7. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Con đường nhận thức những vấn đề của xã hội
Tài năng văn học của Bùi Ngọc Tấn kết tinh ở thể loại phóng sự và tiểu thuyết viết theo khuynh hướng hiện thực. Điều đó giải thích vì sao sau 27 năm ngừng bút, Bùi Ngọc Tấn đã viết nên ba cuốn sách nổi tiếng Rừng xưa xanh lá,
Biển và chim bói cá, Tuyển tập truyện ngắn Người chăn kiến. Bùi Ngọc Tấn đã viết ra gần như đồng thời ba cuốn sách trên đem lại giá trị cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Điều đó có liên quan đến cảm hứng chủ đạo, cái linh hồn sáng tác của Bùi Ngọc Tấn. Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của ông, ấy là lòng căm thù mãnh liệt đối với bọn có chức, có quyền nhưng thiếu đạo đức, là khát vọng phanh phui, phơi bày những tệ nạn xấu xa, vạch trần bản chất thối nát, chạy theo đồng tiền và lối sống ăn chơi đồi bại …Hoàn cảnh lịch sử xã hội, hoàn cảnh riêng của nhà văn đã tạo nên con người cá nhân nhà văn với những đặc điểm riêng về mặt tâm lý xã hội. Đeo vào số phận mình cái nghèo gia truyền cùng với những ảnh hưởng của một thời gian bị giam cầm đã tạo nên ở Bùi Ngọc Tấn một thái độ với chế độ xã hội đương thời. Bùi Ngọc Tấn đã đi vào những ung nhọt xã hội không dùng những ngôn từ “đao to búa lớn” nhưng những gì ông gửi gắm vào tác phẩm của mình làm cho độc giả nhớ mãi. Những lời nhắn nhủ của ông trong tác phẩm thể hiện qua câu chuyện một cách hết sức nhẹ nhàng. Rồi trong tác phẩm Cún, Bùi Ngọc Tấn nhẹ nhàng tố cáo một thứ bệnh của con người là chạy theo đồng tiền mà quên đi tình nghĩa. Qua hình tượng con Cún, tác giả đã cho ta thấy sự đi xuống của lương tri, đạo đức của con người. Trên góc độ hiện thực, tác phẩm của ông không gây dị ứng mạnh mẽ như Vũ Trọng Phụng, ông không cường điệu, không ngoa ngôn nhưng bằng những gì đã chứng kiến và được trải nghiệm người ta thấy được ông đã truyền vào tư liệu ấy, thông tin ấy thái độ tình cảm uất ức của mình. Bùi Ngọc Tấn đã khai thác tối
đa những cái những cái bất thường, luôn sử dụng chúng để làm nổi bật bản chất xã hội Việt Nam và sự đảo điên chìm nổi của những số phận.
Một trong những đặc điểm quan trọng sáng tác của Bùi Ngọc Tấn là ông có khả năng bao quát hiện thực rộng lớn với một thế giới nhân vật đông đảo, gần như gồm đủ những giai cấp, tầng lớp người. Với những tác phẩm: Người chăn kiến,
Cún và Biển và chim bói cá… mỗi tác phẩm tập trung vào những mảng hiện thực
khác nhau, khi gộp lại tạo nên một bức tranh liên hoàn bao quát toàn cảnh xã hội Việt Nam đương thời. Bùi Ngọc Tấn đã khai thác xã hội ở trên một tầm rộng lớn, ở nhiều phương diện. Một bức tranh bao hàm cả sự đánh giá bản chất của tầng lớp quan lại lúc bấy giờ và thực trạng đời sống nhân dân lao động, tóm lại phản ánh sâu sắc những tính cách số phận của con người trong một xã hội coi “thực phẩm cao hơn nhân phẩm”.
