Nhân vật chính diện

Một phần của tài liệu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết triều ân (Trang 55 - 61)

Nhân vật chính diện (hay còn gọi là nhân vật tích cực) là nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con người được nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm tư tưởng, một lý tưởng xã hội thẩm mĩ nhất định” [25.156]

Nhân vật chính diện trong tác phẩm của Triều Ân, mỗi ngƣời có một hoàn cảnh riêng, một cuộc sống riêng nhƣng họ lại một điểm chung giống nhau, đó là có phẩm chất tốt đẹp song lại bị số phận đƣa đẩy vào những tình cảnh éo le, chịu thiệt thòi. Triều Ân đã khắc hoạ một cách khách quan, sống động, rõ nét và ca ngợi vẻ đẹp của những ngƣời lao động miền núi. Đi sâu vào

thế giới nhân vật chính diện trong ba tác phẩm: Nắng vàng bản Dao, Nơi âý

biên thuỳ, Dặm ngàn dong ruổi, ta thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn họ: giàu lòng nhân ái, giàu tình nghĩa, chất phác, giản dị, chân thực.

Ngọc Lan trong tiểu thuyết Nắng vàng bản Dao là một cô giáo ngƣời

Tày, “mới hăm ba mùa xuân mà trông như thiếu phụ ba chục…cái già xồng

xộc đuổi theo sau” [3.6]. Tuy vậy, ở Lan vẫn còn lƣu giữ những vẻ đẹp của

một thời xuân sắc “Khuôn mặt trái xoan đã có ít nhiều đổi thay. Đôi gò má

nhô cao hơn, đôi mắt bồ câu lanh lợi lúng liếng xưa kia ẩn dưới hai hàng lông mày lá liễu nay đã nhuốm vẻ thẫn thờ mệt mỏi” [3.5]. Đó chính là một thông điệp cho ngƣời đọc có thể suy đoán ít nhiều về hoàn cảnh của cô gái

này. Chắc hẳn phải có một nguyên do éo le nào đó khiến cho cô gái trẻ trung, xinh đẹp trở nên tiều tuỵ, đáng thƣơng nhƣ vậy.

Những năm tháng ở trƣờng trung học sƣ phạm, cô đã yêu Ma Văn Tặng và lỡ làng có mang với hắn. Nhƣng Tặng đã chối bỏ trách nhiệm khiến Lan đau đớn, tủi nhục, sống khép mình và không còn niềm tin vào bất cứ chàng trai nào. Và rồi số phận đã ƣu ái cho cô gái bất hạnh ấy gặp và trở thành vợ

Piao – chàng trai ngƣời Dao “đẹp như trai thuồng luồng”. Cuộc đời Lan từ

đây tƣởng chừng sẽ tràn đầy hạnh phúc nhƣng ngày đi làm dâu của Lan lại là khởi đầu những chuỗi ngày đầy gian nan thử thách. Lan là ngƣời dân tộc Tày nên không dễ gì đƣợc mẹ chồng chấp nhận. Bởi bà quanh năm sống trên triền núi cao, bị vây quanh bởi bao nhiêu tập tục cổ hủ, bởi tƣ tƣởng mê tín dị đoan. Tác giả đã cho chúng ta thấy một hiện thực ở miền núi quê hƣơng ông, đó là sự xa cách, kỳ thị giữa hai dân tộc khác nhau với tín ngƣỡng và sự hiểu biết khác nhau. Quan trọng hơn, nhà văn muốn đặt nhân vật của mình vào hoàn cảnh éo le để những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của nhân vật càng có điều kiện bộc lộ và toả sáng.

Ngày cƣới, Lan không đƣợc phép vào cửa chính mà phải vào cửa sau, bởi cô đã phạm vào điều cấm kỵ của ngƣời Dao vì cô mặc áo màu trắng. Với ngƣời dân tộc Dao, họ vốn sợ màu trắng mang từ ngoài vào. Nhƣ vậy, bƣớc chân vào nhà chồng, Lan đã làm bà mẹ không hài lòng. Đây cũng là một

môtip thƣờng thấy trong truyện cổ, đó là môtip “liên quan đến điều cấm kỵ và

điều bắt buộc duy nhất” [20.31].

