Một số biểu hiện về cảm hứng bi kịch trong văn xuô

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 45 - 51)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Một số biểu hiện về cảm hứng bi kịch trong văn xuô

Nói đến cảm hứng bi kịch là nói đến cái nhìn về những bất hạnh nói chung của con người trong cuộc sống. Bi kịch là một trong những biểu hiện tất yếu của cuộc sống trong mọi thời đại và nó sẽ là cảm hứng thường xuyên của một nền văn học tiến bộ luôn lấy con người làm đối tượng trung tâm trong sự phát triển bình thường của văn học. Trong văn chương Việt Nam 1945 -1975, cảm hứng bi kịch dường như không tồn tại, và điều này có nguyên do của nó, thiết nghĩ không cần phải nhắc lại trong luận văn này. Sau 1975, và nhất là sau 1986, khi cuộc sống trở lại nhịp điệu bình thường, cảm hứng bi kịch trở thành một trong những cảm hứng nổi bật trong văn học nói chung và trong tiểu tuyết nói riêng.

Sống trong xã hội thời bình họ có điều kiện nhìn lại quá khứ. Chiến tranh được nói đến như những đau thương mất mát, những người lính ra đi là đã dành cả phần đời tươi đẹp nhất của mình cống hiến cho cuộc chiến tranh chung. Người lính trong tư thế trở về lại mang “nỗi buồn được sống sót”. Họ cảm thấy mình “bị bắn ra khỏi lề đường” (Ăn mày dĩ vãng), “bị mắc kẹt lại giữa cõi đời này” (Nỗi buồn chiến tranh). Họ cô độc và chẳng có gì trong chuỗi ngày bất tận, nhạt thếch, buồn tẻ và êm đềm đến phát ốm” của hiện tại. Họ không có gì bấu víu ngoài “mảnh quá khứ phập phồng đập vào trong lồng ngực ọp ẹp”.

Họ hụt hẫng, đau xót và phẫn nộ trước thái độ thờ ơ của mọi người đối với cuộc chiến mà thế hệ họ đã “quăng mình vào”: “Chiến tranh mới đó, hơn chục

năm chứ nhiều nhặn gì đâu mà sao cả người ngoài lần người trong cuộc đều chóng vánh quên đi quá thể vậy? Sao… nhắc đến mọi kỷ niệm đau thương lại ráo hoảnh như nhắc đến cuộc chiến tranh của người khác, của quốc gia khác?” (Ăn mày dĩ vãng). Và trong sự hụt hẫng ấy, cái quá khứ mà thiên hạ đang quên đi, cố

quên đi lại không thôi quấn lấy họ, ám ảnh họ như thể nó là người bạn đồng hành duy nhất cùng họ vượt nốt chặng đời còn lại. Nếu Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng) còn giữ được chút tỉnh táo để điều chỉnh những hồi tưởng của mình cho mạch lạc thì Kiên (Nỗi buồn chiến tranh) hoàn toàn rơi vào trạng thái bấn loạn, rối bời, triền miên trong mộng mị, vô thức. Sẽ là bội bạc, hay thiếu văn hóa, hay là điều gì thê

thảm hơn khi hình tượng người lính đẹp đẽ khi xưa đã nhanh chóng bị đồng loại vấy bùn, rẻ rúng? Cái gì đã nhanh chóng đẩy người lính trượt từ nấc thang cao vọi: anh giải phóng quân, xuống nấc trung tính: người lính, và… “dưới đáy”: lính tráng, như một hình dung từ mỉa mai cay độc nhất? Là tại họ hay tại cộng đồng họ?... Vì vậy, chiến tranh đã gắn với người lính như một “thân phận”. Trong Nỗi

buồn chiến tranh, hai chữ “thân phận” luôn luôn ám ảnh tâm trí Kiên. Trước khi

bước vào cuộc chiến, trong giờ khắc ngắn ngủi bên Phương để thật sự chia lìa, anh cảm thấy “sự bất lực và nhỏ bé của thân phận, của nỗi niềm riêng tư của một hai con người giữa biển đời”. Sau chiến tranh nhìn lại, anh càng thấm thía “thân phận con sâu cái kiến” của người lính trước “gánh nặng bạo lực”. Chiến tranh là “nguyên nhân của mọi khúc đoạn và nông nỗi của đời anh” và khi đi tìm ý nghĩa thực của đời mình, Kiên thấm thía một điều rằng: mình và bao đồng đội đều là nạn nhân của cuộc chiến, dù kẻ mất người còn nhưng “mỗi người đều bị chiến tranh chà nát theo một kiểu riêng”. Sự sống sót của Kiên xét đến cùng là một sự chết dần về tinh thần. Đã có lúc anh tin rằng mình đã phục sinh, “nhưng là một sự phục sinh lùi về sâu xa. Sẽ mỗi ngày một lùi xa hơn, sẽ không ngừng phục sinh trong chuỗi dài tái hiện” và cuộc đời mới của anh “chính là cuộc đời đã qua, là tuổi trẻ đã mất đi trong nỗi đau buồn chiến tranh”.

