“Ngôn ngữ” đặc thù của nghề biển

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 85)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.1. “Ngôn ngữ” đặc thù của nghề biển

Biển và ngôn ngữ văn hóa của ngư dân vùng biển là bộ phận không tách rời của nền văn hóa, xã hội Việt Nam. Từ hơn 1000 năm nay, môi trường sinh thái biển (và ven biển), là nơi sinh cơ lập nghiệp của hàng triệu người dân Việt vì vậy ngôn ngữ của nghề biển đóng một vị trí quan trọng trong hệ thống văn hóa của người Việt.

Ngôn ngữ chủ yếu trong tác phẩm Biển và chim bói cá là ngôn ngữ đặc thù của người đi biển. Nhìn chung ngôn ngữ của người đi biển tếu táo, suồng sã, thô thật điều đó phản ánh đúng bản chất của người dân biển. Ngôn ngữ nghề biển là cách sử dụng lối nói ví von được thể hiện trong câu chuyện bố Tích kể về thời trai trẻ thì thật là tếu, thật hài và cũng rất thật. Những đề tài tế nhị rất hay

được đề cập đến trong khi trò chuyện của các thuyền viên. Anh em thường trêu đùa bác Tích:

“Này con mực tươi của cô ấy khoảng mấy lạng”

“Cô này bố đã làm ăn gì đâu mà biết mấy” [trang 131].

Có anh còn diễn đạt điều ấy một cách rất tục tĩu: “lấy một con cá mối

màu đất bãi cắm vào bụng con cá ó mịn màng, con nào con nấy đều có một con mối nâu cắm vào chỗ ấy” [trang 85]. Chính cách sử dụng nghệ thuật liên tưởng

một cách hình tượng khiến cho ngôn ngữ của những con người vốn được xem là thô ráp trở nên mượt mà, tế nhị hơn rất nhiều.

Mỗi nghề đều có đặc thù riêng của nó và nghề đi biển cũng vậy, họ đã sử dụng những thuật ngữ riêng của người đi biển, những kỹ thuật, nghành nghề đánh bắt thủy hải sản: đánh giậm, đánh thuê, đánh mẻ lưới hừng đông…; Hình ảnh được sử dụng liên quan đến phương tiện nghề nghiệp đánh cá: những con tàu đánh cá đông lạnh, tiếng máy tàu nổ, đêm nằm mơ lưới chài, những chiếc thuyền đánh tôm, con tàu rẽ sóng, sóng đập vào mạn tàu dào dạt, triều lên, mẻ lưới, cá di chuyển theo đàn, cái đụt cá, dây móc cẩu, biển tròn mờ nhạt, một vệt song vàng ; Cách nói đậm màu sắc nghề nghiệp: xác định vị trí tàu, mục tiêu nằm ngoài hải đồ, phương vị vô tuyến, độ chênh giữa đường cong tà hành, đường cong vòng lớn, phán đoán luồng cá, cách tính độ dạt…

Qua sự tìm hiểu ngôn ngữ của nghề biển đã cho ta thấy nghề biển có một vị trí quan trọng như thế nào trong đời sống kinh tế và tinh thần của ngư dân vùng biển.

3.3.2. Ngôn ngữ kí ức

Biển và chim bói cá là cuốn tự truyện, viết dưới dạng hồi ức. Khi viết tác

phẩm này, Bùi Ngọc Tấn đã có một độ lùi cần thiết để nhìn về quá khứ, không đứt quãng như giấc mơ chập chờn, không bị cuốn theo những hồi tưởng gấp khúc tác phẩm được chi phối bởi dòng ý thức của nhân vật.

