Kiểu nhân vật là anh em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.

Một phần của tài liệu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết triều ân (Trang 70 - 76)

Lƣu, tác giả cho ta thấy cuộc sống này sẽ thật ý nghĩa khi chúng ta biết hy vọng, biết tin vào những gì tốt đẹp hơn đang chờ đợi ở phía trƣớc. Và tình yêu thƣơng, sự sẻ chia sẽ là sức mạnh giúp con ngƣời có thể vƣợt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, đƣa con ngƣời đến gần nhau hơn. Đó cũng chính là truyền thống đạo đức ngàn đời của dân tộc ta mà biểu hiện rõ nét nhất là qua các thể loại văn dân gian nhƣ cổ tích, ca dao, tục ngữ. Ở đó luôn toát lên triết

lý nhân sinh cao cả Lá lành đùm lá rách hay Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

2.2.2.2 Kiểu nhân vật là anh em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha. cha.

Trong thể loại truyện cổ tích, ta luôn thấy có sự mâu thuẫn giữa hai lực lƣợng nào đó mà tiến trình phát triển của truyện là hƣớng tới giải quyết mâu thuẫn ấy. Một trong những mâu thuẫn phổ biến nhất thƣờng gặp trong truyện cổ tích là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, giữa ngƣời ăn kẻ ở với chánh tổng, quan lại. Hay nói rộng ra, đó là mâu thuẫn về quyền lợi giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo, ngƣời bóc lột và ngƣời bị bóc lột.

Bên cạnh mâu thuẫn ngoài xã hội ấy thì mâu thuẫn trong gia đình giữa những nhân vật là anh chị em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha cũng đƣợc phản ánh rất rõ nét, sinh động trong truyện cổ tích. Đó là sự đối xử không công bằng đối với hai ngƣời con trong một nhà. Một ngƣời đƣợc nâng niu chiều chuộng, còn ngƣời kia bị đối xử tệ bạc, làm quần quật quanh năm

suốt tháng mà vẫn bị nhiếc mắng. Chẳng hạn nhƣ Tấm và Cám (Tấm Cám)

Tấm phải làm việc luôn canh, trong khi Cám đƣợc nuông chiều, ăn trắng mặc trơn. Khi Tấm may mắn trở thành hoàng hậu thì mẹ con Cám lại bày mƣu giết

Tấm hết lần này đến lần khác. Truyện Lấy chồng rắn cũng có môtip tƣơng tự

nhƣ vậy. Có hai chị em cùng cha khác mẹ, con của ngƣời vợ cả xấu xí, phải làm việc quần quật suốt ngày. Khi cha gặp nạn, cô gái xấu xí ấy tự nguyện lấy một con rắn làm chồng để cứu cha, không ngờ đó là một chàng trai khôi ngô, tuấn tú lại rất mực giàu sang. Mẹ con ngƣời vợ lẽ ghen ghét bày mƣu hãm hại nhằm cƣớp chồng cho ngƣời em.

Có thể nói, mối xung đột giữa hai anh chị em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha là một môtip rất phổ biến trong truyện cổ tích. Đến văn học viết thời hiện đại, ta lại thấy các nhà văn khai thác mối quan hệ giữa hai tuyến nhân vật ấy. Cố nhiên, tác giả không lặp lại những môtip dân gian một cách rập khuôn, máy móc mà với những nhân vật ấy, các nhà văn đã thổi vào đó một luồng sinh khí mới. Bởi nhân vật trong văn xuôi hiện đại không chỉ đơn thuần là nhân vật chức năng, đƣợc xây dựng lên để giải quyết mâu thuẫn, để thực hiện công lý nữa mà họ chính là bóng dáng của con ngƣời thời hiện đại với những diễn biến tâm lý phức tạp giữa cuộc sống xô bồ, đầy những bon chen, thử thách. Đọc tiểu thuyết Triều Ân, ta thƣờng thấy ở đó nhiều nhân vật là anh em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha. Nhƣng đọc tác phẩm của ông, ta vẫn thấy ở đó nhiều điều mới mẻ, thú vị mà không hề nhàm chán. Bởi bằng tài năng của mình, nhà văn đã xây dựng những nhân vật tuy có dáng dấp của nhân vật văn học dân gian nhƣng vẫn mang cá tính riêng, có cuộc sống riêng, hoàn cảnh riêng mà không thể nhầm lẫn với bất cứ nhân vật nào khác. Qua đó, nhà văn muốn phản ánh về con ngƣời và cuộc sống ở quê hƣơng ông, cuộc sống ở một vùng quê còn nghèo khó, lạc hậu nhƣng con ngƣời đang từng bƣớc chịu sự tác động trái chiều của nền kinh tế thị trƣờng khiến cho

