7. Cấu trúc luận văn
3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
3.1.1. Một số giới thuyết về việc nghiên cứu của cốt truyện Biển và chim bói cá
Theo cách hiểu thông thường cốt truyện là: “hệ thống sự kiện cụ thể,
được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức vận động của tác phẩm văn hoc các loại tự sự và kịch” [26;88]. Góp phần bộc lộ tính cách và xung đột xã hội thể
hiện phong cách, tài năng nghệ thuật nhà văn. Đây là cách hiểu truyền thống bắt nguồn từ quan niệm của nhà Mĩ học Aistote. Theo quan niệm này, “mỗi cốt truyện đều trải qua một tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc, vì vậy mỗi cốt truyện thường bao gồm các thành phần trình bày, khai đoạn (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm, cao trào và kết thúc (mở nút). Bên cạnh cách hiểu trên còn có quan niệm đồng nhất cốt truyện với toàn bộ các biến cố, sự kiện các nhà văn kể ra, là cái mà người đọc có thể đem kể lại” [26;90].
Từ thế kỉ XIX trở về trước, trong nhiều sáng tác văn học chúng ta dễ dàng nhận thấy kiểu cốt truyện đã trở quen thuộc với các hệ thống chi tiết, nhân vật được tổ chức chặt chẽ, logic. Nhưng đến thế kỉ XX, điều đó đã có sự khác biệt, các nghệ sĩ có xu hướng xây dựng những cốt truyện đơn giản, khác với quan niệm truyền thống. Trong quá trình tiếp nhận phương pháp sáng tác của những người đi trước, và bằng sự cách tân của mình trên nhiều phương diện trong nhận thức của chủ nghĩa hiện đại, Bùi Ngọc Tấn thường xây dựng cốt truyện đơn giản không tuân theo những trật tự phát triển của cốt truyện thông thường, tiêu biểu cho lối viết này chính là cuốn tiểu thuyết Biển và chim bói cá.
Cốt truyện trong tiểu thuyết có hai phương diện gắn bó hữu cơ: một mặt, cốt truyện là một phương diện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện
sự tác động qua lại giữa các tính cách nhân vật, mặt khác, cốt truyện còn là phương diện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội. Cốt truyện vừa góp phần bộc lộ có hiệu quả các đặc điểm mỗi tính cách, tổ chức tốt hệ thống tính cách, lại vừa trình bày một hệ thống sự kiện phản ánh chân thật xung đột xã hội, có sức mạnh hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.
Về phương diện này ta thấy rằng Biển và chim bói cá cũng thể hiện được tính cách của các nhân vật, các xung đột xảy ra giữa những nhân vật trong tác phẩm.
Về phương diện kết cấu và quy mô nội dung, nhìn chung có thể chia cốt truyện thành hai loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. Trong cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng và thường là đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một vài nhân vật chính. Vì vậy cốt truyện đơn tuyến thường có dung lượng nhỏ hoặc vừa. Cốt truyện đơn tuyến thường tồn tại trong các truyện ngắn, truyện vừa hoặc phần lớn các kịch bản văn học. Cốt truyện trong sáng tác của Bùi Ngọc Tấn là cốt truyện đa tuyến, hệ thống sự kiện được tác giả sử dụng ở đây phong phú và có quy mô rất lớn về nhân vật đây cũng là một đặc điểm phổ biến của tiểu thuyết.
Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống của cùng một thời kỳ lịch sử, tái hiện những con đường diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật, do đó có một dung lượng lớn. Hệ thống sự kiện trong cốt truyện đa tuyến được chia thành nhiều dòng, nhiều tuyến gắn liền với số phận các nhân vật chính trong tác phẩm. Ví dụ cốt truyện của các tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na của L. Tôn-xtoi thuộc loại cốt truyện đa tuyến.
Cơ sở chung của mọi cốt truyện, xét đến cùng, là những xung đột xã hội được khúc xạ qua các xung đột nhân cách. Nhưng sẽ sai lầm nếu đồng nhất xung đột xã hội với cốt truyện tác phẩm văn học. Xung đột xã hội là cơ sở khách quan,
là đối tượng nhận thức, phản ánh, trong khi đó cốt truyện lại là sản phẩm độc đáo của chủ quan nhà văn.
