ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------TRẦN MAI THANH HẰNG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VỀ ĐỀ TÀI THẾ SỰ QUA BIỂN VÀ CHIM BÓI CÁ CỦA BÙI NGỌC TẤN VÀ GÃ TÉP
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -TRẦN MAI THANH HẰNG
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VỀ ĐỀ TÀI THẾ SỰ
QUA BIỂN VÀ CHIM BÓI CÁ CỦA BÙI NGỌC TẤN
VÀ GÃ TÉP RIU CỦA NGUYỄN BẮC SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Trang 2Hà Nội - 2015
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -TRẦN MAI THANH HẰNG
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VỀ ĐỀ TÀI THẾ SỰ
QUA BIỂN VÀ CHIM BÓI CÁ CỦA BÙI NGỌC TẤN
VÀ GÃ TÉP RIU CỦA NGUYỄN BẮC SƠN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lê Thị Dục Tú
Hà Nội - 201
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8
4 Phương pháp nghiên cứu 8
5 Đóng góp của luận văn 8
6 Cấu trúc của luận văn 9
CHƯƠNG 1: ĐỀ TÀI THẾ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA TIỂU THUYẾT BIỂN VÀ CHIM BÓI CÁ (BÙI NGỌC TẤN) VÀ GÃ TÉP RIU (NGUYỄN BẮC SƠN) TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 10
1.1 Đề tài thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam 10
1.1.1 Khái niệm đề tài văn học 10
1.1.2 Những loại đề tài chủ yếu trong tiểu thuyết Việt Nam 13
1.1.3 Sự trỗi dậy của đề tài thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam 16
1.2 Sự xuất hiện của tiểu tuyết Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn và Gã tép riu của Nguyễn Bắc Sơn 19
1.2.1 Biển và chim bói cá – tiểu thuyết xuất sắc của Bùi Ngọc Tấn 19
2.1.2 Gã tép riu – tiểu thuyết hấp dẫn của Nguyễn Bắc Sơn 22
CHƯƠNG 2: BỨC TRANH THẾ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT BIỂN VÀ CHIM BÓI CÁ CỦA BÙI NGỌC TẤN VÀ GÃ TÉP RIU CỦA NGUYỄN BẮC SƠN 27
2.1 Tiểu thuyết Biển và chim bói cá – bức tranh xã hội thời bao cấp 27
2.1.1 Vấn đề kinh tế - xã hội thời bao cấp 27
2.1.2 Các vấn đề nhân sinh 34
2.2 Tiểu thuyết Gã tép riu – bức tranh xã hội thời kỳ đổi mới 47
2.2.1 Vấn đề cơ chế nhà nước 47
Trang 52.2.2 Các vấn đề xã hội thời kỳ mở cửa 52
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ĐỀ TÀI THẾ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT BIỀN VÀ CHIM BÓI CÁ CỦA BÙI NGỌC TẤN VÀ GÃ TÉP RIU CỦA NGUYỄN BẮC SƠN 65
3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 65
3.1.1 Cốt truyện song hành 65
3.1.2 Cốt truyện lồng ghép 68
3.1.3 Cốt truyện liền mạch, tuyến tính 70
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 72
3.2.1 Khắc họa nhân vật thông qua ngoại hình 73
3.2.2 Khắc họa nhân vật thông qua nội tâm 76
3.3 Ngôn ngữ trần thuật 81
3.3.1 Ngôn ngữ mang đặc thù nghề nghiệp 82
3.3.2 Ngôn ngữ mang tính chất chính trị - xã hội 83
3.3.3 Ngôn ngữ thông tục, hài hước 85
3.4 Giọng điệu trần thuật 88
3.4.1 Giọng hài hước giễu nhại 89
3.4.2 Giọng tỉnh táo, khách quan 93
3.4.3 Giọng triết lý, suy tư 95
