Xây dựng nhân vật có môtip nhân vật văn học dân gian 1 Kiểu nhân vật người mồ cô

Một phần của tài liệu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết triều ân (Trang 67 - 70)

2.2.2.1 Kiểu nhân vật người mồ côi

Trong kho tàng truyện cổ tích, kiểu nhân vật ngƣời mồ côi chiếm số

lƣợng khá lớn. Bên cạnh một số nhân vật có tên nhƣ Thịnh trong Chàng

Thịnh và nàng Hường, Cồ Hàn Tín trong Cồ Hàn Tín thì đa số các nhân đều không có tên và đƣợc gọi bằng cái tên chung là chàng Mồ côi hay cô gái Mồ

côi, chẳng hạn nhƣ truyện: Chàng mồ côi, Mồ côi lấy con vua. Hầu hết các

nhân vật chính diện trong truyện đều là những ngƣời mồ côi. Họ là những ngƣời thật thà, chăm chỉ, làm lụng vất vả quanh năm nhƣng vẫn không đủ ăn, đi ở cho nhà giàu thì bị ức hiếp tàn tệ và thƣờng đƣợc các lực lƣợng thần kỳ giúp đỡ, cuối cùng trở nên sung sƣớng, hạnh phúc. Những nhân vật này đƣợc nhân dân ta xây dựng lên để gửi gắm ƣớc mơ của mình về một xã hội công bằng, không có áp bức, bóc lột.

Trong tiểu thuyết Triều Ân, ta cũng thƣờng gặp kiểu nhân vật ngƣời mồ côi. Thế giới nhân vật mồ côi trong tác phẩm của ông khá phong phú. Có ngƣời mồ côi cha, có ngƣời mồ côi mẹ hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhà văn đã mƣợn mô típ dân gian để xây dựng nhân vật của mình, nhƣng không phải

để kể chuyện đời xƣa, cũng không phải để gửi gắm những niềm tin cổ tích mà để nói về hiện tại.

Nhân vật Ngọc Lan trong Nắng vàng bản Dao mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cô

ở với bà dì từ nhỏ. Lớn lên, cô học hành chăm chỉ và trở thành cô giáo vùng cao đem cái chữ đến cho đồng bào dân tộc. Rồi cô gái ngƣời Tày ở vùng thấp lấy chồng ngƣời Dao ở vùng cao. Tuy không phải đi ở cho nhà giàu nhƣ những kẻ mồ côi trong truyện cổ, nhƣng cuộc sống của Lan thực sự bất hạnh. Đó không phải nỗi bất hạnh vì lao động vất vả, vì đòn roi khắc nghiệt mà là nỗi bất hạnh về tinh thần khi bị mẹ chồng ghét bỏ, khi bị sống cô lập, không

có tình yêu thƣơng giữa gia đình nhà chồng “trơ trọi như con mồi đang bị săn

đuổi giữa rừng xa” [3.35]. Đó là một thực tế trong đời sống của đồng bào dân tộc, khi có sự khác biệt về kiến thức khoa học, tƣ tƣởng và sự khác biệt về phong tục tập quán giữa các dân tộc. Bởi vậy nên với Lan, để vƣợt qua mọi gian khổ trong cuộc sống, cô không thể chỉ biết khóc lóc và trông chờ sự trợ giúp thần kỳ mà phải tự vƣơn lên bằng sự kiên trì, ý chí và nghị lực của mình. Cô đã cố gắng khuyên chồng cùng mình đƣa những tri thức tiến bộ vào sản xuất, cố gắng bằng hành động và sự kiên trì của mình để đuổi con ma đã ăn sâu vào ý nghĩ của bà mẹ chồng bấy lâu. Tuy cuối cùng, kết cục với Lan không phải một cuộc sống hạnh phúc bên gia đình mà là một kết cục éo le: Chồng chết, con chết, mẹ chồng đòi kiện cô vì cho cô là yêu tinh đã giết con trai và cháu bà. Nhƣng điều lớn nhất mà Lan có đƣợc sau tất cả mọi đau khổ, bất hạnh là niềm tin vào tƣơng lai, là sức mạnh để cô cùng đứa con tiếp tục