Ở cốt truyện của Bùi Ngọc Tấn bạn đọc sẽ khó tiếp thu theo vì cốt truyện đã xây dựng theo một hướng khác. Sỡ dĩ như vậy vì cuốn sách đầy ắp những chi tiết, sự kiện, những câu nói, những nhân vật. Có thể nói chi tiết nhiều vô kể. Hàng nghìn. Đang câu chuyện này lại nhảy sang chuyện khác. Đang nhân vật này lại nhảy sang nhân vật khác. Nhưng nếu đọc và nghiên cứu kĩ ta sẽ thấy rằng trong khu rừng rậm rạp ấy sẽ hiện lên một con đường đi rõ ràng.
3.1.2. Cốt truyện song hành
Cuốn tiểu thuyết Biển và chim bói cá được chia thành hai cốt truyện chủ đề, đó là cốt truyện quá khứ và hiện tại đan xen lẫn nhau.
Câu chuyện diễn ra và được ghi lại dưới dạng nhật ký của cậu bé - nhân vật xưng Tôi. Như vậy, toàn bộ câu chuyện diễn ra dựa trên mối quan hệ giữa quá khứ và thực tại. Trên cái nền chung đó, mỗi nhân vật trong truyện đều có một sự hồi ức về những gì thuộc quá khứ mặc dù họ đang ở thì hiện tại.
Nhân vật Chơn gặp Huyền anh lại nhớ về Huyền “Suốt cuộc đời anh
không thể nào quên được lối đi hẹp tối tối trong nhà bà, cái ô buồng tắm để mở và cảm giác bàng hoàng, lần đầu tiên trông thấy một người con gái đang tuổi dậy thì hoàn toàn khỏa thân, lần đầu tiên trông thấy một măng nụ trắng trong đến thế, gần đến thế mà cũng xa vời đến thế” [trang18].
“Một cô gái chỉ mười bốn tuổi trong buồng tắm bối rối nhìn anh mà anh chỉ dám liếc nhanh” [trang 18], đó là Huyền của quá khứ. Còn Huyền trước mặt
anh bây giờ là một người đàn bà đã có chồng. Nhìn Huyền không một mảnh vải che thân, Chơn lại nhớ về vợ anh. “Vợ anh cũng nằm trên giường thế này và cái
thằng xã đội đáng nguyền rủa hẳn cũng đã nhìn vợ anh đang nằm chờ đợi trên giường thế này như anh đang nhìn Huyền” [trang 19]. Đây là cái thời khắc tồi tệ
nhất của cuộc đời anh, cảnh vợ anh cũng ngoại tình, cũng nằm chờ đợi người đàn ông khác giống như Huyền lúc này. Đó là thời gian của tâm trạng, thời gian của
tâm lý. Hiện tại và quá khứ đan xen trong mạch tâm trạng của nhân vật, điều đó cho thấy được chiều sâu nội tâm nhân vật.
Nhân vật tôi theo bố lênh đênh trên biển, khoảng thời gian đó là của thời hiện tại nhưng quá khứ vẫn là khoảng trời tuổi thơ luôn giữ mãi trong tâm hồn nhân vật. Thời gian quá khứ chính là lúc nhân vật nhớ về mẹ, nhớ về tuổi thơ với cái giếng tròn, nhớ tiếng chổi quét sân của cái Ngàn, nhớ đến tiếng con lợn hộc hộc đòi ăn trong chuồng… Đó là khoảng thời gian được quay quần bên mẹ và bên em, khoảng thời gian bận bịu nhưng luôn ở mãi trong tâm trí nhân vật. Còn thời gian hiện tại thì luôn hiện hữu sau cái khoảnh khắc của quá khứ “Con tàu
vẫn thẳng hướng xé nước ra khơi. Tôi quay lại nhìn về phía tây. Mặt trời đã xuống thấp. Chân trời đã đỏ rực” [trang 64].
Thời gian của hiện tại được biểu hiện bằng “dãy nhà mới xây, những
phòng làm việc hiện đại. Là những quạt trần National, Hitachi vàng óng, có đèn ngủ hẹn giờ, là những tủ lạnh trong buồng các tổng và phó tổng”. Còn thời gian của quá khứ được biểu hiện “hội trường cũ vẫn tồn tại như một phế tích hoang
tàn. Ở đó diễn ra bao nhiêu buổi lễ, buổi kỷ niệm long trọng, bao nhiêu cuộc phát động, cuộc tổng kết, đón nhận bằng khen của chính phủ, huân chương của nhà nước” [trang 67]. Cái cũ và cái mới đan xen, không gian vì thế được phản
chiếu từ hai chiều trở nên bao quát hơn.