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tiểu thuyết là thể loại lớn tiêu biểu cho loại hình tự sự, “cỗ máy cái” củanền văn học hiện đại Với đặc trưng thi pháp của mình, bằng phương thức trầnthuật, tiểu thuyết đã chiếm lĩnh và khái quát hiện thực cuộc sống một cách đachiều và phong phú Tiểu thuyết Việt Nam nói chung, tiểu thuyết Việt Namđương đại nói riêng không nằm ngoài đặc trưng ấy Cuộc đổi mới toàn diện bắtđầu từ 1986 mang đến cho đất nước một luồng sinh khí mới, và văn học – một
bộ phận của thượng tầng kiến trúc cũng như được tiếp thêm nguồn sức sống mới,thay da đổi thịt Tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ 1986 đến nay đã gặt háiđược nhiều thành công cả về tư duy nghệ thuật lẫn phương thức thể hiện Nhìnchung, tiểu thuyết thời đổi mới đã có sự thay đổi rõ rệt về quan niệm nghệ thuật,cách thức miêu tả và tái hiện thế giới, cách xác lập hệ ngôn ngữ tự sự của nhàvăn Nếu như văn học giai đoạn 1945 – 1975 là giai đoạn văn học mang tính sửthi thì văn học sau 1975, nhất là văn học sau 1986 có thể coi là giai đoạn văn họcmang cảm hứng thế sự - đời tư Cuộc sống thời hậu chiến đặt ra những vấn đềmới mẻ đòi hỏi nhà văn phải tham gia giải quyết bằng cách riêng của mình Đềtài thế sự trở thành một đề tài hấp dẫn của tiểu thuyết, là mảnh đất đầy hứa hẹncho các nhà văn khám phá Đầu tiên phải kể đến những tên tuổi từng sáng táckhá vững vàng ở giai đoạn trước đó như Ma Văn Kháng, Lê Lựu…, tiếp đó làlớp nhà văn trưởng thành sau cuộc chiến như Hồ Anh Thái, Dương Hướng, TạDuy Anh, Nguyễn Bình Phương, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ… Cùngchung xu thế vận động đó, các nhà văn “cấp tiến” như Bùi Ngọc Tấn, NguyễnBắc Sơn cũng luôn nỗ lực làm mới mình với ý thức sáng tạo không ngừng.Không chịu đóng khung với những đề tài cũ mòn, Bùi Ngọc Tấn và Nguyễn BắcSơn – hai cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại – đã tìmcho mình một lối đi riêng với đề tài thế sự và đã gặt hái được những thành công
đáng ghi nhận Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn và Gã tép riu của Nguyễn
Bắc Sơn – hai tác phẩm tưởng như xa nhau về thời gian, khác nhau về không
Trang 7gian nghệ thuật nhưng lại gặp gỡ nhau trong một mạch cảm hứng chung là đề tàithế sự đã cho ta thấy tính hấp dẫn cũng như sự phát triển mạnh mẽ của đề tài thế
sự trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới Tìm hiểu Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn và Gã tép riu của Nguyễn Bắc Sơn trên phương diện đề tài thế sự giúp ta có
cái nhìn tổng quan về tiểu thuyết đương đại nói riêng, về văn học Việt Nam sau
1975 nói chung
Nếu như Bùi Ngọc Tấn thuộc đội ngũ nhà văn trước 1975, từng lăn lộnvới nghề báo, sau đó viết văn, thì Nguyễn Bắc Sơn trước khi kinh qua nghề cầmbút đã từng là một nhà giáo, một nhà quản lý giáo dục, báo chí xuất bản Nếunhư Bùi Ngọc Tấn viết văn khi mới tròn 20 tuổi, được xem là một nhà văn kỳcựu, một người mà cuộc đời gặp nhiều trắc trở, từng dính vào vòng lao lý cũngbởi nghiệp văn chương thì Nguyễn Bắc Sơn lại là một con người từng trải, thathiết với cuộc đời tuy đến với nghiệp văn chương khá muộn, khi đã chín về tuổiđời nhưng trẻ về tuổi nghề Người ta vẫn gọi Nguyễn Bắc Sơn với cái tên âu