Thật đúng như vậy, toàn bộ tác phẩm tự truyện Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn là sự tái hiện ký ức theo đúng thể loại tự truyện. Vì thế, “nó trung thực đến tận đáy”. Và cũng vì thế mà nổi bật lên cái thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của thể loại tự truyện theo góc nhìn tự sự học, ấy là dòng ý thức, dòng tâm trạng xuyên suốt chiều dài tác phẩm. Có thể nói, Bùi Ngọc Tấn là nhà văn chuyên nghiệp, cái duyên với văn chương đã nặng nợ với ông ngay từ thưở ấu thơ, để rồi hôm nay những tinh huyết ấy kết tụ trong quyển tự truyện Biển và

chim bói cá đầy thổn thức của một “hành trình tâm hồn”.

Qua dòng tâm sự của nhân vật Tôi, cũng là người kể chuyện, trang sách được mở ra, dẫn dắt người đọc vào một thế giới tâm hồn chân thật “Bố tôi người

thuyền trưởng, là người lãnh đạo, là người chịu trách nhiệm về toàn bộ con tàu. Khi con tàu gặp nạn, bố tôi là người rời khỏi tàu cuối cùng”. Nhưng rồi cuối

cùng nhân vật cũng nhìn ra sự thật. Dù là ông thánh, một vị anh hùng chăng nữa, ông cũng là con người bình thường với những yếu hèn và sai lầm.

Có lẽ với thể loại tự truyện, luật chơi hư cấu không hề được áp dụng nên đời sống của nó ít nhiều sẽ có dư luận hay những vòng xoáy chất vấn của “cái tôi” tồn tại trong tác phẩm ấy. Nhưng với sự đồng hiện của kĩ thuật dòng tâm trạng, dòng ý thức, vấn đề sẽ được tường minh hơn rất nhiều, bởi khi lấy bản thân tác giả ra làm hình tượng nhân vật chính là câu chuyện đã đi vào những khoảng rất sâu của một cá nhân. Và ở đây Biển và chim bói cá sẽ cho bạn đọc thêm một cái nhìn về cuộc sống, chiếu rọi thêm ánh sáng và những góc khuất sâu nhất trong tâm hồn con người.

Khi nhận ra sự thật phũ phàng thấy cô Nguyệt nằm trên giường người bố thần tượng, cậu bé nghĩ:

“Thế là mọi chuyện đổ sụp. Bố tôi không còn là thần tượng của tôi nữa. Bố giống hệt mọi người. Thế mà, trước kia chúng tôi đã tự hào về bố biết bao. Vậy là từ lâu chúng tôi đã sống với những điều dối trá mà không hề biết”. Đó là những

gì nhân vật Tôi đã chứng kiến, đã chiêm nghiệm khi nhìn ra sự gồ ghề phức tạp của cuộc sống, khi cái màu mè của nhung lụa được vén lên.

Theo dòng hồi ức của nhân vật người đọc như được quay về với kỉ niệm rất hồn nhiên, một tâm hồn ngây thơ “Tôi thấy nhớ nhà quá rồi. Tôi nhớ cây me

ở góc vườn. Tôi nhớ cái giếng sâu thăm thẳm cạnh sân. Nhớ con đường đất núi, những vụn đá đỏ au từ đường ra trường học. Nhớ mẹ. Nhớ cái Ngàn” [trang 291]. Nhớ về quê hương “Quê tôi cũng có nhiều chim bói cá. Không to như chim

này và cũng không bay như con chim ở đây. Chim bói cá quê tôi cứ đỗ im lìm như ngủ lịm trên một cành vối mọc ra bờ ao” [trang 121]. Theo dòng hồi ức của

nhân vật, không thời gian quá khứ hiện lên trải dài nỗi nhớ : “Nhớ con đường

đất núi đỏ hồng với những mảnh đá dăm đỏ như son dàn dạt ra hai bên đường mòn, lối đi đến trường ở sườn đồi…Năm giờ rưỡi. Cái giờ ba mẹ con bận bịu”

[trang 64].

