Trước hết tôi xin gửi lời trí ân sâu sắc tới PŒS TS Nguyễn Ngọc Thiện, người đã tận tình hướng dẫn, động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hồn thành luận văn
Tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thây cô trong tổ
Lý luận văn học, các cán bộ Phòng Sau đại học - Truong Dai hoc Su phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện giúp đố tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu
Những lời cảm ơn sau cùng, tôi xin dành cho gia đình, bạn bè và đông nghiệp đã hết lòng quan tâm, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này
Trang 21 Lí do chọn đề tài
1.1 Văn xuôi Việt Nam hiện đại với rất nhiều cây bút đã thành danh và
để lại cho đời những kiệt tác bất hủ với nhiều phong cách khác nhau Có
những nhà văn chọn cho mình một lối viết cá tính, sáng tạo, phóng khoáng, mạnh mẽ về hình thức và sâu sắc, chỉ tiết, cặn kẽ về nội dung Nhưng cũng có những nhà văn lại chọn cho mình một lối sáng tác thâm tram, suy tu, kin dao, nhẹ nhàng như thủ thi, như giãi bày cùng độc giả Những trang viết của họ vô cùng sâu sắc, tỉnh tế, Bùi Ngọc Tấn là một trong những nhà văn như vậy
1.2 Bùi Ngọc Tắn sinh ngày 03 tháng 7 năm 1943 Quê thôn Cầu Tử -
Hợp Thành - Thủy Nguyên - Hải Phòng Trong kháng chiến chống Pháp, Bùi Ngọc Tấn đi học tại Thái Nguyên Năm 1954 ông đi thanh niên xung phong
rồi làm phóng viên báo Tiển Phong và bắt đầu viết văn Năm 1960, Bùi Ngọc Tấn làm phóng viên báo Hải Phòng Cuộc đời cầm bút của ông từ lúc bat đầu
viết cho đến nay đã dé lại nhiều tác phẩm có giá trị mặc dù trong chiều dọc của nghề viết có thời gian ông đã gặp trắc trở Bùi Ngọc Tấn được xem là một
nhà văn kỳ cựu có nhiều thành tựu Bên cạnh Chuyện kể năm 2000 (tiêu thuyết 2000) ra đời gây nhiều tranh luận thì Bùi Ngọc Tấn còn có rất nhiều các tác phẩm được khẳng định như: Mộ: thời để mắt (hồi ký 1995); Những người rách việc (truyện ngắn 1996); Rừng xưa xanh lá (chân dung văn học
2002); Viết về bạn bè (tập Chân dung văn học 2003); Người gác đèn biển (truyện ký 1962) Đặc biệt là Biển và chim bói cá (tiểu thuyết 2008), tác
phẩm đã đoạt giải thưởng lớn trong liên hoan quốc tế về Sách và biển tại Pháp vào tháng 4 năm 2012 Bùi Ngọc Tan 1a hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Hội
viên danh dự Hội Văn bút Quốc tế; Hội viên danh dự Hội Văn bút Canađa
Trang 3Văn xuôi Bùi Ngọc Tấn có sức lôi cuốn người đọc một cách kỳ lạ Mỗi
tác phẩm của ông giống như một bộ phim quay chậm, quay tỉ mỉ hiện thực cuộc sống Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn đã làm cho
những trang văn của ông như cũng có tâm trạng cùng nhân loại với những số
phan, cuộc đời, với những nhân tình thế thái Người đọc khi tiếp cận tác phẩm của ông luôn luôn phải trăn trở, suy ngẫm và như tìm thấy chính mình trong
đó Bùi Ngọc Tấn với cách viết dung dị, chỉ tiết, chân thật, khách quan đã
đóng góp cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại thêm một tầm vóc mới, tự tin đứng ngang hàng với bạn bè quốc tế
1.3 Bùi Ngọc Tắn là một nhà văn lão thành, có nhiều thành tựu lớn
trong đời viết của mình Nghiệp văn chương như một định mệnh đã đeo đuôi suốt cuộc đời ông Lặn lội trên đường đời khắc nghiệt với những cay đắng,
ngọt bùi đã làm nên một Bùi Ngọc Tắn đầy bản lĩnh, đủ sức chống trọi với
những cơn cuồng phong của cuộc sống đầy xô bồ, hỗn tạp Niềm đam mê viết văn đã len vào từng huyết mạch của ông, đã có lúc ông tưởng như gục ngã, "bẻ bút", "đoạn tuyệt hắn " với bút mực, với văn chương nhưng niềm đam mê viết đã thôi thúc ông trở lại mạnh mẽ, quả quyết, bản lĩnh và chín hơn Ông đã
từng thổ lộ trong trang bìa của tiểu thuyết Biển và chim bói cá: "Thế hệ chúng tôi đã chứng kiến biết bao biến động của lịch sử Một thế hệ nhiều năm rồi
nằm trong tầm bắn tỉa của Thần Chết, đang biến mất khỏi hành tinh này không đề lại một vết xước nào Tôi chỉ muốn thật trung thực trong khi viết dé góp phần vào việc lưu giữ ký ức của Dân tộc"; và ông nhận là "người thư ký, là người chép sử của thời đại"
Trang 4Mặc dù, trong suốt chiều dọc của cuộc đời mình, đã có một khoảng thời
gian ngắn Bùi Ngọc Tan gap trắc trở, lận dan trong nghề viết vì quan điểm tư tưởng của mỗi một giai đoạn lịch sử xã hội, nên cái nhìn về ông có sự hiểu
lầm Nhưng không vì thế mà hình ảnh Bùi Ngọc Tắn nhanh chóng bị chôn vùi
cùng năm tháng, ngược lại ông vẫn còn có nhiều, rất nhiều bạn bè đồng
nghiệp hiểu và đánh giá đúng bản chất con người ông, đặc biệt là con người
văn chương trong trái tim nhà văn Đã có rất nhiều các bài viết, phê bình, nghiên cứu về các sáng tác của Bùi Ngọc Tắn trong một khoảng thời gian khá dài, từ những năm 2000 trở lại đây Đó là những bài viết của các tác giả: Dương Tường, Vân Long, Phong Hằng, Trần Đức Hiển, Thanh Vân, Khánh Phương Điều này phần nào nói lên được cho dù có gặp không may mắn, có sự hiểu lầm nhưng tầm ảnh hưởng và vai trò của những tác phẩm văn chương mà nhà văn Bùi Ngọc Tan mang đến cho cuộc đời này đã được đón nhận và ghi nhận, đã được lưu giữ cùng thời gian
Bài viết của tác giả Dương Tường trong Chỉ fại con chích chòe (tạp luận - 2009) với nhan đề "Bùi Ngọc Tấn và hóa học của nhân bản" đã khám phá về một Bùi Ngọc Tấn ngồn ngộn chất sống với những trải nghiệm, hội
nhập, đồng hóa với tất cả các hạng người trong xã hội khi họ phải đối mặt với
những trầm luân của nhân sinh Tác giả Dương Tường nhận ra trong tầng sâu bản chất con người Bùi Ngọc Tấn một bản lĩnh, một sự nỗ lực vươn lên, đã nhìn thấy Bùi Ngọc Tấn vượt ra khỏi sự cầm tù của nỗi đau, để bắt đầu có những tín hiệu của một sự khởi đầu mới Nhà văn cho rằng: "Những năm
Trang 52010 đánh giá và nhìn nhận Bùi Ngọc Tấn là một trong những nhà văn "bản lĩnh" hơn cả Nhà văn Vân Long nhìn nhận sự trở lại văn đàn của Bùi Ngọc Tấn như sau: "Sau thời gian im lặng, ngòi bút hiện thực của anh được nâng cao hẳn lên một mức của sự tỉnh xác, độ lượng và hóm hình một cách "ma quái" sự trải nghiệm đời những năm im lặng làm anh sâu sắc hơn, chân thiện hơn!" Tác giả bài viết đánh giá, trong nghiệp viết của mình, chưa bao giờ Bùi Ngọc Tấn rời xa bút pháp hiện thực, thậm chí ông còn đằm mình sâu
hơn vào lòng của hiện thực đề trải nghiệm và viết
Báo Trong đời sống hôm nay, số 197, tháng 5 năm 2012, tác giả Trần
Đức Hiển có bài viết: “Một ngày vui với nhà văn Bùi Ngọc Tấn”? đã đánh giá Bùi Ngọc Tấn là một con người cởi mở, dễ gần, không có dấu ấn của một người đã phải chịu nhiều những thăng trầm, đã mất mát trong đời sống tỉnh
than Sau hơn 20 năm "ngủ yên" (1968-1995), Bùi Ngọc Tấn đã "bừng tỉnh"
và liên tục cho ra đời các tác phẩm gây được nhiều sự chú ý của người đọc như: Một thời để mắt, Những người rách việc, Rừng xưa xanh lá Bùi Ngọc Tắn đã được trả về đúng với vị trí của ông trên văn đàn Các giải thưởng của Báo Văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Bộ Văn hóa, Nhà xuất bản Hội
Nhà văn đặc biệt là tiểu thuyết Biển và chim bói cá xuất bản năm 2008, dịch ra tiếng Pháp và đoạt giải thưởng danh giá mang tên nhà văn Pháp nỗi
tiếng Henri-Queffélec trong liên hoan quốc tế Sách và biển đã chứng minh
điều đó Hơn thế nữa, Bùi Ngọc Tấn còn là Hội viên danh dự Hội Văn bút Quốc tế và Hội Văn bút Canađa
Trang 6Tuy nhiên, những bài viết, nghiên cứu, tìm hiểu về các sáng tác của Bùi Ngọc Tấn mới chỉ dừng lại ở cái nhìn, đánh giá tổng thể, khái quát chung về
đời viết của ông Hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về Bùi Ngọc Tấn và những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà, đặc biệt là ở thể
loại tiểu thuyết còn là khoảng đất trống Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài
