Kiểu nhân vật đi tìm cha, mẹ

Một phần của tài liệu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết triều ân (Trang 76 - 82)

Trong truyện cổ tích, ta thƣờng thấy có môtip thất lạc, có thể là chị em thất lạc nhau hay bố mẹ thất lạc với con cái. Sau một thời gian dài đi tìm, họ gặp và nhờ một dấu hiệu nào đó nhận ra nhau.

Truyện Nàng Tô Thị là một truyện điển hình cho môtip đó. Tô Văn và

Tô Thị là hai anh em. Trong một lần chơi trò ném đá, chẳng may Tô Văn ném vào đầu em khiến Tô Thị chết ngất đi. Tô Văn tƣởng em chết, sợ quá liền bỏ nhà đi. Năm Tô Thị hai mƣơi tuổi, cô gặp và yêu một thanh niên tuấn tú. Rồi hai ngƣời lấy nhau và sinh đƣợc một cậu con trai. Một hôm ngƣời chồng về nhà lúc vợ đang gội đầu, anh thấy một chiếc sẹo to và hỏi chuyện, nhận ra đó là em gái mình. Đau đớn và buồn thảm khi lấy phải em ruột, Tô Văn đi lính biền biệt. Về phần Tô Thị, nàng không hề biết chuyện và đằng đẵng năm này qua năm khác bồng con ngóng trông chồng, rồi hoá đá.

Truyện Quả bầu bạc kể về Tài Xì Phoòng mồ côi cha từ bé, ở với mẹ.

Năm Tài Xì Phoòng mƣời ba tuổi thì quê hƣơng có loạn. Hai mẹ con chàng lƣu lạc mỗi ngƣời một ngả. Tài Xì Phoòng đƣợc nhà giàu đem về nuôi làm ngƣời ăn kẻ ở trong nhà. Một lần, chàng động lòng thƣơng thả một con cá chép. Không ngờ đó chính là công chúa con của Long Vƣơng. Long Vƣơng gả công chúa cho chàng và tặng quả bầu bạc, ƣớc gì đƣợc nấy. Sống giàu sang nhƣng Tài Xì Phoòng vẫn nhớ đến ngƣời mẹ già thân yêu. Chàng đã mời tất cả những ngƣời có tài ca hát đến biểu diễn để tìm mẹ, bởi ngày trƣớc mẹ chàng có giọng hát rất hay. Quả nhiên chàng đã tìm đƣợc mẹ.

Trong tiểu thuyết của Triều Ân, ta cũng gặp nhiều nhân vật có môtip bị thất lạc nhƣ vậy. Và họ phải trải qua một hành trình tìm kiếm mới gặp lại cha mẹ, ngƣời thân của mình.

Dị Xuỳn là ngƣời dân tộc Choang (Trung Quốc), gần biên giới Việt Nam. Một hôm, bố mẹ đi vắng, Xuỳn ở nhà một mình và bị mẹ mìn bắt đi, bán sang Việt Nam. Ngƣời mua bé gái ấy là bà Lụa, đã luống tuổi mà vẫn chƣa chồng. Bà đặt tên cho cháu bé là Hà Thị Niêm. Niêm cứ thế sống với mẹ nuôi mà không hề biết sự thật. Đến tuổi gả chồng, cô bị Tháo bắt về làm vợ. Khi cô mang thai, Tháo vẫn hành hạ và đánh đập tàn nhẫn khiến cô bị hậu sản, càng ngày càng trở nên gầy gò xanh xao. Một lần, cô sang chợ Trung Quốc để tìm mua thuốc chữa bệnh. Đến cây cầu đá, bƣớcchân cô tự nhiên

ngập ngừng. “Trong sâu thẳm tâm hồn, chị thấy như ở nơi đây, chị đã từng

cùng bạn nhỏ đá cầu, hoặc chơi trò trốn Dả Dỉn” [4.158]. Niêm vào xin nƣớc uống trong một gia đình gần đó và giãi bày băn khoăn của mình. Hai vợ chồng nhà nọ liền dẫn Niêm đến nhà bà Sủi, đã từng bị mất một đứa con gái nhiều năm về trƣớc. Và kỳ diệu thay, giống nhƣ những câu chuyện cổ, bà Sủi nhận ra đứa con thân yêu của mình nhờ những dấu hiệu nhận dạng. Nếu Tô Văn nhận ra Tô Thị nhờ vết sẹo trên đầu, Tài Xì Thoòng nhận ra mẹ bởi tiếng hát say mê lòng ngƣời thì bà Sủi nhận ra Dị Xuỳn của bà nhờ nốt ruồi trên cổ và ngực cô. Đó thực sự là một điều kỳ diệu của cuộc sống. Đứa con bị thất lạc sang tận nƣớc bạn, sau hai mƣơi năm lại trở về nơi mình đã sinh ra và lớn lên gắn với những trò chơi thời thơ ấu, lại về bên ngƣời mẹ bao nhiêu năm mỏi mắt trông con, tƣởng không bao giờ có thể gặp lại nữa.

