1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn luận văn thạc sỹ ngữ văn

103 1,3K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 563 KB

Nội dung

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài . 2. Lịch sử vấn đề . 3. Đối tượng nghiên cứu . 4. Nhiệm vụ mục đích nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Đóng góp của đề tài 7. Cấu trúc luận văn Chương 1: Sự xuất hiện của Biển chim bói trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 1.1. Mấy vấn đề về tiểu thuyết Việt Nam đương đại 1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết 1.1.2. Một số biểu hiện của hành động tìm tòi trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại . 1.2. Bùi Ngọc Tấn - tiểu sử văn nghiệp . 1.2.1. Tiểu sử 1.2.2. Hành trình sáng tạo 1.2.3. Quan niệm về nghệ thuật 1.3. Biển chim bói - tiểu thuyết xuất sắc của Bùi Ngọc Tấn . 1.3.1. Biển chim bói - hồi ức của nhà văn về một quãng sống đáng nhớ 1.3.2. Nhìn chung về thế giới nghệ thuật của Biển chim bói . Chương 2: Những cảm hứng cơ bản của Biển chim bói 2.1. Cảm hứng nhận thức lại 2.1.1. Cảm hứng nhận thức lại - một xu thế tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại . 1 2.1.2. Con đường nhận thức những vấn đề của xã hội . 2.1.3. Nhận thức lại về con người . 2.2. Cái nhìn mang màu sắc bi kịch về cuộc sống . 2.2.1. Một số biểu hiện về cảm hứng bi kịch trong văn xuôi Việt Nam hiện đại . 2.2.2. Bi kịch cộng đồng . 2.2.3. Bi kịch nhân . 2.3. Cảm hứng trào lộng . 2.3.1. Cái nhìn trào lộng trong văn xuôi Việt Nam đương đại . 2.3.2. Cái nhìn trào lộng về thế giới . 2.3.3. Cái nhìn hài hước về con người Chương 3: Nghệ thuật của tiểu thuyết Biển chim bói 3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 3.1.1. Một số giới thuyết về việc nghiên cứu cốt truyện của Biển chim bói . 3.1.2. Cốt truyện song hành 3.1.3. Cốt truyện lồng ghép 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.2.1. Xây dựng nhân vật bằng chi tiết trào lộng 3.2.2. Xây dựng nhân vật bằng sử dụng yếu tố tình dục . 3.2.3. Xây dựng nhân vật bằng gợi nhớ kí ức . 3.3. Ngôn ngữ trần thuật . 3.3.1. “Ngôn ngữ” đặc thù của nghề biển 3.3.2. “Ngôn ngữ” của kí ức 3.3.3. “Ngôn ngữ” mang màu sắc giễu nhại KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 đến nay vẫn đang vận động với những tìm tòi, khám phá. Sự xuất hiện của một tác phẩm mới bao giờ cũng khiến người đọc, nhất là giới chuyên môn quan tâm. Điều đó minh chứng cho sự ngóng đợi những thành tựu mới. Nghiên cứu tiểu thuyết trong hoàn cảnh ấy là tiếp tục góp một cái nhìn, góp phần phát hiện những tín hiệu mới, từ đó góp phần vào việc khẳng định những thành tựu, diện mạo của cho tiểu thuyết. 1.2. Bùi Ngọc Tấn là một cây bút được nhiều người biết đến không phải chỉ vì cuộc đời ông lận đận, có phần bởi nguyên nhân dính líu đến những án văn chương, mà bởi ông có một số tác phẩm để lại ấn tượng khá tốt trong lòng bạn đọc. Nghiên cứu Bùi Ngọc Tấn là góp phần làm rõ thêm chân dung tác phẩm tác giả này. 1.3. Biển chim bói tiểu thuyết được viết sau nhiều năm dừng bút của Bùi Ngọc Tấn. Đây không phải là một tác phẩm mang đến cái hay, cái lạ bằng những chi tiết gây shock, bằng những tìm tòi sôi nổi của tiểu thuyết hiện đại, nhưng là một tiểu thuyết có giá trị, có nét riêng không thể lẫn trong nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Nghiên cứu Biển chim bói là góp phần nào đó cho vấn đề cách viết tiểu thuyết. 