nghiên cứu: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tập trung phân tích nghệ thuật tự sự trong cuốn tiểu thuyết Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn Chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn có thêm tiếng nói của những người yêu mến văn chương khẳng định những đóng góp của Bùi Ngọc Tấn cho sự phát triển của văn học dân tộc nói chung và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói riêng
2 Mục đích nghiên cứu
Từ những lí do đã nêu ở trên, mục đích của luận văn nhằm đi sâu vào tìm hiểu phương diện nghệ thuật tự sự qua đó nhận diện được phong cách tự sự của Bùi Ngọc Tan Chi ra duoc những đặc điểm về nghệ thuật tự sự thé hiện trong các tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn nói chung, Biển và chim bói cá nói riêng
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu tiểu thuyết Biển và chim bói cá đề thấy
được những đóng góp tài năng của Bùi Ngọc Tắn đối với văn xuôi hiện đại
Việt Nam, cụ thé hơn là ở thể loại tiểu thuyết
Trang 7để làm rõ phong cách nghệ thuật tự sự độc đáo trong tiểu thuyết của Bùi Ngoc Tấn nói chung cùng Biển và chim bói cá nói riêng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát chủ yếu tiêu thuyết Biển và chim bói cá
(Tiểu thuyết 2008)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu văn học là một quá trình, cho nên để có cái nhìn và sự đánh
giá toàn diện, khách quan về văn phong độc đáo cũng như những sáng tạo trong quá trình sáng tác của nhà văn, người viết có tham khảo so sánh tiểu thuyết Bién va chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn với: Biển xa (tập truyện ngắn)
của Bùi Đức Ái, Đứng trước biển (tiểu thuyết) của Nguyễn Mạnh Tuấn
5 Phương pháp nghiên cứu
Để tiếp cận một tác phẩm văn chương có rất nhiều các con đường đến khác nhau, tuy nhiên luận văn đã lựa chọn một sé phương pháp phù hợp với việc tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá như:
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Với bản thân các sáng tác của nhà văn ở các thời điểm khác nhau Với một số nhà văn khác cùng chung đề tài về
biển như: Bùi Đức Ái, Nguyễn Mạnh Tuấn
- Phương pháp phân tích thống kê - Phương pháp tổng hợp
6 Những đóng góp của luận văn
Trang 8Vì đây là bài tiểu luận đầu tiên, nên trong quá trình nghiên cứu không
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, người viết mong được sự bồ sung, góp ý của thầy cô và đồng nghiệp
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1 Bức tranh đời sống xã hội trong tiêu thuyết Biển và chim
bói cá
Trang 91.1 Dé tai về biển và những người lao động trên biến trong văn học Việt
Nam nửa cuối thế kỷ XX
Văn chương luôn là một tắm gương phản chiếu chính xác hiện thực
cuộc sống Ở mỗi một giai đoạn lịch sử xã hội nhất định, bộ mặt của đời sống
sẽ có những nét khác nhau Đất nước trải qua một thời gian dài đấm chìm
trong khói lửa của chiến tranh Con người phải oằn mình, kiên cường đối mặt
với mất mát, đau thương để giành lại nụ cười rạng rỡ trong ngày độc lập Ngoảnh nhìn lại gần một thế kỷ, Tổ quốc phải chịu nhiều những đau đớn, đỗ nát bởi bom đạn, bởi thuốc súng Giờ phút tự do như tia nắng mặt trời chiếu rọi xuống làm ấm, sáng từng số phận, từng cuộc đời của mỗi người dân Việt Nam Cá nước vặn mình đứng lên, vượt qua những tổn thất, những đớn đau nở nụ cười rạng rỡ đón chào một kỷ nguyên mới, cho dù phía trước còn muôn vàn những thử thách, chông gai
Sau nhiều năm tìm đường xây lại ngôi nhà bị đổ nát, Đất Nước đã có
những đổi thay nhất định Như những bước chân của Phù Đồng năm xưa, cả
nước đứng lên quyết đem lại cho cuộc sống một tư thế mới Tất cả các lĩnh vực kinh tế được đánh thức, ầm ầm, sôi động, hăng hái vào cuộc, để vực lại một dáng đứng tự tin, khang trang, sang trọng Văn học chính là con mắt dõi theo và truyền lại quá trình vặn mình đó của dân tộc Như một người thư ký trung thành, mỗi tác phẩm văn học của nhà văn đều ghi chép lại rất chỉ tiết, chính xác từng bước đi của cuộc sống Ở đó có niềm vui, có nỗi buồn, có nỗi thất vọng của sự thất bại, có nụ cười của sự thành công, có đau đớn, chua chát nhưng cũng có niềm hy vọng, lòng vững tin
Trang 10Một trong những chủ trương đề đất nước có một nền kinh tế vững chắc, đứng ngang hàng với bạn bè quốc tế trong khu vực chính là mô hình kinh tế biển Tuy nhiên, trong lăng kính của văn học nghệ thuật cuộc sống lao động của những người công nhân gắn liền với biển cả lại rất sinh động với nhiều gam màu, cung bậc khác nhau Biển trong cái nhìn của người nghệ sĩ có rất nhiều dáng hình, tính tình, vẻ đẹp Trong thơ của Huy Cận, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh biển đẹp, lãng mạn, thơ mộng, hiền hòa như sự ngọt ngào, đắm say
của tình yêu đôi lứa Như một bài ca bất tận về vẻ đẹp chung thủy, ồn ào,
nồng cháy bởi các cung bậc của tình yêu Nhưng biển cũng lại có một hình
hài khác, một tư thế khác khi gắn biển với nhịp thở của cuộc sống đời thường
Cho nên đề tài về biển và cuộc sống của những người lao động trên biển trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX xuất hiện khá sinh động Điều này
giúp cho chúng ta có được cái nhìn từ nhiều góc độ khác nhau về biển, về
những người cả một đời song hành cùng với sóng nước mênh mông nơi đại dương bao la
1.1.1 Tập truyện ngắn Biển xa (1961) của Bài Đức Ái
Hòa vào dòng chảy chung của văn học khi viết về xã hội Việt Nam
những năm cuối của thể kỷ XIX Bùi Đức Ái cũng có một góc nhìn khá sinh
động về cuộc sống của những người lao động trên biển Tập truyện ngắn Biển xa ra đời năm 1961 lại là một sự cảm nhận mới rất riêng của tác giả dành cho biển và những người lao động gắn với biển Tập truyện bao gồm có mười truyện cùng chung chủ đề: Chuyến lưới máu, Người đào hát, Về làng, Con đường phía trước, Bức tranh để lại, Người gác đèn biển, Con cá song, Một người chú ở Lộng Dương, Cứu thuyền, Chuyện riêng Ö mỗi truyện là một mảng sống đầy nhọc nhằn, lam lũ của những người dân chài
Trong Chuyến lưới máu, Bùi Đức Ái viết về những số phận của người
Trang 11vì ham một mẻ cá lớn, Tư Hưng là ông chủ của con thuyền đã không lỡ bỏ mẻ cá để cho thuyền vào bờ kịp thời nhằm mục đích chữa trị cho một chú bé đánh cá thuê có tên là Vợi Vọi đã vì cố sức kéo một mẻ cá lớn nên bị gay chân Cuối cùng, chú bé phải chấp nhận đề mắt đi vĩnh viễn một bên chân của
mình trên biển bởi vết thương đã quá lâu mà không được chạy chữa Vì mưu
sinh, vì phải tiếp tục sống nên cho đến hết cả cuộc đời, Vọi sẽ phải làm thuê
trên đôi chân đi nạng của mình
Cuộc sống của những người đi biển với muôn màu, ở mỗi gam màu lại hiện lên một mảng màu sắc khác nhau, tạo nên bức tranh đa dạng sắc màu trong đời sống dân chài Ở truyện ngắn Cứu thu„yển, nhà văn thuật lại quá
trình chuẩn bị đi cứu một chiếc thuyền bị nạn ở ngoài khơi của bà con một
làng đánh cá theo đạo Trong câu chuyện này, tác giả vừa nêu lên tỉnh thần hết lòng quan tâm, giúp đỡ, bao bọc lẫn nhau của bà con xứ đạo, đồng thời là lời tố cáo vạch trần bộ mặt giá nhân giá nghĩa của những tên trùm đạo rắp tâm phá hoại cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, mà cụ thể ở đây là phản đối chủ trương xây dựng hợp tác xã
Đến truyện Người gác đèn biển, Bùi Đức Ái kể lại câu chuyện về một
người nghèo khổ, trôi dạt trên bãi biển và trở thành người gác đèn sống xa đất
liền mấy chục năm Những năm tháng sống xa đất liền, sống xa ánh đèn và âm thanh của thành phó, người gác đèn biển đã cứu sống một em nhỏ bị bão làm đắm thuyền và nuôi nắng, cưu mang em nhỏ đó dần khôn lớn Anh đã bỏ qua quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mình, bỏ qua nhu cầu tất yếu trong cuộc sống đời thường, không một mái ấm gia đình riêng chỉ vì ánh sáng của cây đèn biển Đứa trẻ được anh cứu sống và nuôi nắng đã trưởng thành, người gác đèn lại một lần nữa gạt đi tình cảm gắn bó giữa hai ông cháu, đồng
ý cho đứa bé lên bờ đề có điều kiện học hành và có một tương lai tốt đẹp hơn Người gác đèn biển lại tiếp tục trở về với cuộc sống lẻ bóng, cô đơn cùng với