sống và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống ấy “Lan sẽ làm tròn phận sự cô

giáo trên vùng cao, sẽ cùng các bạn đồng nghiệp làm cho nhà trường trở thành một trung tâm khoa học, như có lần Ngọc Lan đã nghĩ. Phải để ánh sáng khoa học rọi vào những khoảng trống tối tăm mê tín dị đoan, vào những

tập tục lac hậu, vào thói bảo thủ nhỏ nhen…Lan sẽ nuôi hai con lớn lên học hành đầy đủ vì Lan xác định gia đình Lan là ở đây” [3.131]

Không giống Lan, Lƣu (Dặm ngàn dong ruổi) là một cô gái ngƣời Dao

xinh đẹp. Cô mồ côi cha, ở với mẹ già tận bản Bua xa xôi. Nhƣng cô gái xinh đẹp ấy mắc phải bệnh hắc lào toàn thân, một thứ bệnh mà ở nơi ánh sáng của y học còn chƣa rọi tới, ngƣời ta không biết đó là bệnh gì và càng không biết cách chữa. Vậy nên tuổi trẻ tƣơi đẹp của cô trôi qua buồn tẻ quanh bốn góc nhà không dám đi chơi xuân tìm bạn, không đƣợc hoà vào những cuộc gieo đúm, hát giao duyên. Tất cả mọi ngƣời đều xa lánh và gọi Lƣu là con hủi, cả

Vừ, ngƣời yêu cô cũng vì thế mà bỏ rơi cô. “Những mùa đào cứ qua đi vô

tình, nước mắt Lưu đong được phải kể hàng thùng” [2.684]. Cô ao ƣớc có

một ngày nào đó, cơ thể mình lại lành lặn nhƣ xƣa. “Ngày ao ước nhiều thì

đêm nằm mơ. Lưu mơ ước một ông tiên có phép lạ, thổi khắp người Lưu, thổi đến đâu, da dẻ hồng hào lành lặn trở lại đến đó” [2.718]. Và rồi phép lạ cũng đã đến, không phải phép lạ của những ông Bụt, bà Tiên trong truyện cổ mà là con ngƣời bằng xƣơng bằng thịt với những kiến thức về y học dân tộc. Đó là sự hiện diện của Thuần ở bản Bua, ngƣời thầy thuốc đông y lặn lội đến các bản làng xa xôi để chữa bệnh. Thuần đã cố gắng vận dụng tất cả kiến thức mình có đƣợc để chữa bệnh cho Lƣu. Điều đó không phải dễ dàng vì con hắc là đã lan khắp cơ thể cô. Nhƣng với lòng yêu nghề, tận tuỵ với ngƣời bệnh, sau rất nhiều bài thuốc, Thuần đã thành công. Cơ thể Lƣu dần lành lặn trở lại, hồng hào, trắng trẻo nhƣ xƣa. Và không chỉ là sự hồi sinh trong cơ thể mà còn là sự hồi sinh về tâm hồn. Niềm vui trong Lƣu ngập tràn phơi phới, từ đây cô lại có thể đi chơi xuân tìm bạn, lại có thể hoà mình trong những cuộc gieo đúm, những câu hát giao duyên. Hạnh phúc hơn hết là cô thực sự đƣợc hồi sinh bởi một tình yêu vừa nhen nhóm với Thuần - ngƣời đàn ông cũng đã

từng trải qua những bất hạnh trong cuộc sống gia đình. Họ đã đến với nhau và hứa hẹn một tƣơng lai hạnh phúc.

Có thể nói Triều Ân đã tiếp thu có sáng tạo những giá trị nhân văn cao cả

Một phần của tài liệu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết triều ân (Trang 67 - 70)