7. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Cảm hứng nhận thức lạ i một xu thế tiêu biểu của văn xuô
đại
Cảm hứng nhận thức lại là một cảm hứng có ý nghĩa rất lớn trong việc nhìn nhận, đánh giá lại hiện thực một cách khách quan để từ đó đưa lại một nhận thức sâu sắc hơn về xã hội và con người, thể hiện một cách rõ nét trong văn học Việt Nam thời hậu chiến. Sau 1986, với tư tưởng cởi mở, với độ lùi thời gian, người Việt Nam đã có ý thức nhìn nhận lại những gì đã trải qua, nhiều vấn đề đã được suy ngẫm kĩ càng, cả trong đời sống chính trị và đời sống thường nhật Văn học là bộ phận nhạy cảm của xã hội, cũng cất những tiếng nói có trọng lượng nhằm đánh giá những gì đã qua từ cái nhìn của hiện tại. Đó là cả một quá trình chiêm nghiệm, suy tư của nhà văn về quá khứ, nhằm rút ra những bài học để cái hiện tại được hoàn thiện hơn.
Nhận thức lại thực tại không phải là “phản bội lịch sử” không phải là sự nuối tiếc hay đào xới quá khứ mà là nhìn thẳng vào đó mà vươn tới lẽ sống tốt đẹp hơn trong hiện tại và tương lai. Nhận thức lại thực tại trên tinh thần khoa học “chân lý phải được phát hiện nhiều lần” và trên cảm quan “cuộc sống ngày càng phức tạp hơn”.
Nhận thức lại là một nội dung phức tạp vì nó phải được nhìn nhận trên nhiều góc độ, nhiều phương diện. Lịch sử và quá khứ là vấn đề cần được quan tâm và nhìn nhận lại nhiều hơn cả. Tiểu thuyết hậu chiến là sự nhận thức lại về bản chất chiến tranh. Sự nhận thức ấy gắn với những trăn trở, day dứt của người lính về vấn đề nhân tính. Chiến tranh tàn phá nhân tính trong cuộc chiến hẳn là một lẽ, nhưng chưa thôi, chiến tranh bịt chặt cả con đường trở lại với bản thể sáng trong của tâm hồn con người. Đấy chính là những cảm giác, những ám ảnh
triền miên trở đi trở lại trong Nỗi buồn chiến tranh với những biểu hiện của căn bệnh tâm thần phân liệt của nhân vật Kiên. Từ cuộc sống hiện tại đầy những bất an, nhân vật lia ống kính kí ức của mình về phía những năm tháng chiến tranh để nhận ra những mất mát đau thương - những đau khổ mà chiến tranh đã gieo rắc về cả phương diện vật chất, thể chất và phương diện đời sống tinh thần. Cái chết của những người lính, sự đứt gãy của những mối tình, sự hủy diệt khát vọng và năng lực sáng tạo cá nhân. Và cao hơn hết, đấy là sự hủy diệt nhân tính trong những người lính. Đấy là những hành động man rợ đầy tính chất thổ phỉ mà trước đó, trong chiến tranh, những người lính ấy có thể nhìn nhận nó như là một hành động anh hùng, thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc – một phẩm chất thiết yếu của người chiến sĩ cách mạng.
Bên cạnh việc nhận thức lại các khía cạnh của chiến tranh là việc nhận thức lại vấn đề của mô hình tổ chức sản xuất, kết cấu, các mối quan hệ xã hội, quan hệ người với người và sự chi phối, những áp lực của tập thể lên số phận các cá nhân riêng lẻ. Mùa lá rụng trong vườn có thể xem là tiếng nói của tác giả trước hiện thực hôm nay, một tiếng nói về quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội, về trách nhiệm của mỗi người với cuộc sống, và cuộc sống giành cho mỗi người. Những nét mới cũ đan chéo nhau, những mâu thuẫn gay gắt trong quan hệ giữa người thân trong gia đình cụ Bằng, cũng phản ánh một cách rõ nét trong những xung đột mới cũ trong xã hội cũng như trong gia đình…
Nền kinh tế thị trường đã xới tung nhiều vấn đề xã hội trước đây vốn suôn sẻ thuận chiều. Bảng giá trị quen thuộc về đạo đức, nhân cách cũng có nhiều thay đổi. Trên cái nền chung đó thì "Cái nhất thời trong cái muôn đời, cái tội ác
nằm giữa cái nhân hậu, cái cực đoan nằm giữa cái tinh thần xởi lởi, cởi mở, cái nhảy cẫng bên lấc láo, giữa cái dung dị, thái độ bình thản chịu đựng và tinh thần trách nhiệm đầy suy nghĩ” [4;51]. Đưa hiện thực nhân sinh vào trang viết,
tiểu thuyết sau 1975 không chỉ đánh giá con người trong quá khứ mòn cũ mà còn khám phá, phơi bày những điều đau đớn, nhọc lòng của con người trong hiện tại.
