Cốt truyện lồng ghép

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 71 - 74)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Cốt truyện lồng ghép

Bàn về cốt truyện Biển và chim bói cá có rất nhiều ý kiến. Có người nói tiểu thuyết này không có cốt truyện, người khác cho rằng cốt truyện ở đây bị phá vỡ, nó lỏng lẻo, nhưng toát lên trên nền nghệ thuật chính là hai câu chuyện, mỗi câu chuyện là một cốt truyện hoàn chỉnh và đầy đủ các thành phần của nó: hình thành, phát triển và kết thúc.

Tiểu thuyết dài 500 trang chia làm hai phần, mỗi phần là một câu chuyện. Phần thứ nhất, nói về thân phận những con người trên biển, họ thuộc biên chế trên biển nhưng vì lý do thuộc cơ chế nên phải nằm bờ chờ việc, ăn lương

thất nghiệp. Họ là Nhược, là Quân, Cương, Bôn, Dưỡng…tất cả họ quay quắt với đồng lương chết đó xoay xở cho cuộc sống qua ngày.

Phần thứ hai, nói về những con chim bói cá “ăn theo” tại vô số ban bệ trên bờ. Họ là Khương, Thuyền, Toàn, Giò Tìu… Phần này nói về những “con chim bói cá” làm việc tại bản doanh của “quốc doanh đánh giậm”, kể về cung cách sống toát lên cả một cơ chế đang lụn bại, đang trên bờ vực phá sản, song cũng đang vùng vẫy cựa quậy cố công cố sức tự thay đổi trong một cuộc “cải cách” tuyệt vọng chế độ kinh doanh. Đây chính là hai cốt truyện hoàn chỉnh được đan lồng vào nhau, cùng tập trung thể hiện chủ đề chính của tác phẩm là khát vọng hạnh phúc.

Cốt truyện lồng ghép còn thể hiện ở sự đan lồng giữa cốt truyện cộng đồng và cốt truyện cá nhân. Giữa cộng đồng và cá nhân có mối liên hệ với nhau nhằm thể hiện một thế giới với những phức tạp của cuộc sống, từ cá nhân có thể nhìn rộng ra cả một cộng đồng. Trong cơ chế quan liêu bao cấp mỗi con người đều phải cố bươn chải để sống, họ phải cung cúc phục vụ sếp nhìn rộng ra cả một cộng đồng người đều như vậy. Không chỉ là bi kịch về đời sống cơm áo, cái bi kịch lớn nhất đó là lối sống ăn chơi sa đọa của một số thanh niên có cha mẹ quyền chức nhưng đó cũng là bi kịch cả một cộng đồng. Cả một bộ phận lớn thanh niên cũng rơi vào tình trạng ăn chơi, đua đòi, chích hút, thâu đêm với những cuộc vui trác táng.

Là sự lồng ghép cốt truyện hiện thực và cốt truyện kì ảo đan xen. Cốt truyện hiện thực là hiện thực về số phận con người, hiện thực về xã hội, hiện trạng về quốc doanh đánh giậm trong thời kỳ khủng hoảng. Cốt truyện kì ảo xây dựng qua giấc mơ và các yếu tố kì ảo. Giấc mơ: “Trong giấc ngủ anh mơ.

Không mơ thấy Hòa. Mà mơ thấy vợ. Hai người yêu nhau như chưa hề ly dị”

[trang 282]. Những yếu tố li kì “Vùng biển ấy sôi sục đỏ máu. Cá Xà và cá ông

nghi bệ vệ” [trang 138]. “Cá xà đánh nhau với cá kiếm cá nạng cá Ông mấy ngày đêm rồi. Máu đỏ loang cả vùng biển” [trang 139].

Kết cấu lồng ghép đã có nhiều nhà văn sử dụng như R.Targo trong Đắm thuyền, L.tôn xtoi trong Anna Karenia… hay Trăm năm cô đơn của

G.G.MarQuez nhưng sự khác biệt của Bùi Ngọc Tấn với các nhà văn trên là ở chỗ các nhân vật trong Biển và chim bói cá được miêu tả trong sự tương ứng về hình tượng nhân vật (con người - con người). Ta sẽ dễ dàng theo dõi các gương mặt (hoặc nhân vật) “chim bói cá” ấy, nếu ta để ý tới cái khát vọng chung được sống hạnh phúc của họ, những chàng trai, những trung niên, người chờ việc và những người “đánh thuê”, những cấp trên và cấp dưới, những người đồng cấp thân thiết với nhau…[ trang 560].

Quan niệm của cốt truyện lồng ghép là cuộc sống không hề biện chứng mà là những mảnh ghép rời rạc, lỏng lẻo.

Trong cốt truyện của tiểu thuyết Biển và chim bói cá chúng ta thấy người trần thuật ngôi số ba đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể xem đó như là cái tôi của nhà văn, là quan niệm tư tưởng của nhà văn được thể hiện trong đó.

Khi chúng ta xem xét những đặc điểm của cốt truyện hiện đại, có một số nhà nghiên cứu đã dùng thuật ngữ “phi cốt truyện”, “phản cốt truyện” đây là những kiểu cốt truyện mới khác hẳn với cốt truyện truyền thống. Nếu xem cốt truyện là toàn bộ các sự kiện, chi tiết, biến cố được nhà văn tạo ra trong tác phẩm, người đọc có thể đem kể lại, hoặc nếu cốt truyện phải tuân theo qui luật phát triển năm bước như quan niệm tiểu thuyết thì có rất nhiều tác phẩm tự sự, văn xuôi không đáp ứng được yêu cầu trên, song nếu chúng ta quan niệm cốt truyện và sự tổ chức các sự kiện, biến cố, chi tiết theo một trật tự nghệ thuật nhất định nào đó để thiên theo ý tưởng của nghệ sĩ thì kiểu cốt truyện đơn giản lồng ghép của Bùi Ngọc Tấn là tiêu biểu.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w