Dòng ý thức đã khiến cho cuốn tự truyện của Biển và chim bói cá trở nên có hồn hơn chứ không đơn thuần chỉ là những lời kể lể theo kiểu mẫu chuyện đời tư được chắp ghép lại.

Dòng tự truyện, hồi ức đa dạng về chủ đề, về quan hệ, về không gian và thời gian. Với sự đồng hiện của kĩ thuật dòng tâm trạng, dòng ý thức, vấn đề sẽ được tường minh hơn rất nhiều, với kỹ thuật dòng ý thức câu chuyện đã đi vào những khoảng rất sâu của một cá nhân. Và ở đây Biển và chim bói cá sẽ cho bạn đọc thêm một cái nhìn về cuộc sống, chiếu rọi thêm ánh sáng và những góc khuất sâu nhất trong tâm hồn con người.

Dòng ý thức đã khiến cho cuốn tự truyện của Bùi Ngọc Tấn trở nên có hồn hơn chứ không đơn thuần chỉ là những lời kể lể theo kiểu mẫu chuyện đời tư được chắp ghép lại, tác giả chia sẻ với độc giả một cách chân thành về cuộc đời mình, về những gì mình nếm trải. Có lẽ, trang viết của ông có chiều sâu đi vào lòng người bởi đan xen trong những dòng tự thuật ấy là những nghĩ suy của chính ông được bộc bạch rất dung dị.

3.3.3. Ngôn ngữ mang màu sắc giễu nhại

Giễu nhại là một vũ khí vô cùng lợi hại để người nghệ sỹ hiện đại có thể đương đầu không chỉ với tình trạng tha hóa của ngôn ngữ, mà còn với mọi dạng quyền năng. Trong văn học, “nhại” là một kỹ thuật dùng sự bắt chước để chế giễu một tác phẩm hoặc một trào lưu, một phong cách nào đó. Thủ pháp nhại không phải là độc quyền của một trào lưu hay giai đoạn văn học nào, nó xuất hiện trong mỗi giai đoạn bước ngoặt như một dấu hiệu tích cực đánh dấu thái độ tự ý thức, tự nhìn lại, và dấu hiệu của sự “giải thiêng” những gì đang được sùng tín, đang được xem là thời thượng. Giễu nhại có thể thực hiện trên nhiều cấp độ, với nhiều đối tượng. Ngôn ngữ là một trong số đó.

Khi ta tư duy bằng ngôn ngữ, những ý nghĩa nguyên sinh tất yếu sẽ bị khúc xạ biến tướng qua thứ ngôn ngữ mà ta sử dụng (người ta thường rất lười nhác trong việc cố gắng tìm lối diễn đạt chính xác nhất với cảm nhận của mình. Thường thì họ dùng ngay cái cấu trúc đã có). Lúc này, giễu nhại sẽ như một cặp mắt thứ hai chiếu vào lộ trình tư duy của ta. Với cái nhìn nghiêm khắc không khoan nhượng, nó sẽ soi tìm, truy nguyên cái nguồn gốc của thứ ngôn ngữ ta đang dùng, đang sống trong đó. Sau đó, bằng những thủ pháp “nhại”, nó sẽ làm bật ra cái ý nghĩa nguyên thủy trong tư duy chúng ta, hoặc chí ít nó cũng làm nảy sinh cảm giác không yên tâm, một thái độ tự chất vấn nghiêm túc. Thái độ này là sự khởi đầu cho hành trình tìm tòi vượt thoát khỏi sự khống chế của ngôn ngữ bị tha hóa, thực chất là hành trình con người kiếm tìm sự tồn tại đích thực, đơn nhất, không lặp lại của mình.

