Cái nhìn trào lộng về thế giới

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 59 - 63)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Cái nhìn trào lộng về thế giới

Thế giới trong tác phẩm là một không gian chứa đầy những phức tạp, những hỗn độn của cuộc sống. Một thế giới chứa đầy những những câu chuyện kì cục khiến người ta vừa phì cười vừa muốn khóc.

Thế giới trong tác phẩm là câu chuyện rã đám của một công ty quốc doanh đánh cá, là thế giới của con người “cập thời” và “bất cập thời”. Cả một thế giới lấp ló một sự suy tàn không tránh khỏi.

Cái trào lộng nổi bật trong tác phẩm tập trung vào con người. Con người như một thứ công cụ, như một thứ trò chơi. Hoa - vợ của Huy đã trở thành một công cụ để chồng tiến thân. Huy đã dâng Hoa cho sếp, phục vụ “sếp” về mặt tình cảm. Điều này gợi cho người đọc sự hài hước, cái cười được phát ra khi ta tưởng tượng rằng con người trở nên bi lụy quá đáng, họ không còn biết tôn trọng bản thân. Phải chăng con người ta suy nghĩ thiển cận vì đồng tiền, vì quyền lực mà trở nên nhỏ người như vậy.

Sống trong xã hội ấy nổi lên với những thứ hết sức kệch cỡm, những đứa con gái mắt xanh, mỏ đỏ vừa chúc rượu, vừa cởi bỏ xiêm y, rồi lại chui xuống bàn như một con chó khi các “sếp” không cần đến. Thật nực cười cho một thế hệ con người, họ là những cô gái đáng lẽ phải được sống với tư cách con người nhưng ngược lại họ phải sống luồn cúi, chịu nhục, không còn biết tư cách là gì trước một thế hệ đáng tuổi bố mình.

Các nhân vật tự giễu chính cả bản thân mình. Một điều tưởng chừng là không có thật, nhưng có những tình huống đã bộc lộ được sự hài hước. Tính chất tự nhại, tự giễu càng được tô đậm khi ta chứng kiến nhân vật Nhược trong tình huống anh đi lấy thức ăn cho sếp, trên đường đưa về anh chàng hồn nhiên ăn bớt đồ ăn của Giám đốc, mọi người ai cũng phải đôn đáo đi tìm. “Ăn uống say sưa.

Nhược mới đội mâm về trong khi xếp phải đi ăn nhà hàng…”

Rồi đến Cảnh là con một gia đình có tiếng, bố cảnh là một ông lớn, vậy mà nhìn Cảnh không ai nghĩ đó là huyết thống của bố mẹ Cảnh. Cảnh luôn là đề tài để mọi người trêu chọc. Luôn xuất hiện trong cái nhìn trào tếu.

“Cảnh nói như đinh đóng cột, như nó đã làm cái sự so sánh giữa hai bố con nó nhiều lắm rồi, và kết luận rút ra lần nào cũng giống nhau:

“Bố cháu nói nói nhiều thế nhưng cháu biết là quanh quẩn mấy bài cơ bản thôi. Buổi nói chuyện của bố cháu cũng phải có mấy câu thuận lợi rất nhiều nhưng khó khăn cũng không ít. Chúng ta phải đem hết sức mình ra cống hiến, thấm nhuần lời dạy của Bác. Nếu không lại thời cơ và thách thức, hòa nhập chứ không hòa tan, đổi mới chứ không đổi màu. Phải nắm vững xê cộng vê cộng em (C+V+M)…Đấy chú xem về nông thôn thì thêm mấy câu như chúng ta phải nghiên cứu vấn đề vật nuôi cây trồng, trồng con gì, nuôi con gì. Mới đây có thêm câu con gì nuôi nhốt, con gì câu thả…”[trang 377]. Điều đó làm cho tất cả

cười ầm. Điều ấy đã làm cho Cảnh nở mày mở mặt.

Rồi cái việc Cảnh nghĩ ra thiết kế kiểu trồng cỏ trước văn phòng làm việc sếp, màu cỏ phải là vàng “màu cá rán”. Những chi tiết hài hước cho thấy Cảnh là một nhân vật luôn đưa lại tiếng cười cho đồng nghiệp, là một nhân vật thật thà và có phần ngớ ngẩn …Cảnh không nhận ra được họ cười chế giễu mình, và cũng không ý thức được sự ngớ ngẩn của mình. Cái cười vì vậy mà trở nên và có phần châm biếm.

Con người xuất hiện với tính cách gàn dở. Họ là trung tâm chú ý của mọi người. Đó là nhân vật Đỗ Trung Tín. Lúc nào anh ta cũng nói một câu “xin mời ở như các cụ” [trang 132] rồi ai hỏi cũng “ử ử…ngon” [trang 134]. Những câu

nói dường như ngớ ngẩn của Tín đã khiến cho những người đồng nghiệp được dịp để chế giễu và kiếm cớ để xa lánh.

Cái trào lộng đã thể hiện hết sức phong phú về con người. Mỗi con người là một khía cạnh gây cười khác nhau. Con người ở đây trở nên thụ động, ngớ ngẩn, họ không có sự tư duy, họ chính là sản phẩm của xã hội thời bao cấp. Cung cách sống của họ toát lên một cơ chế đang lụn bại, đang trên bờ vực phá sản, song cũng đang vùng vẫy cựa quậy cố công cố sức tự thay đổi trong một cuộc “cải cách” tuyệt vọng chế độ kinh doanh.