yếm: “nhà văn trẻ tóc bạc” Biển và chim bói cá là tác phẩm đánh dấu sự trở lại
của Bùi Ngọc Tấn sau 20 năm ngừng bút, là kết tinh vốn sống của nhà văn quabao năm tháng nếm trải mọi bầm dập của cuộc đời, của số phận, của nghề
nghiệp… còn Gã tép riu nằm trong bộ ba tiểu thuyết gây được tiếng vang và sự chú ý lớn gần đây của Nguyễn Bắc Sơn: Luật đời và cha con – Lửa đắng – Gã tép riu Tác phẩm nằm trong mạch chung của đề tài chính trị - xã hội – đề tài sở
trường của ông Một tác phẩm viết về thời kỳ cuối bao cấp, một tác phẩm viết vềthời kỳ đổi mới, một tác phẩm kể về câu chuyện tan rã của một công ty quốcdoanh đánh cá biển, tác phẩm kia lại là bức tranh về đời sống công chức trong xãhội hiện đại với tất cả những mặt trái, bất cập của nó…hai tác phẩm tưởng chừngnhư không liên quan gì nhau từ không gian, thời gian nghệ thuật tới đối tượngmiêu tả…nhưng lại gặp nhau ở một điểm chung là đã dựng lên một bức tranh thế
sự chân thực về cuộc sống, về con người Cùng với đó là những thành tựu về mặthình thức thể hiện như cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu… Với mongmuốn đi sâu khám phá những nét nổi bật nhất trên phương diện nội dung, nghệ
Trang 8thuật tiểu thuyết Biển và chim bói cá và Gã tép riu trên cái nền chung của tiểu
thuyết thế sự Việt Nam, đồng thời tìm hiểu thêm về tài năng, cá tính sáng tạo
của Bùi Ngọc Tấn và Nguyễn Bắc Sơn, chúng tôi lựa chọn đề tài: Tiểu thuyết Việt Nam về đề tài thế sự qua Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn và Gã tép riu của Nguyễn Bắc Sơn làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình, qua đó
đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu những thành tựu cũng như sựvận động của tiểu thuyết đương đại Việt Nam trong tiến trình đổi mới của vănhọc Việt Nam
2 Lịch sử vấn đề
Khi nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam đương đại, các công trình nghiêncứu hiện nay thường khảo sát, đánh giá những đóng góp, cách tân của tiểu thuyếttrên phương diện hình thức thông qua việc vận dụng các lý thuyết về ký hiệuhọc, thi pháp học, phân tâm học… Đây là một hướng đi mới mẻ và mang lạikhông ít hiệu quả Tuy nhiên một tác phẩm văn học là sự tổng hòa của hai mặtnội dung và hình thức, hình thức biểu đạt nội dung và nội dung làm sáng tỏ hìnhthức Nghiên cứu tác phẩm trên phương diện nội dung tư tưởng do đó là việc làmcần thiết Chú ý đến khía cạnh đề tài của tiểu thuyết – một trong ba loại hình nộidung chủ yếu – là một hướng nghiên cứu giàu tiềm năng, mang lại cái nhìn toàndiện về thể loại này Trong số đó, đề tài thế sự là đề tài được chú ý nhiều nhấttrong văn học thời kỳ đổi mới
