Bi kịch cộng đồng

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 51 - 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Bi kịch cộng đồng

Biển và chim bói cá là câu chuyện rã đám của một công ty quốc doanh

đánh cá biển. Với 500 trang viết tác giả đã bày ra hỗn độn tung tãi những mẩu đời vụn của những người làm công ăn lương cố sống cố chết đang ngoi ngóp trong nguy cơ “đắm tàu”. Họ là con người cùn mằn tội nghiệp: nhân viên văn phòng, cạo giấy, thủy thủ.. chạy ngược chạy xuôi đôn đáo, dùng mọi mánh xoay xở thảm hại để đủ sống qua ngày.

Một thế hệ con người bị xóa sổ, bị tước đoạt niềm vui, hạnh phúc tương lai để đổi lấy quyền lợi vật chất xa hoa của một nhóm nhỏ người. Trong miêu tả của Bùi Ngọc Tấn, vừa có sự hài hước để phủ định.

Bi kịch của con người xuất phát là từ cung cách sống toát lên một cơ chế lụn bại, họ đang cố thay đổi trong cuộc cải cách “tuyệt vọng” của chế độ kinh doanh.

Chính cái cơ chế xã hội ấy đã làm cho cuộc sống con người bị đảo lộn. Những người làm ăn lương thiện thì luôn bị đe dọa, mọi tai ương đều có thể giáng xuống lúc nào không biết. Những con người với “thân phận con sâu cái kiến”, họ không có tiền, không có quyền, họ bị những kẻ mạnh hơn mình đạp lên vai. Điều này được rút ra ngay trong câu nói của ông việt kiều Rô Bớt Ly “Vấn

đề là phải có nhiều tiền ông Thuyền ạ. Tôi rút ra được điều ấy. Ai có tiền người ấy là chủ xã hội. Tiền mua được tất cả. Cái gì tiền không mua được thì nhiều tiền sẽ mua được. Có tiền người ta sẽ phủ phục dưới chân ông. Không có tiền ông chỉ là cục cứt” [trang 323].

Cả một lượng lớn con người trong cộng đồng ấy chỉ là những người làm công ăn lương, họ chỉ biết phục tùng cấp trên mong không làm trái ý cấp trên để được an thân. Nhưng điều đó thật không dễ dàng gì bởi vì một khi không thuận lợi cho các sếp thì người gánh chịu hậu quả chính là những con người khốn khổ ấy. Trong câu chuyện bà Phương kể thì ta thấy rõ được điều đó: “Chỉ thiệt nhà

nhiêu. Hay là vào túi các ông ấy quá nửa. Chỉ chết những người lương thiện như anh em mình. Chỉ chúng mình là nghèo. Lương thiện là chết. Có chức có quyền giàu ngay” [trang 409]. Như vậy ta thấy được rằng đồng tiền mà nhân dân

góp vào cho Nhà nước cũng sẽ lọt vào túi của những lũ tham quan, nhũng nhiễu, còn người khổ vẫn chỉ là những người nghèo khổ. Họ đã nghèo lại càng nghèo hơn.

Chỉ với một cái cớ không đâu vào đâu, chỉ là cái cách làm việc không theo một qui định nào cả, những người nắm giữ chức vụ không tuân theo luật nhà nước mà chỉ lạm dụng chức quyền. Cái cảnh khám tàu ở cầu cảng đã cho thấy sự làm việc đầy khuất tất của những con người được gọi là cán bộ nhà nước: “Tàu đã làm việc với hải quan đâu vào đấy rồi. Đã đưa cho thằng Cam mười triệu rồi. Nhưng nó chê ít. Nó cho quân phục kích rình bắt được một thủy thủ mang lên một cái ti vi. Thế là kết luận tàu có hàng lậu” [trang 502]. “Sau đó các sếp ra tay là xong. Chỉ anh em chết. Tôi nhớ xong xuôi rồi có người không ăn được. Nhiều người đứng suốt đêm trên boong vịn lan can nhìn sông Sài Gòn” [trang

504]. Cái trật tự nghiệt ngã đến ác độc ấy sinh ra những mảnh đời muôn sắc: nhân viên dâng vợ cho sếp, sếp của sếp thân với thằng buôn ma túy, giấc mơ được xuống tàu sang Nhật, sang Xinh ám ảnh giấc ngủ vợ chồng người lao động. Cái thật giả, tốt xấu luôn bị đánh đồng trong sản xuất, sinh hoạt, các mối quan hệ. Và kết cục tất nhiên phải đến: quốc doanh đánh cá giải thể, người lao động lãnh đủ hậu quả. Đoạn vĩ thanh cho biết về chú bé Phong mấy chục năm sau, với triết lý sống thực dụng "không có tiền nó giết mình chết". Bức tranh Bùi Ngọc Tấn dựng, đến đây đã sang màu đạo đức xã hội, khi con người ta không còn là mình nữa thì quả đã đáng báo động.