Người có quyền lực thì được nâng đỡ, được cung phụng, ai ai cũng xúm vào. Họ đã giàu thì lại càng giàu thêm. Còn những con người thân phận con sâu,

cái kiến làm công ăn lương, cún mằn tội nghiệp thì càng trở nên nghèo túng, khổ cực. Ta cười cho một thời đại, một xã hội, một cơ chế nhưng đằng sau đó là cả một nỗi niềm đau đáu băn khoăn, day dứt.

Những kẻ có quyền lực như: tổng giám đốc Hoàng Quốc Thắng, vua sắt vụn Quán Mèo, trưởng ca Huy Hiệp bí bét, sau là đại phó rồi thuyền trưởng tàu viễn dương, Đức trưởng phòng điều độ bến cảng, những thủy thủ dự bị như Khương, không biết nghiệp vụ những con tai to mặt lớn …xuống tàu chỉ “áp phe” làm tiền, những thuyền trưởng viễn dương biết lợi dụng con tàu, chức vị để thu vén cá nhân và kẻ có quyền vừa bảo kê làm luật giới có tiền đó…tất cả được miêu tả bằng sự mổ xẻ trực tiếp bằng những nghịch lý tàn nhẫn song trùng với sự hài hước sâu cay, mà “cái khó tin” là một thủ pháp. Tổng giám đốc Hoàng Quốc Thắng, Quán Mèo, thuyền trưởng Huy… tất cả phất lên nhanh chóng, bất ngờ công khai mà lại bí hiểm, khiến người ta liên tưởng tới chuyện trạng trong dân gian: chỉ có điều bí quyết của các “Trạng” ở đây là sự nhẫn tâm và cơ hội, sẵn sàng gạt bỏ đạo lý, tình người, gạt bỏ mọi quy ước cộng đồng. Các “Trạng” cũng được miêu tả bằng nét bút có phần hoạt kê, với cái lố lăng kệch cỡm, xảo trá, thậm chí mù quáng của kẻ bỗng chốc đứng đầu thiên hạ. Bản thân cái nghịch lý của những điều khuất tất, tàn nhẫn, thiếu nhân tính, đáng để đau lòng căm phẫn nhưng cách khác là đáng để phải cười, cười như một cách phủ định hoàn toàn chính nó cũng như phía sau, căn nguyên tư tưởng hiện thực nào đã sản sinh ra nó. Bùi Ngọc Tấn đã sử dụng “cái khó tin” như một thủ pháp và chính điều đó đã đưa lại không ít ngạc nhiên về cái xã hội bẩn thỉu này. Một xã hội mà con người ta sẵn sàng đem đổi cả hạnh phúc của cuộc đời, cả danh dự, phẩm giá, bất chấp cả búa rừu, dư luận để đạt được một thứ mục đích không trong sạch của mình.

Những người làm ăn to, những quan chức thì nâng đỡ nhau bằng đồng tiền, bằng quyền lực. Họ bất chấp mọi thủ đoạn để được sống trong nhung lụa. Họ giao thiệp với nhau, làm ăn với nhau cũng nhằm để thõa mãn dục vọng. Dõi

theo bước chân của họ ta thấy một xã hội nổi lên với những thứ hết sức kệch cỡm, những đứa con gái mắt xanh, mỏ đỏ vừa chúc rượu, vừa cởi bỏ xiêm y, rồi lại chui xuống bàn như một con chó khi các “sếp” không cần đến. Thật nực cười cho một thế hệ con người, họ là những cô gái đáng lẽ phải được sống với tư cách con người nhưng ngược lại họ phải sống luồn cúi, chịu nhục, không còn biết tư cách là gì trước một thế hệ đáng tuổi bố mình. Một góc tệ nạn xã hội cứ hiển nhiên tồn tại mà không một ai, một pháp luật nào có thể ngăn chặn được.

Cái trào lộng trong tác phẩm chính là ở chỗ mọi thứ của cuộc sống bị đảo lộn, mọi giá trị đạo đức bị mài mòn, tình người chỉ tồn tại khi có đồng tiền quyết định. Những người con hư hỏng, ăn chơi đua đòi của các “sếp” thì được cân nhắc vào làm việc, lại được thăng tiến trong khi những con người suốt đời cống hiến sức mình đến khi tuổi đã gần về hưu mà vẫn không hề được cân nhắc. Cả một lũ người ít tài, thiếu đạo đức lại được làm cái việc lãnh đạo một thế hệ đáng tuổi bố mình, rồi cho mình cái quyền được ra lệnh, được hạch sách. Có quyền được “giết”, được quyết định số phận, cuộc sống của những con người suốt một đời cùn mằn, tội nghiệp lo cho gia đình con cái.

Một thế giới hoàn toàn xa lạ trong tưởng tượng của con người. Thế giới ấy con người ta có thể bán cả nhân cách, phẩm giá của mình vì đồng tiền, vì quyền lực. Một thế giới mà hạnh phúc vợ chồng có thể được đưa ra để trao đổi, được bán mua nhằm để màng tới danh vọng, quyền lực.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w