2. Lịch sử vấn đề Biển chim bói tiểu thuyết được Bùi Ngọc Tấn công bố Sau 20 năm ngừng bút (nếu không tính Chuyện kể năm 2000 hiện nay bị cấm lưu hành). Tác phẩm đánh dấu sự xuất hiện trở lạin của nhà văn ở thể loại tự sự cỡ lớn này, ngay từ khi mới xuất hiện thì nó đã được một số bạn đọc chủ ý. Trong bài viết Sum suê khúc khích, Nguyễn Xuân Khánh quan tâm nghiên cứu trên nhiều bình diện khía cạnh khác nhau như: chi tiết, ngôn ngữ, 1 cốt truyện, tính hư cấu cả bản chất của xã hội con người trong tác phẩm. Tác giả của bài viết chú ý đến Biển chim bói trước hết ở việc miêu tả chi tiết. Ông nhìn nhận đây như là một điểm mạnh của người viết. Theo đó, Bùi Ngọc Tấn là người nắm bắt chi tiết rất giỏi. Tác giả đã tung sự ê hề ấy ra trước mắt người đọc. Sự ê hề ấy sẽ trở thành nỗi ám ảnh. Đó là một thủ pháp tiểu thuyết hiện đại. Sự sinh động hấp dẫn của cuốn sách là ở chỗ ấy. Nguyễn Xuân Khánh cũng đánh giá cao biệt tài khiến Bùi Ngọc Tấn làm cho văn ông có nét riêng: tếu táo, hài hước. Cái đó hợp với môi trường ông miêu tả. Thế giới lao động, nhất là người lao động biển, thường ưa cách nói toạc, nói thẳng, nói trắng trợn, lắm khi rất tục tĩu. Cái ngôn ngữ thô tháp, suồng sã ấy đầy rẫy trong sách của tác giả. Điều đáng lưu tâm là tác giả đã đề cập đến một yếu tố tương đối phổ biến trong tiểu thuyết đó là vấn đề cốt truyện. Cốt truyện theo Nguyễn Xuân Khánh ở đây bị phá vỡ, nó lỏng lẻo. Trong khi khám phá nghệ thuật của Biển chim bói Nguyễn Xuân Khánh thấy rằng tác phẩm có sự hư cấu nhiều. “Theo ông thế giới hư cấu trong tác phẩm chủ yếu là Bùi Ngọc Tấn đã sử dụng những kinh nghiệm của đời ông lăn lộn ở đất Hải Phòng. Chỉ riêng việc lựa chọn các chi tiết cả đời ấy cái nào bỏ, cái nào dùng, rồi sắp xếp sao cho có nghệ thuật. Điều ấy cũng là hư cấu theo nghĩa rộng” [553]. Tác giả không dừng lại ở việc nghiên cứu nghệ thuật mà còn đào sâu vào phản ánh xã hội với những ung nhọt: bệnh thành tích, bệnh tủ kính, bệnh giáo điều rồi cả cách dùng người tài, người trí thức… Đây là bài nghiên cứu có tính chất khá toàn diện sâu sắc về nội dung nghệ thuật tiểu thuyết Biển chim bói cá. Dương Tường trong bài viết Biển chim bói đã đề cập đến tính dứt khoát phi tuyến tính của cấu trúc. Ông cho rằng tác phẩm không có cốt truyện cũng chẳng có nhân vật chính. Trong bài viết này ông đã khái quát một bức tranh xã hội trong tác phẩm “Cuốn tiểu thuyết khoảng 500 trang bày ra hỗn độn, tung tãi những mẩu đời vụn của những người làm công ăn lương cố sống cố chết ngoi ngóp trong nguy cơ đắm tàu. Những câu chuyện kì cục khiến người ta vừa phì 2 cười vừa muốn khóc. Những con người cùn mằn tội nghiệp - nhân viên văn phòng, cạo giấy, thủy thủ…Một chồng chất hỗn độn những nhân vật tuy khắc họa sắc nét, đôi khi nổi bật như một tác phẩm điêu khắc, nhưng hòa trộn thành một khối vô dạng hình, qua đó lấp ló sự suy tàn không tránh khỏi của hệ thống” [583]. ông cho rằng tác phẩm là một sử thi của sự tan rã. Đây là bài nghiên cứu mang tính chất định hướng, mở đầu trong việc tiếp cận nghiên cứu tiểu thuyết Biển chim bói cá. Khánh Phương trong bài viết “Cái hài hước, giễu nhại trong Biển chim bói của Bùi Ngọc Tấn” đã dành một số trang viết tập trung vào nghiên cứu cái hài hước giễu