Xây dựng nhân vật bằng sử dụng yếu tố tình dục

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 76)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Xây dựng nhân vật bằng sử dụng yếu tố tình dục

Xây dựng nhân vật bằng sử dụng yếu tố tình dục có thể nói là một phương pháp mới. Đây là một địa hạt nhạy cảm nhưng đã có những thành công nhất định. Kể từ khi đất nước thống nhất, đời sống bước sang trang mới, con mắt nghệ thuật của nhà văn vì vậy cũng đổi mới. Xây dựng nhân vật không chỉ đơn thuần gắn với những bộn bề của cuộc sống, gắn với những lo toan cơm áo mà được xây dựng trên khía cạnh tinh thần. Đời sống tình cảm gắn với những gì vốn

tế nhị, nhạy cảm. Yếu tố tình dục, nhục cảm vì vậy đã trở thành yếu tố “trung tâm” của đời sống văn học.

Nhìn một cách khách quan thì yếu tố tình dục chưa bao giờ vắng bóng trên văn đàn. Từ những tác phẩm viết về chiến tranh giữa bom đạn, cái chết thì nhục cảm là làn gió trong lành xoa dịu đi phần nào cái không gian ngột ngạt. Từ

Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)...yếu tố nhục cảm

xuất hiện tuy là thoáng qua, mờ nhạt nhưng điều đó cho thấy đó là một cảm quan nghệ thuật luôn hiện hữu trong tầm nhìn của nhà văn.

Yếu tố tình dục càng thể hiện được vị trí trong văn học khi cuộc sống ngày càng khởi sắc. Ta bắt gặp những cảnh ái ân, những góc quay thân thể đến nóng bỏng cả trang giấy trong Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư). Và thực sự shock khi tác phẩm Bóng đè của cây bút nữ Đỗ Hoàng Diệu xuất hiện năm 2005. Một tác phẩm mà yếu tố tình dục rất nhiều, hầu như trang nào cũng có. Có những cảnh miêu tả cảnh ái ân, nhục cảm trực diện và táo bạo. Rồi đến Nháp của

Nguyễn Đình Tú. Ở Nháp có những đoạn miêu tả cụ thể, sống sượng về dụng cụ khoái cảm của con người, đầy rẫy những cảnh phòng the, người đọc bị bao vây trong một bầu không khí toàn những da thịt, những ái ân, dục vọng…

Giống như một trào lưu, thế hệ trẻ cũng rất quan tâm về vấn đề này, không thiếu những trang viết khiến người đọc nhiều phen hốt hoảng với những cảnh nóng ác liệt, những trường đoạn mô tả tội lỗi nguyên thủy của loài người.

Khác với các cây bút trên Bùi Ngọc Tấn xây dựng nhân vật không sử dụng quá nhiều yếu tố tình dục, không coi sex là một tiềm năng để thu hút người đọc. Bùi Ngọc Tấn chỉ sử dụng thoáng nhẹ những yếu tố sex chỉ để miêu tả ngoại hình hay thể hiện ước muốn thầm kín của nhân vật. Không gây sốc bằng những cảnh ái ân nồng cháy Bùi Ngọc Tấn đưa đến cho ta một thoáng thư thái nhẹ nhàng khi tìm đến với những chàng trai, cô gái biển.

Hòa một cô gái mới lớn lên được miêu tả chỉ qua cái liếc nhìn của Chơn

thon nhỏ nõn nà và hẳn là rất thơm tho vừa là đứa trẻ vừa là người lớn đang khom người lấy tay che chỗ kín, hai bên ngực phồng lên hai cái bánh dày nằng nặng hơi trĩu xuống. Chỉ thoáng thôi anh cũng thấy mỗi tế bào trong người cô đang bừng nở để trở thành thiếu nữ” [trang 17].