Lối giễu nhại ra đời như một thủ pháp phê phán trực tiếp của hình thái nghệ thuật này. Giấc mộng đêm hè (W. Shakespeare), Đôn Kihôtê (M. De Cervantes), Gargantuar (F. Rabelais) ... là những tác phẩm vĩ đại đầu tiên mở đường thành công cho cái hài hước đi liền với thủ pháp giễu nhại. Tiểu thuyết hoạt kê thành công ở nước ta từ trước tới nay có thể kể đến Số đỏ của Vũ Trọng

Phụng, đứng hàng sau là Người ngựa ngựa người, Kép Tư bền của Nguyễn Công Hoan...

Nghịch dị và giễu nhại không phải cái mới hoàn toàn của văn chương hậu hiện đại. Vốn, nó đã xuất hiện từ lâu trong truyền thống. Tuy nhiên, để thể hiện “thái độ hậu hiện đại”, chúng thường xuyên được sử dụng, không chỉ như những thủ pháp, mà quan trọng hơn, là một yếu tính: trở thành hình thức của thế giới quan, một “nguyên tắc” tổ chức văn bản. Như thế, điều mà nền văn chương đậm tính “sử thi” trước đó chưa cho phép nghệ sĩ tự do khai thác, thì ở đây, lại được nhiều nghệ sĩ tô đậm. Nói về giọng điệu giễu nhại không thể không nhắc đến Hồ Anh Thái. Anh đã tái hiện thành công một xã hội người với nhiều loại người, nhiều lớp người, nhiều quan hệ chằng chịt. Xã hội Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển biến từ bao cấp sang kinh tế thị trường bên cạnh những cái đổi mới, cái hiện đại, cái tân thời thì cũng bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, nhiều cái đáng khóc, đáng cười, nhiều thói hư tật xấu của con người cũng có dịp nảy sinh. Trong xã hội ấy có những con người đầy bản lĩnh và đầy khát vọng như Hòa (Người đàn bà trên đảo), trong sáng như cậu bé Tân (Trong sương hồng hiện ra), nhưng

cũng có những con người ngập chìm trong dục vọng như Tường (Người đàn bà

trên đảo), có những thanh niên tha hóa như Cốc, Bóp, Phũ (Cõi người rung chuông tận thế) và cũng có những số phận bất hạnh bị xã hội lãng quên như

những người đàn bà trong Đội Năm (Người đàn bà trên đảo). Ở những tác phẩm sau này, Hồ Anh Thái thường thể hiện một giọng điệu châm biếm giễu nhại sắc sảo. Âu đó cũng là giọng chung của nhiều tiểu thuyết theo dòng hậu hiện đại. Đến Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái, một lần nữa cái tấn trò đời lại được xuất hiện, nhưng qua cái nhìn đầy châm biếm hài hước. Ngôn ngữ giễu nhại thể hiện ngay cả nhan đề tác phẩm. Đi sâu tìm hiểu vào tác phẩm người đọc mới hiểu được hình tượng “chim bói cá” có ý nghĩa như thế nào. Chim bói cá trong tác phẩm được hiểu là những con người với thân phân “con sâu cái kiến”, tính chất tượng trưng, biểu tượng đánh giá đúng số phận con người. Đó là những chàng

thủy thủ thô ráp, chân thực, ăn sóng, nói gió, vất vả lam lũ. Những thân phận người có những phút hạnh phúc, có những lúc cay đắng “Tàu cá về, người bâu

đến như dòi”. Người ta nén nhân cách mình xuống để ngửa tay ra ăn xin, để tìm

mọi cách mà ăn cắp. Thân phận con chim bói cá mà.

