Một nền văn học thƣờng có hai hệ thống thẩm mỹ là văn học dân gian và văn học viết. Hai hệ thống này đều có một cái nền chung là thực tiễn đời sống dân tộc, nền văn hoá dân tộc và bị chi phối bởi những quy luật chung của hoạt động sáng tạo bằng nghệ thuật ngôn từ. Tuy nhiên, hai hệ thống này đƣợc hình thành, tồn tại và phát triển trong những điều kiện, hoàn cảnh không giống nhau. Do vậy, chúng có những đặc trƣng riêng dẫn đến khả năng nghệ thuật và tái tạo hiện thực có nhiều điểm khu biệt với nhau.
Văn học dân gian và văn học viết đều là văn học. Nhƣng văn học viết là bộ phận văn học đƣợc chuyên môn hoá mang tính chuyên nghiệp, còn văn học dân gian khi phản ánh thực tại là một nhận thức nguyên hợp về tổng thể. Do vậy đó là một loại hình nghệ thuật thực hành, văn học chức năng. Một trong những dấu hiệu cơ bản của sáng tác dân gian là tính tập thể, tính cộng đồng của nó.
Sáng tác văn học viết là những văn bản cố định, là kết quả sáng tạo bằng kỹ thuật của một cá nhân, tên tác phẩm gắn liền với tên tác giả. Tác phẩm đƣợc nhận thức và tái tạo hiện thực theo nguyên tắc lựa chọn điển hình hoá các hiện tƣợng đời sống. Sáng tác dân gian là những văn bản không cố định (mang tính dị bản) không có tính cá nhân, không có tên tác giả. Nó đƣợc đặc trƣng bởi sự vận động thƣờng xuyên của nguyên tắc khái quát hoá, sự khái quát này chịu sự chi phối thƣờng xuyên của truyền thống dân tộc.
Ngôn ngữ văn học dân gian và văn học viết đều là ngôn ngữ nghệ thuật. Tuy nhiên, nếu ngôn ngữ dân gian là ngôn ngữ giao tiếp, ngôn ngữ hội thoại không có dấu ấn chủ thể sáng tạo, thì ngôn ngữ trong văn học viết đƣợc lựa chọn, gọt giũa nhiều hơn và mang đậm phong cách cá nhân.
Văn học viết nhấn mạnh đến yêu cầu cách tân trong cá tính sáng tạo ngƣời nghệ sĩ, nó chỉ chấp nhận những cái mới, luôn biến đổi. Văn học dân gian lại chấp nhận những cái quen thuộc, cái không đổi. Do đó một trong những đặc trƣng cơ bản của văn học dân gian về mặt thi pháp là tính lặp lại. Các tác giả dân gian thƣờng cảm xúc và sáng tạo theo lối mòn, theo mô típ sáng tác truyền thống sẵn có, tồn tại từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên, chính điều này lại tạo nên những giá trị đặc sắc và bền vững trong phẩm chất và thẩm mỹ của văn học dân gian: tái tạo mà không xa lạ với truyền thống, gần gũi mà vẫn hấp dẫn, không nhàm chán. Bởi sự lặp lại ở đây là sự lặp lại của công thức folklore ở mọi cấp độ: đề tài, cấu trúc, nhân vật… Công thức này vừa là truyền thống, vừa là dấu nối giữa truyền thống và tác phẩm.
Trong văn học viết, chúng ta thƣờng thấy có nhiều tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, thể loại nhƣng có sự khác biệt rất xa về cấu trúc thẩm mỹ. Việc xây dựng hình tƣợng nghệ thuật cũng khác, các nhân vật thƣờng xây dựng có tính cách biện chứng với hoàn cảnh. Ngƣợc lại, ở văn học dân gian, sự phân biệt giữa các thể loại là rất lớn nhƣng sự khu biệt giữa các thể loại lại khá mờ nhạt. Nhiều tác phẩm có đề tài, chủ đề, cốt truyện khác nhau nhƣng nhiều khi lại gần gũi về hình thức cấu tạo. Việc xây dựng nhân vật trong văn học dân gian cũng mang tính không xác định, không phụ thuộc vào hoàn cảnh.