Trang 12Hay trong Một người chú ở Lộng Dương, nhà văn Bùi Đức Ái khắc họa tính cách một người đánh cá tên là Năm Hỏa Bản chất Năm Hỏa là một người tốt, nhưng ông phải chịu để cho một người bạn thân sỉ nhục là người xấu, chỉ vì ông không chịu cho người bạn vay tiền mua lưới làm ăn cá thé Trong thâm tâm, ông muốn giúp bạn bằng cách đưa bạn vào tập đoàn đánh cá Truyện Cøn cá song được xem là tiêu biểu nhất trong Biển xa Câu chuyện kể lại cuộc đấu tranh giữa hai bố con của một người đánh cá Trong một chuyến đánh cá, chỉ vì lợi ích tư hữu nên người cha đã bán con cá song to nhất trong mẻ lưới Người cha cho rằng hành động đó của ông sẽ không có ai
biết và nghĩ rằng đó cũng là lẽ đương nhiên đề bù lại cho những thiệt thòi của
ông Mặc dù, đây là mẻ lưới chung của cả tập đoàn đánh cá Anh con trai không đồng ý, khuyên cha nếu đã bán thì hãy đem tra lai số tiền đó cho tập
đoàn Câu chuyện kết thúc bằng hành động người cha đã làm theo sự khuyên
nhủ của anh con trai
Có thé thay rat rõ trong những câu chuyện trên, nhà văn Bùi Đức Ái bằng việc khắc họa chân dung những con người lao động rất bình thường với muôn vàn những tình huống, Ứng xử trong cuộc sống tưởng như cũng rất bình thường nhưng chứa đựng bao điều trăn trở về hiện thực cuộc sống Tập truyện đã đề cập đến rất nhiều những vấn đề khác nhau trong nếp sinh hoạt đời thường: số phận của những người lao động trong xã hội cũ; lòng yêu nước nồng nàn; lòng nhân ái, tình yêu thương con người Điều nỗi bat hon cả trong tập truyện còn là vấn đề về mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và tập thể Đây
chính là vấn đề có ý nghĩa rất lớn lao mà bắt kỳ giai đoạn lịch sử xã hội nào
cũng cần phải lưu tâm tới
1.12 Tiểu thuyết Đứng trước biễn (1983) cúa Nguyễn Mạnh Tuấn
Cùng chung nguồn mạch về đề tài biển với những người lao động trên
Trang 13Tuấn lại có quy mô lớn hơn Biển xa của Bùi Đức Ái Trong Đứng trước biển,
Nguyễn Mạnh Tuấn xông vào những hiện thực mới xuất hiện của xã hội đó là vấn đề giữa con người và sản xuất Tác phẩm ra đời được xem như là một sự kiện văn chương của giai đoạn văn học đương thời
Nguyễn Mạnh Tuấn viết Đứng rước biển khi nền kinh tế trên khắp đất nước ta ở tất cả các ngành nghề đang có sự chuyên biến mạnh mẽ về cách làm
ăn theo những chỉ thị, nghị quyết mới của Trung ương Kết cấu của Đứng trước biển xoay quanh sự trả lại vị trí thích hợp của một cán bộ quản lí gắn
với số phận của một xí nghiệp đánh cá Trong tiêu thuyết này, nhà văn nêu lên
phương pháp, cách thức của một lối quản lí, hoạt động sản xuất, làm kinh tế theo lối mới Ân sau đó còn là vấn đề xã hội, vẫn đề nhân sinh
Tiểu thuyết Đứng trước biển đã công phá cái tiêu cực với những biểu
hiện và những tính chất khác nhau trong tư tưởng, tâm lí con người Những nhân vật phản diện trong tác phâm như: Chín Tâm, Năm Miên, Sáu Kình đã bộc lộ rõ bản tính cơ hội, ích kỷ, chuyên quyền Nhưng dụng ý của tác giả là
ở chỗ những nhân vật này với nét tính cách trái chiều đã làm nền để tô điểm
cho những nhân vật mang tính tích cực như: Ba Đức, Năm Dũng, Út Cần, Sáu Hon, Lê Tám Nguyễn Mạnh Tuấn đã phản ánh khá chi tiết hiện thực xã hội trước cải cách, đổi mới cả hai mặt sáng và tối
Đứng trước biển là bức tranh hiện thực của xã hội Việt Nam Giống
Trang 14Bên cạnh đó dòng đục của biển, mảng tối của hiện thực được tác giả tập trung miêu tả qua sự trụy lạc, phản phúc của Sáu Kình, sự lỗi thời, cơ hội của Năm Miên, đặc biệt là sự vô dụng, bất tài, lộng hành, ích kỷ của Chín Tâm
Các nhân vật trong tiểu thuyết đã chứng tỏ cái nhìn khách quan của Nguyễn Mạnh Tuấn khi nhìn hiện thực xã hội trong tác phẩm không đơn giản, một chiều Ở đây, có dòng trong, dòng đục, có mảng sáng, mảng tối và thậm
chí có cả dòng trong đục, máng sáng tối lẫn lộn
Tập thé tau H15 1a su phức hợp đó Các nhân vat như Hai Tiến, Ba Phi, Liên cũng chính là sự pha trộn giữa hai dòng Hai Tiến giỏi về chuyên môn, nhưng sớm co mình trong cái vỏ phận sự của công chức, Ba Phi là một thuyền trưởng xứng đáng nhưng lại quen lối sống tự do đến buông thả; Liên sống thiết tha, có sự gắn bó với công việc nhưng không phải đã tìm được ngay một thái độ cần có trong cuộc đấu tranh với cái tiêu cực ở cuộc đời
Tuy nhiên, vấn đề chính của bức tranh hiện thực đời sống trong Đứng trước biển vẫn là sự nỗi bật, vượt lên hơn cả của dòng trong, mặt sáng, điểm này đã giữ vai trò chủ đạo trong tác phẩm Mặc dù, cái xấu vẫn tiếp tục vùng quấy và gây lên nhiều tác hại ghê gớm
Nguyễn Mạnh Tuấn đã gửi quan điểm của mình, lí tưởng thẩm mỹ của mình qua những nhân vật tích cực như Ba Đức, Bảy Thu, Ut Cần, Sáu Hớn Tác giả cho rằng, muốn có suy nghĩ đúng thì điều đầu tiên phải có can đảm nhìn thắng vào thực chất của sự vật Sự tránh né hoặc tạo ra ảo tưởng bằng cách này hay cách khác trong nhìn nhận hiện thực không có sự cải tạo được hiện thực Nhà văn xây dựng nhân vật Bảy Thu với nét tính cách ưa nói thắng vào sự thật, nói thắng vào tội lỗi, ưa phanh phui ý nghĩa trần tục của hiện tượng Bảy Thu "không quen gọi những tên ăn cắp với hán từ đồng nghĩa là
"tham ô" [45, tr.60], những tên tham ô là "hủ hóa", những kẻ u tối, bất tài là
Trang 15cách nói như vậy sẽ khiến cho những "kẻ tội lỗi có vẻ sạch sẽ, do đó giá trị thật của đạo đức và liêm sỉ bị rẻ rúng đi" [45, tr.60]
Vào thời kỳ quá độ, không phải lúc nào cái tích cực, tốt đẹp cũng thắng thế Cho nên, tác giả quan niệm điều quan trọng bậc nhất trong mối quan hệ giữa con người với con người là đừng để mất lòng tin Sáu Hớn là một nhân
vật tích cực trong tác phẩm đã từng nghĩ một cách thắm thía: "mắt gì thì mat chứ không thể để mắt lòng tin của quần chúng"[45, tr 226]
Nguyễn Mạnh Tuấn gửi gắm nỗi trăn trở, suy tư của người cách mạng trong một xã hội đang có sự chuyên mình ở chỗ người cách mạng chân chính phải xả thân vì công việc chung, phải dám đứng ra gánh chịu trách nhiệm
trước cái ngưng trệ, thậm chí thối rữa của hiện thực "Đề những gia đình công
nhân phải chịu đựng vô lí trong sự cùng cực này thêm một ngày là ta có tội một ngày ; "không phải tụi đầu nậu lưu mạnh mà chính chúng ta phải chịu trách nhiệm"[ 45, tr.83] Điều này có nghĩa là trong bất kỳ tình huống nào, như Bảy Thu nói "người cách mạng chân chính, không thể vô trách nhiệm khi đứng trước biển được”
Vậy trong Đứng trước biển, Nguyễn Mạnh Tuấn đặt ra vấn đề cap bách
là người cách mạng lúc này phải làm gì? Và làm như thế nào? Bởi vì, lí tưởng tốt đẹp cần được thể hiện bằng hiệu quả sinh động trong thực tế Ba Đức hoàn
toàn có cơ sở khi nghĩ rằng "tạo ra nguồn của cải vật chất đầy đủ cho xã hội sẽ là sợi giây níu giữ tốt người ta ở lại với Tổ quéc"[45]
Xây dựng nhân vật Ba Đức, tác giả chủ yếu muốn đưa ra một mẫu người hành động Cuộc tranh luận giữa Ba Đức và Hai Tiến về mối quan hệ giữa dũng khí, hiểu biết và cách làm của người cách mạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của nhà văn
Nguyễn Mạnh Tuấn là một nhà văn có tính cách thắng thắn, bộc trực
bởi chính tác giả cũng xuất thân từ tầng lớp lao động, cũng là người thợ Cho
Trang 16xã hội lúc bấy giờ Sự ảnh hưởng của gia đình - người cha của Nguyễn Mạnh Tuấn cũng bị đánh giá là lập trường, tư tưởng có vấn đề, cho nên tác giả đã không được thi đại học Những năm tháng là một người thợ ở Quảng Ninh đã giúp nhà văn có cái nhìn thấu đáo vào hiện thực xã hội, hiện thực cuộc sống của người công nhân Đứng /rước biển ra đời được xem là một sự kiện văn
chương.Thời gian tiểu thuyết xuất hiện trên văn đàn Văn học là lúc ở các địa
phương, các ngành, nền kinh tế đang có sự chuyên biến mạnh mẽ về cách làm ăn theo những chỉ thị, nghị quyết mới của Trung ương
Nội dung cốt lõi của Đứng trước biển là sự đề cập thắng của nhà văn
vào nhiều vấn đề xã hội phức tạp được thu nhỏ lại trong một xí nghiệp đánh
