“Ngôn ngữ” mang màu sắc giễu nhại

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 89 - 103)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.3. “Ngôn ngữ” mang màu sắc giễu nhại

Giễu nhại là một vũ khí vô cùng lợi hại để người nghệ sỹ hiện đại có thể đương đầu không chỉ với tình trạng tha hóa của ngôn ngữ, mà còn với mọi dạng quyền năng. Trong văn học, “nhại” là một kỹ thuật dùng sự bắt chước để chế giễu một tác phẩm hoặc một trào lưu, một phong cách nào đó. Thủ pháp nhại không phải là độc quyền của một trào lưu hay giai đoạn văn học nào, nó xuất hiện trong mỗi giai đoạn bước ngoặt như một dấu hiệu tích cực đánh dấu thái độ tự ý thức, tự nhìn lại, và dấu hiệu của sự “giải thiêng” những gì đang được sùng tín, đang được xem là thời thượng. Giễu nhại có thể thực hiện trên nhiều cấp độ, với nhiều đối tượng. Ngôn ngữ là một trong số đó.

Khi ta tư duy bằng ngôn ngữ, những ý nghĩa nguyên sinh tất yếu sẽ bị khúc xạ biến tướng qua thứ ngôn ngữ mà ta sử dụng (người ta thường rất lười nhác trong việc cố gắng tìm lối diễn đạt chính xác nhất với cảm nhận của mình. Thường thì họ dùng ngay cái cấu trúc đã có). Lúc này, giễu nhại sẽ như một cặp mắt thứ hai chiếu vào lộ trình tư duy của ta. Với cái nhìn nghiêm khắc không khoan nhượng, nó sẽ soi tìm, truy nguyên cái nguồn gốc của thứ ngôn ngữ ta đang dùng, đang sống trong đó. Sau đó, bằng những thủ pháp “nhại”, nó sẽ làm bật ra cái ý nghĩa nguyên thủy trong tư duy chúng ta, hoặc chí ít nó cũng làm nảy sinh cảm giác không yên tâm, một thái độ tự chất vấn nghiêm túc. Thái độ này là sự khởi đầu cho hành trình tìm tòi vượt thoát khỏi sự khống chế của ngôn ngữ bị tha hóa, thực chất là hành trình con người kiếm tìm sự tồn tại đích thực, đơn nhất, không lặp lại của mình.

Lối giễu nhại ra đời như một thủ pháp phê phán trực tiếp của hình thái nghệ thuật này. Giấc mộng đêm hè (W. Shakespeare), Đôn Kihôtê (M. De Cervantes), Gargantuar (F. Rabelais) ... là những tác phẩm vĩ đại đầu tiên mở đường thành công cho cái hài hước đi liền với thủ pháp giễu nhại. Tiểu thuyết hoạt kê thành công ở nước ta từ trước tới nay có thể kể đến Số đỏ của Vũ Trọng

Phụng, đứng hàng sau là Người ngựa ngựa người, Kép Tư bền của Nguyễn Công Hoan...

Nghịch dị và giễu nhại không phải cái mới hoàn toàn của văn chương hậu hiện đại. Vốn, nó đã xuất hiện từ lâu trong truyền thống. Tuy nhiên, để thể hiện “thái độ hậu hiện đại”, chúng thường xuyên được sử dụng, không chỉ như những thủ pháp, mà quan trọng hơn, là một yếu tính: trở thành hình thức của thế giới quan, một “nguyên tắc” tổ chức văn bản. Như thế, điều mà nền văn chương đậm tính “sử thi” trước đó chưa cho phép nghệ sĩ tự do khai thác, thì ở đây, lại được nhiều nghệ sĩ tô đậm. Nói về giọng điệu giễu nhại không thể không nhắc đến Hồ Anh Thái. Anh đã tái hiện thành công một xã hội người với nhiều loại người, nhiều lớp người, nhiều quan hệ chằng chịt. Xã hội Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển biến từ bao cấp sang kinh tế thị trường bên cạnh những cái đổi mới, cái hiện đại, cái tân thời thì cũng bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, nhiều cái đáng khóc, đáng cười, nhiều thói hư tật xấu của con người cũng có dịp nảy sinh. Trong xã hội ấy có những con người đầy bản lĩnh và đầy khát vọng như Hòa (Người đàn bà trên đảo), trong sáng như cậu bé Tân (Trong sương hồng hiện ra), nhưng