Có thể nói, tác giả đã hấp thu những giá trị nhân văn cao cả trong những câu chuyện cổ để đem đến cho nhân vật của mình một kết thúc có hậu. Tuy nhiên, ở nhân vật văn học dân gian, quá trình tìm lại ngƣời thân rất chóng vánh, giản đơn, chỉ đơn thuần dựa vào dấu hiệu nào đó để nhận ra nhau chứ không hề có những hồi ức, linh cảm với những diễn biến tâm lý khá phức tạp nhƣ ở nhân vật Niêm. Đó hoàn toàn là sự sáng tạo của nhà văn khiến cho

Trong tiểu thuyết Dặm ngàn dong ruổi, hành trình của chàng trai mang tên Trƣơng Ngọc Dƣỡng có phần gian khổ, vất vả hơn. Bởi anh phải thực hiện hai cuộc hành trình về hai vùng đất để tìm mẹ, tìm cha.

Năm Dƣỡng 18, bố mẹ Dƣỡng vào Đắc Lắc làm thuê ở nông trƣờng cà phê. Dƣỡng ở lạ Trùng Khánh một mình với căn nhà gỗ, trăm mét vuông ruộng, một con bò, một con chó. Một hôm, Dƣỡng tình cờ tìm đƣợc chiếc hòm có cất giấy khai sinh của mình. Điều làm anh ngạc nhiên là tên bố mẹ không phải Ngọc Văn Hoàn và Hứa Thị Nhen mà là một cái tên xa lạ: Trƣơng Ngọc Thuần và Ngọc Thị Lơ. Nhờ già làng, anh biết đƣợc rằng bấy lâu anh sống với cậu mợ, còn bố mẹ ruột đã thất lạc mỗi ngƣời một nơi. Có ngƣời đã từng gặp mẹ anh ở Hoà An. Và anh đã một ngƣời một ngựa bắt đầu hành trình đi tìm mẹ.

Dƣỡng thẳng đƣờng lên thị xã về Hoà An. Tại đây, anh gặp một đám ma. Ngƣời chết là một phụ nữ độc thân quê ở Trùng Khánh. Dƣỡng thấy trùng hợp và đã nghĩ rằng ngƣời chết ấy có thể là mẹ mình. Hỏi ra mới biết ngƣời đó không cùng xã với Dƣỡng nên anh yên tâm ngƣợc bờ song Bằng, tiếp tục lên chợ Nƣớc Hai tìm mẹ. Đến tối, Dƣỡng vào một nhà xin nghỉ trọ. Nhà có hai mẹ con, cô con gái tên là Chăm. Tuổi trẻ dễ tâm sự nên Dƣỡng và Chăm nói chuyện cởi mở, tâm sự về hoàn cảnh cẩu mình. Dƣỡng kể với Chăm về cuộc đời mình và mục đích đi tìm mẹ. Bà mẹ Chăm đứng ngoài vách nghe rõ câu chuyện và nhận ra Dƣỡng chính là cậu con trai của mình. Vậy là Dƣỡng tìm lại đƣợc mẹ một cách rất tình cờ. Họ sống với nhau những ngày đầm ấm, hạnh phúc.

Sau đó Dƣỡng lại dong ruổi về quê cha ở Bắc Hợp, Nguyên Bình tìm cha. Lặn lội đƣờng xá xa xôi, hiểm trở, cuối cùng Dƣỡng cũng đến đƣợc Bắc Hợp. Mệt quá, anh nằm thiếp đi dƣới gốc cây. Mấy cụ già đi ngang qua cùng

bàn tán với nhau về Dƣỡng bởi anh có một khuôn mặt và vết sẹo ở gò má bên phải rất giống một ngƣời trong làng. Một cụ già đến gần hỏi, Dƣỡng thật thà cho biết anh đi tìm cha. Cụ cho biết trong làng có ngƣời thầy thuốc tên Trƣơng Ngọc Thuần cũng có vết sẹo giống y nhƣ anh. Vậy là Dƣỡng tìm đƣợc cha mình nhờ vết sẹo ấy.

Câu chuyện Dƣỡng tình cờ biết đƣợc mình không phải con của cậu mợ Hoàn và nhờ cụ Sung trong làng chỉ lối, anh lặn lội đi tìm cha rồi tìm mẹ. Cuối cùng anh tìm đƣợc cha, mẹ mình sau bao ngày lặn lội nhờ sự mách bảo của một cụ già, nhờ vết sẹo trên mặt. Nó gợi lên trong chúng ta cái cảm giác câu chuyện ấy mang máng một câu chuyện cổ nào đó đã đƣợc đọc, nhƣng vẫn mang hơi thở của con ngƣời, cuộc sống thời hiện đại.

Cũng giống nhƣ Dƣỡng, Lìn trong tác phẩm cùng tên cũng đi tìm cha và gặp đƣợc cha nhờ sự mách bảo của những ngƣời trong làng.