Các nhà văn đã và đang chiêm nghiệm, vừa ở trong tư thế nhập cuộc, vừa biết lùi xa và đứng trên tầm cao của đất nước trong những năm chuyển động dữ dội để dựng những góc nhìn. Họ đã nhận ra trạng thái "chấn thương" của những dòng đời trong cơn vây bủa. Đó là lối sống thực dụng chạy theo vật chất, xem đồng tiền là "chúa tể", là thước đo tất cả. Trong Đời im lặng của Chu Lai, người đọc bàng hoàng với những mưu ma chước quỷ của những kẻ vì đồng tiền và quyền lực đã hãm hại những người ngay thẳng, trung thực và bần cùng hóa người lao động. Ở đây, cái ác không phải là một cá nhân nữa mà có nguy cơ lan bùng cả tập thể. Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), bên cạnh bài học mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, còn là cái nhìn bao quát về quá trình sa đọa đạo đức, nhân cách, thui chột nhân tính. Lối sống thực dụng đã làm đảo lộn, lung lay và có nguy cơ sụp đổ những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trước cơn sóng gió của thời cuộc. Với Lý trong Mùa lá rụng trong vườn thì, "đời chỉ có một chữ T" nên đã rơi vào lối sống buông thả
trong hưởng lạc. Người đọc chưa hết ngỡ ngàng trước hành động của Quàng (Mảnh đất lắm người nhiều ma) quyết định chôn cất người anh xấu số của mình bằng bó chiếu chỉ vì sợ tốn kém. Đồng tiền với sức mạnh của nó cũng như những vị kỷ của cá nhân đã len lỏi vào, che lấp các mối quan hệ thiêng liêng của gia đình, hủy hoại dần những giá trị đạo đức cao quý truyền thống của dân tộc. Guồng quay nghiệt ngã của cuộc sống làm xói mòn giá trị đạo đức của con người.
Tiểu thuyết thời kỳ đổi mới hòa nhập để phản ánh chân thực, gần gũi những vấn đề mà các nhà văn trăn trở. Ở đó, đặt ra yêu cầu về ý thức, trách nhiệm, lương tri trước những biến động ghê gớm của các chuẩn mực giá trị đạo đức, góp phần làm cuộc sống hoàn thiện, tốt đẹp hơn. Hàng loạt những tác phẩm như Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội (Lê Lựu), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Đời im
Hơn cả tình yêu (Nguyễn Trường)... cũng như sự góp mặt của truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu (Bức tranh), Nguyễn Huy Thiệp (Tướng về hưu), Phan Thị Vàng Anh (Kịch câm), Nguyễn Thị Thu Huệ (Hậu thiên đường)... đã cho thấy đời sống xã hội không là một chiều, giản đơn, dễ hiểu mà chúng luôn biến chuyển phức tạp, sinh động và đa thanh.
Mệnh đề “văn học phản ánh hiện thực” từng bị hiểu giản đơn thành sao chép các sự kiện của thời đại, tôn sùng nguyên mẫu, miêu tả người thật việc thật, phản ánh các mâu thuẫn bản chất của xã hội, thời đại…Mặc dù có lúc đã sáng tạo nên những sáng tác đáp ứng yêu cầu thực tế lịch sử, nhưng do nghèo nàn về tư tưởng và thẩm mĩ, thiếu sức tưởng tượng, cá tính sáng tạo nhợt nhạt…cách hiểu đó đã bị phê phán vào thời đổi mới những năm 80 - 90 thế kỉ XX.
Đối với các bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực, phản ánh hiện thực có nghĩa là tìm kiếm các gía trị nhận thức, đạo đức, thẩm mĩ của đời sống, lột trần các dối trá, phơi bày mọi ung nhọt, xé toạc mọi mặt nạ, là dấn thân vào tiến trình tiến bộ của xã hội. Các tư tưởng đó đã diễn đạt khá đúng và hay về mối quan hệ giữa văn học và đời sống lịch sử trên tầm vĩ mô, nghĩa là toàn bộ các sự kiện, nhân vật, tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn học nghệ thuật đều là sự phản ánh của đời sống xã hội.
Trước đây do điều kiện lịch sử, cái chung được phản ánh và là vấn đề trung tâm nên số phận riêng của con người chưa được chú ý đến. Chúng ta vẫn bắt gặp con người nhưng phần lớn đó là con người - tập thể, con người - quần chúng, con người - nhân dân, chứ chưa phải là những cá nhân, những số phận. Các nhà văn thường tập trung nói lên quyết tâm, ý chí, sức mạnh của con người. Sau khi đất nước thống nhất, văn học có điều kiện quan tâm tới con người hơn, khám phá đời sống nội tâm cũng như những mất mát đau khổ của con người.
Đã đến lúc cần chấm dứt hẳn quan niệm cho rằng những gì viết về cái xấu và sự kém cỏi của con người, nỗi đau và sự mất mát, bi kịch và hạnh phúc cá nhân, những buồn vui phi lý, những xung đột tưởng như không đâu trong khuôn khổ gia
đình đều là tạp nham, nhỏ bé, thua kém các đề tài lớn về sản xuất và chiến đấu, thậm chí không lợi, không xứng đáng với sự nghiệp cách mạng.