Đối diện với cuộc sống mới, con người luôn mang trong mình cảm giác cô đơn, lạc lõng. Nếu như tướng Thuấn trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp lạc lõng, cô độc ngay trong ngôi nhà của mình thì Nguyễn Vạn trong Bến không chồng cảm thấy cô đơn, lẻ loi trong dòng tộc, họ hàng mình. Anh bị những

người trong họ rẻ rúng, họ định cho Vạn về ở từ đường chỉ vì sợ dư luận xã hội.

“Tôi cũng định thế - Nguyễn Khiên nói - chả lẽ để anh ra ở đình Đông, e làng xóm chê cười cả họ nhà mình. Dù sao anh ấy cũng là người vẻ vang nhất làng Đông”. [1;27]. “Anh kém tính bỏ mẹ! Ai chẳng biết thằng Vạn có công, công lao của nó đối với dân với nước thì để cho dân cho nước lo nhà cho nó. Nhà Vạn xưa nay đóng góp chó gì cho họ Nguyễn” [1;27]. Ấy đấy, sự lãnh đạm của họ

tộc khiến Nguyễn Vạn đã cô độc càng cô độc hơn. Tuổi trẻ cùng với những khát vọng bỏ lại nơi chiến trường, sự hy sinh cả đời của Nguyễn Vạn giờ được đền đáp bằng cái mác: Người vẻ vang nhất làng Đông.

Bi kịch lớn nhất xâu xé tâm hồn Nguyễn Vạn là nỗi đau tinh thần - sự kìm nén bản năng khi tự khước từ tình cảm của mình đối với chị Nhân. Cả đời Nguyễn Vạn đã dành cho chiến tranh vì thế tình cảm cá nhân, riêng tư là một thứ gì đó rất xa xỉ đối với anh. “Cả đời Vạn đã có một mối tình nào đâu mà biết nỗi

buồn và niềm vui lạc thú của tình yêu” [1;221]. Hy sinh hạnh phúc riêng tư để

phục vụ quê hương đất nước là việc làm rất đỗi bình thường, điều bất thường ở đây là khói lửa chiến tranh đã lùi xa nhưng Nguyễn Vạn vẫn không chịu trải lòng ra để đón nhận những tình cảm thiêng liêng mà thượng đế ban tặng cho con người, tại sao như thế? Phải chăng khói lửa chiến tranh đã thui chột ngọn lửa tình trong tâm hồn Vạn? Không! Khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc vẫn cháy âm ỉ trong lòng Nguyễn Vạn. Chẳng phải anh đã thừa nhận mình có tình cảm với chị Nhân đó sao. “Hạnh ơi cháu không hiểu đâu - Vạn run run đưa tay

nắm lấy bàn tay con Hạnh - Chú đây cũng có thời yêu mẹ cháu” [1;70]. Một tình

cảm đẹp, nhân bản, nhân văn thế vì sao anh phải chối bỏ? Lí tưởng của một chiến binh chiến thắng Điện Biên không cho phép anh làm như thế? Đúng nhưng chưa đủ. Cảm thấy có lỗi với người đã khuất - chồng chị Nhân - người bạn chiến đấu của mình? Chưa hẳn. Định kiến, dư luận xã hội cùng với lời nguyền của cụ tổ chính là sợi dây vô hình trói buộc tình cảm Vạn. Nghĩa cũng rơi vào bi kịch tương tự. Sao bao năm chiến đấu nơi chiến trường, ngày trở về thăm gia đình, gặp lại người vợ thân yêu nhưng Nghĩa lại không thể sinh hoạt vợ chồng, có nỗi đau, thất vọng nào hơn. “Hạnh ơi - Nghĩa nói - Anh không muốn em buồn. Anh

không thể… Bác sĩ dặn anh còn phải kiêng chừng một năm nữa. Vết thương của anh chưa lành hẳn” [1;209]. Tuy nhiên mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Chiến

tranh đã để lại di chứng trên cơ thể anh mà anh nào có biết. Sau nhiều lần sinh hoạt vợ chồng nhưng Hạnh vẫn không mang thai. Nỗi khát khao có con ngày

càng cháy bỏng - cùng với sức ép của gia đình dòng tộc khiến Nghĩa vô cùng rối rắm. Không chịu nỗi sức ép từ gia đình, dòng họ Nghĩa, Hạnh đã chủ động làm đơn li hôn nhằm tạo điều kiện cho Nghĩa tìm đứa con nối dõi tông đường.

Sau chiến tranh con người nhận ra mình mất mát quá nhiều. Họ mất đi cả cái quyền được làm cha, làm mẹ. Họ rơi vào tình trạng khủng hoảng niềm tin, khủng hoảng tinh thần.

