Trong sáng tác của các nhà văn ngƣời dân tộc thiểu số, ta thƣờng thấy ở đó sự ảnh hƣởng rõ nét của thi pháp văn học dân gian. Nhƣng biểu hiện của sự ảnh hƣởng ấy trong mỗi tác phẩm của các nhà văn lại luôn có sự khác biệt. Nếu nhà văn Vi Hồng thƣờng sáng tác những truyện ngắn có cốt truyện mang
hình thức mô phỏng, phát triển truyện cổ dân gian nhƣ truyện Sự tích hang
cứu tôi với, Thạp vàng, Ông tiên, thì Triều Ân lại đi theo một lối khác. Cốt truyện của ông không chỉ đƣợc tổ chức theo trật tự thời gian tuyến tính, mà đặc biệt hơn, trong cốt truyện đang kể lại đƣợc đan xen bởi một cốt truyện cổ dân gian khác. Điều đó làm cho tác phẩm nhuốm màu sắc kỳ ảo nhƣ trong thế giới truyện cổ tích.
Triều Ân ngoài vai trò là một nhà văn, ông còn là nhà sƣu tầm - nghiên cứu văn học dân gian. Vốn tri thức về văn hoá văn học dân gian của ông vô cùng phong phú. Và tác giả đã đƣa vốn tri thức ấy gài lồng vào những trang tiểu thuyết của mình. Điều đó không những khiến cho tác phẩm mang đậm
chất dân gian, mà còn khiến cho ngƣời đọc đƣợc khám phá, mở rộng thêm những kiến thức vô cùng thú vị về vốn văn hoá văn học của dân tộc.
Trong tiểu thuyết Nắng vàng bản Dao, đó là câu chuyện đƣợc kể bởi
Piao, chảng trai ngƣời dân tộc Dao về cái vòng cƣờm của mình. Dân tộc Dao là một dân tộc rất nghèo khó. Các cụ kể rằng, ngƣời Dao quen sống lang thang đi dọc sông dọc suối, chui rúc các khe tìm đất màu mỡ khai hoang làm ruộng nƣơng. Ngƣời ta hay gặp thuỷ quái hoặc ma quỷ sinh đau ốm chết. Các cụ tổ bèn nghĩ ra cách xâu các chuỗi cƣờm nhiều màu sắc gọi là “mè”, đem quấn quanh cổ. Quỷ quái từ bấy về sau thấy ngƣời Dao, chúng sợ mà chạy bởi chƣa thấy giống ngƣời lạ ấy bao giờ. Thế là ngƣời Dao thắng ma, không ốm nữa. Ngƣời ta đeo mãi chuỗi “mè”, càng đeo thì sức càng khoẻ. Bởi theo các cụ, quấn các chuỗi cƣờm vào cổ là giả làm họ hàng với thuồng luồng. Ngày xƣa ngƣời ta ra chợ, trai thuồng luồng thƣờng hiện lên tìm bạn gái hát giao duyên, nhƣng các vẩy thuồng luồng ở cổ không biến hoá đƣợc, trai thuồng luồng phải đeo các chuỗi cƣờm quấn quanh để che giấu.
Câu chuyện ấy hiện lên xuyên suốt tác phẩm, trong ý nghĩ của nhân vật
Ngọc Lan về Piao. Khi mới gặp nhau thì trong mắt Lan, “anh Piao đẹp trai
như thuồng luồng” [3.10] . Rồi cô đi tìm Piao giữa buổi chợ đông, khắc khoải
“Em tưởng anh đã biến hoá thành con thuồng luồng bỏ em để trốn về thuỷ phủ?” [3.20]. Bởi lẽ “người thì chưa đi nhưng hồn Lan đã bị chàng trai thuồng luồng bắt về bản Dao xa lắc” [3.19]. Nhƣng rồi, khi Piao không dám chống lại những hủ tục mê tín, lạc hậu, vô tình đẩy Lan và các con vào tình
cảnh éo le thì Lan bẽ bàng nhận ra “Nào ngờ chàng trai thuồng luồng của
Lan chỉ là con giun đất mềm nhũn, trước những sự việc phải trái cũng không phát biểu theo chân lý” [3.11]. Ta thấy, cách cảm cách nghĩ ấy của Lan rất phù hợp với tƣ duy của ngƣời dân tộc thiểu số, khi họ còn có niềm tin mạnh
tham gia của nó vào đời sống tinh thần của đồng bào miền núi cao. Chính điều này làm cho nhân vật, trở nên gần gũi với đời sống, tuy vẫ mang dáng dấp của nhân vật trong các câu chuyện cổ dân gian.