Lìn sống ở ngọn núi cao Lình Căng trong một gia đình đông anh chị em. Cô mơ hồ nhận ra mình không phải con nhà họ Hạng, bởi sự bàn tán của xóm làng khi Lìn và các em có gƣơng mặt hoàn toàn khác nhau. Rồi mẹ Lìn – bà Mùi Tàn cho cô biết cha cô là thầy giáo Long, ngƣời Tày, xƣa kia lên bản Đông Có dạy cấp một, rồi yêu bà Mùi Tàn nhƣng vì không đủ bạc trắng theo tục lệ của ngƣời Dao nên hai ngƣời không lấy đƣợc nhau. Một hôm, Lìn bỏ nhà đi trong một đêm động rừng. Cô đến ở nhờ nhà bạn gái tên là Hoa và tâm sự mối băn khoăn của mình về cha. Mẹ Hoa cho biết ở bản Luộc có bốn thầy giáo tên là Long, trong đó thầy Lý Ngọc Long có thể là cha Lìn. Hôm sau Hoa cùng Lìn đi tìm thầy Long. Theo lời chỉ dẫn trên đƣờng hỏi thăm, hai cô tìm đúng nhà và cha con nhận ra nhau, mừng mừng tủi tủi.

Có thể nói, kiểu nhân vật bị thất lạc nhau, sau đó tìm ra nhau trong tiểu thuyết Triều Ân khá phổ biến. Những ngƣời con vốn băn khoăn không rõ

nguồn gốc mình là ai, cuối cùng cũng tìm đƣợc gốc rễ cha mẹ ruột của mình. Tác giả đã xây dựng kiểu nhân vật cũng nhƣ kết thúc có hậu thƣờng thấy trong văn học dân gian, bởi nhà văn muốn khẳng định, ngợi ca thứ tình cảm thiêng liêng, bền vững nhất đối với mỗi con ngƣời. Đó là tình cảm gia đình, tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Bởi thế, dù xa nhau chân trời góc bể, cuối cùng họ vẫn tìm thấy nhau và dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất.

Tiểu kết:

Qua khảo sát nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong

ba tiểu thuyết Nắng vàng bản Dao, Nơi ấy biên thuỳ, Dặm ngàn dong ruổi

của nhà văn Triều Ân, ta thấy phong cách tự sự của tác giả có sự ảnh hƣởng đậm nét thi pháp loại hình tự sự văn học dân gian, đặc biệt là thể loại cổ tích.

Cốt truyện trong tiểu thuyết Triều Ân thƣờng đƣợc tổ chức theo trật tự thời gian tuyến tính. Sự kiện nào xảy ra trƣớc kể trƣớc, sự kiện nào xảy ra sau kể sau. Ở đó, ít có những mâu thuẫn, xung đột gay gắt, những sự kiện chồng chéo lên nhau mà bao giờ cũng gọn gàng, mạch lạc, giúp ngƣời đọc dễ theo dõi. Cũng có cốt truyện đƣợc kể không tuân theo trật tự thời gian, nhƣng về cơ bản nó vẫn nƣơng theo cốt truyện truyền thống. Bởi mọi diễn biến, sự kiện xảy ra đều gắn với cuộc đời, số phận nhân vật chính. Kết thúc truyện bao giờ cũng là một kết thúc có hậu. Điều đặc biệt là trong cốt truyện mà tác giả đang kể thƣờng đƣợc đan xen bởi một cốt truyện cổ khác. Cốt truyện cổ ấy chỉ là một tình tiết nhỏ trong toàn bộ tác phẩm, nhƣng nó gắn với hành động, suy nghĩ và diễn biến tâm lý của nhân vật chính, đồng thời khiến tác phẩm trở nên hấp dẫn, cuốn hút hơn.

Triều Ân cũng đã xây dựng một hệ thống nhân vật khá đông đảo, đƣợc chia làm hai tuyến: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Trong đó, ngƣời hiền lành tốt, tốt bụng bao giờ cũng đƣợc hƣởng hạnh phúc, ngƣợc lại,

kẻ độc ác, xấu xa phải chịu sự trừng phạt theo quan niệm đạo đức của nhân dân “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”. Cũng trong tiểu thuyết Triều Ân, ngƣời đọc thấy xuất hiện những nhân vật có mô típ nhân vật văn học dân gian nhƣ: kiểu nhân vật ngƣời mồ côi, anh chị em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha, những đứa con đi tìm cha mẹ. Tuy nhiên, tác giả không lặp lại những môtip ấy một cách thụ động, mà luôn có ý thức xây dựng cho nhân vật của mình vừa có nét truyền thống vừa có những đặc điểm, phẩm chất của con ngƣời thời hiện đại.

Tóm lại, trong nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng hệ thống nhân vật, Triều Ân đã chịu ảnh hƣởng của thi pháp văn học dân gian. Nhƣng tác giả đã không trƣợt theo lối mòn truyền thống, mà luôn tìm tòi sáng tạo khiến cho tác phẩm của mình vừa mang đậm chất dân gian vừa mới mẻ, hiện đại.

Chương 3.

Một phần của tài liệu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết triều ân (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)