nhiều ngƣời chạy theo danh lợi, không còn nguyên vẹn cái thật thà, chất phác, hồn hậu của con ngƣời miền núi nữa.

Trong tiểu thuyết Dặm ngàn dong ruổi, Lìn và Phón là hai chị em cùng

mẹ khác cha. Bà Mùi Tàn khi còn trẻ đã yêu một anh giáo viên quê ở thung lũng xa dƣới kia, mang thai. Thế rồi có ngƣời họ Hạng đến dạm hỏi, bà liền ƣng thuận. Vậy là Lìn bé xíu, nằm trong bụng mẹ theo về nhà trai hôm làm đám cƣới mẹ nó. Còn Phón là con ông họ Hạng. Bởi thế mà hai chị em khác

nhau một trời một vực. Lìn “đáo để, lăng loàn…Mặt trơ trán bóng. Mắt một

mí sưng húp ẩn dưới hai hàng lông mày mờ mờ gần như không có” [2.283].

Ngƣợc lại, Phón không những hiền hậu, chăm chỉ mà còn rấ xinh đẹp, “có

dáng người tầm thước, đậm đà như cha, nét mày như hai lá trúc xuôi về cuối mắt như mẹ, trông người phúc hậu” [2.284]. Cũng giống với môtip thƣờng gặp trong truyện cổ dân gian, cô chị là Lìn ghen ghét với em khi em hơn mình và lấy đƣợc ngƣời chồng ƣng ý. Lìn cũng sinh lòng ghen ghét đố kỵ và rắp tâm cƣớp chồng em. Nhƣng nếu trong truyện cổ, Cám chặt cau để giết em

(Tấm Cám), Dƣơng mƣợn da một con beo và đội lốt beo doạ em mình là Bạch khiến cô sợ hãi, không dám tiếp tục lên đƣờng vào cung vua nữa. Còn

Dƣơng mặc quần áo đẹp vào cung vua với tham vọng thế chân em (Lấy

chồng dê) thì ở cuốn tiểu thuyết này, Lìn lại hãm hại em bằng một thứ vũ khí hiểm độc hơn, đó là những lời ngon ngọt. Lìn tìm cơ hội gần gũi chồng em khi em đi xa và dựng chuyện khiến Lƣơng không còn tin vợ nữa. Với Phón, Lìn cũng dùng miệng lƣỡi độc ác của mình khiến Phón đau khổ, lên cơn đau tim và rơi xuống “rù rằng” không biết sống chết ra sao. Lìn đạt đƣợc mục đích của mình lấy đƣợc Lƣơng, nhƣng hạnh phúc cƣớp từ tay ngƣời khác chẳng khi nào đƣợc bền lâu. Trải qua bốn cuộc hôn nhân, hạnh phúc với Lìn vẫn là một thứ gì đó quá xa vời mà cô không thể có đƣợc bởi cô quá ích kỷ,

bè đã dành cho mình. Không có hình phạt nào dành cho kẻ xấu xa, độc ác nhƣ

những kết cục thƣờng thấy trong truyện cổ: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.