Sáng sớm đầu tiên ở nhà chồng, Lan mang thùng đi gánh nƣớc. Bà mẹ đã lén bỏ vào hai đáy thùng hai chiếc kim khâu để thử thách Lan xem cô có rửa thùng hay không. Cô không hề biết nên khi về cô không tránh khỏi đôi mắt

trâu mộng”. Chi tiết này gợi chúng ta liên tƣởng đến một môtip thƣờng gặp

trong truyện cổ tích: “môtip liên quan đến thử thách: thử thách để nhận diện,

thử thách trí thông minh, thử thách lòng dũng cảm và một số thử thách khác”

[20.31] . Ở trƣờng hợp này, mục đích của bà mẹ là thử thách để nhận biết sự

chăm chỉ, chịu khó của con dâu.

Mặc dù bà mẹ chồng luôn khắt khe nhƣng ngoài hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngƣời giáo viên, Lan vẫn nhẫn nại, chịu thƣơng chịu khó làm mọi công việc trong gia đình. Là một ngƣời có tri thức, Lan hiểu rằng những tƣ tƣởng cổ hủ mê tín của bà mẹ chồng cũng nhƣ của đồng bào dân tộc ngƣời Dao chính là yếu tố cản trở cuộc sống của họ, khiến cho họ mãi chìm trong tăm tối đói nghèo. Bằng tấm lòng thấu hiểu, cảm thông sâu sắc, Lan quyết tâm cùng chồng chống lại mê tín, tập tục lạc hậu. Khi Đảng uỷ xã vận động các gia đình

địa phƣơng thực hiện chủ trƣơng “nhà nhà đều xây dựng ba chuồng” [3.51]

để môi trƣờng sạch sẽ hơn, năng suất cây trồng cải thiện hơn thì Lan và Piao đã xung phong làm thí điểm tại nhà mình để bà con trong xã noi theo. Khi

thầy mo phán: “Lũ chó mèo gà vịt làng này đã thành tinh thành yêu qủy hết.

Phải “kin chai” con ma quỷ mới không hại đến bản” thì tất thảy cả làng giết hết chó mèo gà vịt trong nhà đang có để một thời gian sau mới nuôi gây lại. Lan đã lên gặp chủ tịch xã phản đối tục “kin chai” bởi nó phá hoại sản xuất nhƣng cũng không đạt kết quả gì. Cuối cùng Lan tự ý mang hết gà ở nhà lên trƣờng để trốn tục “kin chai”. Khi Piao ốm, ngày càng trở nên xanh xao vàng vọt, Lan không nghe lời mẹ tìm thầy mo, thầy cúng để chữa bệnh mà đƣa chồng lên bệnh viện đông y ở tỉnh chạy chữa. Piao khỏi bệnh trở về. Qua đó,

Lan vui mừng vì “Piao sẽ là bằng chứng khoa học thắng con ma”, hy vọng

mọi ngƣời sẽ dần dần hiểu và tin vào khoa học, xoá bỏ sự u mê đã ăn sâu vào tƣ tƣởng của họ bấy lâu.

Tất cả những chi tiết trên cho thấy ở Lan toát lên nhiều phẩm chất đáng quý: đảm đang, chăm chỉ, biết vun vén cho gia đình và giàu lòng yêu thƣơng. Cô gái trẻ ấy muốn đem tri thức, ánh sáng văn minh rọi đến giúp cho cuộc sống của ngƣời Dao sẽ ngày càng tiến bộ hơn.