cũng có những con người ngập chìm trong dục vọng như Tường (Người đàn bà

trên đảo), có những thanh niên tha hóa như Cốc, Bóp, Phũ (Cõi người rung chuông tận thế) và cũng có những số phận bất hạnh bị xã hội lãng quên như

những người đàn bà trong Đội Năm (Người đàn bà trên đảo). Ở những tác phẩm sau này, Hồ Anh Thái thường thể hiện một giọng điệu châm biếm giễu nhại sắc sảo. Âu đó cũng là giọng chung của nhiều tiểu thuyết theo dòng hậu hiện đại. Đến Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái, một lần nữa cái tấn trò đời lại được xuất hiện, nhưng qua cái nhìn đầy châm biếm hài hước. Ngôn ngữ giễu nhại thể hiện ngay cả nhan đề tác phẩm. Đi sâu tìm hiểu vào tác phẩm người đọc mới hiểu được hình tượng “chim bói cá” có ý nghĩa như thế nào. Chim bói cá trong tác phẩm được hiểu là những con người với thân phân “con sâu cái kiến”, tính chất tượng trưng, biểu tượng đánh giá đúng số phận con người. Đó là những chàng

thủy thủ thô ráp, chân thực, ăn sóng, nói gió, vất vả lam lũ. Những thân phận người có những phút hạnh phúc, có những lúc cay đắng “Tàu cá về, người bâu

đến như dòi”. Người ta nén nhân cách mình xuống để ngửa tay ra ăn xin, để tìm

mọi cách mà ăn cắp. Thân phận con chim bói cá mà.

Cũng bằng thủ pháp giễu nhại, Biển và chim bói cá còn cập nhật một hệ thống các khái niệm hài hước không chỉ chọc cười bằng sự bất ngờ, sinh động, mà còn bao hàm sự phủ định, biến hóa về mặt thẫm mỹ trong đời sống thường ngày cũng như trong văn chương: chủ nghĩa giết thịt, ăn cắp có văn học, quốc

doanh đánh dậm, núp bóng cây Ko nia, vấn đề do lịch sử để lại, “sinh hoạt”,

“nên người”, “phượng hoàng bay”. Và tính chất giễu nhại thể hiện ở việc đưa ngôn ngữ chính trị vào đời sống: việc Mơ sử dụng từ sinh hoạt” như ra lệnh cho Cương “Nào ! Ta sinh hoạt nào”. Từ sinh hoạt này trong thời bao cấp được gắn với nhiệm vụ lớn lao: sinh hoạt đảng, sinh hoạt chính trị… Việc sử dụng ngôn ngữ không phù hợp với hoàn cảnh bộc lộ sự biến hóa về mặt thẫm mỹ. Đời thường hóa những ngôn ngữ trang trọng “văn hóa cặp lồng” [trang 401], ăn cắp

có văn học, …làm nên một sắc thái giễu cợt cho một lối sống con người thời bao

cấp. Không hề chua chát mỉa mai cay độc nhưng đã làm nổi rõ một lối sống đáng trách của con người một thời.

Bùi Ngọc Tấn còn mạnh dạn đưa ngôn ngữ nghề nghiệp vào đời sống: “tăng cường hàng tiền đạo”…không nhằm che đậy cái cơ chế làm việc lấy quyền và tiền làm tung tâm.