Thời gian luôn đồng hiện trong mỗi hoàn cảnh, mỗi nhân vật. Đối với Cương, Bôn hay bất kỳ nhân vật nào cũng vậy. Hiện tại họ phải đối mặt với sóng gió, phải làm việc để mưu sinh nhưng ai cũng có một khoảng thời gian quá khứ cho riêng mình. Đó là khi Bôn nhớ về vợ sau hơn một tháng trời lênh đênh ngoài biển “Anh nghĩ tới những lần hai vợ chồng ân ái, nghĩ tới tấm thân mát rượi mà
bốc lửa của chị. Nghĩ tới khi người chị dâm dấp mồ hôi, thứ mồ hôi của ân ái”
[trang 84]. “Rồi nghĩ đến con, nhớ đến lúc anh dắt nó ra vườn trẻ, hai bố con
thèm khát vợ luôn đi về trong tâm trí nhân vật, đó là khoảng thời gian tâm lý đẹp nhất của người thủy thủ.
Đoạn vĩ thanh cuối cùng ta nhận thấy thời gian quá khứ - hiện tại đan xen nhau khi nói về nhân vật Lê Mây. Hiện tại không còn là những chuyến lênh đênh trên biển mà là những gì diễn ra trên đất liền, là thời của những còn người hiện đại, giàu có với SH, đồng hồ Thụy Sỹ, giày da Ý…Thời của Phong, Lê Chí Sỹ, những đứa trẻ giờ đã trưởng thành. Thời của quá khứ, đó là chuyến đi Bạch Long Vĩ của Lê Mây “Bóng dáng Lê Mây hiện lên như một bức tượng đồng bất
động giữa khuôn hình” [trang 541].
Giờ đây cảnh vật và con người đã thay đổi “Từ cầu cảng, nhà cửa, và
nhất là những con người, không một nét mặt quen, không một con bói cá” [trang
545].
Xây dựng cốt truyện song hành bằng việc xây dựng thời gian đan xen quá khứ và hiện tại góp phần thể hiện được cái nhìn khái quát hơn về không gian.
Nếu cốt truyện truyền thống với quan niệm nhất thành bất biến, con người phụ thuộc vào hiện thực. Yếu tố song hành với quan niệm hai cuộc đời, hai quan niệm về nhân văn. Con người sống trong hai thế giới: kí ức và hiện tại, do vậy họ bất hòa về tư tưởng. Thế giới trong quan niệm phong phú hơn, phức tạp hơn.
3.1.3. Cốt truyện lồng ghép
Bàn về cốt truyện Biển và chim bói cá có rất nhiều ý kiến. Có người nói tiểu thuyết này không có cốt truyện, người khác cho rằng cốt truyện ở đây bị phá vỡ, nó lỏng lẻo, nhưng toát lên trên nền nghệ thuật chính là hai câu chuyện, mỗi câu chuyện là một cốt truyện hoàn chỉnh và đầy đủ các thành phần của nó: hình thành, phát triển và kết thúc.
Tiểu thuyết dài 500 trang chia làm hai phần, mỗi phần là một câu chuyện. Phần thứ nhất, nói về thân phận những con người trên biển, họ thuộc biên chế trên biển nhưng vì lý do thuộc cơ chế nên phải nằm bờ chờ việc, ăn lương
thất nghiệp. Họ là Nhược, là Quân, Cương, Bôn, Dưỡng…tất cả họ quay quắt với đồng lương chết đó xoay xở cho cuộc sống qua ngày.
Phần thứ hai, nói về những con chim bói cá “ăn theo” tại vô số ban bệ trên bờ. Họ là Khương, Thuyền, Toàn, Giò Tìu… Phần này nói về những “con chim bói cá” làm việc tại bản doanh của “quốc doanh đánh giậm”, kể về cung cách sống toát lên cả một cơ chế đang lụn bại, đang trên bờ vực phá sản, song cũng đang vùng vẫy cựa quậy cố công cố sức tự thay đổi trong một cuộc “cải cách” tuyệt vọng chế độ kinh doanh. Đây chính là hai cốt truyện hoàn chỉnh được đan lồng vào nhau, cùng tập trung thể hiện chủ đề chính của tác phẩm là khát vọng hạnh phúc.