Lan còn là một ngƣời có tấm lòng nhân hậu, vị tha. Khi “đi chợ bán xúi” trong lễ đầy tháng của con mình, Lan đã đƣợc bà mẹ dặn bán bánh cho cháu nhà ông Quải bởi bà vẫn nhớ thù xƣa nên muốn trút hết mọi điều không may cho nhà ông Quải (theo tục lệ ngƣời Dao, khi ngƣời mẹ sinh đẻ đầy tháng cữ sẽ địu con mang bánh “coóc mò” đi bán, ai nhận sẽ nhận mọi cái không may về họ). Nhƣng Lan đã không làm nhƣ vậy, cô không muốn cày sâu thêm mối thù giữa hai gia đình, cũng không muốn bất cứ ai gặp điều không may nên đã đem bánh treo trên cành cây cho thú rừng mổ. Lan chính là một mẫu mực cho vẻ đẹp của một ngƣời phụ nữ miền núi.

Chàng trai ngƣời dân tộc Dao Bàn Văn Piao - chồng Lan cũng đƣợc tác giả miêu tả với vẻ đẹp phi thƣờng từ ngoại hình đến tính cách. Vẻ đẹp cƣờng tráng, khoẻ khoắn của anh dƣờng nhƣ phảng phất bóng dáng của chàng Đam

Săn trong sử thi Tây Nguyên. “Anh đẹp trai lạ lỳ. Đôi mắt xếch với mấy chuỗi

cườm anh buộc quanh cổ để trang điểm càng khiến anh có cái dáng oai vệ và có sức khoẻ của các chàng trai phường săn ở núi cao” [3.7] ; “Anh đẹp trai lồng lộng. Anh thật thà chất phác. Anh dũng cảm…mọi việc gia đình hầu như anh cáng đáng cả nhưng ngô lúa thừa ăn, thịt thú rừng sấy khô chất đầy gác bếp” [3.8]. Trong mắt Lan, có lúc Piao lại giống nhƣ chàng hoàng tử đội lốt

thuồng luồng hiện lên từ câu chuyện cổ: “Em muốn được theo anh, dù anh là

con thuồng luồng thật biến hoá giả làm trai làng, lên chợ tìm em”; “Ngọc Lan vẫn thấy Tặng là con ma ám ảnh; thoắt lại thấy anh Piao, anh là trai thuồng luồng, cổ có quấn các chuỗi “mè” ngũ sắc”. [3.16]. Những chi tiết

này gợi cho ta liên tƣởng đến kiểu truyện ngƣời mang lốt trong thể loại truyện

cổ tích (Sọ Dừa, Lấy chồng rắn)

Trong tiểu thuyết Nơi ấy biên thuỳ, Triều Ân đã xây dựng hình ảnh của

một cô gái đẹp ngƣời đẹp nết với những phẩm chất đáng quý nhƣng lại cũng

có một số phận bất hạnh. Đó là Hà Thị Niêm, “một cô gái với tuổi xuân hơ

hớ… Dáng người đẹp chưa từng thấy. Đi gánh nước mà như đang múa trên sân khấu. Vẻ mặt đẹp xinh” [3.148]. Chính vẻ đẹp ấy đã khiến Tháo say mê và cƣớp cô về làm vợ. Không giống với Ngọc Lan, nỗi khổ của Niêm là phải lấy ngƣời mình không yêu mà trở thành kẻ phụ bạc với Triển - ngƣời yêu của

mình đang gặp nạn. Điều đó khiến cô vô cùng đau đớn, dằn vặt. “Chị thổ lộ

với mẹ rằng yêu nhau đã thề nguyện mà không giữ lời thì thà chết còn hơn…Niêm thở dài và nghĩ: Lành lặn yêu nhau, khi hoạn nạn cũng yêu nhau mới phải” [3.152 – 153]. Ta thấy ở Niêm không chỉ có một tình yêu chung thuỷ mà còn có một tấm lòng giàu tình nghĩa, không tham giàu phụ khó. Thế mà ngƣời con gái này phải về nhà chồng trong một tình cảnh hết sức đáng

thƣơng. “Hôm ấy người nhà họ Lê đón Niêm về làm dâu như ra chợ mua về

một con vật để nuôi” [4.167]. Từ đây, cô phải chịu kiếp sống đày ải ở nhà chồng. Tuy gia đình Tháo là gia đình giàu có nhƣng Niêm không hề đƣợc sung sƣớng mà phải làm lụng vất vả, chịu đựng đòn roi nhiếc mắng nhƣ ngƣời