Những vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm là mô hình kinh tế - xã hội bao cấp, mô hình tư duy bao cấp, dẫn đến bao cấp về tình cảm. Sự cào bằng của nền kinh tế hợp tác xã đã cào bằng nhân cách, cào bằng tư duy…nhét con người vào trong một rọ tư duy chung chung, bóp nghẹt tự do cá nhân, bóp nghẹt tự do sáng tạo…
Kinh tế - xã hội thời kỳ bao cấp: nông thôn vào hợp tác xã, đồng ruộng chung, lao động chung, phân chia đều cho đầu người dẫn đến tìn trạng “cha chung không ai khóc”, điều đó dẫn đến hiện tượng cả xã hội tồn tại trong một sức ì ghê gớm. Công nhân cũng vậy cứ vào biên chế nhà nước là có tiêu chuẩn đã định sẵn cho đầu người, làm việc được chăng hay chớ công nhân suốt ngày chỉ tìm cách trốn việc làm, và hở cái gì trong nhà máy có thể lấy về bán. Bùi Ngọc Tấn đã cho ta thấy cả một thiết chế vô cùng thiếu tự nhiên, gửi thân trong một hệ thống đánh cá quan liêu bao cấp. Và trong cái cơ chế làm việc đó bộc lộ lên cái cung cách làm việc của một số người. Chỉ bằng vài nét mô tả cô Phòng và những người cán bộ hành chính - những “con chim bói cá” ăn theo trên bờ ta thấy ngay được một khái niệm cơ bản thế nào là hiện tượng vô văn hóa. Những người “cán bộ” ấy
cả nam và nữ cả già lẫn trẻ đều xưng với nhau là bố, các bố, các bố, gọi người khác là con, các con. Bùi Ngọc Tấn đã cho ta thường dùng để cất dấu cá, đem về nhà cải thiện đời sống, có khi chỉ là một bọc cá cũng có giá trị bằng cả một tháng lương. “Họ xin cá của các tàu đánh cá, đem về nhà cải thiện đời sống. Họ xin cá
của các tàu đánh cá như những kẻ hành khất sang trọng! Xin được nhiều, ăn không hết đem bán. Ai cũng là con mẹ hàng cá. Từ cầu cảng về, nhìn trước nhìn sau không thấy sếp, cánh phòng ban, người trước kẻ sau xách túi cá nặng vào buồng làm việc, mở tủ đứng hay tủ bàn dúi vào, và khép nhanh cánh cửa tủ lại, đi ra ngoài của, đứng nghênh ngó xem có ai nhìn thấy mình vừa xách cá về không rồi trở vào ghế ngồi trước bàn làm việc, giở tài liệu ra xem như người có trách nhiệm nhất trên đời” [trang 336].
Do cứ vào biên chế là có tiêu chuẩn, nên nhất thân nhì quen - cứ là họ hàng dây mơ dễ má của lãnh đạo là đều kéo tuột vô biên chế, mặc dù họ chẳng có trình độ nghề ngỗng gì. Cái sức mạnh dây chuyền ấy đã dẫn đến những tệ hại mà có thể nói là rất nguy hiểm và là một mầm mống không thể nào lường hết hậu quả của nó. Trường hợp của Hoan bố là giám đốc. Thằng Hoan học hành dở dang. Tụ bạ bạn bè chơi bời. Giám đốc cho đi học một lớp sơ cấp nghành boong rồi cho xuống tàu vận tải ngoại thương, đi nước ngoài hơn năm nay rồi”. Đây là một việc gây ra nhiều bất bình trong cán bộ công nhân xí nghiệp nhất là với những người kì cựu
“xuống tàu từ thời còn vô gỗ, phá vòng vây thủy lôi mà đi giờ đây vẫn hì hục đánh cá và vẫn ngong ngóng được làm hộ chiếu” . Rồi Khương con ông Nguyễn Thạc, phó giám đốc công an thành phố. Học mãi, thi mãi không đỗ trung học phổ thông, đàn đúm ăn chơi với những đứa bạn bè toàn những như mình, bố mẹ làm sếp, lắm tiền nhiều của. Nhờ mối quan hệ qua lại với tổng giám đốc Hoàng Quốc Thắng, Khương đã được nhận vào làm việc với cái chứng chỉ đã tốt nghiệp khoa bong của trường công nhân kỹ thuật mà ông phó giám đốc công an thành phố vưa mới mua. Khương xuống tàu đi hơn hai mươi chuyến. Hơn hai mươi chuyến tàu 19 an toàn. Không bị khám. Không bị thu. Không xảy ra một hiện tượng đáng tiếc
nào, một trục trặc kỹ thuật nào. Trong khi đó bao nhiêu cán bộ công nhân cả khối dưới nước lẫn trên bờ cống hiến cho xí nghiệp từ thời còn tàu võ gỗ, đánh giã đôi, cho tới thời chiến tranh bắn phá vẫn còn phải xếp hàng chờ đợi” [trang 304, 306].
Rồi đến Phan Đình Liễn “người thuyền trưởng bình thường như trăm
người khác, nói ít người nghe, đánh cá không giỏi, vừa bị án kỉ luật bỗng sáng ngời lên vì những chuyến đi tàu vượt thủy thủ lôi vũ khí vào khu Bốn, giờ đã nghỉ hưu, đi thuyền đánh cá thổ công, chẳng ai còn nhớ đến. Người ta chỉ nhớ đến Phiến. Ngô Đình Phiến. Thuyền trưởng tàu Hạ Long 10. Con tàu chở đầy tôm lạnh đi Hồng Kong, Xingapo, Nhật Bản. Người ta nói đến số chuyến đi nước ngoài của Phiến, đến sự giàu có không tưởng nổi của Phiến ….”