cá đang trên con đường phát triển Sự trì trệ và đi xuống của xí nghiệp đánh cá Sao Mai do lối làm ăn quan liêu, bao cấp, bảo thủ, giáo điều và thiếu tỉnh
thần trách nhiệm của những cán bộ lãnh đạo đã được phản ánh khá chỉ tiết Nhà văn không né tránh hiện thực Sự đi xuống của nền kinh tế không phát
triển trong xã hội đương thời là do nếp quản lí lạc hậu và trình độ thấp kém
Đồng thời, nguyên nhân còn là sự thiếu năng động, chây lười của một bộ phận công nhân, thủy thủ
Có thể nói, cùng chung đề tài viết về biến, trong Đứng trước biển cái
nhìn của Nguyễn Mạnh Tuấn đã dám thang than nhìn thang vào hiện thực Tác giả đã nhìn thắng vào những vấn đề còn bắt cập trong xã hội để từ đó đưa ra mục tiêu cần có một con đường mới phù hợp để đưa nền kinh tế nước nhà phát triển
1.2 Sáng tác về biển của Bùi Ngọc Tấn
1.2.1 Những sáng tác viết về biễn trước tiểu thuyết Biển và chim bói cá
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn từng được đánh giá là người thư ký trung thành
Trang 17với nhiều những cái mới, cái hay nhưng cũng không thiếu những mảng tối đã không qua khỏi cặp mắt của tác giả Vốn cũng là một người thợ, Bùi Ngọc Tấn hiểu rất rõ "gan ruột" của một nền kinh tế đang muốn đi lên đã có dấu hiệu của những chứng bệnh nào Vì là người con của Hải Phòng, lại có thời gian khá dài Bùi Ngọc Tấn là nhân viên Quốc doanh đánh cá Hạ Long (1975-1995) nên biển chính là một trong những nguồn cảm hứng lớn để nhà văn gửi sắm
nỗi niềm thông qua những trang viết
Trong một bài Bùi Ngọc Tắn trả lời phỏng vấn của phóng viên Phong Hằng, nhà văn đã bộc bạch duyên nợ của ông đối với biển Bùi Ngọc Tấn cho
rằng ông có một món nợ rất lớn đối với biển Những sáng tác về biển của nhà
văn thắm đẫm hương vị biển với nhiều sự cảm nhận khác nhau Ông đã thổ lộ với phóng viên Phong Hằng như sau: "Tôi đã làm nhân viên ở một xí nghiệp
đánh cá quốc doanh 20 năm Là một thành viên, một tế bào của cái cơ thể
phập phòng hơi thở có một đối tượng lao động là biển cả này, tôi vui niềm vui của những ngày biển lặng gió êm, những chuyến bién tàu về đầy ắp cá, tôi lo
lắng cho những người bạn của tôi đang chịu gió mùa, tránh bão; tôi chia sẻ nỗi buồn với những thủy thủ khi những chuyến biển bị gãy " [Tuổi trẻ thứ
Sáu, 20-4-2012]
Tuy nhiên, những sáng tác về biển của nhà văn trước khi Biển và chim bói cá ra đời lại mang một gam màu rất khác
Trang 18trong tâm hồn họ, những người gác đèn biến, chưa bao giờ họ thay mình lẻ loi Bùi Ngọc Tấn đã phác họa họ như những tượng đồng, đối mặt với phong ba,
với gió biển, với nỗi cô đơn và nếp sống sinh hoạt đời thường Họ vẫn vững vàng, kiên định, vững chắc
Bùi Ngọc Tấn là một nhà văn rất khéo trong việc đặt tên cho tác phẩm
của mình Mỗi một nhan đề tác phẩm đã phần nào chứa đựng đầy đủ nội dung
Tác phẩm Người gác đèn cửa Nam Triệu là một trong những đứa con tỉnh
thần của nhà văn khi chào đời, cái tên đã hàm chứa đầy đủ những điều tác giả
muốn nói Đây là một tác phâm đầy chất vui sống Đọc câu chuyện này,
người đọc sẽ không nhận thấy sự lẻ loi của những người ngày ngày phải đối
mặt với đầu sóng ngọn gió Họ rất lạc quan Xuyên suốt Người gác đèn cửa Nam Triệu, nhà văn tập trung khắc họa chân dung người anh hùng Phùng Văn Bằng, một con người gắn bó trọn đời với tháp đèn, với những hiểm nguy nơi
cửa biển bao la Tác phẩm đã được giải thưởng của Bộ Văn hóa
Để khẳng định tình yêu của mình dành cho biển, Bùi Ngọc Tắn đã có rất nhiều cách tiếp cận biển Thậm chí, nhà văn không ngần ngại khi nhìn biển
ở những nét tính cách đối lập nhau Ngoài Người gác đèn biển, Người gác đèn cửa Nam Triệu, Ngày và đêm trên vịnh Bái Tử Long, thì tác phẩm có thể được xem là thành công nhất, thé hiện rõ nhất tình yêu của ông với biển, sự hiểu
biết về biển và về người lao động trên biển phải kể đến tiểu thuyết Biển và chim bói cá (2008) Cuốn tiêu thuyết này ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt
lớn trong đời viết của Bùi Ngọc Tấn Tác phẩm không chỉ khẳng định tình
yêu của ông dành cho biển, cho con người, không hề vơi cạn, phôi pha, xao
lãng mà còn là nỗi niềm suy tư, trăn trở về số phận của mỗi người công nhân
khi gắn với biển
Trang 19trân trọng, thương xót Dù nhà văn có phê phán nhưng cũng là sự phê phán bao dung, rộng rãi của một con người luôn có lòng vị tha trung thực Cho nên,
day 4p trong tiêu thuyết Biển và chim bói cá là tiếng cười 1.2.2 Đề tài và chú đề tiếu thuyết Biển và chim bói cá
Đề hài là phạm vi hiện thực để nhà văn lựa chọn và miêu tả, thể hiện tạo
thành chất liệu của thế giới hình tượng trong tác phẩm, đồng thời là cơ sở để
từ đó nhà văn đặt ra những vấn đề mà mình quan tâm
Đề tài của tác phẩm thường gắn chặt với hiện thực cuộc sống của thời đại mà nhà văn đang sống, cho nên đề tài mang tính lịch sử sâu sắc
Trong Biển và chim bói cá, Bùi Ngọc Tấn chọn biển và những người
công nhân trực tiếp lao động với biển là để tài sáng tác Tuy nhiên, thường
trong mỗi tác phâm văn học không phải chỉ có một đề tài mà có rất nhiều đề
tài liên quan đến nhau, bố sung cho nhau để tạo thành một hệ thống đề tài Pospelôp cho rằng: "Hệ đề tài là toàn bộ đề tài của tác phẩm hoặc sáng tác" Biển và chim bói cá không chỉ là những người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp trên biển mà còn là thái độ phê phán của tác giả về mặt trái trong quản lí của những cán bộ quan liêu, thoái hóa về phẩm chất, đạo đức Họ là nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong lao động, sản xuất
Chủ đề là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phương diện chính yếu của đề
tài Chủ đề là những vấn đề được nhà văn tập trung soi rọi, tô đậm, nêu lên
trong tác phẩm mà nhà văn cho là quan trọng nhất
Dễ nhận thấy chủ đề trong Biến và chim bói cá là thân phận những người thủy thủ - họ có những người thuộc biên chế trên biển nhưng vì lí do cơ chế nên phải nằm bờ, chờ việc và ăn lương thất nghiệp Phần lớn những thủy
thủ có mặt trong phần một của tiểu thuyết được ra khỏi Tuy nhiên cuộc sống của họ vô cùng bắp bênh, chìm nổi như những đợt sóng trên biển cả
Trang 20chứng tỏ sự suy sụp của một cơ chế quan liêu bao cấp và những con người sống trong cơ chế đó đang muốn vùng vẫy đề thoát ra Họ muốn có điều gì đó sẽ thay đổi về cuộc sống trong tương lai
Chủ đề và đề tài thường có sự gắn bó với nhau nhưng nhiều khi chủ đề
vượt qua giới hạn của đề tài cụ thể mà nêu lên những vấn đề khái quát hơn
Từ sự đánh giá về đề tài và chủ đề như trên, có thể thấy rõ đề tài và chủ
đề trong Biển và chim bói cá tập trung ở một số phương diện sau: 1.2.2.1 Mối quan hệ của con người trong lao động sản xuất
Bùi Ngọc Tấn là một nhà văn cần mẫn, chăm chỉ Đọc truyện nào, sáng tác nào cũng thấy đầy ắp vốn sống, ngồn ngộn chỉ tiết và lắp lánh nét tài hoa, gợi mở
Trong Biển và chim bói cá, nhà văn đề cập đến số phận của những
người lao động mà chỗ họ cần dựa lấy đề mưu sinh chính là đại dương bao la
Xuyên suốt tác phẩm là một sự phong phú về chỉ tiết, đầy ắp chất liệu sống và đặc sệt phong cách Bùi Ngọc Tắn Với kinh nghiệm hơn hai mươi năm là thành viên của xí nghiệp đánh cá Hạ Long, Bùi Ngọc Tấn đã chứng kiến đủ những chìm nỗi, ngang trái của cuộc sống va con người trong một bầu không khí cũ
Ở tiểu thuyết này, quan hệ của những người công nhân trong quốc danh đánh cá Biển Đông rất bình đăng, rõ ràng, cảm thông và chia sẻ Tắt nhiên, quan hệ này chỉ có được ở những thủy thủ trực tiếp xuống tàu như Trần Bôn, Chơn, Lê Mây, Thuyền vì họ đơn thuần chỉ là những thủy thủ bên cạnh tâm
huyết làm giàu cho Tổ quốc, họ còn có cả một gánh nặng gia đình trên đôi vai Đọc Biển và chỉm bói cá, người đọc sẽ nhận thấy tiểu thuyết này lạ ở chỗ không có đầu, không có đuôi, không có cốt truyện Cả tác phẩm là sự tiếp
nối liên tục các chỉ tiết, sự kiện, những câu nói, những nhân vật Có thể nói vô
