Nhận thức lại về con người

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 42 - 45)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Nhận thức lại về con người

Bùi Ngọc Tấn luôn trăn trở về con người, luôn đấu tranh tư tưởng trước số phận con người. Ông luôn lo lắng trước sự tha hóa về bản chất, nhân tính của con người do hoàn cảnh đưa lại. Các nhân vật trong tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn đều được miêu tả trong sự ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh. Con người ở đây là một thứ sản phẩm xa lạ với bản chất con người do tư duy của cái thời mà Nguyễn Khải gọi là “cái thời lãng mạn”. Ở Việt Nam, cảm hứng nhận thức lại quá khứ cũng phần nào thể hiện tinh thần nhận chân lại các giá trị đời sống bằng cái nhìn mới mẻ, thể hiện những suy tư của nhà văn về số phận con người trong sự va đập của các biến cố đời sống và các sự kiện lịch sử.

Có nhiều tác phẩm đã viết về những con người của một thời đã qua – những con người của “cái thời lãng mạn”. Họ sống ngây thơ, ảo tưởng, sống không đúng với chính mình, sống với một niềm tin mù quáng. Ở Thời Xa vắng, Lê Lựu đã lấy cảm hứng bi kịch cá nhân để đem lại cho người đọc hứng thú suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc sống. Bi kịch của Sài trong Thời xa vắng là tự đánh mất mình. Nhân vật Sài “nửa đời người phải yêu cái người khác yêu, nửa đời còn lại

yêu những cái mình không có”. Thời trẻ, Sài sống theo ý muốn của gia đình, đoàn

thể suốt một đời Sài sống không giám thể hiện ước mơ, không tự định đoạt lấy hạnh phúc của mình. Cuộc đời Sài đã chịu sự áp đặt một cách phi lý bởi những quan niệm niềm tin của người khác. Hồi nhỏ Sài phải lấy vợ theo sự áp đặt của cha, lớn Sài không được bỏ vợ vì chú Hà và anh Tính là cán bộ xã, cán bộ huyện. Sài đi bộ đội cũng phải theo sự chỉ đạo của tổ chức, anh phải kiên quyết cắt đứt quan hệ với người yêu để “thực sự yêu vợ”. Trong cái thời ấy, người ta sống hào hùng, hồn nhiên, người ta thương yêu, đùm bọc và lo lắng cho nhau nhưng lại giản đơn, ấu trĩ không biết người được yêu thương, quan tâm ấy có thực sự hạnh phúc hay không. Đó là cái thời mà sự yêu ghét của con người bị định đoạt một

cách thô bạo, khiến người ta muốn tồn tại phải tự gọt đẽo mình, phải “sống hộ ý định người khác”. Giang Minh Sài sống cuộc đời dâng hiến cho cộng đồng, tin vào một xã hội tốt đẹp nhưng cuối cùng họ phải nhận lấy một kết cục cay đắng cho cuộc đời. Niềm tin sai lầm này cũng là sự lặp lại trong Biển và chim bói cá, cả một tập thể con người trong quốc doanh đánh giậm tin vào những hứa hẹn về sự đổi thay của những người cấp trên, tin rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nhưng nhận lại cuộc sống họ chỉ là sự chờ đợi trong vô vọng “Không hi vọng gì đâu. Bánh vẽ đấy. Rồi lần lượt tất cả các đồng chí thuyền viên đều được đi tàu vận tải ngoại thương, trước tiên là những người có thành tích trong sản xuất, có thâm niên cống hiến với xí nghiệp. Nói như trạng mẹ. Ông Lê Mây đấy. Về đây từ ngày đầu mới xây xí nghiệp, thời tàu vỏ gỗ, có đi được không. Tao về sau ông Mây hai năm. Có đi được không” [trang 221].

Thời bao cấp (75 - 86) luôn được biết đến như một thời gian khó với cơ chế quản lý kinh tế xã hội không thích hợp, nền kinh tế hợp tác xã với bản chất chung chung của nó, ai mạnh thì người ấy thắng, tình trạng cha chung không ai khóc là rất phổ biến. Sống trong nền kinh tế đó nhân cách con người cũng bị cào bằng. Về mặt sản xuất, đã thấy chế độ bao cấp mang lại nhiều tai hại. Nó tước đi của xã hội sự năng động và khả năng điều chỉnh tự nhiên. Nó kìm hãm sức làm việc khiến cho toàn bộ sản xuất ngưng trệ thậm chí thụt lùi. Nhưng không chỉ có thế. Tác động sâu xa mà nó để lại trong đời sống tâm lý và toàn bộ cách sống của con người cũng là điều đáng để day dứt “những kẻ đang chịu đau khổ thường ích kỷ,

ác độc, thiếu tỉnh táo nghiệt ngã, và ít khả năng hiểu người khác hơn cả những người đần độn”. Sự cào bằng về kinh tế kéo theo cào bằng về tình cảm.

Những ngày thiếu thốn cũng đã để lại trong tâm lý con người Việt Nam nhiều loại di lụy tương tự. Cái hèn mà ta vốn khinh ghét, cái hèn đó ngấm ngầm ăn vào máu ta. Hèn theo nhiều nghĩa. Lúc nào cũng lo lắng, sợ sệt. Họ vui với cái vui tầm thường chỉ biết thỏa mãn thú vui nhất thời. Đó là cái cảnh Mây và Quân giả ốm đi khám bệnh để được chai rượu thuốc “Cứ cho mỗi thằng bốn chai Canh

kí na hay phong tê thấp cũng được. Nói thật với bác sĩ thèm quá rồi. Chẳng còn xu mẹ nào” [trang 180]. Rồi cái cảnh Lập cười hi hí:

“Hôm nào tàu cá về, hai anh em lại đi kiếm tí tình thương băng giá với tình thương thối nát” [trang 439].