Nguyễn Bích Thu khi nghiên cứu về Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đã nhận định: “trên phương diện đề tài, tiểu thuyết thời kỳ
đổi mới đã tiếp cận và khai thác sâu hơn vào cái hiện thực hàng ngày, cái hiệnthực của đời sống cá nhân Các nhà tiểu thuyết nhìn thẳng vào những mảnh vỡ,những bi kịch nhân sinh, mổ xẻ, phơi bày nó bằng cái nhìn trung thực, táo bạo.Các đề tài truyền thống hay hiện đại đều được đưa vào trường nhìn mới, hướngnhững gấp khúc trong đường đời và thân phận con người thấm đẫm cảm hứngnhân văn” Theo đó, văn học đổi mới là giai đoạn văn học chuyển từ tư duy sửthi sang tư suy tiểu thuyết, từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm hứng thế sự đời
Trang 9tư Các nhà tiểu thuyết đã phá vỡ cái nhìn đơn phiến để tạo ra cái nhìn phức diện
và sâu sắc hơn về cuộc sống, về con người
Lê Hồ Quang trong bài Cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê đã viết: “Đến những năm 80 của thế kỷ XX, sau những lúng túng tìm
đường, nhiều nhà văn thế hệ chống Mỹ đã nhanh chóng bứt ra khỏi từ trường củakhoảng chân không văn học để tiếp tục dấn bước sáng tạo… Cảm hứng sử thidần được thay thế bằng cảm hứng nhân sinh, thế sự Với nhu cầu nhận thức lạihiện thực, thay cho cái nhìn đơn tuyến và đậm chất lý tưởng trước đây là một cáinhìn đa chiều, gai góc, đậm tính phê phán” Qua đó cho ta thấy sự xuất hiện củacảm hứng thế sự trong các sáng tác đương đại là một tất yếu logic – lịch sử
Trong bài viết Sự vận động và phát triển của các thể văn xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới, nhà phê bình Lý Hoài Thu đã đánh giá sự vận động của từng
thể loại trong điều kiện lịch sử mới, trong đó có tiểu thuyết Tác giả cho rằng:
“Không phải ngẫu nhiên mà đề tài thế sự, đời tư nổi lên như một vấn đề trungtâm của mọi nỗ lực sáng tạo trong tiểu thuyết đương đại Ngay cả những tácphẩm viết về đề tài chiến tranh, đề tài nông thôn với quy mô hiện thực rộng lớn,nhiều tầng, nhiều mảng, nhà văn vẫn xoáy sâu vào những vấn đề cốt yếu của đờisống thông qua tâm điểm nhân vật Những vui buồn, sướng khổ, được mất…củacon người đã đi vào văn chương một cách chân thực, nhân bản và giàu tínhhướng thiện”
Mai Hải Oanh trong công trình Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam đã trình bày một cách hệ thống những cách tân của
tiểu thuyết Việt Nam đương đại trên các phương diện nội dung, nghệ thuật vàkhẳng định: “Tiểu thuyết thời đổi mới đã có những thay đổi đáng kể về tư duynghệ thuật Biểu hiện cụ thể là các nhà văn đã chú ý đến tính văn xuôi như mộtđặc điểm quan trọng của tư duy tiểu thuyết hiện đại, sự phai giảm của yếu tố sửthi và sự gia tăng của các yếu tố thế sự, đời tư”
Trang 10Như vậy có thể thấy những công trình nghiên cứu ở trên đây đã phần nàocho thấy được sự đổi thay trong hệ thống đề tài, chủ đề, cảm hứng của tiểuthuyết Việt Nam đương đại Ý thức thẩm mỹ mới, cảm quan hiện thực mới đã rađời và chi phối rất lớn đến sự lựa chọn đề tài của văn học.