Không thể nói tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn “vô can” với thời cuộc. Bên cạnh giọng điệu đau đớn khắc khoải Bùi Ngọc Tấn trong Biển và chim bói cá lại sử dụng khá triệt để cái nghịch - dị - trào - lộng để thể hiện sự hỗn tạp trớ trêu của cuộc đời. Tính bỡn cợt ở đây dường như luôn lấn át tính phê phán. Những nhận định đại loại như thế này, nhan nhản: “Tủ tài liệu là nơi cất dấu cá”; phòng làm việc của giám đốc Hoàng Quốc Thắng là “một thứ vườn trẻ để gửi con ông cháu

cán bộ xưng hô tùy tiện “bố, các bố, con, các con”, “là nơi cất dấu đô la, tiền

việt”, nơi liên doanh của quan chức cơ hội với bọn buôn lậu liều lĩnh”. Để chế

giễu cái cung cách làm việc cũng như cơ chế làm việc của Quốc doanh này Bùi Ngọc Tấn đã dùng hàng loạt ngôn ngữ lệch chuẩn mang ý nghĩa châm biếm : “Quốc doanh đánh giậm" (Quốc doanh đánh cá Biển Đông) , "Biển Đông phí

cơm" (Gọi chệch chữ BienDongfiscom), "ban Kiếm tiền chơi bời"…

Trong Biển và chim bói cá, bên cạnh giọng châm biếm bỡn cợt của chủ thể kể chuyện, còn thấy những giọng xen có phần xót xa, đau đáu của những “con chim bói cá” làm việc trên bờ và cả dưới nước. Thủ pháp dùng nghịch lý, cái bất ngờ để tạo nên tính hài hước đi liền với giễu nhại, là lối xây dựng nhân vật chính yếu của tác phẩm. Ở cấp độ khái quát hơn, hai mảng nhân vật đối lập về nhân cách và trên góc độ thẩm mỹ sáng tạo, mảng xu thời và mảng “bất cập thời” cũng được thiết lập dựa trên cảm quan nghịch đảo, giễu cợt cay đắng.

Giọng giễu nhại gắn liền với sự tố cáo, đả kích, phủ định thói hư tật xấu của thế thái nhân tình giữa thời buổi nhiều thang bậc, giá trị đang theo sự đổi mới tư duy mà thay đổi. Đó là bản chất cơ hội và trục lợi đến sát đất của con người “Triết lý sống của ông là không thể để đứa ngu lãnh đạo mình. Ông giám

đốc tổng công ty của ông, theo ông, cũng là một người ngu. Ông ta ngu bởi vì ông ta không biết chia động từ “ăn”. Chia động từ ăn phải là tôi “ tôi ăn” “anh ăn” “nó ăn”. Quan trọng nhất không phải là “tôi ăn” mà là “anh ăn”. Nó ăn xếp hàng thứ yếu. Không thể chia động từ ăn một cách công bằng. Anh ăn và quan trọng nhất là tôi ăn. Nhưng thực ra anh có ăn được cũng là để tôi ăn được nhiều hơn, bền vững hơn, lâu dài hơn” [trang 71]. Những người quan chức với

nhau nhưng đã tự xỉa xói, châm biếm nhau, xem nhau là những kẻ ngu bởi vì không biết cách “ăn”. Chính họ đã tự tố cáo nhau, tự vạch lưng nhau để thiên hạ thấy tất cả bọn họ từ trên xuống dưới là những kẻ nhũng nhiễu, quan liêu. Không có gì sâu cay hơn khi bản chất của họ tự họ vạch trần lây, mức độ châm biếm, giễu nhại vì thế mà sắc sảo hơn.