Vui đấy rồi thấy mình sự khốn khổ của mình ngay đấy, và ngày mai, lại vẫn tiếp tục cái tầm thường dễ thương đó.

Con người cảm thấy không bao giờ mình có thể vươn tới những cái cao đẹp. Nhắm mắt buông xuôi, tự cho phép làm bất cứ điều gì khi thấy cần, miễn là tồn tại. Lòng tự trọng kiểu nhân vật lão Hạc của Nam Cao không còn. Mà đến một chút phẫn uất của Chí Phèo cũng không còn nốt.

Họ ít khả năng làm chủ bản thân trong những điều kiện căng thẳng. Họ thường nghe ngóng dao động và rất dễ quay trở về với tình trạng vốn có, nói nôm na là họ rất bảo thủ. Bởi họ không đủ lòng tự tin. So với những nhân cách độc lập, và được phát triển trong điều kiện chính thường, thì quan niệm của họ về bản thân phiến diện hơn hời hợt hơn. Đứng trước thực tế khách quan, năng lực phán đoán của họ rất thấp. Với người chung quanh họ vừa thiếu tin tưởng vừa dễ bị lừa. Nói chung là họ rất thụ động, hay đạo đức hóa các mối quan hệ và sợ xa rời tiêu chuẩn.

Con người là sản phẩm của xã hội bao cấp. Họ sống không phải chính họ, cuộc sống đã khiến họ thay đổi nhằm phù hợp với cơ chế lúc bấy giờ. Họ sinh ra những tật làm cho qua chuyện, sinh ra trộm cắp. “Từ cầu cảng về, nhìn trước nhìn

sau không thấy sếp, người trước kẻ sau xách túi cá vào buồng làm việc, mở tủ đứng hay tủ bàn dúi vào, và khép nhanh cánh tủ lại, đi ra ngoài cửa, đứng nghênh ngó xem có ai nhìn thấy mình vừa xách cá về không rồi trở vào kéo ghế ngồi trước bàn làm việc, giở tài liệu ra xem như người trách nhiệm nhất trên đời”

[trang 336].

Họ tự nguyện chịu “áp bức” về tư duy, họ là một thứ đất sét muốn nhào nặn thế nào cũng được, mỗi thành viên xã hội không là gì cả, mỗi công dân không

thuộc về chính mình mà trước tiên là của cộng đồng, không có con người cá nhân xuất chúng, không có con người nổi trội. Họ là Giang Minh Sài (Thời xa vắng), là Tâm, Địa (Hai nhà), Hiếu (Chuyện làng Cuội). Trong Biển và chim bói cá họ là Cương, Bôn, Mây, Chơn…Tất cả những con người này đều mang sự thụ động, không chịu vượt lên cái hạn chế của thời đại. Những con người với thân phận “con sâu cái kiến” luôn mang trong đầu một cách tư duy do chế độ áp bức, quan liêu đưa lại. Điều này xuất phát từ cơ chế tiền và quyền. Họ suy nghĩ một chiều rằng: mình phải cung cúc phục vụ cấp trên, mình phải lắng nghe họ nói và đáp ứng những điều cấp trên mong muốn thì mình mới tồn tại được. Chính cái tư tưởng này đã khiến họ luôn sống trong tình trạng lo sợ và chỉ cần một câu báo hiệu của sếp “tàu chuyến này chuẩn bị có sự thay đổi về nhân lực” là họ đã phải chuẩn bị phong bì đến sếp ngay.

Máy móc trong lao động, hành động, nói năng, suy nghĩ. Câu nói nổi tiếng của Mơ “Nào! Ta sinh hoạt nào anh” [trang 59]. Một tình huống mà người trong cuộc là Cương hoàn toàn không chờ đợi. Đáng lẽ cái việc tế nhị, riêng tư giữa hai người phải được mời gọi một cách âu yếm nhưng hoàn toàn khô khốc, rạch ròi tính chất công việc.

Họ sống một cuộc sống lãng mạn nhưng đó là sự lãng mạn vô lý, sống ảo tưởng, mơ hồ. Cuộc sống thiếu thốn, khổ cực, quanh năm suốt tháng chỉ lo cơm áo mà cũng đủ mệt nhưng trong suy nghĩ và hành động thì luôn bay bổng. Họ suy nghĩ về những điều nhỏ nhặt, sống lãng mạn một cách vô lý “Anh Vận chọn

những cái vỏ lon óng ánh với những chữ in đẹp như tranh vẽ. Mỗi loại một chiếc, không móp, không méo, đem ra giếng nước rửa sạch rồi bày ra tủ [trang 443]. Đối

với họ “những chiếc vỏ hộp trên bàn, trong tủ, những dấu vết văn minh làm nhà

anh cứ sáng trưng lên, khác hẳn mọi nhà xung quanh” [trang 443]. Một sự lãng

mạn, một niềm tin mơ hồ về sự đổi đời bằng những thứ chẳng có giá trị gì.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w