Bi kịch cộng đồng còn là hệ lụy của một đời sống quá sung túc, giàu có. Cha mẹ nhiều tiền của nên con cái ăn chơi, sinh ra nhiều thú vui khiến cho cả một thế hệ hư hỏng “Ông đã nhìn thấy nhiều đứa con trai và cả con gái còn trẻ

lại ầm ầm phóng xe đèo nhau đi vào lúc hai giờ đêm”, “Ông đã nhìn thấy một cái xác nằm co trên bãi sông, một lũ chuột đang xúm vào gặm đầu và cổ”, “Gần chục đứa còn rất trẻ hoàn toàn trần truồng ngồi bật dậy co rúm vào nhau, trong đó có hai đứa con gái đẹp mười bốn mười lăm đẹp như thiên thần” [trang 305].

Một thế hệ trẻ của tương lai lại sa đọa vào con đường chết, họ có thể chết bất cứ lúc nào, họ đánh nhau đến chết cũng không có ai thèm can thiệp, để ý. Thực trạng này là bi kịch không chỉ cho những bậc làm cha, làm mẹ mà là của một xã hội, một nhà nước. Giọng văn trần thuật tưởng chừng không hề nặng nề nhưng thực chất cả một bầu không khí nặng nề bao bọc lấy cả nhà văn và độc giả, một nỗi đau không của riêng ai trong xã hội này. Sự đóng góp này cho thấy ngòi bút nhân đạo của Bùi Ngọc Tấn, một đời ông luôn đau đáu nghĩ về xã hội, về con người.

Cả cộng đồng luôn sống trong sự ảo tưởng, ngộ nhận, mù quáng. Điều đó thể hiện ở việc họ luôn cung cúc luồn cúi, cung phụng những người trên quyền họ. Họ cho rằng chỉ có như thế thì mình mới có cơm ăn áo mặc, họ ảo tưởng rằng chỉ có “sếp”, những người có chức có quyền là những người tốt, sẽ đưa lại hạnh phúc cho mình. Sự ảo tưởng đó đã khiến họ mù quáng, họ kéo đến nhà “sếp” trên tay là phong bì tiền chỉ vì một câu báo hiệu của sếp “tàu chuẩn bị

nhé. Chuyến này có một số thay đổi về nhân lực đấy”. Họ bế tắc, loay hoay mãi

mà chưa tìm ra lối thoát. Họ chỉ biết ôm lấy chân các sếp, rồi chỉ biết nằm bờ chờ việc, ăn lương thất nghiệp dài dài. Rồi cũng có một bộ phận đang làm việc tại “quốc doanh đánh giậm” đang vùng vẫy cựa quậy cố công cố sức thay đổi trong một cuộc cải cách tuyệt vọng chế độ kinh doanh. Sống trong một xã hội bao cấp, họ không thể thoát ra ngoài tư tưởng thụ động. Họ sống một cuộc sống quẩn quanh đơn điệu, tẻ nhạt. Đó là Cương, là Bôn, là Chơn…và nhiều số phận khác. Họ không tìm được cho mình một con đường khác để cải thiện cuộc sống của mình, chỉ biết đi xin “tình thương” của xí nghiệp. Sống trong xã hội bao cấp

họ bị thui chột về tài năng, khả năng sáng tạo, chỉ biết dựa vào người khác và tìm mọi cách để có được tình thương dù chỉ để có chén rượu để uống.

Cuộc sống của họ vốn đã khô khan lại trở nên cằn cỗi khi những ngôn ngữ chính trị với sắc thái mệnh lệnh luôn chi phối trong mối quan hệ đời thường ngay cả trong những phút thăng hoa của xúc cảm yêu đương. Câu nói nổi tiếng của Mơ “Nào! Ta sinh hoạt nào anh” là một minh chứng cho điều đó.