Từ những đặc trƣng của văn học dân gian và văn học viết đƣợc nói ở trên, ngƣời nghiên cứu văn học dân gian chỉ có thể nghiên cứu thi pháp thể loại chứ không thể nghiên cứu thi pháp tác phẩm, tác giả, thời kì nhƣ trong văn học viết.
Mặc dù văn học dân gian và văn học viết là hai hệ thống thẩm mỹ có những đặc trƣng riêng nhƣng văn học dân gian và văn học viết lại có ảnh hƣởng lẫn nhau mà vấn đề dễ minh chứng nhất và có lẽ là phổ biến hơn cả là
ảnh hƣởng của văn học dân gian đối với văn học viết. Sự ảnh hƣởng này diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của mỗi nền văn học.
* Ảnh hưởng của văn học dân gian đến loại hình tự sự văn học viết trung đại
Có thể khẳng định rằng văn học dân gian đã ảnh hƣởng rất lớn đến loại hình tự sự văn học viết trung đại. Bởi lẽ, văn học dân gian, trƣớc hết là kho tàng truyện cổ dân gian nhƣ thần thoại, truyền thuyết, cổ tích xuất hiện từ xa xƣa khi chúng ta chƣa có chữ viết và đƣợc lƣu truyền từ đời này sang đời khác. Vì thế khi văn học viết xuất hiện, nó không thể không bị ảnh hƣởng từ các thể loại truyện dân gian. Loại hình tự sự văn học viết gồm tự sự văn xuôi và tự sự văn vần. Loại hình tự sự văn xuôi xuất hiện ở nƣớc ta tƣơng đối
muộn, vào khoảng thế kỷ XII với Ngoại sử ký của Đỗ Thiện. Nó ghi chép
các truyện kể dân gian và lịch sử, nhƣ là một tập truyền thuyết và thần thoại thời cổ đại.
Cuối thế kỷ XIII xuất hiện tác phẩm Thiền uyển tập anh, đây là một tập
chân dung văn học, có tính chất giai thoại dân gian. Sang thế kỷ XV, nền văn
xuôi Việt Nam mới thực sự đƣợc định hình với sự ra đời của Việt điện u linh
(Lý Tế Xuyên), Lĩnh Nam chích quái (Vũ Quỳnh, Kiều Phú). Các truyện
xoay quanh chủ đề: trung, hiếu, tiết, nghĩa. Nội dung các truyện đều lấy đề tài,
cốt truyện và cả câu văn trong văn học dân gian nhƣ truyện Thần núi Tản
Viên, Thần đền Bạch Mã, Lý Ông Trọng, Mục Thận…
Quá trình tiến hoá của thể loại truyện ký và sự phát triển mạnh mẽ của nó vào thế kỷ XVII – XIX chính là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự hình thành một thể loại mới trong văn học tự sự Việt Nam, đó là tiểu thuyết lịch sử. Tiêu
biểu cho thể loại này là tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia văn
phái). Các tác giả đã đƣa vào tác phẩm khá nhiều truyền thuyết, giai thoại, ca dao, tục ngữ và những biểu tƣợng của văn học dân gian.
Một thể loại khá tiêu biểu trong văn học thời trung đại, chịu sự ảnh
hƣởng rõ nét của văn học dân gian là thể loại truyền kỳ. Có thể kể đến Truyền
kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, nó đánh dấu bƣớc phát triển khá quan trọng trong văn xuôi tự sự Việt Nam. Trên những đề tài, cốt truyện dân gian, tác giả đã thể hiện tài năng, cá tính sáng tạo của mình với bút pháp vừa thực vừa ảo, lấy chuyện thần thánh, ma quỷ để nói chuyện ngƣời; lấy chuyện ngƣời để nói chuyện thần thánh, ma quỷ.
Văn học dân gian không chỉ ảnh hƣởng đến văn xuôi tự sự mà còn có ảnh hƣởng đến văn vần tự sự thời trung đại. Thể loại văn vần tự sự ra đời vào khoảng thế kỷ XVI – XVII, là những truyện thơ đƣợc viết bằng thể lục bát, sử dụng ngôn ngữ dân gian giàu hình ảnh. Có nhiều truyện thơ lấy từ cốt truyện
cổ dân gian nhƣ truyện Tống Trân – Cúc Hoa, Phan Trần, Nhị Độ Mai.