Rồi Huyền một cô gái mà Chơn đã yêu nhưng duyên không thành bây giờ đã có chồng con được miêu tả trong cái nhìn của anh với sự căng tròn viên mãn của một người phụ nữ trưởng thành “mịn màng căng mọng, cũng lớp lông dày

đen mịn sóng như ép vào da thịt như phân thành ba nhánh, một nhánh thẳng lên bụng, và hai nhánh xòe ra hai bên làm thành một hình chữ thập” [trang 19].

Bên cạnh việc miêu tả ngoại hình như một thủ pháp nghệ thuật, Bùi Ngọc Tấn đi vào thể hiện những khát vọng, những mong ước thầm kín nhưng đầy bản năng và rất đáng được thông cảm của những anh thuyền viên.

Cuộc sống lênh đênh trên biển, luôn đối mặt với đầu sóng ngọn gió, xa người vợ thân yêu sau những giờ phút mệt mỏi là những khoảnh khắc nhớ và thèm khát da thịt của vợ. Đó là nỗi niềm không của riêng một người nào, ai cũng mong sao cho xong việc để được về với vợ, được ôm ấp vợ. Đó là trường hợp của Bôn, anh khao khát được mau chóng xong việc để trở về bên người vợ của mình. Chỉ nghĩ đến vợ là anh đã nghe tiếng chị thở hổn hển, dồn dập bên tai. Anh mong sao không gặp người quen. Nhưng một đòn choáng váng vừa đến chân cầu thang lối lên nhà anh thì Thông một người bạn thời còn học trung cấp thủy sản xuất hiện [trang 98]. Như vậy là khát vọng được gần gũi với vợ đã bị dập tắt “Buồn nản cùng cực, nguyền rủa cuộc gặp mặt, nguyền rủa Thông, Bôn

nhìn vợ với hai con mắt chứa chan tình yêu, ham muốn lẫn tràn đầy thất vọng”

[trang 99]. Bùi Ngọc Tấn đã phát hiện và đi sâu vào những ham muốn bản năng rất nguyên thủy của Bôn, và đã hiểu được đó là khát khao chính đáng của một người chồng. Khao khát đó không chỉ để thõa mãn ham muốn tầm thường mà thể hiện Bôn là một người đàn ông yêu vợ, tôn trọng vợ và muốn đưa lại hạnh phúc cho vợ. Nhưng mong muốn chính đáng ấy cũng không thể thực hiện được,

điều đó cho thấy Bùi Ngọc Tấn rất hiểu và thông cảm cho nhân vật của mình. Điều đó chứng tỏ Bùi Ngọc Tấn không đặt nặng vấn đề nhục cảm, mà cái nhìn của ông còn có cả chiều sâu nhân văn.

Biển và chim bói cá trên dưới 20 nhân vật nhưng ai cũng chung một nỗi

niềm nhưng có người thể hiện rõ, có người thì chỉ thoáng qua. Bôn là anh chàng được giới thiệu đầu tiên và tần suất mà Bùi Ngọc Tấn dành cho nhân vật này có thể nói là nhiều nhất. Bôn chưa đánh xong mẻ lưới cuối thì đã nghỉ đến việc ngủ với vợ “và nhiều khi anh đã cứng lên ngay lúc ấy, cánh đi biển ăn nhiều chất

đạm lại bị dồn nén lâu ngày. Bôn đã nghỉ tới giây phút đầu tiên bước vào nhà. Anh nghĩ tới những lần hai vợ chồng ân ái, nghĩ tới tấm thân mát rượi mà bốc lửa của chị”. Nghĩ tới khi người chị dâm dấp mồ hôi, thứ mồ hôi của ân ái. Anh

nghĩ tới niềm đam mê không bao giờ chán của chị, đến lúc chị hổn hển “Anh

ngồi như ông Thế Trường đi” [trang 83, 84]. Đây là nỗi khát khao của chung anh

em thuyền viên. Nhớ vợ. Thèm vợ. Mỗi người tìm quên một cách. Người xoay ra viết nhật kí, người vùi đầu vào bài bạc cho quên đi, người công khai nói ra điều thầm kín ấy. Có anh còn diễn đạt điều ấy một cách rất tục tĩu: “lấy một con cá

mối màu đất bãi cắm vào bụng con cá ó mịn màng, con nào con nấy đều có một con mối nâu cắm vào chỗ ấy” [trang 85]. Bôn luôn thường trực ý nghĩ về vợ,