Về những công trình nghiên cứu trực tiếp xung quanh hai cuốn tiểu thuyết
Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc tấn và Gã tép riu của Nguyễn Bắc Sơn, chúng tôi tìm thấy bài viết Biển và chim bói cá – sử thi của thời hiện đại của tác giả
Khánh Phương Trong bài viết, tác giả đã đưa ra những khái quát hết sức ngắngọn nhưng đầy đủ, sâu sắc về cuốn tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn: “cuốn tiểuthuyết đồ sộ tập trung vào khoảng hai mươi nhân vật, được miêu tả như nhữnghình tượng đa phương, có phần lỏng lẻo trong một tác phẩm sắp đặt của loạihình nghệ thuật thị giác, nói bằng thứ ngôn ngữ trực quan của mồ hôi, nước mắt,máu và cả tiếng thở dài…với vài chục chi tiết lớn nhỏ, chi tiết nào cũng hómhỉnh khiến người đọc phải bật cười tức khắc hoặc lay động cảm giác sâu kín của
lòng trắc ẩn, lương tri” Còn Nguyễn Xuân Khánh trong bài viết Sum suê và khúc khích thì cho rằng: “Ở cuốn sách trước Bùi Ngọc tấn đã dẫn ta vào sự oan
trái bi thương Nhưng thế giới của Tấn không chỉ có vậy Lần này, với cuốn tiểu
thuyết Biển và chim bói cá, anh đã dẫn chúng ta ra đại dương bao la Thời gian
xảy ra trong cuốn sách là cuối thời gian bao cấp, và chớm vào thời kỳ đổi mới.Với không gian, thời gian ấy, chắc cuộc viễn du của người đọc sẽ gặp nhiều điều
thú vị” Trong Lời tuyên dương Biển và chim bói cá của ông Francois Bourgeon,
chủ tịch danh dự Festival Sách và Biển của Pháp năm 2012 có đoạn: “Bùi NgọcTấn tặng chúng ta một quyển tiểu thuyết nhân văn… Tiểu thuyết của Bùi NgọcTấn là cuốn sách không thể nào quên Thậm chí có lẽ là…một quyển tiểu thuyếtlàm người ta tốt hơn” Với những thành công đã đạt được, những lời tuyên
dương ấy dành cho Biển và chim bói cá chúng tôi nghĩ là hoàn toàn xứng đáng.
Bên cạnh những bài viết đã được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí,website, chúng tôi còn tìm thấy những luận văn, luận án, những công trình
nghiên cứu chuyên sâu về cuốn tiểu thuyết Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc
Trang 11Tấn Tác giả Đinh Đức Long trong luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ Văn: Đặc điểm văn xuôi hư cấu sau 1990 của Bùi Ngọc Tấn (2012) đã đưa ra được cái
nhìn tổng quan về những đặc sắc trong nội dung – nghệ thuật văn xuôi Bùi NgọcTấn, nhấn mạnh vào hai yếu tố là thế giới nhân vật và nghệ thuật trần thuật,
trong đó khẳng định Biển và chim bói cá là tác phẩm viết về những con người
của thời bao cấp tan rã Nguyễn Thị Bích Vân trong luận văn Thạc sĩ Ngữ văn
Đặc điểm văn xuôi Bùi Ngọc Tấn qua Biển và chim bói cá và Người chăn kiến
đã phát hiện ra những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật văn xuôi BùiNgọc Tấn qua hai tác phẩm Ngoài ra còn nhiều những công trình nghiên cứu
công phu có chất lượng khác như Đặc điểm tiểu thuyết Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn, Nghệ thuật tự sự trong Biển và chim bói cá… Nhìn chung những
công trình này đã phần nào khái quát được đặc điểm về tư tưởng và nghệ thuật
của tiểu thuyết Biển và chim bói cá, qua đó thấy được phong cách sáng tác của
nhà văn
Về cuốn tiểu thuyết Gã tép riu của Nguyễn Bắc Sơn, cũng đã có không ít
những công trình nghiên cứu dành cho tác phẩm này Tác giả Đặng Văn Sinh
trong bài viết Gã tép riu, văn hóa, tình dục và tình yêu đã có những bình luận rất xác đáng: “Gã tép riu thực chất là một tiểu thuyết luận đề bàn về những bất cập
