Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ
thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng nghệ thuật nhất định” [25.99]; “Cốt truyện là toàn bộ các biến cố, sự kiện được nhà văn kể ra, là cái mà người đọc có thể đem kể lại” [25.100]
GS Trần Đình Sử cũng đƣa ra những khái niệm tƣơng tự: “Cốt truyện là
từ chỉ cái phần lõi cốt của truyện, cái phần có thể tóm tắt, thuật lại hay vay mượn để sáng tạo ra tác phẩm khác” và “Cốt truyện là tiến trình các sự kiện xảy ra theo quy tắc nhân quả dẫn đến một kết cục” [62.132]. Đồng thời, tác giả còn đƣa ra những nhận định về cốt truyện của các nhà nghiên cứu khác,
chẳng hạn: Ephim Đôbin cho rằng “Cốt truyện là một quan niệm về hiện
thực” [62.140]; theo nhà nghiên cứu O.M Phrây đen béc thì “Cốt truyện hàm chứa một hệ thống thế giới quan, một quan niệm về cuộc đời” [62.140].
Nhƣ vậy cốt truyện chính là một phƣơng diện của hình thức nghệ thuật, chính hệ thống biến cố đã tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống đƣợc miêu tả trong tác phẩm. Các cốt truyện văn học đƣợc xây dựng bằng nhiều biện pháp kết cấu khác nhau, có lối kết cấu theo trình tự liên tiếp trƣớc sau của sự kiện, có lối kết cấu đảo lộn trật tự thời gian các sự kiện. Trong đó có cốt truyện là kết quả hƣ cấu thuần tuý của nhà văn, có loại cốt truyện đƣợc xây dựng nguyên mẫu từ đời sống thực. Ngoài ra, có loại cốt truyện đƣợc xây dựng dựa trên những cốt truyện văn học dân gian có nhào nặn, bổ sung thêm.
Có thể nói, cốt truyện là một phần quan trọng trong thế giới nghệ thuật tác phẩm văn chƣơng, đặc biệt là tác phẩm thuộc loại tự sự và kịch.
Khi tìm hiểu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết Triều Ân, chúng tôi cũng quan tâm đến yếu tố cốt truyện và xem xét nó trong mối tƣơng quan với những đặc điểm của cốt truyện loại hình tự sự dân gian.