Trang 21trăm, hàng nghìn chỉ tiết lớn nhỏ Nhưng ấn chứa trong từng chỉ tiết nhỏ ấy là các mối quan hệ đan xen của những nhân vật ở cả hai chiều tích cực và ngược lại
Trung tâm trong Biển và chim bói cá là hình ảnh của một xí nghiệp đánh cá Biển Đông Tuy nhiên mối quan hệ không chỉ dừng lại ở đó Trong câu chuyện nhà văn đưa ra là một móc xích mà mỗi nhân vật là một mắt xích gắn kết chặt chẽ với nhau Có quan hệ giữa các thủy thủ trên tàu; quan hệ của
các thủy thủ với những bộ phận trên bờ; thậm chí các thủy thủ ngoài mối quan
hệ với đồng nghiệp, họ còn có mối quan hệ với gia đình bố mẹ, vợ con, làng quê Xa hơn nữa, khi tàu đi đến Lạch Trường miền Trung, tới Cà Mau miền
Nam, rồi đặc biệt khi bước vào thời kỳ đổi mới, họ còn có quan hệ giao
thương với các nước ngoài Singapore, Nhật Bản Cho nên, xuất hiện trong tiểu thuyết, các thủy thủ được giới thiệu rất phong phú từ nguồn gốc, quê quán, nơi ở, hoàn cảnh rất khác nhau, tất cả những chỉ tiết đó đã tạo nên tính hấp dẫn cho tác phẩm
Tiểu thuyết Biển và chim bói cá có rất nhiều nhân vật, ngồn ngộn hàng
mấy chục nhân vật trong Quốc doanh đánh cá của một thành phố biên ở nước ta Nhân vật gồm cả những người "trực tiếp sản xuất" trên biển và những người "ăn theo” trên bờ
Mối quan hệ của họ có sự gắn bó song hành với công việc trong sản xuất, có niềm vui, nỗi buồn Người ta hài lòng, tự hào về những thủ thủy có
tay nghề vững chắc như Lê Mây, Trần Bôn, những thủy thủ có tâm huyết như
Cương Mặc dù số phận của họ khi ra khơi không được may mắn như nhau nhưng ở những thủy thủ này vẫn toát lên một vẻ đẹp cao thượng của những người lao động Họ có sự chia sẻ, thấu hiểu
Thủy thủ Chơn, một con người tâm huyết với nghề biển Những tháng
ngày đằng đăng lênh đênh trên biển đã khiến cho Chơn không có thời gian
Trang 22mang với một người đàn ông khác Giận vợ Thương vợ Chơn tự trách mình, tự thấy một phần nguyên nhân dẫn đến nỗi đau mắt mát này là bởi anh đã
dành phần lớn quỹ thời gian cho biển Nỗi đau dần nguôi ngoai vì trên tàu, đồng nghiệp, bạn bè đã khỏa lắp dần nỗi buồn trong anh Sự thông cảm, yêu
mến, chia sẻ của họ đã giúp Chơn tự tin vào hạnh phúc sẽ đến với mình trong
tương lai Cuộc sống với miếng cơm manh áo hàng ngày đã khiến những thủy
thủ như Chơn phải lặn lội, bươn chải và như thế đồng nghĩa với việc vô tình họ đã đánh mắt đi phần nào hạnh phúc của mình
Cương lại khác Con chim bói cá này được nhà văn xây dựng là một trong những thủy thủ rất say nghề Tâm huyết với nghề Có kinh nghiệm đi biển nhờ vào những năm tháng học tập trong nhà trường Nhưng khi vào nghề, Cương chưa một lần được làm thủy thủ chính thức trên bất cứ một con tàu nào Anh chỉ là người thế chân Tuy vậy, Cương không thấy bi quan, bất mãn, chán nghề Biển vẫn có ma lực hút anh Những thuyền trưởng trên các tàu, những thủy thủ vẫn thường xuyên ra khơi rất thấu hiểu và thông cảm với cảnh ngộ của những người như Cương Họ chia sẻ Không khinh bạc Không coi thường Ngược lại, thông cảm và thấu hiểu, mặc dù có lúc trong họ có những chuyện ngủng ngoẵng, mắt đoàn kết với nhau
Hay như: Lê Mây, Quân, Mai, Giáp những thủy thủ này chính là hiện thân của những con chim di săn trên biển Mỗi người một số phận, một cảnh ngộ nhưng ở họ vẫn toát lên một niềm yêu đời, lạc quan cho dù hiện thực xã hội họ đang sống, đang lao động còn muôn vàn những bắt cập
Trong tiêu thuyết Biển và chim bói cá, ngoài sự gắn bó của các thủy thủ trên tàu có sự thấu hiểu, chia sẻ và cùng chung một khát vọng, hoài bão lớn đó là: một cuộc sống no ấm, hạnh phúc thì sợi dây vô hình liên kết họ sau mỗi chuyến biển chính là gia đình vợ con
Trang 23lênh đênh trên biển, làm bạn với sóng nước mênh mông đã ấp ủ trong mình những hạnh phúc rất giản dị
Tran B6n, thuyền trưởng tàu Hạ Long H14 Một thuyền trưởng giỏi, có
kinh nghiệm trong mỗi chuyến ra ngư trường Vậy mà, ngay khi anh quyết định cất mẻ lưới cuối cùng để làm tổng vệ sinh, Trần Bôn đã nghĩ ngay đến
người vợ ở nhà Niềm hạnh phúc này ở Trần Bôn quá ư giản dị Tàu cập bến,
anh nhảy vội lên bờ, không mang theo gì cả Trần Bôn quắng lại tất cả, không một con cá đem về cho vợ con, nhây ngay lên xe, chỉ kịp ngoái lại dặn "Các
ông ấy có hỏi thì bảo mình lên trạm xá một chút rồi về ngay Đấy Bây giờ lại
đau Có lẽ dạ dày dở chứng thật rồi" [38, tr.25] Cương, thuyền phó dự bị rat tâm lí Rất hiểu, Cương đã đứng ra bảo đảm cho sự vắng mặt của thuyền trưởng trên tàu mình trong một "cuộc họp quan trọng" như là có lí do rất tự nhiên, rất chính đáng: "Báo cáo, thuyền trưởng cầm y bạ đi khám bệnh rồi ạ"
(38 tr.70]
Trần Bôn, cũng giống như nhiều thủy thủ khác, lênh đênh trên biển dài
ngày Về thăm vợ Trần Bôn đi rất nhanh vì nhớ vợ Anh thèm được nhìn thấy gương mặt người phụ nữ của anh Thèm được cảm nhận không khí của một gia đình
Hoặc như cuộc sống với bộn bề khó khăn không làm cho những thủy
thủ có cái nhìn vào cuộc sống tăm tối Cái tài của Bùi Ngọc Tấn là ở chỗ đó
Trang 24chưa vục nước ngay mà còn nhìn sang cô nàng Hai bắp chân trắng như cá chép ngâm dưới nước Cô ấy cũng nhìn lại tao cười, má cứ rực lên rồi lại cúi xuống ao, hai bàn tay khum khum định vốc nước lên mặt Tao mới đưa tay sang xoa xoa vào mặt nước chỗ khuôn mặt cô Ấy Cô ấy cười tủm tỉm, rồi nam lay tay tao, giữ chặt không cho tao khỏa nước nữa Lại còn đưa một tay
sang xoa chỗ ao tao đang soi xuống Trả miếng đấy Có đi có lại đấy Ăn chết
rồi! Tao cũng nắm lấy tay cô ấy, giữ tay cô gấy lại, bóp một cái thật mạnh Cô nàng nhăn nhó há miệng ra chiều đau Chỉ há miệng chứ không kêu thành
tiếng Chà! Cái nhăn mặt ấy mới chết người" [38, tr.1 14]
Tác giả đã quá thấu hiểu họ Hơn 20 năm, có lúc chính nhà văn cũng
từng ra khơi Nỗi niềm, tâm trạng của những thủy thủ Tác giả hiểu rõ hơn ai hết Cho nên, phần lớn trong các sáng tác của Bùi Ngọc Tắn, hình như ông đã để cho ngọn bút và con mắt quan sát cùng những kinh nghiệm trường đời của mình được cố định trên trang giấy
Những con chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn vì thế cũng đáng được hướng tình yêu đàn bà con gái Bởi những ngày dài đằng đẫng của họ ở dưới tàu, chỉ có trên là trời dưới là nước Và cũng vì những ngày đêm họ đã cật lực làm việc cho xí nghiệp
1.2.2.2 Số phận của người lao động trong xã hội đương thời
Tiểu thuyết Biển và chỉm bói cá của Bùi Ngọc Tần nhìn tổng thể từ hai
góc độ có thể xem như một phóng sự dài Tiểu thuyết Biển và chim bói cá ra
đời đã chứng minh Bùi Ngọc Tấn không chỉ là một nhà tiểu thuyết đơn thuần
mà ông còn dùng chất liệu báo chí đề viết Cho nên, Biển và chim bói cá có
thể xem là một tiểu thuyết tư liệu, bởi chứa trong suốt chiều dọc của tiểu thuyết có đến vài chục ngàn chỉ tiết lớn, nhỏ, chỉ tiết nào cũng hóm hỉnh
khiến người đọc phải bật cười tức khắc, lay động những cảm giác sâu kín của
Trang 25Biển và chim bói cá là cuỗn tiêu thuyết đồ sộ gồm khoảng hai mươi
nhân vật, được nhà văn miêu tả như những hình tượng đa phương, có phần
lỏng lẻo trong một tác phẩm sắp đặt của loại hình nghệ thuật thị giác, nói
bằng thứ ngôn ngữ trực quan của mồ hôi, nước mắt, máu và cả tiếng thở dài Trong mỗi một nhân vật, nhà văn gửi vào đó một số phận, may mắn có, bất hạnh có, lạc quan có, đau đớn, thất vọng có Đó là một xã hội thu nhỏ, mỗi nhân vật là một tiếng nói, là một miếng ghép tưởng là độc lập nhưng lại rất gắn kết để làm nên một bức tranh hoàn bích về xã hội Việt Nam trong
những năm đầu đổi mới
Lat giở từng trang tiểu thuyết Biển và chim bói cá, người đọc sẽ tìm thấy chân dung những con người luôn khao khát hạnh phúc mà không bao giờ
đạt đến hạnh phúc đích thực
Phan 1 của tiểu thuyết, Bùi Ngọc Tấn vẽ lên chân dung, cuộc sống của những thủy thủ trực tiếp lao động trên ngư trường Tuy nhiên, câu hỏi mà tác
gia ngầm lưu lại trong lòng mỗi người khi đọc xong tiểu thuyết này là: những
số phận thủy thủ trong Quốc doanh đánh cá này họ có hạnh phúc hay không? Và đến bao giờ thì họ có nổi hạnh phúc?