của nền văn hóa đương đại” Cuốn tiểu thuyết “không mới về hình thức mà ở nộidung Tác giả đã đóng góp một tiếng nói trung thực, chân thành và dũng cảm vàohành trình tiến đến tương lai của dân tộc qua con đường văn hóa bằng hình
tượng văn học” Trong bài viết Vì sao Gã tép riu hấp dẫn đăng trên
tapchinhanvan.vn, tác giả Nguyên Long Khánh đã đánh giá cao nghệ thuật xâydựng nhân vật của Nguyễn Bắc Sơn: “Người đọc có thể dễ dàng nhận ra trongđội ngũ nhân vật của ông bóng dáng số phận của những con người có thật ngoàiđời Cuộc sống và trang sách nhiều khi không còn khoảng cách Bởi thế, tiểuthuyết của Nguyễn Bắc Sơn thường rất hấp dẫn Hấp dẫn cũng bởi nó rất thật
Mê hoặc người đọc mà không dùng đến son phấn đâu có dễ Đấy là cái tài củaNguyễn Bắc Sơn, cũng là đóng góp rất cần được ghi nhận của ông trong văn học
Trang 12đương đại” Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng trong bài viết Bi kịch lạc quan thì
khẳng định: sức cuốn hút của tác phẩm không chỉ toát lên từ “hơi thở của đờisống đương đại” với “một cuộc sống đầy những ngẫu nhiên và bất thường, bấttrắc” mà còn ở những nhân vật sắc nét như Diệu Thủy, Tùng và Dự Tác giả
Vương Thúy Hòa trong luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn lại đi vào phân tích những nét nổi bật trong
nghệ thuật tự sự Nguyễn Bắc Sơn qua các phương diện: nghệ thuật tổ chức cốttruyện, xây dựng nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu…thể hiện
qua hai cuốn tiểu thuyết Luật đời và cha con và Lửa đắng Tác giả Phạm Thị Hồng Nhung trong công trình nghiên cứu Thể tài thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (khảo sát qua tiểu thuyết của Nguyễn Bắc Sơn) đã khám phá
được những đặc trưng cơ bản nhất của thể tài thế sự trong tiểu thuyết Việt Namđương đại mà Nguyễn Bắc Sơn là một đại diện tiêu biểu Người viết nhấn mạnh:
“chúng tôi nhận thấy nhà văn đã vẽ ra trước mắt chúng ta một bức tranh thế sựphức tạp, sinh động, nhiều màu sắc với những mảng mầu sáng tối khác nhau vềnhững vấn đề nóng bỏng của cuộc sống hiện đại…Không chỉ chăm chỉ quan sát,phản ánh và lý giải hiện thực nhà văn còn luôn tìm cách diễn đạt hấp dẫn để đưa
đến cho người đọc những tác phẩm có giá trị như Luật đời và cha con, Lửa đắng, Gã tép riu
Như vậy các công trình nghiên cứu, bài viết trên đây đã phần nào chỉ rađược xu hướng chung trong sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đương đạicũng như khái quát được những nét cơ bản nhất trong phong cách nghệ thuật Bùi
Ngọc Tấn và Nguyễn Bắc Sơn qua Biển và chim bói cá và Gã tép riu Tuy nhiên
các ý kiến, nghiên cứu đó chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những nét lớn về tư tưởng
và nghệ thuật của hai tác phẩm chứ không đi sâu tìm hiểu một khía cạnh quantrọng của nội dung là đề tài tác phẩm trong sáng tác của cả hai nhà văn Bùi NgọcTấn và Nguyễn Bắc Sơn Để bổ sung vấn đề còn bỏ ngỏ đó, cũng như đóng gópmột phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn và Nguyễn BắcSơn trong bức tranh chung của tiểu thuyết đương đại Việt Nam, chúng tôi triển
Trang 13khai đề tài luận văn Tiểu thuyết Việt Nam về đề tài thế sự qua Biển và chim bói
cá của Bùi Ngọc Tấn và Gã tép riu của Nguyễn Bắc Sơn, trong đó nhấn mạnh