ăn kẻ ở trong nhà. Cô hiện lên nhƣ cô bé lọ lem trong truyện cổ “Ông bà cần

nước nóng ngâm chân, Niêm cũng bưng đến. Ông bà nằm thò chân xuống giường, Niêm kì cọ. Trong buồng có tiếng gọi đấm lưng, Niêm chạy vào đấm lưng cho Tháo. Bà mẹ chồng cần nước sôi pha chè, Niêm chạy đến rót nước vào ấm chuyên rồi đặt ấm lên chậu than hồng. Khi nằm mỏi cần có cái gác chân, Tháo gọi Niêm vào nằm dưới chân cho Tháo gác” [4.169]

Triều Ân đã đem đến cho truyện một kết thúc có hậu. Niêm đƣợc giải phóng khỏi ngƣời chồng độc ác, vũ phu và nối lại mối duyên với Triển bằng một đám cƣới tràn đầy hạnh phúc. Hạnh phúc ấy ở Niêm có đƣợc còn bởi cô may mắn gặp đƣợc một ngƣời nhƣ Triển: sống có tình nghĩa, sẵn sàng hy sinh vì ngƣời mình yêu. Khi Niêm đã trở thành vợ Tháo, biết cô bị đối xử tàn tệ, bị đánh đập tàn nhẫn và bệnh tật ốm đau hành hạ, Triển đã đến thăm Niêm và tình cảm của hai ngƣời sau thời gian xa cách vẫn không hề phai nhạt. Về phần chồng Niêm, anh ta không hề có tình yêu với Niêm nên giờ đây, khi cô đã trở

thành một đoá “hoa héo lìa cành tàn tạ” [4.176] thì anh ta không cần đến cô

nữa “Nó nói rồi. Niêm muốn lấy ai nó cho đi, chỉ cần có tiền bạc để chuộc”

[4.176]. Nghe xong, Triển “nhớ những mối tình trong truyện cổ xưa… Có cặp

trai gái yêu nhau tha thiết, còn đương thời thanh xuân, nghèo hèn không lấy được nhau, họ lấy nhau khi goá bụa về già. Có cặp trai gái khi người yêu bị cưỡng đoạt do nhà giàu cướp đi, anh con trai đi học võ nghệ để rồi trở về đánh cướp lại người yêu, cả gan làm loạn giữa mường…” [4.177]. Và thế là, để giải phóng cho ngƣời yêu khỏi cuộc sống bất hạnh, để đƣợc sống bên nhau, ngƣời con trai với đôi chân tập tễnh ấy đã đi qua biết bao núi rừng lấy củi, hái mộc nhĩ, hái cây dƣợc liệu… và đi khai thác quặng măng gan ở Trà Lĩnh để lấy tiền chuộc Niêm. Những khu rừng, những quãng đƣờng anh đã qua đầy những gian nan thử thách. Anh đã vƣợt qua nó bằng một nghị lực phi thƣờng, một tình yêu tha thiết, một niềm tin mãnh liệt hƣớng về tƣơng lai. Để rồi cuối cùng, hạnh phúc đã đến với anh nhƣ một kết thúc có hậu trong truyện cổ.

Ngoài những nhân vật nhƣ Ngọc Lan, Piao, Niêm, Phón, Triều Ân còn xây dựng rất nhiều những nhân vật mang vẻ đẹp lý tƣởng trong tiểu thuyết của mình. Một cô giáo Nải thật thà, tình nghĩa. Một hiệu trƣởng Kim tận tuỵ với nghề, quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp. Một bác sĩ Phƣơng coi bệnh nhân

cứu và chữa bệnh cho đồng bào dân tộc. Một Trƣơng Ngọc Duỡng có hiếu, biết giúp đỡ những ngƣời bất hạnh và hết lòng vì gia đình. Và bà Lụa, bà Sủi, bà Mùi Tàn - những ngƣời mẹ nghèo suốt đời hy sinh vì chồng, vì con.

Một phần của tài liệu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết triều ân (Trang 55 - 61)