Trong phần 2 của tác phẩm, Bùi Ngọc Tắn vẽ lên cuộc sống của những con chim bói cá "ăn theo" tại vô số ban bệ trên bờ Nhìn tổng quát tiểu thuyết
không né tránh hiện thực Mỗi nhân vật là một góc nhìn toàn diện về số phận người công nhân trong xã hội đương thời Nhà văn đã khắc họa thực tế đời
sống thực thể và tỉnh thần đầy éo le, sóng gió, trôi dạt của anh em thủy thủ, công nhân viên tại một cơ sở đánh cá quốc doanh, Bùi Ngọc Tan muốn đào xới đến kiệt cùng hiện thực nhọc nhằn của sinh tồn, bao gồm cả sinh kế và nhân sinh Mỗi hành động sóng đều bị đây đến ranh giới của một tồn tại khác,
thứ tồn tại buộc người ta phải tự vấn đến cùng để soi lại vị trí của bản thân
Trang 26Tinh thần đau đớn, không gì diễn tả được của thuyền trưởng Chơn Bởi
phần lớn thời gian anh dành cho biển nên sự quan tâm dành cho gia đình cha mẹ, vợ con của Chơn không được nhiều Đến nỗi, người vợ anh nhất mực yêu thương ở nhà đã không giữ trọn được đạo làm vợ, đã có mang với một anh
giáo viên trường cấp II về sau làm xã đội Điều đau đớn hơn cả, kẻ đã phá đi
tổ ấm của anh lại là người bạn học cùng: "Đó là một người chẳng xa lạ gì Một thằng bạn học cùng lớp trường làng, cho đến cấp hai, và khi anh học lên cấp ba thì hắn thi vào Mười cộng ba Tao không ngờ lại là mày Tính ạ!" [38, tr.10]
Chưa hết, Chơn còn luôn bị dẫn vặt bởi đạo làm con anh chưa tròn trách nhiệm Ngày bố mắt, Chơn không có mặt ở nhà, không được nhìn bố lần cuối, không lo được vải đỏ để liệm cho bố Lúc đó anh còn đang lênh đênh
trên biển Vì cuộc sống, vì sự tồn tại, Chơn đã phải nếm những cay đắng như vậy của cuộc đời
Hay như Nhược, một thợ lạnh thuộc khối trên bờ, Nhược bỗng dưng trở thành "người nổi tiếng" trong xí nghiệp vì đã kéo thêm một người bạn nữa ăn vụng hết cả mâm cơm tiếp khách của giám đốc mà anh có nhiệm vụ phải
bưng về Miếng ăn trong thời buổi khó khăn đã lấy hết lòng tự trọng của con
người Điểm nhắn của nhà văn ghi lại trong tác phẩm là ở chỗ đó
Xa hơn nữa, Bùi Ngọc Tan con tế nhị, phát hiện đến tận chỗ thầm kín nhất trong đời sống của thủy thủ Cái khó khăn hàng ngày trong cuộc sống đã khiến những người công nhân quên mất đi mình là Người Quên mắt một phần tất yếu trong cuộc sống vợ chồng là yêu nhau như những gì rất tự nhiên mà tạo hóa đã ban tặng cho con người Vợ chồng bac si Ba mon moi trong cảnh thiếu thốn giật gấu vá vai, bỗng dưng "hồi xuân", yêu đương nồng thắm, cuộc đời mở ra đầy hy vọng, sinh khí và tư cách, kề từ khi Bá được nhận lệnh chuyền sang làm việc trên tàu viễn dương
Trang 27người công nhân là một gánh nặng gia đình Họ luôn canh cánh trong mình một nỗi khát khao có được cuộc sống đủ đầy Một khát khao chính đáng Khi
chưa đạt được điều đó, nhu cầu cần phải sinh tồn đã khiến họ phần nào mắt đi
lòng tự trọng của mình Tàu về cả người trên bờ lẫn thủy thủ trực tiếp đi biển
đều tìm mọi cách có được chút gì đấy, xin được chút gì đấy Họ là những kẻ
đáng thương Cuộc sống quá thiếu thốn Họ cần phải cất giấu thật kỹ lòng tự trọng, sự sĩ diện để tồn tại đã
Bui Ngoc Tan da lan lượt đưa vào tiêu thuyết những góc khuất của đời
sống con người Mỗi một thủy thủ là một câu chuyện, một số phận Nhà văn
đã rất tỉ mi quan sát đề vẽ lên bức tranh sinh động về thân phận người công nhân trong một giai đoạn lịch sử nhất định của nước ta, khi nền kinh tế đang
phát triển và không tránh khỏi những bắt cập
1.2.2.3 Nhu cau tất yếu đối mới trong cơ chế quản lí
Liên hiệp đánh cá Biển Đông lừng lẫy thành tích nhưng cũng chất đầy
những ngang trái, những bất công Tắt cả, từ khối dưới nước lẫn khối trên bờ chỉ ngóng trông, vin chặt vào thành tích Cho dù đó là thành tích ảo
Biển và chim bói cá ra đời trong khoảng thời gian cuối thời bao cấp và
chớm vào thời kỳ đổi mới Có nhiều vấn đề đặt ra cho việc đổi mới nền kinh
tế nước nhà Ở một góc nào đó, xã hội Việt Nam đương thời đã được nhà văn
thu nhỏ trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá
Mặc dù đang hiện hữu trong không khí khẩn trương xây dựng nền kinh
Trang 28Cương là niềm tự hào, là tình yêu của họ dành cho thiên nhiên Và có lẽ, trong đời những thủy thủ này, cho đù có những lúc họ có mâu thuẫn về sự lựa chọn nghề nghiệp nhưng rồi cuối cùng họ vẫn chọn biên và nguyện dâng hiến cả cuộc đời mình cho lí tưởng đã chọn
Những con chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn đã va phải sóng lớn, thậm
chí họ đã đụng phải sóng trước khi ra khơi Những thủy thủ có tâm huyết, hiểu biết và yêu nghề như Cương thì phải xuống tàu dự bị, đơn giản vì anh không biết cách thức và hướng đường đi đến cửa sau nhà cấp trên Lê Mây,
một thuyền trưởng có trình độ, kinh nghiệm khi ra ngư trường nhưng tàu của anh cứ phải cập bến dài, chờ sửa chữa Lí do cũng đơn giản, Lê Mây đã không biết thủ trưởng của mình cần gì? Và điều tệ hại hơn nữa, nguyên nhân chính để Mây cùng thủy thủ trên tàu VT250 không thể ra khơi vì chính anh đã vô tình biết được mối quan hệ của Giám đốc Hoàng Quốc Thắng voi vo cua một thủy thủ trong xí nghiệp Sự tư thù cá nhân cũng là một trong những nguyên nhân góp phần vào việc sản lượng cá của xí nghiệp tăng hay giảm
Còn nhiều những số phận chim bói cá như: Lê Mây, Thuyền, Cương, tất cả
họ, đều tâm huyết với nghề, đều có chung khát vọng cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn nhưng chưa tìm được lối đi
Cơ chế đã thắt chặt những chuyến biển về sản lượng cá nhưng lại mở ra những tiêu cực rất lớn Trên giấy tờ, xí nghiệp đánh cá Biển Đông đang rất
phát triển, nhưng thực ra là số ảo Cá chưa về đến bờ đã bị thất thoát ngay
giữa biển Người ta dùng đá ướp cá, dùng dầu của thuyền đánh bắt cá đổi
những thứ khác như một lẽ tự nhiên Chỉ cần mang số cá về theo đúng chỉ tiêu, còn lại, mỗi một thủy thủ sẽ có trách nhiệm biến số tấn cá ngoài định mức thành những sản phẩm khác Mặc dù vậy, đời sống của mỗi gia đình thủy thủ
Trang 29tục giấy tờ, chờ lệnh của xếp Chỉ ngần ấy thôi đã đủ để năng xuất lao động bị
tiêu hao rất nhiều Nhiệt huyết của những người thủy thủ có, thậm chí vì chờ đợi quá lâu họ đã tự quyết bỏ những đồng tiền trong túi của mình để đóng góp, sửa chữa, để có kinh phí xin xếp được ra khơi sản xuất Nhà văn đã chỉ rõ một
cơ chế quản lí máy móc, quan liêu, không hiệu quả Số tàu đủ, số thủy thủ cũng đủ nhưng chỉ có sản lượng cá là không đáp ứng với nhu cầu sử dụng của xí nghiệp và người dân
Những người lao động gián tiếp trên bờ trong xí nghiệp, đầy đủ các ban
bệ, nhưng công việc của họ hàng ngày khi đến cơ quan, họ sử dụng 8 tiếng vàng ngọc vào những việc không hè liên quan đến sản lượng, chất lượng sản xuất Họ tìm cách lấy cá của xí nghiệp mang về Họ thành lập các nhóm, hội "xin đêu" để rồi biến cơ quan, đơn vị thành những cái bếp để ăn uống, bàn tán, bình phẩm Hết 8 giờ làm việc, ai nấy về nhà mà không biết ngày hôm nay, mình đã làm được gì, góp được gì cho sự nghiệp chung trong sản xuất, trong
lao động Sự trì trệ trong sản xuất trở nên là lẽ thường khi những người trong
cuộc không tỏ ra lo lắng và sốt sắng trước sự đứng im đó
Nhà văn đã đưa ra một thực tế không chỉ riêng ở xí nghiệp đánh cá Biển Đông mà đó còn là tình trạng chung của tất cả các ngành nghề trong một giai đoạn lịch sử xã hội đương thời Bởi vậy, một trong những vấn đề tiểu thuyết Biển và chim bói cá đưa ra là phải đổi mới cơ chế quản lí sản xuất, trong sản xuất và đổi mới sự suy nghĩ của con người đề thích ứng với đòi hỏi của sản xuất là một điều tất yếu Có như vậy, con đường sản xuất kinh tế nói chung và khai thác biển nói riêng mới đạt hiệu quả
1.2.2.4 Cái nhìn đa điện, khách quan của tác giả trong việc miêu tả hiện thực đời sống
Trong rất nhiều những bài nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá về Bùi Ngọc
Trang 30Khánh, Châu Diên, Dương Phương Vinh đều có cái nhìn chung về nhà văn đó là Bùi Ngọc Tấn giống như một người thư ký trung thành của thời đại Có
thể xem trong suốt chiều dài của thời gian từ lúc đất nước chính thức được sống trong giây phút của tự do, tự chủ, nhà văn đã bắt đầu quan sát và dõi theo Như những nắc thang đề nền kinh tế của dân tộc leo lên đỉnh cao của sự phát triển, mỗi một bậc thang là một sự khó khăn, va vấp, được có, mất có,
vui buồn đan xen Nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã lặng lẽ đứng ngắm nhìn, quan sát và thu vào trong trí óc mình bằng tất cá những gì ông bằng lòng, sung
sướng hoặc còn trăn trở, nghĩ suy để rồi gửi lại qua những trang giấy nỗi niềm vấn vương của mình
Vẽ lại hiện thực xã hội Việt Nam trong giai đoạn lịch sử cuối của thời kỳ bao cấp, tác giả đã có cái nhìn rất khách quan, không né tránh để tạo nên một bức tranh có đủ các sắc màu