vào phương diện đề tài thế sự, lấy đó làm mục tiêu triển khai cho luận văn này
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đề tài thế sự trong hai tiểu thuyết Biển
và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn và Gã tép riu của Nguyễn Bắc Sơn qua đó có
được cái nhìn khái quát về đề tài thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam nói chung
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: chúng tôi tập trung nghiên cứu về đề tài thế
sự trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
- Đối tượng khảo sát: Các tác phẩm mà luận văn chọn làm đối tượng khảo
sát là tiểu thuyết Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn và Gã tép riu của
Nguyễn Bắc Sơn
4 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chọn lựa một sốphương pháp sau:
- Phương pháp so sánh – đối chiếu
- Phương pháp thống kê – phân loại
- Phương pháp hệ thống – loại hình
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
5 Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về một khía cạnh nộidung tác phẩm văn học là đề tài, cụ thể là đề tài thế sự trong tiểu thuyết đương
đại Việt Nam, mà tiểu thuyết Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn và Gã tép riu của Nguyễn Bắc Sơn là hai đại diện tiêu biểu Qua đó mang tới cái nhìn rõ
nét, toàn diện hơn về hai cuốn tiểu thuyết nói riêng, về sự vận động của thể loạitiểu thuyết nói chung
Trang 14Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo choviệc học tập bộ môn Lý luận văn học, Văn học Việt Nam hiện đại và giảng dạyvăn học trong nhà trường
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương
Chương 1: Đề tài thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam và sự xuất hiện của tiểu
thuyết Biển và chim bói cá (Bùi Ngọc Tấn) và Gã tép riu (Nguyễn Bắc Sơn)
trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Chương 2: Bức tranh thế sự trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn và Gã tép riu của Nguyễn Bắc Sơn
Chương 3: Phương thức thể hiện đề tài thế sự trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn và Gã tép riu của Nguyễn Bắc Sơn
Và cuối cùng là danh mục Tài liệu tham khảo
Trang 15CHƯƠNG 1: ĐỀ TÀI THẾ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VÀ
SỰ XUẤT HIỆN CỦA TIỂU THUYẾT BIỂN VÀ CHIM BÓI CÁ (BÙI NGỌC TẤN) VÀ GÃ TÉP RIU (NGUYỄN BẮC SƠN) TRONG TIỂU
THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1 Đề tài thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam
1.1.1 Khái niệm đề tài văn học
Trong lý luận văn học, đề tài là một khái niệm hết sức quan trọng Cùngvới khái niệm chủ đề, nó góp phần chủ yếu thể hiện phương diện khách quan củanội dung tác phẩm văn học Văn học nhận thức và thể hiện cuộc sống Đời sống
là nơi xuất phát của văn học, là nguồn tư liệu phong phú, vô cùng vô tận cho cácnhà văn khai thác Trong cái bao la đó, tùy theo vốn sống, sở trường và niềmquan tâm của riêng mình, tùy theo những đòi hỏi của thời đại mình, nhà vănthường hướng về một phạm vi nhất định của hiện thực khách quan, lấy phạm vi
ấy làm cơ sở cho lao động sáng tạo Phạm vi ấy chính là đề tài
Như vậy, phạm vi cuộc sống mà nhà văn miêu tả trong tác phẩm văn họcgọi là đề tài