đến người phụ nữ mà anh lúc nào cũng muốn ấp vào. Có thể nói tình cảm mà anh giành cho vợ vẫn tươi nguyên, vẫn mặn nồng như tình yêu trong những tối tân hôn “anh đi bộ về nhà mà như đã nghe tiếng chị thở hổn hển dồn dập bên

tai” và anh đã xác định cho mình cái tư thế mà vợ anh luôn thỏa mãn “lần này chắc chắn anh sẽ ngồi như ông Thế Trường ngay những phút đầu tiên mà không đợi chị phải nhắc, phải giục” [trang 96].

Ở đâu làm gì Bôn đều nghĩ đến vợ, luôn thèm khát vợ “Cái lúc ấy, cái lúc

anh đang nghĩ đến những vần thơ mênh mông biển cả chân trời ấy, chị ngát vợ anh lại cúi cúi tìm tìm một cái gì đó, lượt vải sa tanh bong bẩy mềm mại chia cặp mông tròn của chị ra làm đôi khiến cổ anh nghẹn lại” [trang 107]. Và chính hình

ảnh này đi lại mãi trong tâm trí của anh, trong lúc đang ăn uống với bạn bè hình ảnh “cặp eo thắt lại, cặp mông tẽ ra dưới lượt vải sa tanh của vợ lại hiện lên”. Nỗi thèm khát của anh mặc dù rất mãnh liệt nhưng nó được che dấu dưới một cảm quan tình dục rất nhẹ nhàng và ý tứ. Điều này cho ta thấy Bôn là một người rất yêu và tôn trọng vợ, anh là một người rất văn hóa.

Địa hạt tình yêu, tình dục luôn được đề cập tới trong nhiều khía cạnh và nhiều cung bậc. Bùi Ngọc Tấn từ chỗ miêu tả ngoại hình đến thể hiện sự thèm khát đàn bà rồi đến cảnh ái ân của những cặp tình nhân.

Chơn và Hòa hai nhân vật đã không có sự may mắn trong tình yêu, hôn nhân đã tìm đến nhau để bù đắp cho nhau, họ tìm đến nhau bằng một tình yêu chân thật, nồng cháy. Đoạn miêu tả cảnh ái ân giữa Hòa và Chơn cho ta thấy được sự thăng hoa trong xúc cảm giữa hai người giống như cảm xúc của một tình yêu đầu đời, một tình yêu mà hai người đi suốt nửa đời người mới tìm thấy

“Anh và Hòa ôm nhau, Hòa hôn anh trước, sôi nổi, cuồng nhiệt, môi Hòa gắn với môi anh, anh chỉ kịp nhấc hai hàm răng, lưỡi của Hòa đã tràn sang quậy cựa trong khoang miệng” [trang286].

“Hai người lại ép vào nhau. Bỗng anh thấy ươn ướt nơi ngực áo sơ mi, sữa từ ngực Hòa chảy thấm qua áo Hòa sang áo anh. Anh chậm rãi cởi khuy áo Hòa rồi chậm rãi cúi xuống, ngậm lấy bầu vú nóng hổi căng mọng vì ứa sữa. Như một đứa trẻ tham lam, anh vục đầu sang bầu vú bên kia” [trang 287]. Điều này cho thấy sự khát khao tình cảm là rất chính đáng và chân thành, chỉ một khía cạnh này đã nói lên tâm hồn của một con người.