Những ngƣời đã từng bị Lìn hãm hại không một lời oán trách, không có hành động trả thù ở đây. Cũng không có pháp luật nào trừng trị thói ích kỷ, tham lam của Lìn. Nhƣng cuộc sống cô độc không có một ngƣời thân bên cạnh chính là hình phạt đáng sợ nhất dành cho cô. Lìn đã chọn cho mình cái chết để thoát khỏi cuộc sống đau khổ mà bản thân cô chính là nguồn cơn của mọi nỗi đau khổ, bất hạnh ấy.

Qua nhân vật Lìn, chúng ta thấy ở đâu và thời nào cũng vậy, những kẻ có tâm địa xấu xa, độc ác không bao giờ có đƣợc niềm hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc sống. Tiền bạc có thể đem lại cuộc sống sung sƣớng nhƣng không thể mua đƣợc sự thanh thản trong tâm hồn. Triều Ân đã xây dựng kiểu nhân vật anh chị em cùng mẹ khác cha giống với môtip trong truyện cổ nhƣng là để nói về con ngƣời, cuộc đời của thời hiện tại. Phải chăng, thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm cho chúng ta là hãy biết trân trọng những tình cảm thiêng liêng của ngƣời thân, bạn bè để con ngƣời gần nhau hơn và để cuộc sống này tốt đẹp hơn?

Bên cạnh hai chị em Lìn và Phón, trong tác phẩm còn xây dựng hai nhân vật là anh em cùng mẹ khác cha nữa, đó là Trƣơng Ngọc Dƣỡng và Bàn Thị Chăm.

Trƣơng Ngọc Thuần là bộ đội, quê ở Nguyên Bình nhƣng đóng quân ở Trùng Khánh. Tại đây, anh yêu và lấy Ngọc Thị Lơ. Nhƣng khi Lơ sinh đƣợc một đứa con trai tên là Trƣơng Ngọc Dƣỡng thì tai biến. Thuần về quê thăm bố mẹ và bị bày mƣu ép lấy Đoạn Thị Vòng, một ngƣời phụ nữ xấu xí, chua ngoa. Hai vợ chồng mất liên lạc với nhau từ đấy. Vì hoàn cảnh quá khó khăn và thƣơng em, Lơ để lại con cho vợ chồng ngƣời em hiếm muộn, lấy nhau đã

lâu mà không có con nuôi, rồi sang Trùng Khánh tìm chồng thì biết anh đã cƣới vợ khác nên lặng lẽ bỏ đi. Đến vùng Nƣớc Hai, huyện Hoà An, cô làm dâu nhà họ Ban và sinh đƣợc một cô con gái tên là Ban Thị Chăm.

Khác với Lìn và Phón, Dƣờng và chăm không hề biết mình còn một ngƣời anh em cùng cha khác mẹ nữa. Khi họ đƣợc đoàn tụ thì hai anh em rất yêu thƣơng gắn bó với nhau. Họ nhƣ cùng một cha một mẹ sinh ra và dƣờng

nhƣ không hề có thời gian đằng đẵng bao nhiêu năm xa cách. “Chăm cứ quấn

quýt với anh. Chăm nói tiếng Nùng líu ríu. Dưỡng nói tiếng Tày Trùng Khánh mềm mại nghe vui vui” [2.429]. Và họ sống vui vẻ, đầm ấm bên nhau trong

cuộc sống lao động bình dị: “Ngày ngày Dưỡng thả ngựa lên đồi. Chiều về

anh cho ngựa thêm bó cỏ. Thời giờ còn lại trong ngày anh cùng Chăm gánh phân…Đến ngày chợ anh cùng em thồ rau lên chợ bán” [2.429].

Cùng là anh em cùng mẹ khác cha nhƣng Lìn lại độc ác, dùng âm mƣu thủ đoạn để hại em thì ngƣợc lại, Dƣỡng và Chăm lại biết yêu thƣơng, đùm bọc lẫn nhau. Tại sao lại nhƣ vậy? Đây chính là nét riêng trong cách xây dựng nhân vật của Triều Ân so với cách xây dựng nhân vật trong văn học dân gian.