Bùi Ngọc Tấn đã có một cái nhìn khái quát về xã hội trên góc nhìn bi kịch của một cộng đồng. Bằng con mắt của một người đã trải nghiệm cuộc sống và bằng tấm lòng nhân hậu, chiều sâu nhân văn thấm đẫm trên từng trang viết.

2.2.3.Bi kịch cá nhân

Tác phẩm dài 500 trang một số lượng không quá dài cũng không quá ngắn. Thành công của tác phẩm là đã đi sâu vào ngõ ngách của số phận con người, đặc biệt là số phận “con sâu cái kiến”. Khai thác ở con người từ đời sống riêng tư đến cuộc sống cơm áo. Họ là những số phận bị cơm áo đè sát đất, cả một đời chỉ lo sao đủ cơm ăn áo mặc. Thân phận những người dân thấp cổ bé họng, thân phận con sâu cái kiến làm suốt ngày mà không đủ ăn, còn bị o ép. Cuộc sống đã khốn khổ rồi còn bị kẻ trên o ép. Ví như chuyện hai cha con Thuyền nhặt được một miếng sắt nằm ở bờ sông. “Từ đó sinh ra làm nghề

khuôn dép. Làm vất vả khổ sở nhưng cũng không yên thân. Ông phòng thuế đến cũng phải một bữa thịt chó. Ông công an đến, truy hỏi nguồn gốc của miếng thép làm khuôn dép. Như vậy là phải lo đút lót. Thật là khó sống, thân phận bị ép tứ bề, muốn sống tử tế cũng không được” [trang 322]. Số phận của những con

người thuyền viên đã cho ta thấy bi kịch cá nhân, vì miếng cơm manh áo mà họ phải chịu đựng sống tủi, sống nhục. Lê Mây một ông thuyền trưởng già ngoài việc chuyên chăm nom sinh hoạt ăn uống, cơm áo, gạo tiền học cách buôn lậu và cung cúc phục vụ cánh hải quan trẻ chỉ bằng tuổi con ông. Họ xách mé láo xược ông ngay cả khi ông đang chìm trong giấc ngủ “tiếng đập cửa thình thình, tiếng

đã bị chúng giết. Ông bị tịch thu sạch. Một thùng thuốc con nhộng. Năm chục cái Xây cô. Xà phòng thơm cũng thu hết, chỉ còn một “đố” và một cái bánh đang dùng dở. Ti vi, cát xét không còn cái nào. Cái quạt ghẻ cũng thu. Suốt đêm ông đứng vịn lan can nhìn dòng sông nước chảy. Ông nghĩ đến vợ con, đến món nợ ông vai để đi buôn đến bao giờ trả được” [trang 501]. Cùng chung cảnh ngộ

với ông Mây là ông Đay, ông Thuấn thanh tra. “Nhưng ông Đay được nuôi béo

rồi mới giết. Còn ông Mây và ông Thuấn thanh tra thì bị giết khi còn gầy” [trang 504].

Lê Mây vốn là một thuyền trưởng suốt đời cống hiến cho công việc nhưng khi về hưu thì trắng tay nợ đìa ra, sinh ra chán đời lại càng uống nhiều rượu. Tất cả lương cho hết vào rượu. Sống một đời vất vả khi về hưu lại trải qua những tháng ngày trong tình trạng dật dờ với quá khứ. Lê Mây sống là một con người tốt nhưng đến cuối đời ông lại làm khổ vợ con sống chỉ biết đến rượu giống như một Chí Phèo rồi chết đi một cách đột ngột. Không phải riêng Lê Mây mà nhiều người khác đi biển về cũng thọ rất ngắn: ông Thích, ông Đăng Việt, ông Lê Uy, Trần Ngọc Châu…Ông Quân còn sống nhưng tai biến mạch máu não, ăn đấy, ỉa đấy, liệt giường bao nhiêu năm nay muốn chết mà không chết được.

Bi kịch hạnh phúc cá nhân, gia đình. Chơn một anh chàng đánh cá, tính nết phổi bò. “Do điều kiện không về thăm gia đình thường xuyên được nên vợ

anh ở quê đã mang bầu với người khác là một anh giáo - bạn học cùng lớp trường làng với anh ngày xưa” [trang 19].

Rồi đến bi kịch của Hòa, “một cô gái đẹp người, đẹp nết luôn mang trong

mình khát khao yêu đương cháy bỏng với Chơn nhưng cuối cùng lại kết hôn với Minh nhưng cuộc sống vợ chồng họ không hạnh phúc” [trang 282].