Bùi Ngọc Tấn đã khéo léo tinh lọc những biểu hiện của yếu tố tình dục để đi vào tâm hồn con người, có thể sau tính dục là một tâm hồn cô đơn, hoang hoải, một nối tiếc quá khứ, một sự dày vò ân hận hay một xúc cảm cao độ. Tính dục, tình dục trong Văn Bùi Ngọc Tấn là khía cạnh thầm kín của con người nơi đó thể hiện cả những khao khát bản năng, những tội lỗi và cả nỗi cô đơn, đau khổ. Đó là Chơn, anh không có may mắn trong hạnh phúc lứa đôi “Trằn trọc

không ngủ được. Lại phải nhờ đến rượu. Trong giấc ngủ anh mơ. Không mơ thấy Hòa mà mơ thấy vợ. Hai người yêu nhau. Như chưa hề ly dị” [trang 282].

Tính dục như một phương tiện để trở về với quá khứ thơ mộng.

Chuyện thơ mộng như câu chuyện của bác cấp dưỡng già dưới tầu tên là Tích cho cánh thủy thủ trẻ … “Chúng máy biết gái Thủy Nguyên đập lúa rồi chứ

gì. Khăn mỏ quạ bịt kín mặt chỉ để hở hai con mắt, chẳng biết già trẻ xấu tốt ra sao. Đập xong, tất cả ra về, chỉ còn tao và một cô ở lại quét dọn, về sau. Đến khi ra cầu ao, cô ấy cởi khăn ra giũ. Ôi trời! Đẹp quá. Má hồng rực, tóc mai dính bết, mắt bồ câu long lanh. Hai đứa xắn quần lội xuống bậc gạch bên dưới. Cô ấy cúi xuống. Tao cũng cúi xuống nhưng chưa vục nước ngay mà còn nhìn sang cô nàng. Hai bắp chân trắng như cá chép ngâm dưới nước. Cô ấy cũng nhìn lại tao cười, má cứ rực lên rồi lại cúi xuống ao, hai bàn tay khum khum định vốc nước lên mặt. Tao mới đưa tay sang xoa xoa vào mặt nước chỗ khuôn mặt cô ấy. Cô ấy cười tủm tỉm, rồi nắm lấy tay tao, giữ chặt không cho tao khỏa nước nữa. Lại còn đưa một tay sang xoa chỗ ao tao đang soi xuống. Trả miếng đấy. Có đi có lại đấy. Ăn chết rồi! Tao cũng nắm lấy tay cô ấy, giữ tay cô ấy lại, bóp một cái thật mạnh. Cô nàng nhăn nhó há miệng ra chiều đau. Chỉ há miệng chứ không kêu thành tiếng. Chà! Cái nhăn mặt ấy mới chết người” [trang 114].

Đời như thế mà phải đi biển những ngày dài biền biệt, nếu không nhớ nhung, nếu không sôi lên vì nhớ, thì chẳng hóa ra họ là phỗng hay sao?. Mỗi gương mặt đều gắn với một mối tình, một người đàn bà mà thường không bao giờ thỏa mãn.

Vì thế mà, một tỷ trọng khá lớn của tác phẩm hình như đã được Bùi Ngọc Tấn dùng để cho ngọn bút và con mắt quan sát cùng những kinh nghiệm trường đời của … mọi người được cố định trên những trang giấy.

Những chàng trai ấy thực tình cũng đáng được hưởng tình yêu đàn bà con gái của họ. Vì những ngày đằng đẵng họ ở dưới tàu, chỉ có trên là trời và dưới là nước. Vì những ngày đêm họ làm việc cật lực cho xí nghiệp…