Sẽ thấy rất rõ trong Biển và chim bói cá những điều tưởng chỉ là trò đùa, nhưng ngược lại nó lại diễn ra rất đàng hoàng, như đó là một phần tất yếu tồn tại trong cuộc sống
Những thủy thủ khi được ra ngư trường, mặc dù nhiệt huyết trong họ sôi sục, họ rất mong muốn có được những kết quả khai thác cao Nhưng bên cạnh họ còn gánh nặng gia đình cho nên nhiều lúc, họ đã làm ngơ trước những hành động sai trái của chính họ và của đồng nghiệp Họ thản nhiên bán
dầu, bán cá của Nhà nước và biến những đồng tiền xã hội chủ nghĩa đó thành
những đồng tiền có giá trị cá nhân Mỗi chuyến biển, từ bữa ăn của thủy thủ
cho đến dầu, các loại phương tiện phục vụ cho khai thác biển đều là của Nhà
nước Nhưng thành quả lao động đã được các thủy thủ trên tàu tìm mọi cách tham 6 tap thé trước khi giao về cho Nhà nước
Trang 31chú thủy thủ đổi cá để lấy những thứ cần dùng "Hai lồ cá vụn (đã chuẩn bị
sẵn để ngay ngoài be) chỉ đổi được hai quả mít, chục quả đứa và mươi quả tai
chua" [38, tr.182] Thậm chí là hàng mấy chục lồ cá đã được bán ngay khi
thuyền còn đang ở ngoài biển khơi "bán rất tự nhiên Rất công khai Chẳng phải suy nghĩ đắn đo Không phải bàn bạc Nhận tiền cũng vậy" [38, tr.183]
Hình như việc bán cá đối với các thuyền trưởng trên tàu như: Bôn, Chơn, Lê Mây, Đáng là việc bình thường như đó cũng là một phần trong chỉ tiêu, kế
hoạch, định mức của mỗi tàu trước khi ra khơi
Nỗi lo cuộc sống đời thường đã khiến các thủy thủ quên rằng hành
động mang cá về nhà sau mỗi chuyến đi biển là một hành động ăn cắp Tuy
nhiên, họ khơng có lối thốt nào khác Gia đình mỗi thủy thủ chỉ trông chờ vào điều đó vì có những lúc Nhà nước trả lương bằng "cân", bằng "xi măng", bằng những sản phẩm mà xí nghiệp trực tiếp sản xuất Đó chính là nguyên nhân dẫn đến cả khối dưới nước lẫn khối trên bờ đều tìm mọi cách để "ăn cắp" của Nhà nước Nhà văn đã không né tránh khi miêu tả các chỉ tiết các
cách, các hình thức của những công nhân trong liên hiệp Biển Đông khi họ
mang cá, mang dầu của Nhà nước về nhà mình Vì miếng cơm manh áo, vì sự tồn tại họ đã làm ngơ trước lòng tự trọng và nhân cách của bán thân mình
Thậm chí, cụ thể hơn, nhà văn đã không lảng tránh hiện tượng mua chức, mua quyền của một số cán bộ Từ Giám đốc Hoàng Quốc Thắng đến
Huy, đến Quán Mèo họ đã bất chấp mọi thủ đoạn, thậm chí bỉ ổi dé dat cho
bằng được ý định của mình Những con người này, mục đích chính của họ
không phải là làm thế nào để đưa năng suất kinh tế phát triển hơn, hiệu quả hơn, mà ngược lại là bằng mọi giá ngôi nhà của họ trở nên sang trọng hơn, giàu có hơn bằng chính của cải của Nhà nước
Trang 32một thủy thủ muốn xuống tàu đi nước ngoài phải chuẩn bị một số đô la khá lớn để chi phi cho hành trình được ra khơi vượt qua biên giới của Tổ Quốc
Và không ít trong số họ đã trở thành nạn nhân của sự nợ nần vĩnh viễn Thuyền trưởng Lê Mây, một ông vua đánh bắt cá trên biển, cả đời đi biển chỉ xây dựng cho vợ con một căn nhà và cuối cùng phải ra đi trong ốm đau, tật bệnh
Có thể nói, cuộc sống của những người công nhân trong xã hội đương
thời với muôn mặt thiếu thốn, khó khăn đã đi vào từng trang viết của Bùi
Ngọc Tấn rất tự nhiên Hơn hai mươi năm là nhân viên thi đua của một xí nghiệp đánh cá quốc doanh, Bùi Ngọc Tấn rất hiểu những khó khăn, thiếu thốn, mặt tốt, mặt xấu trong đời sống của những người công nhân giai đoạn
này Cho nên, khi viết tác giả đã rất thật Ơng khơng né tránh khi phản ánh
những tiêu cực, bi kịch, mâu thuẫn của đời sống Bằng cái nhìn phân tích và tỉ mỉ, thậm chí không tránh những hiện tượng được xem là "nhạy cảm", nhà văn đã làm sống dậy một xã hội với bộn bề những khó khăn, những ngang trái cần
phải giải quyết
1.3 Đặc sắc của bức tranh đời sống xã hội
Hầu hết trong các sáng tác của Bùi Ngọc Tắn dù là ở đề tài nào người
đọc cũng dễ nhận thấy ở ông có một lối viết rất kỳ khu, tỉ mi, chắt lọc từ
những chỉ tiết nhỏ nhất Từ trang đầu tiên cho đến trang cuối cùng của tác phẩm, các chỉ tiết đó sẽ tạo nên một sự hoàn hảo hài hòa về một vấn đề mà nhà văn đã lựa chọn để đưa vào tác phẩm
Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm lịch sử xã hội, nhà văn lại có sự quan sát, chiêm nghiệm đời sống trong những góc nhìn khác nhau Cùng chung đề tài về biển, trước khi Biển và chỉm bói cá ra đời, Bùi Ngọc Tắn đã viết một số tác
Trang 33những sáng tác này phần lớn là ca ngợi, những người lao động được nhà văn khắc họa mang vẻ đẹp lí tưởng hoàn mỹ Cảm hứng chủ đạo của tác giá thiên về ngợi ca, tô hồng
Đến Biển và chim bói cá, lăng kính của Bùi Ngọc Tấn khi soi vào cuộc sống, vào xã hội đã có sự chuyên biến rõ rệt Bên cạnh sự tôn vinh, ca ngợi vẻ
đẹp của xã hội, của con người nhà văn đã không né tránh soi vào cả những
mảng tối của hiện thực đời sống xã hội Trong tiêu thuyết Biển và chim bói cá, người đọc sẽ bắt gặp cuộc sống đời thường hiện hữu trong đó, có cả mặt tốt và không thiếu những mặt xấu
Mặc dù cuộc sống còn vô vàn những khó khăn, mặc dù trong mỗi chuyến biển dù là thành công, thuyền về đầy ắp cá tôm hay là những chuyến biển bị gãy các thủy thủ trên tàu không tránh khỏi những xô xát, hiểu lầm
nhưng rồi bao trùm lên tất cả vẫn là một tinh thần đoàn kết, gắn bó thông cảm,
thấu hiểu và chia sẻ Tình yêu của họ dành cho biển đã được nhà văn miêu tả
khá chỉ tiết Lần đầu tiên được theo cha ra biển, cậu bé Phong thấy tự hào vô
cùng Tự hào vì nghề của cha mình, về cha mình và bản thân mình là con của một thuyền trưởng Cậu bé thấy trong mình có một tình yêu mãnh liệt dành cho biển, tự nhủ sau này sẽ là một thuyền trưởng giỏi như cha Trong tâm hồn thánh thiện, thơ ngây của cậu bé, người cha như một vị thần đề cậu bé ngưỡng mộ, tôn thờ, kính trọng và yêu thương: "Nhiều tàu đi ngược vào phía trong bờ
Họ biết bố tôi hoặc giơ tay vẫy bố hoặc thét lên một câu gì đó nghe không rõ
khiến tôi rất tự hào Khi ở buồng máy tôi kính phục tài năng của bác Suất,
đồng thời tự hào về bồ tôi Bồ tôi lãnh đạo được cả những người giỏi như bác Suất Giờ đây tôi thêm tự hào về bố Bố quen biết rất nhiều người tài giỏi, và
quan trọng hơn, những người này đều tỏ ra yêu quý bố" [38, tr.41]
Trang 34sau vẻ tưởng như thánh thiện của cha mình là một người đàn ông rất tầm thường Cha cậu đã đồng ý cho các chú, các bác thủy thủ trên tàu bán cá, tôm Cha cậu thản nhiên nhận số tiền được chia sau khi bán cá Và điều khiến cho
chú bé bất ngờ nhất, thất vọng nhất là biết cha đã không chung thủy với mẹ
Mọi điều tốt đẹp, tự hào về cha đã không còn trong tâm hồn mới lớn của cậu
bé Cậu đã dẫn vặt chính bản thân mình và có cái nhìn hoàn toàn khác về
người cậu bé đã từng tự hào và ngưỡng mộ: "Tôi đau đớn nghĩ mới đây thôi chúng tôi còn tự hào khi bố về nhà và người bố ấy đã không còn nữa Bây giờ
là một người bố khác Một người bố có những điều bí mật mà mình không nên biết Một người bố có nhiều thói hư tật xấu Quá thất vọng, tôi tự nhủ: Có lẽ phải quan niệm lại: thế nào là bố chăng?" [38, tr 237]
Nhà văn đã thẳng thắn chỉ ra những mặt trái của xã hội mà trực tiếp là trong đời sống lao động của những người công nhân Họ đã làm những việc trái với lương tâm của một người công nhân sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa Nhưng, để tồn tại, họ tạm quên đi lòng tự trọng
Tệ hại hơn, trong Biển và chim bói cá, người đọc còn bắt gặp một thế giới "ngầm" của những kẻ mua chức, chạy quyền Họ dùng mọi hình thức, thậm chí là bi 6i để đạt được nguyện vọng Vấn đề của những kẻ như Hoàng Quốc Thắng, Huy, Quán Mèo là một hiện tượng có thật, phổ biến trong xã
hội đương thời đã được Bùi Ngọc Tắn thang than chỉ ra, không né tránh
Tuy nhiên, sự đa dạng màu sắc thấm mỹ trong Biển và chim bói cá là ở chỗ hiện thực đời sống xã hội còn vô vàn những vấn đề bất cập, nhưng lại được nhà văn phản ánh qua lăng kính hài hước Từ những chỉ tiết nhà văn miêu tả cảnh cập bến của một thuyền trưởng đến những lời ăn tiếng nói trong cuộc sống lao động, trong sinh hoạt hàng ngày, thậm chí trong cả chuyện tình
yêu lứa đôi cũng đầy hài hước, vui tếu của những người công nhân lao động
Trang 35đau nhanh chóng được chữa lành bởi sự quan tâm, mến yêu của những anh em đồng nghiệp trên tàu:
"- Thủ trưởng ơi Đếch cần làm tác giả quốc ca thủ trưởng ạ Cái thủ
trưởng cần bây giờ là vê ơ vơ nặng Chơn cười:
- Tao sắp lấy vợ rồi Không phải để chúng mày phải lo" [38, tr13]
Hoặc Nhược, một thủy thủ nằm trên tàu dự bị vì đã ăn cùng với bạn hết
xuất cơm giám đốc dùng dé tiếp khách Tất cả những nét rất đời thường đó đã đi vào tiểu thuyết Biển và chim bói cá rất tự nhiên Có bi kịch, có đau