nhại trong tác phẩm. Ông cho rằng Biển chim bói vốn không phải là tiểu thuyết hoạt kê. Vì vậy khi xem xét lối biểu đạt hài hước không cần thiết phải áp đặt những tiêu chí của thể loại hoạt kê, mà hợp lý hơn là tìm hiểu những biểu hiện, thành công sáng tạo của nó trong lối thể hiện đặc sắc của toàn bộ tác phẩm. Khi nói về cái hài hước trong tác phẩm, ông cho rằng Bùi Ngọc Tấn đã cố tình xóa đi nhân vật trung tâm. Đây là một dụng công thi pháp chứ không đơn thuần là vấn đề nội dung. Ông đã chỉ ra những biểu hiện của cái hài hước trong tác phẩm đó là: tính chất vui nhộn, cái thậm xưng, dị hợm đến mức gây cười sảng khoái của ngôn ngữ dân gian. Thủ pháp dùng nghịch lý, cái bất ngờ để tạo nên tính hài hước đi liền với giễu nhại, là lối xây dựng nhân vật chính yếu của tác phẩm. Ông cho rằng “Cái hài đóng một vai trò linh hoạt quan trọng. Trong rừng rừng chi tiết, nhấp nhô những nhóm tỏ, nhóm mờ, cái hài hước của Bùi Ngọc Tấn giúp xác định nhân vật mang tính chất phê phán đến đâu, cái hài trở thành phương tiện để khắc họa cái bi, nhiều lúc bi hài đồng thời được hiển lộ trên cơ sở cái nghịch lý, cái bất ngờ, đồng nhất với nhau trở nên khó phân định ranh giới” [569]. Cũng theo tác giả Khánh Phương “Biển chim bói của Bùi Ngọc Tấn là trường hợp hiếm gặp, khi tiếng cười cân bằng ngang hàng với cảm hứng bi 3 thương” [573]. Có thể nói rằng Khánh Phương là người có công khai mở đi sâu vào giọng điệu ngôn ngữ trong tác phẩm Biển chim bói cá. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trong một bài viết trên mạng [http://evan.vnexpress.net/news/doi-song-van-nghe/2009] nhận xét: “Đây là một đề tài khó viết, nhưng đọc vẫn thấy hấp dẫn, bởi nhà văn đã có khoảng thời gian đủ lâu để trải nghiệm, có những nguyên mẫu còn hay hơn cả hư cấu”. “Với ưu thế của người dày dặn vốn sống, Bùi Ngọc Tấn còn rất tinh tế khi thể hiện cái nghèo, cái khổ khiến con người ta hèn đi của thời đại bấy giờ. Nhưng cái vốn sống phong phú, tràn trề ấy, lúc này lúc kia khiến nhà văn rối trí. Chi tiết quá nhiều khiến nhà văn rối rắm, khó đọc, khó nắm bắt”. Phạm Xuân Nguyên đã nhấn mạnh tính chân thực trong ngòi bút của Bùi Ngọc Tấn sự hạn chế khi ông sử dụng quá nhiều chi tiết trong tác phẩm. Đây là bài nghiên cứu mang tính chất định hướng, mở đầu trong việc tiếp cận nghiên cứu tiểu thuyết Biển chim bói cá. Khác với Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Thanh Sơn lại cho rằng: “chi tiết rất quan trọng trong tiểu thuyết. Nhưng đưa quá nhiều chi tiết mà chưa được tổ chức một cách chặt chẽ như Bùi Ngọc Tấn, theo anh chưa hẳn là một thành công. Nguyễn Thanh Sơn nhận xét sự ngồn ngộn chi tiết khiến độc giả rất khó đọc, rất mệt để đọc đến dòng cuối cùng”. [http://evan.vnexpress.net/news/doi- song-van-nghe/2009]. Ngoài những đánh giá, những bài viết trên đây, một số tờ báo cũng đã đđăng tải nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét về Biển chim bói cá. Báo lao động viết: “Câu chuyện là kết tinh vốn sống của nhà văn Bùi Ngọc Tấn trong suốt hai mươi năm chứng kiến những chìm nổi, ngang trái của cuộc sống con người trong một đơn vị quốc doanh đánh lừng danh cũng lắm truân chuyên”. 