3.2.3. Xây dựng nhân vật bằng gợi nhớ ký ức

Khái niệm “Dòng ý thức” lần đầu tiên được nêu ra bởi William James (1842 - 1910) - nhà triết học theo chủ nghĩa thực dụng và nhà tâm lý học người Mỹ. Ông cho rằng, hoạt động ý thức của con người không phải là rời rạc, mà có liên quan với nhau, dựa theo phương thức dòng tư duy, dòng ý thức hoặc dòng sinh hoạt chủ quan. Trong kết cấu dòng ý thức chấp nhận những yếu tố không nằm trong mạch logic trực tiếp của tác phẩm, mà thuộc về mạch ngầm, về cảm nhận cá nhân. Cho nên, tiểu thuyết giai đoạn này ta gặp rất nhiều yếu tố riêng lẻ, rời rạc, nhưng có sức gợi mở rất lớn. Dòng ý thức dành một khoảng không gian rộng lớn cho những yếu tố thuộc về tiềm thức của nhân vật: nỗi ám ảnh, nỗi sợ hãi vô thức… Với vô thức là “những yếu tố tâm lý tồn tại ở một thực thể cá nhân mà chính nó không hay biết” (C.G. Jung).

Xây dựng nhân vật theo “dòng ý thức”, người được đánh giá nổi bật đầu tiên chính là Nguyễn Minh Châu với phiên bản đa thanh cuối cùng của “người mở đường tài năng và tinh anh nhất”- Phiên chợ Giát ở thể loại truyện ngắn. Ở tiểu thuyết người thành công đầu tiên khi đưa vào thứ hiện thực nằm ở tầng sâu của tâm trạng và tri giác, ám ảnh và tráng lệ đầu những năm 1990, Bảo Ninh thực sự đã tạo ấn tượng mạnh mẽ về bút pháp và kỹ thuật tiểu thuyết qua Nỗi buồn chiến tranh. Đến với những trang văn của Bảo Ninh, chính là những dòng

thác bấn loạn rối bời, chảy tràn trên trang giấy đầy biến động trong thế giới nội tâm của nhân vật Kiên.

Nhân vật Cẩm My của Khải huyền muộn luôn bị chảy tràn vào hồi tưởng của quá khứ. Nào “cái ngày đầu tiên”, “cái hôm đó”, “ở khoảng thời gian này”, “hồi ấy”… là thông điệp định tính thời gian cho hồi ức được nhớ lại, cài lẫn vào nhau của Cẩm My. Từ chuyện hồi trung học, cô lại nhớ về cuộc thi hoa hậu học đường, lan man sang nhà báo Nhật Mỹ rồi bất chợt cô lại nhớ đến Vũ, nghĩ đến mối tình đầu, sau lại quay về hình ảnh bố mẹ, nhân tình của mẹ…. Mọi thời điểm quá khứ đến trong trí nhớ của cô, Vũ như đã được lưu giữ từ trước và giờ

cứ việc tuôn trào nhòe nhoẹt, bất tuân theo một logic trật tự nào. Nó lộn xộn, hỗn tạp do những liên tưởng đan xen xuất hiện trong một trạng thái tinh thần mà ý thức không kiểm soát được.

Đến như Mạc Can, người tự nhận mình không hướng đến một tác phẩm kiểu hậu hiện đại cũng đã tạo ấn tượng sâu sắc, da diết, đầy thương cảm nhờ những trang hồi ức buồn của những con người dị biệt sống vào những năm 1960 của một gia đình xiếc nghèo hèn. Qua hồi ức anh Ba là những khoảng chập chờn về kiếp sống và kiếp người. Từ “tuổi thơ dữ dội” của những ngày rong ruổi theo đoàn xiếc, hồi hộp thắc thỏm đứng sau tấm ván của màn phóng dao, đến những giấc mơ kiếp chó của mình, mơ được biết chữ, biết đọc, về mối tình đầu tuyệt vọng và câm lặng, cho đến những dư âm về mùa mưa sùng sũng, những đêm trăng sao ẩm ướt, những tập tục sinh hoạt. Tất cả chìm vào xúc cảm tâm hồn của nhân vật anh Ba u buồn, hư ảo, đan trộn, nhạt nhòa với một sự u uẩn, một “nỗi

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết biển và chim bói cá của bùi ngọc tấn luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w