, văn học dân gian và văn học viết thƣờng xuyên có sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, sáng tác dân gian luôn là cơ sở, là nền tảng cho những sáng tạo của văn học viết. Ảnh hƣởng của văn học dân gian đến văn học viết diễn ra trên quy mô rộng lớn, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả nội dung, ý nghĩa và phƣơng thức biểu hiện. Đặc biệt, văn xuôi Việt Nam từ trung đại đến hiện đại đều chịu sự ảnh hƣởng của loại hình tự sự dân gian từ cách tổ chức cốt truyện, xây dựng nhân vật đến không gian, thời gian nghệ thuật. Nó nhƣ một mạch nguồn sáng tạo dồi dào khơi dậy cảm hứng sáng tạo trong mỗi nhà văn cũng nhƣ đem đến cho nền văn học nƣớc nhà những tác phẩm dù mới mẻ nhƣng vẫn neo đậu vào những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của cha ông. Riêng với mảng văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam, các tác giả đã chịu ảnh hƣởng rất sâu sắc thi pháp văn học dân gian. Họ đã thổi vào tác phẩm của mình một hồn cốt riêng mang đậm sắc thái dân gian và bản sắc dân tộc.
Triều Ân sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, nơi quê hƣơng Cao Bằng vốn là cái nôi của văn hoá Tày – Nùng. Ngay từ nhỏ, ông đã đƣợc đắm mình trong suối nguồn văn hoá văn học dân gian của dân tộc. Đó chính là chất xúc tác cùng với tài năng, tâm huyết của nhà văn góp phần sáng tạo nên những tác phẩm mang đậm hơi thở của cuộc sống miền núi, nói lên tiếng nói khát vọng, tâm tƣ tình cảm của dân tộc mình và làm phong phú cho nền văn học thiểu số nói riêng và nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung.
Chương 2.