Giễu nhại một thiết chế làm việc giả dối, làm việc nhằm để che mắt thiên hạ, giữ địa vị cho mình thì quả thật không thể nào nói hết: “Cụm từ “trằn trọc

trăn trở” của người lãnh đạo luôn được nói tới thực chất chỉ là trăn trọc trăn trở sao cho được việc chung để từ đó mình có thể rút ra cái phần tối đa cho mình. Và quan trọng là cái phần tối đa ấy bao giờ cũng là một phần dành biếu cấp trên” [trang 172]. Vấn đề không chỉ là thiết chế làm việc giả dối mà cả con

người cũng trở nên giả dối. Rồi cái thói đạo đức giả, vừa ăn vừa giảng đạo đức của các “sếp”, đặc biệt là giám đốc Hoàng Quốc Thắng “Giá các ông ấy cứ ăn nhưng đừng giảng đạo đức”. Để thúc đẩy sự vận động liền mạch của diễn ngôn,

đôi lúc Bùi Ngọc Tấn cũng không ngần ngại “lắp ghép” và thổi hồn cho ngôn ngữ dân gian hiện đại : "Lòng vả cũng như lòng sung" để nói lên bản chất giống nhau của một lũ người tham tiền trục lợi.

Một xã hội mà đồng tiền chi phối, quyền lực làm cho mờ mắt, ngay cả tình cảm vợ chồng cũng sẵn sàng san sẽ cho người khác để được thăng quan, để được lộc bổng thì quả thật không xót xa nào bằng cho thấy sự băng hoại của con người về mặt đạo đức. Về khía cạnh này người đọc hẳn sẽ thấy được rằng ngòi bút của Bùi Ngọc Tấn đã rất thẳng, rất mạnh dạn khi đi vào vấn đề mà có lẽ ít người dám nói ra. Tiền đổi bằng tiền, nhiều tiền có thể đổi lấy tước vị đó là điều dễ hiểu và có thể chấp nhận được nhưng mà cái mà Bùi Ngọc Tấn giễu nhại ở đây là một khía cạnh khác. Trong câu chuyện của ông Quân và Lê Mây: “Ông nói thế nào! Cái Hoa chiều thằng Huy hết mực đấy chứ. Chồng bảo ngủ với giám đốc là ngủ liền. Tôi hỏi ông: Có ai chiều chồng như thế không?” [trang

196]. Câu chuyện về Huy nó phản ánh một xã hội thực dụng, chạy theo kim tiền và tính bi kịch của thân phận con người. Một câu hỏi của ông Quân như khẳng định một lần nữa rằng Hòa và Huy là hai con người người sẵn sàng bán cả danh dự, cả tình cảm để được sống thỏa mãn tham vọng làm giàu của mình.

Cuộc tái ngộ ly kỳ của anh thủy thủ Thuyền nằm bờ, với ông Việt kiều Rôbert Ly, té ra là anh bạn dạt vòm ngày xưa, cuộc đổi đời hụt của Thuyền từ

khi có ông bạn vàng... mang phong cách giễu nhại của những mô típ vô tình tái ngộ bạn bè thưở hàn vi phổ biến trong văn học dân gian. Tiếng cười dành cho họ là tiếng cười cảm thông, thương xót, cay đắng, cũng là tiếng cười kính nể cái thiện tâm trong sáng cao quý nơi họ. Sự lặp lại kiểu nhân vật (nhân vật tham ăn, nhân vật anh hùng, bác học “điên”, ông nghè thất thế..) quen thuộc trong những biểu hiện mới. Đây là giễu nhại dựa trên mô típ về tính cách và ý nghĩa thẫm mỹ, nhưng khôn cường điệu, bộc lộ ý nghĩa phê phán cụ thể, rõ rệt với cái hiện thực và tư tưởng đã tạo nên những con người ấy.