Những truyện thơ Nôm bình dân này còn là tiền đề cho sự ra đời của truyện
thơ Nôm bác học nhƣ Truyện Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn
Đình Chiểu)… Kiệt tác Truyện Kiều tuy lấy đề tài cốt truyện Kim Vân Kiều
truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhƣng vẫn mang đậm bản sắc
dân tộc Việt Nam bởi Nguyễn Du đã sử dụng ngôn ngữ dân tộc một cách điêu luyện kết hợp với việc đƣa vào tác phẩm những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao một cách tự nhiên mà sống động, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân.
Có thể nói văn học dân gian đã ảnh hƣởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của các thể loại văn tự sự thời trung đại. Sự ảnh hƣởng này khiến cho nền văn học trung đại Việt Nam mặc dù ảnh hƣởng sâu sắc từ nền văn học Trung Hoa nhƣng vẫn giữ đƣợc bản sắc dân tộc Việt Nam.
* Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
Bƣớc sang thế kỷ XX, với công cuộc hiện đại hoá nền văn học, văn học Việt Nam đã có một diện mạo hoàn toàn mới mẻ, dứt ra khỏi mô hình văn học
trung đại và chịu ảnh hƣởng sâu sắc của văn học phƣơng Tây. Tuy nhiên, nó vẫn kế thừa những tinh hoa của văn học dân tộc tạo nên nét độc đáo riêng của văn học giai đoạn này, đó là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
Ta có thể thấy khá nhiều tác phẩm văn xuôi thời kỳ này ít nhiều chịu ảnh
hƣởng của văn học dân gian ở chất liệu, ngôn ngữ, thi pháp. Tác phẩm Tắt
đèn của Ngô Tất Tố có sử dụng nhiều yếu tố văn học dân gian nhƣ ngôn ngữ
kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật, cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ, lối nói dân gian… Tiếng cƣời trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng có ảnh hƣởng từ tiếng cƣời trong kho tàng truyện cƣời dân gian. Niềm thƣơng cảm sâu sắc đối với những kiếp ngƣời nhỏ bé, tội nghiệp trong các tác phẩm của Nguyên Hồng cũng xuất phát từ tình thƣơng và triết lý dân gian.
Giai đoạn 1945 – 1975 là giai đoạn đất nƣớc ta phải đƣơng đầu với hai cuộc chiến tranh lớn, chống Pháp và chống Mỹ. Văn học lúc này phải đảm đƣơng vai trò ngợi ca, cổ vũ cuộc kháng chiến của toàn dân tộc. Do đó nó phải trở về với những hình thức mà quần chúng quen thuộc, tức là trở về với cội nguồn văn hoá truyền thống, trong đó có văn học dân gian.
Sử thi là một thể loại văn học dân gian, xuất hiện từ thời xa xƣa. Nó ca ngợi sức mạnh cộng đồng, ca ngợi những ngƣời anh hùng có phẩm chất và sức mạnh đại diện cho cộng đồng. Kho tàng sử thi Việt Nam trƣớc đây đƣợc
biết đến sớm hơn cả có lẽ là hai tác phẩm: Bài ca Đam Săn, Xinh Nhã. Thể
loại sử thi đã một đi không trở lại, nhƣng trong những thời điểm trọng đại của một dân tộc cần đến sức mạnh của cả cộng đồng thì sử thi với tƣ cách là siêu thể loại đã thâm nhập và ảnh hƣởng vào nhiều thể loại văn học, thuộc tất cả các phƣơng thức thể hiện. Văn học Việt Nam 1945 – 1975 mang đậm tinh thần, cảm hứng sử thi. Nó lấy đề tài lịch sử xã hội làm nội dung, lấy số phận cộng đồng làm đối tƣợng thể hiện, lấy cảm hứng anh hùng ca làm cảm hứng nền tảng. Rất nhiều tác phẩm đã ra đời trong giai đoạn này mang đậm khuynh
hƣớng sử thi nhƣ Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Đất nước đứng lên
(Nguyên Ngọc), Vùng trời (Hữu Mai), Dấu chân người lính (Nguyễn Minh
Châu)…
Trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ này có một bộ phận khá lớn các nhà văn đã trực tiếp lấy chất liệu văn học dân gian để sáng tạo. Nổi bật là thể loại truyện cổ tích văn học dựa vào cốt truyện dân gian, những hình tƣợng nhân
vật có sẵn trong truyện cổ dân gian để sáng tạo thêm với những tác phẩm Cất
nhà giữa hồ (Phạm Hổ), An Dương Vương xây thành ốc (Nguyễn Huy
Tƣởng), Chuyện rùa vàng, Bài học tốt (Vũ Tú Nam), Ông Gióng (Tô Hoài).