Qua đó ta thấy được mãnh lực đồng tiền lớn như thế nào, có tiền, có địa vị thì việc gì cũng làm được và ngược lại sẽ thành vô nghĩa khi trong tay không có một xu nào. Trường hợp của Hoan và Khương đã minh chứng cho chân lý của một câu danh ngôn: “Cả một đời phấn đấu không bằng cơ cấu một dây” [trang 403]. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của cơ chế như thế nào.
Hơn nữa các thành phần ô dù ăn theo này cậy quyền cậy thế thấy công nhân nhún nhường quỵ lụy lãnh đaọ cũng ra oai bắt họ kính nể mình cho dù anh tài giỏi đến mấy nhưng không luồn cúi quị lụy, không về hùa với phe cánh của họ sẽ bị cô lập và sa thải. Số phận của những con người thuyền viên đã cho ta thấy bi kịch cá nhân, vì miếng cơm manh áo mà họ phải chịu đựng sống tủi, sống nhục. Lê Mây một ông thuyền trưởng già ngoài việc chuyên chăm nom sinh hoạt ăn uống, cơm áo, gạo tiền học cách buôn lậu và cung cúc phục vụ cánh hải quan trẻ chỉ bằng tuổi con ông. Họ xách mé láo xược ông ngay cả khi ông đang chìm trong giấc ngủ, “tiếng đập cửa thình thình, tiếng “Mây ơi! Mây ơi” xách mé, láo xược. Chỉ
với một câu phản đối lại chúng là ông đã bị chúng “giết”. Ông bị tịch thu sạch. Một thùng thuốc con nhộng. Năm chục cái Xây cô. Xà phòng thơm cũng thu hết, chỉ còn một “đố” và một cái bánh đang dùng dở. Ti vi, cát xét không còn cái nào. Cái quạt ghẻ cũng thu. Suốt đêm ông đứng vịn lan can nhìn dòng sông nước chảy.
Ông nghĩ đến vợ con, đến món nợ để đi buôn đến bao giờ trả được” [trang 501]. “Cùng chung cảnh ngộ với ông Mây là ông Đay, ông Thuấn thanh tra. Nhưng ông Đay được nuôi béo rồi mới giết. Còn ông Mây và ông Thuấn thanh tra thì bị giết khi còn gầy” [trang 504].
Điều đó ta hiểu chế độ bao cấp là chế độ quan liêu, cửa quyền, là cái nôi cho bọn quan chức thả sức lộng hành, ăn chặn dân chúng, kìm hãm phát triển kinh tế, trí thức của người dân, làm đất nước bị tụt hậu dài dài.
Nền kinh tế hợp tác xã với bản chất chung chung của nó, ai mạnh thì người ấy thắng, tình trạng cha chung không ai khóc là rất phổ biến. Sống trong nền kinh tế đó nhân cách con người cũng bị cào bằng. Sống trong một xã hội quan liêu bao cấp ấy, quan hệ giữa con người với nhau chỉ là giải quyết bằng tiền và nhiều tiền. Họ phải sống là con người “bửu kiến”, sống không phải là người thực, họ phải dấu đi ý nghĩa thực của mình. Từ những ông sếp, là những người lãnh đạo mà cũng chỉ là “trằn trọc trăn trở” sao cho được việc chung để từ đó bòn rút rối đa cho mình. Lương tâm con người bị bào mòn đi trước sức mạnh của đồng tiền. Tiền trở thành thước đo của sự thành công trong công việc, trở thành sức mạnh vạn năng của con người. Dường như giữa con người với nhau chỉ tồn tại một mối quan hệ lạnh lùng của đồng tiền “Sếp chỉ nhận những thứ thật gon nhẹ thôi. Gọn nhẹ
nhưng giá trị gấp trăm, gấp ngàn lần”. Những con người là “sếp”, là “giám đốc”,
là “thủ trưởng” đều là những con người luôn tạo cho mình một tấm lá chắn, luôn nói tới đạo đức để che mắt thiên hạ. Con người luôn là sản phẩm của hoàn cảnh, tư duy của con người cũng bị chi phối bởi hoàn cảnh.
Sự chi phối bởi đồng tiền, bởi quyền lực dường như là một lực cản bóp nghẹt tự do cá nhân, bóp nghẹt khả năng sáng tạo. Những số phận “con sâu cái kiến” chỉ biết răm rắp cung phụng những người chức quyền, họ không có sự tự do để tìm cho mình một hướng cải thiện đời sống. Dù họ đã cố thoát ra ngoài sự kìm kẹp của quyền lực nhưng không thể thoát được. Họ đã cố làm một công việc khác với nghề đi biển, thoát khỏi hệ thống quan chức mong tìm được sự yên thân mà
cũng không được. Đó là cha con Thuyền, họ sống bằng nghề đúc dép, được miếng sắt họ sáng tạo thành vật để khuôn dép nhưng rồi cũng bị hạnh họe bởi người làm thuế, bởi những người công an, họ là Lê Mây, là Faraday.. Họ làm bất cứ việc gì dù chỉ để kiếm miếng cơm manh áo nhưng đều bị chi phối, bị mất tự do. Đồng tiền chính là lực cản con đường sống và kìm hãm khả năng sáng tạo của họ.