Nhƣ vậy, câu chuyện kể về sự tích chuỗi “mè” cuốn quanh cổ các chàng trai cô gái ngƣời Dao tuy chỉ là một chi tiết nhỏ, nhƣng nó góp phần tham gia vào diễn biến cốt truyện trong toàn bộ tác phẩm, cũng nhƣ diễn biến tâm lý của nhân vật chính.
Trong cốt truyện tiểu thuyết Nơi ấy biên thuỳ thì lại đƣợc đan xen một
cốt truyện cổ khác, do bà mẹ kể cho con gái nghe về sự tích cái giếng phun Bó Pu. Sự tích ấy giải thích tại sao trai gái hai làng gần nhau khi lấy nhau lại không dám đi con đƣờng vốn có xƣa nay.
Chị làng dƣới lấy anh con trai làng trên. Khi qua gần cái giếng phun, chị khát nƣớc và đi uống nƣớc. Khá lâu không thấy chị về, mọi ngƣời đi tìm. Tới giếng nƣớc, giếng vắng tanh. Mọi ngƣời sợ hãi cất tiếng gọi nhƣng không có tiếng nào đáp lại. Có ngƣời phát hiện thấy sợi chỉ trắng nằm dài trên mặt đất. Mọi ngƣời lần theo thấy sợi chỉ đi xuống giếng nƣớc. đoàn ngƣời đi tìm, nƣớc rẽ lối ngƣời đi. Cuối cùng họ thấy một toà nhà nguy nga tráng lệ. đi vào, họ thấy cô dâu đang van xin chàng trai ngồi đối diện để trở về. Mọi ngƣời cũng lên tiếng xin giúp nhƣng chàng trai nói: Ta yêu nàng và lấy nàng làm vợ vì nàng đẹp đôi với ta. Nếu nàng không ƣng thuận, ta sẽ cho khép nƣớc, mọi ngƣời hết lối về. Ta tuy là con vua thuồng luồng, thân rắn, đầu đội mũ có mào đỏ nhƣ mào gà; nhƣng cái oai phong bên ngoài chỉ để tự vệ lúc lên trần thế, họ sợ ta mà thôi. Khi mọi ngƣời ăn ở tốt với nhau, ta lại biến hoá thành ngƣời bình thƣờng chứ sao? Đoàn đón dâu sợ hãi dắt díu nhau về. Từ đó, làng trên làng dƣới muốn lấy nhau phải mở con đƣờng vƣợt đèo dốc núi đá để đi trong ngày đón dâu. Không ai dám đi con đƣờng cạnh giếng Bó Pu nữa.
Câu chuyện cổ ấy cứ ám ảnh trong suy nghĩ của nhân vật Niêm kể từ khi gặp Tháo, một gã con nhà giàu định cƣớp Niêm về làm vợ, trong khi cô đã có
ngƣời yêu là Triển. “Chị thổ lộ với mẹ rằng yêu nhau đã thề nguyện mà
không giữ lời thì thà chết còn hơn, tìm đến Bó Pu còn hơn” [4.152]. Hôm nhà
Tháo đến ăn hỏi “Chị thoáng nhớ đến câu chuyện cổ tích Bó Pu mẹ kể. Trong
hoàn cảnh cụ thể này, Niêm lại thấy chàng trai thuồng luồng là đáng ghét bởi anh ta cả gan nỡ đón đường cướp vợ người khác…Tháo ơi anh có khác gì chàng trai thuồng luồng?” [4.154].