Cũng bằng thủ pháp giễu nhại, Biển và chim bói cá còn cập nhật một hệ thống các khái niệm hài hước không chỉ chọc cười bằng sự bất ngờ, sinh động, mà còn bao hàm sự phủ định, biến hóa về mặt thẫm mỹ trong đời sống thường ngày cũng như trong văn chương: chủ nghĩa giết thịt, ăn cắp có văn học, quốc

doanh đánh dậm, núp bóng cây Ko nia, vấn đề do lịch sử để lại, “sinh hoạt”,

“nên người”, “phượng hoàng bay”. Và tính chất giễu nhại thể hiện ở việc đưa ngôn ngữ chính trị vào đời sống: việc Mơ sử dụng từ sinh hoạt” như ra lệnh cho Cương “Nào ! Ta sinh hoạt nào”. Từ sinh hoạt này trong thời bao cấp được gắn với nhiệm vụ lớn lao: sinh hoạt đảng, sinh hoạt chính trị… Việc sử dụng ngôn ngữ không phù hợp với hoàn cảnh bộc lộ sự biến hóa về mặt thẫm mỹ. Đời thường hóa những ngôn ngữ trang trọng “văn hóa cặp lồng” [trang 401], ăn cắp

có văn học, …làm nên một sắc thái giễu cợt cho một lối sống con người thời bao

cấp. Không hề chua chát mỉa mai cay độc nhưng đã làm nổi rõ một lối sống đáng trách của con người một thời.

Bùi Ngọc Tấn còn mạnh dạn đưa ngôn ngữ nghề nghiệp vào đời sống: “tăng cường hàng tiền đạo”…không nhằm che đậy cái cơ chế làm việc lấy quyền và tiền làm tung tâm.

Không thể nói tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn “vô can” với thời cuộc. Bên cạnh giọng điệu đau đớn khắc khoải Bùi Ngọc Tấn trong Biển và chim bói cá lại sử dụng khá triệt để cái nghịch - dị - trào - lộng để thể hiện sự hỗn tạp trớ trêu của cuộc đời. Tính bỡn cợt ở đây dường như luôn lấn át tính phê phán. Những nhận định đại loại như thế này, nhan nhản: “Tủ tài liệu là nơi cất dấu cá”; phòng làm việc của giám đốc Hoàng Quốc Thắng là “một thứ vườn trẻ để gửi con ông cháu

cán bộ xưng hô tùy tiện “bố, các bố, con, các con”, “là nơi cất dấu đô la, tiền

việt”, nơi liên doanh của quan chức cơ hội với bọn buôn lậu liều lĩnh”. Để chế

giễu cái cung cách làm việc cũng như cơ chế làm việc của Quốc doanh này Bùi Ngọc Tấn đã dùng hàng loạt ngôn ngữ lệch chuẩn mang ý nghĩa châm biếm : “Quốc doanh đánh giậm" (Quốc doanh đánh cá Biển Đông) , "Biển Đông phí

cơm" (Gọi chệch chữ BienDongfiscom), "ban Kiếm tiền chơi bời"…

Trong Biển và chim bói cá, bên cạnh giọng châm biếm bỡn cợt của chủ thể kể chuyện, còn thấy những giọng xen có phần xót xa, đau đáu của những “con chim bói cá” làm việc trên bờ và cả dưới nước. Thủ pháp dùng nghịch lý, cái bất ngờ để tạo nên tính hài hước đi liền với giễu nhại, là lối xây dựng nhân vật chính yếu của tác phẩm. Ở cấp độ khái quát hơn, hai mảng nhân vật đối lập về nhân cách và trên góc độ thẩm mỹ sáng tạo, mảng xu thời và mảng “bất cập thời” cũng được thiết lập dựa trên cảm quan nghịch đảo, giễu cợt cay đắng.

Giọng giễu nhại gắn liền với sự tố cáo, đả kích, phủ định thói hư tật xấu của thế thái nhân tình giữa thời buổi nhiều thang bậc, giá trị đang theo sự đổi mới tư duy mà thay đổi. Đó là bản chất cơ hội và trục lợi đến sát đất của con người “Triết lý sống của ông là không thể để đứa ngu lãnh đạo mình. Ông giám

đốc tổng công ty của ông, theo ông, cũng là một người ngu. Ông ta ngu bởi vì ông ta không biết chia động từ “ăn”. Chia động từ ăn phải là tôi “ tôi ăn” “anh

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w