Cảm hứng phê phán gay gắt, mãnh liệt cùng với “biệt nhãn” của một nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã phát hiện ra cái xấu của con người, đẩy những nhân vật phản diện lên tuyến trước. Trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá, nhân vật Huy, giám đốc Hoàng Quốc Thắng có thể nói là những điển hình cho tuyến nhân vật phản diện. Còn Lê Mây, Trần Bôn, Cương, Nhược là những nhân vật đại diện cho những con người lương thiện.
Biển và chim bói cá xoay quanh vấn đề cơm áo, đồng tiền. Đó cũng là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng con người co ép lẫn nhau theo dây chuyền “Anh
em ép lên. Trên ép xuống. Hai chiều cùng ép lên anh …ai cũng là một thứ đệm chống va mà thôi”.
Xoay quanh chủ đề quan liêu trong xã hội. Tác phẩm nói về một tệ nạn phổ biến là tệ nạn tham nhũng đút lót. Trong câu chuyện giữa Mây và Quán Mèo “Sếp
ăn dữ quá. Chúng nó ức lắm. Chúng nó sẽ đưa thằng Hoan vào ma túy. Một chuyến đi Hồng Koong về được là bao. Sếp xuống gặp thuyền trưởng nói thẳng: chuyến này tàu lo cho hai trăm triệu nhé. Ông nguyên ngơ ngác: Báo cáo giám đốc…Chưa kịp nói hết câu, sếp đã bảo: Một con tàu chuyến này đi Hông Kong, chuyến sau đi Nhật, chuyến sau nữa đi Xingapo mà không lấy nổi hai trăm triệu thì đi làm gì…” [trang 198]. “Sếp” là một trong những nhân tố gây sức ép, là đối
tượng khiến cho mọi người phải quay cuồng. Trong câu nói xanh rờn, lạnh lùng của trưởng phong tổ chức “Tàu chuẩn bị nhé. Chuyến này có một số thay đổi về
nhân lực đấy” [trang 307]. Một thông báo như vậy đã làm cho tất cả nháo nhào
lên, xôn xao, hoang mang. Một câu nói như vậy trưởng phòng tổ chức đã thu được một số chiến lợi phẩm “Và người ta không ai bảo ai đều tìm đến nhà trưởng
phòng tổ chức. Không đến người không. Hẳn rồi. Cũng không đến với những thứ cồng kềnh, những quẹt máy, đầu máy khâu, ti vi, tủ lạnh. Những thứ ấy sếp có đủ rồi. Mà đến với cái phong bì mỏng thôi, bởi nó không phải là phong bì tiền Việt”
[trang 307].
Làm thân phận con sâu, cái kiến thì phải chịu lún mình. Sếp ăn rồi sếp được nói. Toàn vẫn ao ước giá họ ăn chứ đừng thuyết lý rao giảng thì dễ chịu hơn nhiều. “Mỗi người có một cửa của mình. Người làm to cửa to. Người làm nhỏ cửa
nhỏ. Không thể ghen tị. Mình làm sếp cũng vậy thôi. Ai làm sếp cũng vậy thôi. Ai làm sếp cũng vậy thôi. Cũng vừa măm vừa dạy dỗ đạo đức. Cũng đứt dây thần kinh xấu hổ”. Và một chân lý không bao giờ thay đổi và phải nói rằng đó là qui
luật sống còn của những số phận làm công ăn lương “Đã vào guồng thì phải vận
hành theo guồng. Nếu không sẽ bị văng ra” [trang 356].
Cái cơ chế âý kéo theo nhiều thứ bệnh nào là bệnh thành tích, bệnh tủ kính, bệnh giáo điều rồi cả cái cách sử dụng người tài, người trí thức. Kéo theo sau những cái đó là những điều kiện thuận lợi cho lũ cỏ dại đua chen mọc. Nào xu nịnh, nào sa đọa, nào tham nhũng, bè cánh…
Cái cơ chế ấy diễn ra trong một thời gian khá dài, đủ để tạo thành thói quen. Nó thủ tiêu sự sáng tạo, gây nên một sức ì.
Không chỉ dừng lại ở việc phản ánh những tệ nạn xã hội do cơ chế tham