thương và suy ngẫm nhưng át lên tất cả vẫn là tiếng cười
Cái hài có mặt trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá phải chăng như một thanh nam châm nhằm thu hút sự chú ý của độc giả đến với cuốn tiểu thuyết này Hơn thế nữa, sự xuất hiện của cái hài qua từng trang tiểu thuyết đã khẳng định bản lĩnh của nhà văn, một người đã quá am hiểu đời sống tâm lí, và thực tế trong lao động của những thủy thủ Cho dù họ có ăn cắp, họ có "đê
tiện", họ có lối sống chưa được lành mạnh nhưng độc giả không giận, khinh
bỉ và coi thường họ được Ngược lại, qua ngôn từ của nhà văn người đọc còn thấy ở đó có sự cảm thông, hóm hỉnh và chia sẻ, thông cảm của chính tác giả: "Tôi cũng đã nhiều lần đi biển Reo hò khi đụt cá căng phông ào ào trút nước xuống boong, lo lắng nhìn đụt lép kẹp vừa lôi lên sàn dốc Chọn tôm, nhặt cá,
Trang 36Chương 2
_ THẺ GIỚI NHÂN VẬT TS
TRONG TIEU THUYET BIEN VA CHIM BOI CA 2.1 Khai niém nhan vat
Mỗi một tác phẩm văn học khi ra đời và tồn tại vĩnh cửu trong lòng độc
giả cần phải có rất nhiều các yếu tố tạo nên nó Một trong những chất liệu
quan trọng không thể thiếu để làm nên tính toàn vẹn của tác phẩm văn chương chính là nhân vật văn học
Nhân vật văn học (Persona) là một khái niệm đã được rất nhiều các nhà
nghiên cứu đưa ra định nghĩa theo nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau Tuy
nhiên, dù đưới góc nhìn nào thì các nhà nghiên cứu đều có chung điểm nhìn về nhân vật văn học, đó là sự khang định vị trí, vai trò của nhân vật van hoc trong mỗi một tác phẩm nghệ thuật Những nhà phê bình, nghiên cứu cho rằng nhân vật văn học là thành tố quan trọng trong tác phẩm văn học, là
phương tiện để nhà văn giãi bày, phản ánh, soi chiếu hiện thực đời sống vào
trong từng trang viết thông qua việc tạo dựng nên những nhân vật văn học Các nhà phê bình, nghiên cứu văn học đều tập trung làm sáng tỏ tầm quan trọng của nhân vật văn học đối với một tác phẩm văn chương: Nhân vật
văn học có thể là những con người cụ thể có tên, hay là những nhân vật không
Trang 37Nhân vật văn học chính là sản phẩm tinh thần của mỗi nhà nghệ sĩ Nhà văn khi xây dựng nhân vật văn học đã gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình về con người, về đời sống, về xã hội Cho nên, nhân vật văn học chính là nơi để tác giả giãi bày tâm tư của mình, chính vì vậy một tác
phẩm văn học không bao giờ vắng bóng nhân vật Tuy nhiên, nhân vật văn học chỉ là phương tiện dé nhà văn bày tỏ cảm xúc của mình và là cầu nối để
tác giả đến với độc giả chứ nhân vật văn học không phải là bản chất, là chính con người nhà văn; “Nó là một hiện tượng, một đơn vị nghệ thuật được sáng tạo theo những ước lệ văn học Ngay cả khi nhà văn xây dựng nhân vật dựa khá sát vào nguyên mẫu, thậm chí giữ lại cả danh tính của nguyên mẫu thì ta cũng không thể đồng nhất hai hiện tượng đó với nhau” [36]
Trong quan niệm truyền thống, nhân vật văn học có vị trí thiết yếu đảm bảo cho việc miêu tả thế giới của văn học mang tính hình tượng và có chiều sâu “Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của đời sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kỳ vọng về con người” [25] Như vậy, có thé hiểu nhân vật văn học có chức năng miêu tá và khái quát, các
loại tính cách xã hội, đồng thời thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về
thế giới con người, tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phẩm Cho nên, nhân vật văn học chính là một hình thức khái quát đời sống Thông qua
mỗi nhân vật, độc giả sẽ thấy được nội dung của đời sống và nội dung tư
tưởng thể hiện trong tác phẩm
Trang 38Từ những nhận định về nhân vật, có thể thấy rất rõ trong các sáng tác của Bùi Ngọc Tấn nói chung và Biển và chim bói cá nói riêng, sự xuất hiện của các nhân vật rất phong phú, đa dạng nhiều tính cách khác nhau Ở mỗi nhân vật lại ẩn chứa một nụ cười hoặc một glọt nước mắt của nhà văn với cuộc đời
2.2 Sự phong phú đa dạng trong hệ thống nhân vật
2.2.1 Không có nhân vật chính, có các loại nhân vật
Bước vào thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá của
Bùi Ngọc Tan, người đọc sẽ thấy nhà văn tạo dựng nhân vật của mình như một sợi xích Các nhân vật cứ lần lượt hiện ra trong tác phẩm tự nhiên, kết nối với nhau rất liên hoàn và cứ từ nhân vật này lại tràn sang nhân vật khác Có khi, đến một chặng nào đó trong tiêu thuyết, nhân vật này đã xuất hiện ở phía trước thì bỗng nhiên trong chặng này lại trở về Nhưng, không vì thế mà người đọc thấy lúng túng trong việc lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm bởi vì bất kỳ lúc nào, đoạn nào của tác phẩm, nhân vật vẫn lôi cuốn người đọc một cách
say mê, không thê cưỡng lại được
Xuyên suốt tiêu thuyết Biển và chim bói cá, Bùi Ngọc Tân tạo dựng khoảng may chục nhân vật Tuy nhiên trong ngần ấy nhân vật của nhà văn,
không có nhân vật chính, tất cả các nhân vật đều có cùng chung một vị trí
trong tiểu thuyết Mỗi nhân vật đều là một bộ phận quan trọng của câu chuyện, nhân vật nào cũng được nhà văn quan tâm đến như nhau, được chú ý ngang nhau, bình đắng với nhau
Trang 39chép” (Tuổi trẻ, 20-4-2012) Chính sự chăm chỉ ghi chép và sự trải nghiệm
của nhà văn đã tạo nên trong tiểu thuyết một dàn nhân vật sống động và sinh
động Họ không có ai là người đứng đầu nhưng cũng không có ai là người đứng thứ hai Họ được nhà văn xếp thành từng hàng và rồi tập hợp lại để làm nên diện mạo của xí nghiệp đánh cá trong những năm đầu đổi mới nói riêng
và của xã hội Việt Nam đương thời nói chung
Từ những dòng chữ đầu tiên cho đến dòng chữ cuối cùng trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tắn, người đọc sẽ nhận thấy ngay đây là tiểu thuyết không có cốt truyện, không có nhân vật chính Cả tác phẩm là sự hội tụ chân dung của người lao động trong xã hội đương thời, họ ở những tầng bậc khác nhau trong đời sống và chia thành hai hàng rõ rệt Một bên là những nhân vật đại diện cho người lao động trực tiếp, họ là những thuỷ thủ có vóc dáng thô tháp, có phẩm chất sống trung thực, không hoa lá, đưa đây, họ thang than va gan gũi, ăn sóng, nói gió, lam lũ, vat va, nhoc nhan, đôi khi thô tục nhưng ở họ luôn hiện hữu sự nhân hậu va tình người Họ chính là hiện thân của những con chim bói cá trên biển Đông Họ là những thân phận người có những phút hạnh phúc, có những lúc cay đắng
Những nhân vật được xếp trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá ở phía trực tiếp lao động được nhà văn vẽ lên với rất nhiều những chỉ tiết, tình tiết rất đời thường Họ, đù trong guéng quay cua lao động sản xuất có những vị trí khác nhau: có người là thuyền trưởng, thuyền phó, có người là thuỷ thủ
trưởng, là nhân viên ở tổ bốc, hay ở tô lưới nhưng khi vào việc ở họ chỉ có
mot tinh than, mot nhiét huyét, một quan tâm trong sản xuất nhằm đạt được
thắng lợi lớn Ở loại nhân vật này chỉ có một mục tiêu, một đích đến là kết
quả đi biển trở về, sản lượng cá đánh bắt được mỗi ngày được tăng cao hơn
Trang 40những lúc chưa vừa lòng nhau, nhưng rồi cuối cùng, phẩm chất vốn có ở người lao động đã khiến họ xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn
Bên cạnh loại nhân vật trực tiếp đánh bắt cá, trực tiếp ra khơi, trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá, Bùi Ngọc Tắn còn phác hoạ một loại nhân vật
“đám đông” Tại sao lại phác hoạ? Bởi vì đám đông nhân vật này chỉ được
nhà văn nhắc đến lướt qua thông qua những hành động của họ; những hành
động phần nào đã tạo dựng được một góc bộ mặt đời sống xã hội Việt Nam những năm bao cấp Khi tàu đánh cá từ biển khơi trở về, những con chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn dù là trên bờ hay ra khơi họ đều ùa ra cầu cảng như ở đó có một ma lực vô hình hút họ Ở đây, họ được nhìn thấy những con cá, con tôm, con cua, con ghẹ mà trong thực tế mỗi bữa ăn của gia đình họ không bao giờ có Họ ra để nhìn cho no mắt, để rồi sau đó lại trở về với những bữa cơm đạm bạc Cuộc sống quá thiếu thốn, khó khăn, thậm chí có những lúc họ tạm
quên đi nhân cách, lòng tự trọng của bản thân mình để bằng mọi giá có được con cá mang về nhà để cải thiện trong sinh hoạt
Loại nhân vật được tác giả nhắc đến song hành với những nhân vật trực tiếp ra khơi chính là những người phụ nữ Họ là mục đích, là nguyên nhân,
hướng tới của tất cả những thuyền viên Sau mỗi mẻ lưới, mỗi tắn cá, mỗi
chuyến biển thì những người phụ nữ này như một nguồn nước mát lạnh xoa
dịu đi những nhọc nhẵn, nóng bức, cực nhọc trong những ngày tháng lênh
đênh trên đại dương bao la chỉ có nắng cháy, gió và sóng nước, trong tâm hồn
của những thuyền viên