Nếu nhƣ trong loại hình tự sự dân gian, đặc biệt là thể loại truyện cổ tích, tính cách của nhân vật nhất quán một chiều xuyên suốt tác phẩm. Những kẻ độc ác thì độc ác từ đầu đến cuối, ngƣời tốt thì cũng tốt đến tột cùng. Tính cách nhân vật đều không hề chịu sự chi phối, tác động của hoàn cảnh; thì trong tiểu thuyết Triều Ân, tính cách nhân vật có sự vận động, biến đổi theo thời gian và trong những hoàn cảnh nhất định. Tác giả đã nhấn mạnh vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời. Nhân

vật Lìn và Dƣỡng trong tiểu thuyết Dặm ngàn dong ruổi là một ví dụ. Lìn

sinh ra trong nhà ông họ Hạng. Ông không bao giờ chú ý đến việc chăm sóc

cành cây cao vẫn cứ mổ nhau, đập nhau, kêu quang quác, khi đói lại biết cùng nhau bay về nơi xa xôi kiếm sống, chúng có cần dạy bảo nhau đâu?”

[2.283]. Bởi vậy, những đứa con của nhà họ Hạng thƣờng hay cãi nhau, chúng cũng không coi bố mẹ ra gì. Lìn đƣợc giáo dục trong một gia đình nhƣ thế nên cô sống tham lam, ích kỷ, độc ác là điều dễ hiểu. Còn Dƣỡng, tuy từ nhỏ không có sự dạy dỗ của cha mẹ mà sống với bố mẹ nuôi là cậu Hoàn, mợ Nhen nhƣng khi lớn lên, tìm đƣợc cha, mẹ và đƣợc cha mẹ dạy những điều hay lẽ phải thì Dƣỡng thực sự là một đứa con ngoan, biết giúp đỡ bố mẹ, yêu thƣơng chăm sóc em gái. Dƣỡng còn là một ngƣời sống có tình, có nghĩa. Anh thấu hiểu và không hề oán trách bố mẹ vì đã bỏ rơi mình. Anh biết ơn công sinh thành của bố mẹ, cũng không quên ơn dƣỡng dục của cậu mợ Nhen.

Khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục, Thuần đã nói với Phƣơng: “Theo

tôi, cái quyết định không phải là sự giàu nghèo sang hèn mà là cái truyền đời dạy dỗ con cháu, là sự tiếp thu giáo dục” [2.531]. Đây cũng chính là lời tâm huyết của nhà văn Triều Ân, một ngƣời thầy đã đứng trên bục giảng suốt ba mƣơi năm với những cống hiến lớn lao cho nền giáo dục.

Ngoài những nhân vật là anh chị em cùng cha khác mẹ nhƣ Lìn – Phón, Dƣỡng – Chăm, trong tiểu thuyết Triều Ân, ta còn có thể kể đến hai chị em cùng mẹ khác cha là Dị Xuỳn (Ngọc Tuyền) - Xính Xuỳn (Thanh Tuyền), anh em cùng cha khác mẹ là Dƣỡng và ba cô con gái nhà bà Vòng. Tất cả đều có dáng dấp phảng phất bóng dáng những nhân vật trong truyện cổ dân gian, nhƣng mỗi ngƣời lại có tính cách, phẩm chất riêng mà nhà văn xây dựng theo ý đồ nghệ thuật của mình. Để rồi khi gấp sách lại ngƣời đọc vẫn băn khoăn, day dứt về số phận của mỗi nhân vật và qua đó tìm đƣợc cho mình một bài học trong cuộc sống. Bởi văn học là bức tranh hiện thực phản ánh cuộc sống, trong đó mỗi nhân vật chính là một con ngƣời trong cuộc sống ấy.

Một phần của tài liệu phong cách tự sự dân gian trong tiểu thuyết triều ân (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)