Người phụ nữ phải sống trong chờ đợi, hi vọng, khi “quá lứa lỡ thì” nhiều người trong số họ trở thành quá phụ khi đương còn xuân, giấu kín đời mình và giấu kín những khao khát cháy bỏng chân chính là sứ mệnh đè nặng lên trái tim họ. Bởi “làm người đà bà góa có muôn ngàn nỗi nhục, buộc chặt thắt lưng, thắt

chặt dây yếm không dám để thiên hạ nhìn thấy bầu vú còn tròn căng; trông thấy người đàn ông khỏe mạnh, gân guốc, má bỗng ửng đỏ, người nóng bừng, phải quay mặt đi tự xỉ vả mình”[5;tr.470]. Nỗi đau âm ỉ nhưng bỏng rát hơn khi bao

nhiêu ngày tháng chờ đợi chồng về bỗng dưng cánh cửa hạnh phúc càng đóng chặt bởi người về mang nỗi đau không nói thành lời! Những người chồng mặc áo lính trở về với bến bờ hạnh phúc nơi làng quê của mình, nhưng lại không còn khả năng làm “đàn ông” để giúp người vợ trẻ làm tròn thiên chức của mình, uất nghẹt bởi đắng cay không nguôi.

Bi kịch hôn nhân, gia đình không dừng ở đó. Người phụ nữ đã hi sinh một đời để chờ chồng, chờ con từ chiến tranh trở về, nhưng cái mà họ nhận được chỉ là những mất mát đau thương. Những hy sinh, mất mát quá lớn đã ám ảnh chị Nhân (Bến không chồng) khiến chị lúc nào cũng sống trong những ảo giác nặng nề. “Đêm chị nằm mơ thấy cả ba bố con nó dẫn nhau về oán trách. Chị nhìn vào

mắt chồng mắt hai đứa con cứ cháy rực lên - Chồng chị nói: “Mình là kẻ giết người, là mụ đàn bà độc ác! Tôi đã đi rồi sao mình không để các con được sống?” - Thằng Hà nói: “Bố và con đã đi rồi sao mẹ không để cho em con được sống?” - Thằng Hiệp nói: “Sao mẹ lại vui mừng khi con đi vào chỗ chết?”[1;228-229]. Lương tâm chị giằng xé, sự hy sinh của chồng con như từng

lưỡi dao cứa vào lòng chị. Những vết hằn đó sẽ không bao giờ nhòa phai trong tâm trí chị. Đau thương, ám ảnh đó đã dẫn đến bi kịch của trạng thái tâm thần phân liệt, họ bị khủng hoảng về tinh thần. Đây là mất mát và là bi kịch không của riêng một người phụ nữ nào, những vết hằn đó sẽ không bao giờ nhòa phai trong tâm trí họ.

Từ bi kịch của những người trực tiếp chiến đấu nơi hòn tên mũi đạn cho đến nỗi khắc khoải chờ mong của những người mẹ, người vợ nơi quê nhà. Có thể nói Dương Hướng đã thể hiện rất thành công những nhân vật nữ trong Bến không chồng. Với bút pháp sắc sảo cùng với một tâm hồn nhạy cảm, Dương

Hương đồng cảm đến sâu sắc nỗi đau của họ. Đức hy sinh, lòng vị tha đã làm nên những phẩm chất quý giá của người phụ nữ Việt Nam nói chung, trong Bến không chồng của Dương Hướng nói riêng. Chung quy lại, có thể thấy rằng bi

kịch của những người phụ nữ trong Bến không chồng là sau chiến tranh không một người phụ nữ nào có chồng. Họ rơi vào tình trạng quanh năm suốt tháng, quanh quẫn mãi nơi các làng quê chỉ còn lại phụ nữ và một số ít đàn ông tật nguyền, thiểu năng lực và ngớ ngẩn về trí tuệ: “Bây giờ bói cũng chả còn đứa con trai nào nhìn cho được mắt. Đứa nào không đui què, sứt môi, tai điếc thì mười bảy tuổi đã đòi khai thêm một tuổi để đi khám nghĩa vụ” [1;tr.139]. Tâm

trạng chung của những người phụ nữ trải qua chiến tranh thường mang nỗi cô đơn khắc khoải vì phải sống “chốn giáp ranh giữa địa ngục và trần gian” và tiếp xúc với những người cùng giới với nhau trong công việc và sinh hoạt hằng ngày. Họ là những người phụ nữ trong Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Dòng sông mía (Đào Thắng), Thời xa vắng (Lê Lựu).

Đằng sau bi kịch về tinh thần ấy là gánh nặng vật chất phải lo toan. Cả một đời họ luôn lo lắng sao cho đủ cái ăn cái mặc. Cuộc sống sau chiến tranh còn nhiều bộn bề, khó khăn nối tiếp khó khăn họ phải gồng mình lên để gánh vác cuộc sống sao cho không uổng công những năm tháng hi sinh trong chiến tranh để bảo vệ đất nước.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w