Ben cạnh đó, nhiều nhà văn đã sử dụng thi pháp dân gian để sáng tạo những
truyện cổ tích mới nhƣ: Đám cưới chuột (Tô Hoài), Cuộc phiêu lưu của Văn
Ngan tướng quân (Vũ Tú Nam)… Ở các tác phẩm này, mục đích sáng tác của các tác giả là khơi gợi những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, ca ngợi cái thiện, phê phán cái ác, hƣớng cho ngƣời đọc, đặc biệt là các em thiếu nhi có niềm tin vào tƣơng lai.
Nhiều nhà văn lại dựa vào truyện cổ dân gian để xây dựng những truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết có dung lƣợng lớn nhƣ Tô Hoài với các tác
phẩm: Đảo hoang (dựa trên Sự tích dưa hấu), Nỏ thần (Dựa trên Truyền
thuyết Hùng Vương, Lý Ông Trọng, Hai Bà Trưng). Chủ đề tƣ tƣởng của những tác phẩm này vẫn giữ nguyên nhƣng mục đích sáng tác lại hƣớng tới những vấn đề lớn lao của thời đại mới và sáng tác theo phong cách văn xuôi hiện đại.
Không những thế, ta còn có thể thấy nhiều tác phẩm văn xuôi có cách kết cấu, lối kể chuyện, cách xây dựng nhân vật mang đậm chất dân gian. Cách kết cấu theo mạch tự nhiên của thời gian, theo hành động nhân vật hay theo hai
phe thiện – ác và kết thúc có hậu nhƣ Muối lên rừng (Nông Minh Châu),
nhiều nhà văn có xu hƣớng quay về với văn học dân gian nhƣ một tất yếu để đánh thức bản tính tự nhiên hoang sơ của con ngƣời, đƣa con ngƣời trở về với tự nhiên. Họ đƣa vào truyện những yếu tố kỳ ảo khiến cho tác phẩm mang màu sắc huyền bí, hƣ hƣ thực thực. Họ mƣợn truyện cổ để phản ánh tâm tƣ,
tình cảm, khát vọng của con ngƣời thời hiện đại nhƣ truyện ngắn Trương Chi,
Nàng Bua, Tiệc xoè vui nhất (Nguyễn Huy Thiệp), Sự tích những ngày đẹp
trời (Hoà Vang).
Văn xuôi Việt Nam hiện đại còn kế thừa ở văn học dân gian về mặt ngôn ngữ. Đó là việc sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, lối nói dân gian và các biện pháp nghệ thuật nhƣ so sánh, ẩn dụ để sáng tác. Đây cũng là đặc điểm nổi bật trong các tác phẩm của những nhà văn ngƣời dân tộc thiểu số nhƣ Vi
Hồng với Cọn nước eng Nhàn, Tháng năm biết nói, Nông Minh Châu với
Ché Mèn được đi học, Triều Ân với Nắng vàng bản Dao, Dặm ngàn dong ruổi…
Văn xuôi Việt Nam hiện đại dù đã trải qua công cuộc hiện đại hoá nền văn học, chịu ảnh hƣởng sâu sắc hệ thống thi pháp của văn học phƣơng Tây thì vẫn kế thừa những tinh hoa của văn học dân tộc, những giá trị độc đáo của văn học dân gian. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại đã tạo nên cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại những giá trị độc đáo riêng.
Có thể khẳng định rằng văn học dân gian đã có sự tác động không nhỏ đến diện mạo nền văn học viết Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Nó chính là mạch nguồn sáng tạo của các nhà văn đúng nhƣ Gorki đã nói “Nhà văn không biết đến văn học dân gian là một nhà văn tồi”. Nó đem đến cho tác phẩm một diện mạo mới nhƣng vẫn lƣu giữ đƣợc những giá trị truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc và có sức sống lâu bền trong lòng ngƣời đọc.