4 “Khắc họa nhân vật chủ yếu trên phương diện cuộc sống riêng tư, Bùi Ngọc Tấn, qua đó tái hiện thành công diện mạo tinh thần của một thế hệ, một thời đại với những bi kịch của lòng tốt, sự chân thiện chất phác, những khát vọng đẹp đẽ trước hiện thực tàn nhẫn lạnh lùng, vượt xa khỏi sự hình dung về những quy phạm luân ranh giới tình người. Bên cạnh mạch truyện được trần thuật khách quan, Biển chim bói còn tồn tại một mạch truyện song song, đó là những dòng nhật ký về chuyến đi biển đầu tiên của cậu bé Ngô Xuân Phong” [77]. Đánh giá này nhấn mạnh đến việc khắc họa nhân vật mạch truyện tác phẩm. Tuy không mới không có những phát hiện mới mẻ gì về nghệ thuật nhưng nhìn một cách khái quát đánh giá đã góp phần nhìn nhận lại một hành trình sáng tạo đầy gian lao, thử thách của Bùi Ngọc Tấn. Báo Hà Nội mới viết: “Thời gian phản ánh của tiểu thuyết vào quãng những năm tám mươi, còn "nhân vật" là một quốc doanh đánh trên biển. Nói thế là vì ở tuổi ngoài 70, Bùi Ngọc Tấn còn rất chịu làm mới mình khi sử dụng nhiều người kể, thời gian không nhất thiết tuyến tính, cũng không đi theo tiêu chí xây dựng nhân vật” [78]. Đánh giá này chỉ mới nêu lên một cách sơ lược về nghệ thuật kể chuyện cũng như về thời gian được sử dụng trong tác phẩm thực sự chưa đem lại một cái nhìn mới mẻ về nghệ thuật của tiểu thuyết này. Nhìn chung những đánh giá của các tác giả đối với tác phẩm này vẫn chưa thực sự đầy đủ việc nghiên cứu tiểu thuyết Biển chim bói vẫn còn nhiều khoảng trống. Báo Hà Nội mới viết: “Thời gian phản ánh của tiểu thuyết vào quãng những năm tám mươi, còn "nhân vật" là một quốc doanh đánh trên biển. Nói thế là vì ở tuổi ngoài 70, Bùi Ngọc Tấn còn rất chịu làm mới mình khi sử dụng nhiều người kể, thời gian không nhất thiết tuyến tính, cũng không đi theo tiêu chí xây dựng nhân vật” [http://www.baomoi.com/Bien-va-chim-boi-ca]. 5 Đánh giá này chỉ mới nêu lên một cách sơ lược về nghệ thuật kể chuyện cũng như về thời gian được sử dụng trong tác phẩm thực sự chưa đem lại một cái nhìn mới mẻ về nghệ thuật của tiểu thuyết này. Nhìn chung những đánh giá của các tác giả đối với tác phẩm này vẫn chưa thực sự đầy đủ việc nghiên cứu tiểu thuyết Biển chim bói vẫn còn nhiều khoảng trống. Tuy nhiên, tất cả những ý kiến ấy đều sẽ là gợi ý quý báu cho chúng tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. 3. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận vănđặc điểm tiểu thuyết Biển chim bói của Bùi Ngọc Tấn. 4. Nhiệm vụ mục đích nghiên cứu Tìm hiểu sự xuất hiện của Biển chim bói trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Tìm hiểu những cảm hứng cơ bản của Biển chim bói cá. Tìm hiểu nghệ thuật của tiểu thuyết Biển chim bói cá. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu cơ bản: Phương pháp lịch sử - xã hội, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích. 6. Đóng góp của đề tài Nghiên cứu một cách tương đối hệ thống một số đặc điểm tiểu thuyết Biển chim bói cá. 7. Cấu trúc luận văn 6 Tương ứng với nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu được đặt ra, ngoài phần mở đầu, kết luận thư mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Sự xuất hiện của Biển chim bói trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Chương 2: Những cảm hứng cơ bản trong Biển chim bói của Bùi Ngọc Tấn. Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật Biển chim bói 7 Chương 1 SỰ XUẤT HIỆN CỦA BIỂN CHIM BÓI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Mấy vấn đề tiểu thuyết Việt Nam đương đại 1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết Tiểu thuyết (tiếng pháp: Roman, Tiếng anh: novel, fiction) theo Từ điển thuật ngữ văn học là “tác phẩm tự sự cỡ lớn” có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh của của thiên nhiên, đạo đức của xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [Từ điển thuật ngữ văn học;328]. 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân cho rằng, tiểu thuyết “là tác phẩm tự sự, trong đó trần thuật tập trung vào số phận một nhân trong qua trình hình thành phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được triển khai trong không gian thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách. Belinski gọi tiểu thuyết là “sử thi của đời tư” do chỗ nó “miêu tả những tình cảm, dục vọng biến cố thuộc đời sống riêng tư đời sống nội tâm của con người”[Lại nguyên Ân, 327]. Tuy là trình bày đời sống nhân đời sống xã hội như những tố chất có tính độc lập tương đối, không làm cạn kiệt được nhau, không nuốt được nhau, nhưng tiểu thuyết bao giờ cũng thông qua câu chuyện số phận nhân để mang đến một ý nghĩa khái quát chung, ý nghĩa bản thể. Với tư cách là một thể loại của văn học châu Âu, tiểu thuyết đã ra đời từ thời cổ đại trong văn học Hi La. Đến thời trung đại, xu hướng tiểu thuyết bọc lộ rõ nhất trong các sáng tác thuộc thể tài tiểu thuyết hiệp sĩ. Tiểu thuyết đặc biệt phát triển với nhiều tìm tòi sáng tạo bắt đầu từ thời kì Phục Hưng. Nhưng, để vươn đến độ hoàn thiện với tinh thần “cổ điển”ở quy mô thế giới, người ta phải đợi đến thế kỉ XIX với các sáng tác của Stendhal, Balzac, Flaubert, Zola 8 . Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn. Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật Biển và chim bói cá 7 Chương 1 SỰ XUẤT HIỆN CỦA BIỂN VÀ CHIM BÓI CÁ TRONG TIỂU. tiếp cận và nghiên cứu tiểu thuyết Biển và chim bói cá. Khánh Phương trong bài viết “Cái hài hước, giễu nhại trong Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn đã

Ngày đăng: 17/12/2013, 21:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12: Đặng Anh Đào (1994), “Tính chất hiện đại của tiểu thuyết”, Tạp chí văn nghệ (số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính chất hiện đại của tiểu thuyết
Tác giả: Đặng Anh Đào
Năm: 1994
14: Đặng Anh Đào (2006), “Vai trò của cái kì ảo trong truyện và tiểu thuyết Việt Nam”, Tạp chí văn học, (08) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của cái kì ảo trong truyện và tiểuthuyết Việt Nam
Tác giả: Đặng Anh Đào
Năm: 2006
20: Đông La (2009), “Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng của nó ở nước ta”, http://www.vanhoanghathuat.org.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng của nó ởnước ta
Tác giả: Đông La
Năm: 2009
22: Hà Minh Đức (2002), “Những thành tựu của văn học Việt Nam trong thờ kì đổi mới”, Tạp chí văn học, (07) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thành tựu của văn học Việt Namtrong thờ kì đổi mới
Tác giả: Hà Minh Đức
Năm: 2002
25: Kundera.M (2005), “Đối thoại về nghệ thuật tiểu thuyết”, Trịnh Y Thư dịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối thoại về nghệ thuật tiểu thuyết
Tác giả: Kundera.M
Năm: 2005
