NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Nhƣ chúng ta đã biết, văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nếu nhƣ ngôn ngữ tự nhiên (hay còn gọi là ngôn ngữ phi nghệ thuật) là hệ thống tín hiệu đầu tiên con ngƣời dùng để diễn đạt ý nghĩ, tình cảm đƣợc nảy sinh trong hoàn cảnh nhất định thì ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật đƣợc cấu tạo từ hệ thống tín hiệu thứ nhất có nhiệm vụ thể hiện tƣ tƣởng nghệ thuật của tác phẩm.
Ngôn ngữ nghệ thuật đƣợc hoàn thiện nhờ tài năng và khả năng lao động của nhà văn. Khác với ngôn ngữ văn hoá, ngôn ngữ nghệ thuật mang dấu ấn, màu sắc riêng của từng tác giả, phản ánh nét độc đáo không lặp lại của mỗi nhà văn. Những nhà văn lớn là những nhà văn có bút pháp riêng, phong cách riêng, ngôn ngữ riêng. Vai trò ngôn ngữ nghệ thuật của những nhà văn lớn quan trọng đến mức chính ngôn ngữ đân tộc luôn luôn gắn với tên tuổi các nhà văn và nó giữ vai trò trung tâm của ngôn ngữ dân tộc.
Ngôn ngữ nghệ thuật có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó là yếu tố “vật chất” duy nhất của tác phẩm văn học. Qua ngôn ngữ, ngƣời đọc khám phá thế giới hình tƣợng, tƣ tuởng, quan niệm… mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Bên cạnh đó, ngôn ngữ nghệ thuật lại chứa đựng cả thế giới mà nhà văn đã sáng tạo từ cảnh vật, con ngƣời đến cốt truyện, kết cấu, chủ đề…Trong mối quan hệ chặt chẽ ấy, ngôn ngữ nghệ thuật trở thành phƣơng thức tồn tại, phƣơng tiện biểu hiện của nội dung, đồng thời nó có thể biểu hiện trực tiếp và rõ nét phong cách và tài năng của nhà văn.
Bởi thế, các nhà văn trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật luôn có ý thức tìm tòi, gọt giũa ngôn ngữ sao cho phù hợp với nội dung cũng nhƣ
tƣ tƣởng của tác phẩm, đồng thời khẳng định dấu ấn riêng trong phong cách nhà văn. Bên cạnh một số tác giả luôn cách tân ngôn ngữ sao cho thật cầu kỳ, mới lạ thì lại có một số khác vẫn tiếp tục bắt nhịp vào dòng chảy truyền thống. Họ vận dụng ngôn ngữ dân gian một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo trong tác phẩm của mình. Việc sử dụng phong cách ngôn ngữ dân gian phụ thuộc vào sở trƣờng của mỗi nhà văn. Có nhà văn thiên về sử dụng ca dao, dân ca, ngƣời khác thì khai thác bút pháp kể chuyện, đối thoại… Họ đã tạo ra những tác phẩm vừa truyền thống vừa hiện đại, góp phần làm giàu có, phong phú kho tàng tiếng Việt. Triều Ân cũng là một trong số những tác giả vận dụng sáng tạo ngôn ngữ dân gian trong tác phẩm của mình. Chính điều đó đã đem lại sắc thái dân dã, mộc mạc những cũng rất tƣơi mới, đẹp đẽ cho tác phẩm. Qua đó, nó diễn tả cuộc sống sinh hoạt còn đậm chất dân gian của ngƣời dân miền núi.