Cốt truyện lồng ghép còn thể hiện ở sự đan lồng giữa cốt truyện cộng đồng và cốt truyện cá nhân. Giữa cộng đồng và cá nhân có mối liên hệ với nhau nhằm thể hiện một thế giới với những phức tạp của cuộc sống, từ cá nhân có thể nhìn rộng ra cả một cộng đồng. Trong cơ chế quan liêu bao cấp mỗi con người đều phải cố bươn chải để sống, họ phải cung cúc phục vụ sếp nhìn rộng ra cả một cộng đồng người đều như vậy. Không chỉ là bi kịch về đời sống cơm áo, cái bi kịch lớn nhất đó là lối sống ăn chơi sa đọa của một số thanh niên có cha mẹ quyền chức nhưng đó cũng là bi kịch cả một cộng đồng. Cả một bộ phận lớn thanh niên cũng rơi vào tình trạng ăn chơi, đua đòi, chích hút, thâu đêm với những cuộc vui trác táng.
Là sự lồng ghép cốt truyện hiện thực và cốt truyện kì ảo đan xen. Cốt truyện hiện thực là hiện thực về số phận con người, hiện thực về xã hội, hiện trạng về quốc doanh đánh giậm trong thời kỳ khủng hoảng. Cốt truyện kì ảo xây dựng qua giấc mơ và các yếu tố kì ảo. Giấc mơ: “Trong giấc ngủ anh mơ.
Không mơ thấy Hòa. Mà mơ thấy vợ. Hai người yêu nhau như chưa hề ly dị”
[trang 282]. Những yếu tố li kì “Vùng biển ấy sôi sục đỏ máu. Cá Xà và cá ông
nghi bệ vệ” [trang 138]. “Cá xà đánh nhau với cá kiếm cá nạng cá Ông mấy ngày đêm rồi. Máu đỏ loang cả vùng biển” [trang 139].
Kết cấu lồng ghép đã có nhiều nhà văn sử dụng như R.Targo trong Đắm thuyền, L.tôn xtoi trong Anna Karenia… hay Trăm năm cô đơn của
G.G.MarQuez nhưng sự khác biệt của Bùi Ngọc Tấn với các nhà văn trên là ở chỗ các nhân vật trong Biển và chim bói cá được miêu tả trong sự tương ứng về hình tượng nhân vật (con người - con người). Ta sẽ dễ dàng theo dõi các gương mặt (hoặc nhân vật) “chim bói cá” ấy, nếu ta để ý tới cái khát vọng chung được sống hạnh phúc của họ, những chàng trai, những trung niên, người chờ việc và những người “đánh thuê”, những cấp trên và cấp dưới, những người đồng cấp thân thiết với nhau…[ trang 560].
Quan niệm của cốt truyện lồng ghép là cuộc sống không hề biện chứng mà là những mảnh ghép rời rạc, lỏng lẻo.
Trong cốt truyện của tiểu thuyết Biển và chim bói cá chúng ta thấy người trần thuật ngôi số ba đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể xem đó như là cái tôi của nhà văn, là quan niệm tư tưởng của nhà văn được thể hiện trong đó.
Khi chúng ta xem xét những đặc điểm của cốt truyện hiện đại, có một số nhà nghiên cứu đã dùng thuật ngữ “phi cốt truyện”, “phản cốt truyện” đây là những kiểu cốt truyện mới khác hẳn với cốt truyện truyền thống. Nếu xem cốt truyện là toàn bộ các sự kiện, chi tiết, biến cố được nhà văn tạo ra trong tác phẩm, người đọc có thể đem kể lại, hoặc nếu cốt truyện phải tuân theo qui luật phát triển năm bước như quan niệm tiểu thuyết thì có rất nhiều tác phẩm tự sự, văn xuôi không đáp ứng được yêu cầu trên, song nếu chúng ta quan niệm cốt truyện và sự tổ chức các sự kiện, biến cố, chi tiết theo một trật tự nghệ thuật nhất định nào đó để thiên theo ý tưởng của nghệ sĩ thì kiểu cốt truyện đơn giản lồng ghép của Bùi Ngọc Tấn là tiêu biểu.
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2.1. Xây dựng nhân vật bằng chi tiết trào lộng
Khi nói đến nghệ thuật trào lộng không thể không nhắc đến các nhân vật trào lộng. Nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng chi tiết trào lộng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra tiếng cười trong tiểu thuyết.
Xây dựng nhân vật bằng chi tiết trào lộng là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng khá phổ biến trong văn học Việt Nam. Một Xuân Tóc Đỏ, một cô Tuyết “ngây thơ”, một cụ cố Hồng nổi tiếng trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng đã để lại ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc. Cái ấn tượng đó được tạo nên bởi tiếng cười vừa châm biếm vừa hài hước. Điều đó chứng tỏ đây là một thủ pháp nghệ thuật có tác