Có khi lại là một câu chuyện cổ gắn với trò chơi của các cô bé cậu bé thuở ấu thơ. Khi Niêm bƣớc chân lên mảnh đất quê hƣơng đã ghi dấu tuổi thơ của mình, thì ký ức lại bỗng nhiên ùa về. Cô nhớ nhƣ ở nơi đây, mình đã cùng chúng bạn chơi trò đá cầu hay “trốn Dả Dỉn”. Mà câu chuyện cổ Dả Dỉn ấy, có ai đó đã kể cho cô nghe. Dả Dỉn là một mụ nữ quái luôn gây tai hoạ cho con ngƣời. Mụ có lắm phép thuật và bảo bối là chiếc gậy dùng gốc chỉ thì ngƣời chết, dùng ngọn chỉ thì sống lại, chỉ mặt trời thì mặt trời cũng tắt… Câu chuyện dẫn dắt Niêm dần dần nhớ ra một cách chi tiết, tỉ mỉ trò chơi cô đã từng chơi cùng chúng bạn ở chính nơi này. Lũ trẻ cầm áo nhau thành hàng dài. Một ngƣời đƣợc cử ra làm Dả Dỉn. Mụ chỉ đuổi bắt ngƣời em út ở cuối hàng. Cả hàng dài chuyển động để bảo vệ…Trò chơi thôi nhƣng có lần Niêm đóng vai em út phải khiếp sợ, đêm ngủ còn thét lên. Mẹ Niêm phải dỗ.
Nhờ những ký ức tuổi thơ hiện về mà Niêm đã tìm đƣợc ngƣời mẹ đã sinh ra mình, nhận ra đây chính là quê hƣơng nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Điều kỳ diệu ấy có đƣợc nhờ ấn tƣợng sâu sắc về trò chơi Dả Dỉn. Vì trò chơi ấy lại gắn với một câu chuyện cổ. Mà có cô bé cậu bé nào lại không từng thích thú khi đƣợc nghe mẹ, nghe bà kể chuyện, những câu chuyện dân gian dễ nhớ và có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với trẻ nhỏ.
Có thể nói, Triều Ân đã am hiểu sâu sắc vốn văn hoá văn học dân gian, cũng nhƣ am hiểu sâu sắc tâm lý trẻ nhỏ. Nhờ đó, cốt truyện cổ mà tác giả gài lồng vào cốt truyện hiện đại đang diễn ra không hề bị gò bó, khiên cƣỡng mà ngƣợc lại đầy sức thuyết phục cũng nhƣ phù hợp với tâm lý nhân vật. Câu chuyện cổ ấy dẫn dắt Niêm trở về với tuổi thơ và trở về với cội nguồn gốc rễ của mình một cách tự nhiên, hợp lý.
Trong một tác phẩm văn xuôi hiện đại, Triều Ân lại đem đến cho ngƣời đọc cả những vốn hiểu biết về văn học dân gian. Sự gài lồng cốt truyện cổ trong cốt truyện hiện đại đƣợc ông sắp xếp khéo léo, khiến cho tác phẩm nhuốm đậm màu sắc dân gian, đồng thời góp phần làm cho câu chuyện đang đƣợc kể trở nên hấp dẫn, cuốn hút hơn. Dƣờng nhƣ một chi tiết, hình ảnh nhỏ nào với Triều Ân cũng gắn với một tích chuyện cổ nào đó. Từ chuỗi mè đeo trên cổ các chàng trai, cô gái ngƣời Dao; đến một địa danh của quê hƣơng nhƣ cái giếng phun Bó Pu hay trò chơi “trốn Dả Dỉn” của trẻ nhỏ.