27: La Khắc Hòa (2008), “Những dấu hiệu hậu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài”, http://www.vienvanhoc.org.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những dấu hiệu hậu của chủ nghĩa hậu hiệnđại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp vàPhạm Thị Hoài
Tác giả: La Khắc Hòa
Năm: 2008
28: Lại Nguyên Ân (1981): “Nhìn chủ nghĩa hiện thực trong sự vận động lịch sử”, Tạp chí Văn học số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn chủ nghĩa hiện thực trong sự vậnđộng lịch sử
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1981
32: Lê Chí Dũng (2004), “Phải chăng chẳng bao lâu nữa lối viết hậu hiện đại sẽ trở nên phổ biiến ở Việt Nam?”,http://www.tienve.org/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phải chăng chẳng bao lâu nữa lối viết hậuhiện đại sẽ trở nên phổ biiến ở Việt Nam
Tác giả: Lê Chí Dũng
Năm: 2004
34: Lê Ngọc Trà (1998), “Vấn đề văn học phản ánh hiện thực”, Báo Văn nghệ, (20) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề văn học phản ánh hiện thực
Tác giả: Lê Ngọc Trà
Năm: 1998
37: Mai Hải Oanh (2007), “Sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới”http://www.vanhoanghathuat.org.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật trongtiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới
Tác giả: Mai Hải Oanh
Năm: 2007
41: Nguyễn Bích Thu (2006), “Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới”, http://www.viện văn học.org.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Namthời kì đổi mới
Tác giả: Nguyễn Bích Thu
Năm: 2006
42: Nguyễn Hưng Quốc (2005), “Giễu nhại như một ý niệm”, http://www.tiền vệ.org/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giễu nhại như một ý niệm
Tác giả: Nguyễn Hưng Quốc
Năm: 2005
43: Nguyễn Thị Bình (2001), “Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi sau 1975”, Tạp chí văn học, (03) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi sau1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 2001
47: Nguyễn Xuân Khánh (2001), “Vài suy nghĩ về nghề văn”, Báo văn nghệ mới, (39) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài suy nghĩ về nghề văn
Tác giả: Nguyễn Xuân Khánh
Năm: 2001
48: Nguyễn Xuân Khánh (2001), “Về nghệ thuật viết tiểu thuyết”, báo văn nghệ (138) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về nghệ thuật viết tiểu thuyết
Tác giả: Nguyễn Xuân Khánh
Năm: 2001
50: Phùng Gia Thế (2008), “Dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam sau 1986”, http://www.evan.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu ấn hậu hiện đại trong văn học ViệtNam sau 1986
Tác giả: Phùng Gia Thế
Năm: 2008
65: Trần Thị Mai Nhân (2006), “Quan niệm về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam giai đoạn 1986 – 2000”, http://www.viện văn học.org.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm về tiểu thuyết trong vănhọc Việt Nam giai đoạn 1986 – 2000
Tác giả: Trần Thị Mai Nhân
Năm: 2006
1.Griliet.A.R. Vì một nền tiểu thuyết mới, (Lê Phong Tuyết dịch), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Khác
2: Aristote (1999), Nghệ thuật thơ ca,(Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Đỗ Xuân hà, Thành Thế Yên Báy dịch - Đoàn Tử Huyến hiệu đính), Nxb Văn học, Hà Nội Khác
3: Bakhtin. M (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, (Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu), Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w