Rồi đến anh chàng Nhâm bị Huệ - một người đàn bà đã có chồng con, lường gạt để chung sống nhưng không có giấy đăng kí kết hôn như nên ngôi nhà mà Nhâm ki cóp mãi mới có đã thuộc về quyền sỡ hữu của Huệ. Nhâm trở thành kẻ trắng tay. “Cái mĩ nhân kế ấy nhằm đến đích mua một ngôi nhà. Và ngôi nhà

ấy mang tên Huệ là chủ sỡ hữu. Nhâm không thể đứng tên hoặc đồng đứng tên bởi một lẽ giản đơn Nhâm không có hộ khẩu lại không có đăng kí kết hôn”

[trang 264].

Tình cảm của con người bị can thiệp thô bạo của ý thức chính trị. Trong đoạn Mơ nói với Cương sau một hồi lên lớp cho Cương về một loạt kiến thức chính trị. Một câu nói mang tính mệnh lệnh, chính trị gay gắt “Nào! Ta sinh hoạt nào anh” [trang 59]. Một câu nói giống như một gáo nước lạnh làm cho

Cương chết lặng. Mọi đam mê, khát vọng yêu đương đã bị dập tắt hoàn toàn. Bi kịch của con người cá nhân trong Biển và chim bói cá còn thể hiện trong sự bế tắc khát vọng không giải phóng được. Đây là một hệ lụy của tư tưởng trên ép dưới, lớn ép nhỏ dường như đã trở thành căn bệnh trong xã hội mà đồng tiền trở thành chìa khóa vạn năng. Họ là những con người suốt đời cống hiến cho khoa học, cho xã hội, làm việc hết mình thì sống nghèo khổ còn kẻ ăn chơi, dốt nát được nâng đỡ thì sống phong lưu. Đạt là một nhà khoa học, đang nghiên cứu về tôm đông lạnh nhưng dường như cuộc sống của anh thật khó khăn, anh giống như một trí thức nghèo coi khoa học là một món ăn tinh thần. Anh vận trên người toàn là những thứ bao cấp ngày xưa “cái mũ len đan hết tuyết xác xơ có lưỡi trai và có

thể trùm xuống tới cổ, áo vét tông cũ nhàu, cái áo len màu tím thân xác xơ như cái mũ, đôi dày đen có cổ từ đời nảo đời nào mà người ta vẫn gọi là dày Cô xư ghin. Râu ria lởm chởm, da mặt xám ngả vàng, xách cái túi giả da hai quai chéo đã sờn màu lộ cốt vải luôm nhuôm” Cũng cái hình thức bên ngoài đó đã khiến cho

người ta không mấy thiện cảm khi tiếp đãi anh. Và cái khát vọng được cống hiến cho khoa học, ước muốn được trở thành một người thành đạt đã bị dập tắt khi người ta không còn muốn nói chuyện với một người “khố rách áo ôm” như anh.

Tồn tại trong xã hội quan liêu bao cấp, những con người cùn mằn, tội nghiệp luôn bị áp bức về tinh thần. Họ bị áp bức từ bộ máy, cơ chế, từ những người có quyền lực. Họ nơm nớp lo sợ bị đuổi việc, bị chuyển chỗ làm. Chỉ cần sếp “chuyến này có sự thay đổi về nhân lực” là “ai cũng lo sắm sửa tiền đến

biếu sếp” [trang 307]. Hay như cha con Thuyền, kiếm không đủ sống bằng nghề

sản xuất dép nhựa nhưng luôn bị hạnh họe bởi các ông phòng thuế, bị đe dọa bởi các ông công an. “Như vậy lại phải đút lót” [trang 322]. Đây là một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Cái tư tưởng trên ép dưới, lớn ép nhỏ dường như đã trở thành căn bệnh đó là một bất cập thấy rõ trong xã hội mà đồng tiền và quyền lực trở thành chìa khóa vạn năng.

Biển và chim bói cá không triển khai bi kịch bằng xung đột gay gắt, các tình tiết không giàu kịch tính nhưng với những gì diễn ra tưởng như bình lặng trong cuộc sống đã giúp cho người đọc hiểu được những góc khuất trong đời sống con người và nguyên nhân nào đã đẩy con người đến tình trạng ấy.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w