7. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Xây dựng nhân vật bằng chi tiết trào lộng
Khi nói đến nghệ thuật trào lộng không thể không nhắc đến các nhân vật trào lộng. Nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng chi tiết trào lộng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra tiếng cười trong tiểu thuyết.
Xây dựng nhân vật bằng chi tiết trào lộng là một thủ pháp nghệ thuật được sử dụng khá phổ biến trong văn học Việt Nam. Một Xuân Tóc Đỏ, một cô Tuyết “ngây thơ”, một cụ cố Hồng nổi tiếng trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng đã để lại ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc. Cái ấn tượng đó được tạo nên bởi tiếng cười vừa châm biếm vừa hài hước. Điều đó chứng tỏ đây là một thủ pháp nghệ thuật có tác dụng rất lớn trong việc miêu tả nhân vật.
Bùi Ngọc Tấn đã sử dụng cái nhìn trào lộng chủ yếu là để đi sâu vào tâm lý nhân vật. Giáp là một nhân vật như thế. Trong cuộc trò chuyện Giáp đã cười nhạt hỏi Mai: “Nhớ tranh thủ về Thanh hoá xem vợ mình đã đẻ chưa nhé. Nếu là con gái
thì thôi, con trai thì đẻ đứa nữa. Nói hộ rằng mình lâu mới về. Cứ đi kiếm với thằng nào cũng được. Nhưng phải đợi khô lò đã” [trang 90]. Sự chế giễu đã thể hiện ngay
trong câu nói vờ như đùa cợt của Giáp, qua đó thể hiện sự phê phán tư tưởng trọng nam khinh nữ và thái độ coi thường tình cảm thiêng liêng của vợ chồng.
Cảnh là con một gia đình có tiếng, bố Cảnh là một ông lớn, vậy mà nhìn Cảnh không ai nghĩ đó là huyết thống của bố mẹ Cảnh. Cảnh luôn là đề tài để mọi người trêu chọc.
“Cảnh nói như đinh đóng cột, như nó đã làm cái sự so sánh giữa hai bố con nó nhiều lắm rồi, và kết luận rút ra lần nào cũng giống nhau:
“Bố cháu nói nói nhiều thế nhưng cháu biết là quanh quẩn mấy bài cơ bản thôi. Buổi nói chuyện của bố cháu cũng phải có mấy câu thuận lợi rất nhiều nhưng khó khăn cũng không ít. Chúng ta phải đem hết sức mình ra cống hiến, thấm nhuần lời dạy của Bác. Nếu không lại thời cơ và thách thức, hòa nhập chứ không hòa tan, đổi mới chứ không đổi màu. Phải nắm vững xê cộng vê cộng em
(C+V+M)…Đấy chú xem về nông thôn thì thêm mấy câu như chúng ta phải nghiên cứu vấn đề vật nuôi cây trồng, trồng con gì, nuôi con gì. Mới đây có thêm câu con gì nuôi nhốt, con gì câu thả…” [trang 377]. Điều đó làm cho tất cả
cười ầm. Điều ây đã làm cho Cảnh nở mày mở mặt.
Rồi cái việc Cảnh nghĩ ra thiết kế kiểu trồng cỏ trước văn phòng làm việc sếp, màu cỏ phải là vàng “màu cá rán” [trang 528]. Cảnh vạch ra kế hoạch thay đổi, mà điều này chỉ có trong tưởng tượng bởi thực tế Cảnh và cái xí nghiệp không có khả năng này “Chỗ này là chỗ vẫn ngồi đấu bóng chuyền. Sẽ làm một
cái ghế dài ở đây. Trên ghế hai người ngồi. Một đàn ông. Một đàn bà. Hai đàn bà cũng được. Làm bằng đất xong đem nung. Hai người ngồi xem. Đắp từ chân đắp lên. Phải có cốt xương sống. Làm bằng cây que thôi. Căn bản là mái tóc phải xõa xuống chạm đến ghế. Như vậy ở cổng vào cũng thấy mà dưới bến lên cũng thấy ngay. Rất đẹp. Nó toàn là hình ảnh không gian Liên Hợp Hải Sản. Rồi đắp một con tàu đặt ở chỗ cây râm bụt” [trang 522]. Đó là cái buồn cười không tự biết, vì
tự mình cũng chưa lần nào dám nhìn thẳng vào cái nghịch lí ấy để thấy hết được tính hài hước của nó. (...) Riêng lần này thì ngay từ lúc bắt đầu đã thấy nực cười rồi, vì cái trái nghịch, cái vô lí đã được bày ra một cách hết sức rõ ràng. Ở những chi tiết này, Bùi Ngọc Tấn đã cho thấy sự chuyển đổi trong ý thức về đối tượng “cười” của nhân vật. Có thể xem đây cũng chính là sự vận động nói chung của văn xuôi đổi mới trên con đường hài hước hóa. Nếu như ở châm biếm, đả kích, chủ thể cười tự tách mình ra khỏi đối tượng cười (nhân danh cái tích cực, tiến bộ), thì ở hài hước chủ thể cười không tự tách mình ra khỏi cái đối tượng - thế giới đáng cười, cười người cũng chính là cười mình.
Quán là một nhân vật nhờ có mưu mẹo mánh khóe mà trở nên giàu có. Đối với Quán, tình dục không còn là chuyện thiêng liêng chồng vợ mà đó chỉ là sự chung đụng nhằm để thõa mãn ham muốn. Quán luôn chung đụng với đám gái làng chơi và anh ta đã chán vợ. Nằm với vợ mà hình ảnh đám gái trẻ trung, chiều chuộng lại trở về trong óc Quán. Nằm với vợ để cho qua chuyện, và Quán tưởng
tượng và muốn rằng đây không phải là vợ của mình “Nằm trên vợ Quán vẫn
nhắm nghiền hai mắt, lẩm nhẩm trong óc: không phải vợ ta và cho đến câu 21 Quán bỗng bật lên một tiếng rên dài:
- Không phải vợ ta à à….[ trang 231].
Chỉ với một hành động như thế đã cho ta thấy được bản chất của Quán một con người có thể sẵn sàng coi rẻ vợ mình khi vợ không đáp ứng được nhu cầu của hắn, rõ ràng Quán là một con người sống nhạt nhẽo, phụ bạc, một con người không đáng được tôn trọng. Tiếng cười bật ra chua chát, mỉa mai cho nhân cách của một con người.
Rồi nhân vật Hoa vợ của Huy sẵn sàng dâng mình cho sếp để chồng được thăng quan, tiến chức. Một hành động được khen là “chiều chồng hết mực”. Như vậy là tình cảm thiêng liêng của vợ chồng cũng được đem ra để mua bán, họ trở nên vị kỷ và hám lợi cùng bản chất đểu cáng của con người trong mối quan hệ với đồng tiền.
Tiếng cười của Bùi Ngọc Tấn ở đây là giọng châm biếm mỉa mai. Tác giả đã khéo đưa ra những tình huống gây cười chua chát và mỉa mai. Cười cho một xã hội bởi chân lý, tình người đang bị đảo lộn.
Bùi Ngọc Tấn đã sử dụng khá thành công thủ pháp trào lộng để xây dựng nhân vật. Chính thủ pháp này đã gây sức gợi, để lại ấn tượng cho độc giả khi nhớ tới hình ảnh những nhân vật trong tác phẩm. Đây cũng là một thủ pháp thành công trong văn đàn Việt Nam.