Không giống với giọng nhại ở các nhà tiên phong buổi đầu đổi mới, thường xót xa bi đát, cay độc (như Nguyễn Huy Thiệp chẳng hạn), quãng cách về thời thế khiến nhại trong văn Bùi Ngọc Tấn dựa trên cảm quan nghịch đảo, giễu cợt cay đắng. Chống lại sự đơn điệu, nhại trong tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn vừa “lột tả” được một phần bản chất (có thật) của đối tượng, vừa dung hợp được cái bác học của suy tư, cái suồng sã của văn hoá bình dân, sức mạnh vô địch của trào tiếu dân gian. Và, với lối tự nhại, văn chương chẳng những là sự hoài nghi về các trật tự đời sống mà còn là sự nghi ngờ chính những khả năng, sứ mệnh mà người ta thường đặt ra cho nó. Ở đây ta bắt gặp nhà tiểu thuyết “giễu nhại chính bản thân mình bằng hành vi giễu nhại”.

Có thể nói, thực tiễn sáng tạo của Bùi Ngọc Tấn đã chứng tỏ quan niệm của nhà văn: “Văn chương bị lặp lại đáng sợ như văn chương nhạt nhẽo”. Trong cuộc phiêu lưu kiếm tìm cái mới cho tiểu thuyết, những tìm tòi của Bùi Ngọc Tấn, dẫu chưa thật nhiều thành công, có những điều chưa đáp ứng được “yêu cầu lí tưởng” của bạn đọc, song cần phải ghi nhận ở đây những thành quả ban đầu quan trọng của nhà văn. Chơi với ngôn từ, tác giả nhiều khi không giấu được sự mỏi mệt, đuối sức. Tuy nhiên, đằng sau cuộc chơi ấy, chúng tôi hiểu, đó là sự dũng cảm thành thực của nhà văn, sự sáng tạo nghiêm túc, nhiều khi đơn độc, một cuộc kiếm tìm văn chương thực sự. Không lấy Bùi Ngọc Tấn để kết luận cho tiểu thuyết Việt Nam hôm nay, bài viết vẫn nhắm vào mục đích hai mặt:

một, khẳng định những nét mới trong tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn. Mặt khác, góp phần khai triển một hướng nghiên cứu đang được chú ý gần đây: tìm hiểu những dấu hiệu hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam từ sau 1986 và xem đây như một xu hướng phát triển - hội nhập thuận chiều với tiến trình văn chương thế giới.

Giễu nhại này không tách rời tính chất nghiêm chỉnh của tinh thần xây dựng và thái độ thực sự khách quan, cầu thị. Mỉa mai, châm biếm không phải đến từ một “cõi lạ”, không dính dáng đến hiện tại mà luôn gắn chặt với thực trạng muôn mặt của cuộc đời vì nó là kết quả của một “nguyên nhân ngầm ẩn… của cái giống như thật” như nhận xét của cây bút kì ảo nổi tiếng thế giới, Thomas Mann. Dẫu nói về cái xấu, cái ác nhưng những tác phẩm ra đời từ cảm hứng trào lộng vẫn hướng con người về phía cái đẹp, khơi gợi những tình cảm cao đẹp bởi “khi cười cái xấu, người ta đứng cao hơn nó” (Tsecnưsepxki). Tinh thần này toát lên từ dạng thức giễu nhại đến khó chịu trong một văn cảnh hài hước mang đậm tính chất nghịch dị (grotesque) của Truyện cười ở làng Tam

Tiếu, Chuyện vui về đền miếu, Chuyện Bụt mọc có thật… Qua đó, tác phẩm góp

phần xoá bỏ những khuôn khổ, ràng buộc, những lối mòn công thức để cho văn học “cởi bỏ bộ mặt thánh thượng”, tăng sự tự do trong sáng tạo của người nghệ sĩ đồng thời khẳng định sự đổi mới theo chiều hướng tích cực và nhân bản của văn xuôi hôm nay. Sự có mặt của giọng điệu này khiến văn học có thể du nhập vào nó nhiều hình thức ngôn ngữ: nhại tác giả, tác phẩm, ngôn ngữ đời thường, những lời nói tục, thần chú, giai thoại, bàn luận về thực tại hạ đẳng, thậm chí

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 89 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w