Cụ thể hơn, đề tài của tác phẩm là lĩnh vực đời sống mà tác phẩm phảnánh, là bộ phận của hiện thực khách quan được nhà văn chọn lựa để khai thác,khái quát tài liệu, từ đó xây dựng nên tác phẩm Nói một cách vắn tắt, chỉ ra đềtài của tác phẩm tức là chỉ ra tác phẩm ấy miêu tả cái gì, viết về cái gì? Mỗi nhàvăn tuy viết nhiều, nhưng thường quen thuộc một số đề tài nhất định, nghĩa làcuộc sống thì trăm hình muôn vẻ nhưng nhà văn chỉ khai thác một mặt nào đó
mà họ thành thuộc, am hiểu và thiết tha thể hiện Sáng tác của Nam Cao xoay
quanh hai đề tài: đời sống nông dân và những người tiểu tư sản trí thức (Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn, Trăng sáng…); Tô Hoài, Nguyên Ngọc hiểu sâu kỹ những cảnh, những người miền núi (Truyện Tây Bắc, Đất nước đứng lên, Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng…); còn Võ Huy Tâm sống nhiều ở vùng mỏ nên
thường hướng đến thể hiện những việc, những người ở những vùng than, vỉa
than (Vùng mỏ, Những người thợ mỏ…)
Trang 16Tầm quan trọng của khái niệm đề tài là ở chỗ, nếu chưa nhận ra đề tài, thìchưa bước vào tiếp nhận hình tượng Tuy nhiên từ hiện tượng nghệ thuật sinhđộng nhận ra đối tượng được phản ánh trong tác phẩm không phải là một việc dễ
dàng Chúng ta lấy một ví dụ hội họa: đề tài bức tranh Đức mẹ của Raphaen
chẳng hạn Về đề tài bức tranh này, có nhiều cách hiểu khác nhau Có ý kiến chorằng nhân vật trong bức tranh là người đàn bà quý tộc, dựa trên thái độ nghiêmtrang, kiêu hãnh của người mẹ và đứa bé Ý kiến thứ hai dựa vào trang phục giản
dị cho rằng đó là người đàn bà thôn quê Ý kiến thứ ba lại cho rằng đó là người
mẹ bình thường mang niềm tự hào kiêu hãnh trần tục Như vậy, với ba đề tàikhác nhau, ta có ba hình tượng khác nhau Bản thân việc nhận ra đề tài quyếtđịnh đến hình tượng của bức tranh như thế nào
Tầm quan trọng của việc xác định đề tài còn ở chỗ góp phần giúp chúng takhái quát phong cách nghệ thuật của nhà văn Bởi vì trong sáng tác, nhà văn baogiờ cũng hướng về những lĩnh vực đời sống mà mình thích thú và quen thuộcnhất, hướng về những hiện tượng đời sống mà mình thực sự xúc động để sángtạo nên tác phẩm, do đó sự quan tâm đến những đặc điểm của đề tài trong hàngloạt tác phẩm giúp chúng ta tìm hiểu một số phương diện thuộc thế giới nghệthuật của nhà văn cũng như phần nào khái quát được phong cách nghệ thuật củanhà văn đó
Sự khảo sát tác phẩm ở phương diện đề tài còn là cơ sở quan trọng đểchúng ta hình dung nhìn nhận và đánh giá các trào lưu văn học cũng như nền vănhọc của cả một thời kỳ lịch sử Nhìn vào các trào lưu văn học, các phương phápsáng tác đã tồn tại trong lịch sử chúng ta dễ dàng nhận ra mỗi trào lưu và phươngpháp sáng tác thường có những đề tài cơ bản của mình Hiện tượng đó càng thêmnổi bật khi chúng ta so sánh hệ thống đề tài khác nhau của các trào lưu văn học
và phương pháp sáng tác cùng tồn tại ở một giai đoạn văn học Sự khác biệt rõrệt về đề tài giữa các tác phẩm của ba dòng văn học lãng mạn, hiện thực và cáchmạng ở giai đoạn 1930 – 1945 trong văn học Việt Nam là một ví dụ
Trang 17Đề tài văn học cũng có những giới hạn phạm vi rộng hẹp khác nhau Đó
có thể là một giới hạn bề ngoài như đề tài loài vật, đề tài sản xuất, đề tài khángchiến chống Mỹ, đề tài bộ đội Trường Sơn, đề tài tiểu tư sản, đề tài nông dân…Tuy nhiên đối tượng nhận thức của văn học là cuộc sống, con người với tínhcách, số phận và quan hệ nhân sinh phức tạp của nó Do đó cần đi sâu vàophương diện bên trong của đề tài Đó là cuộc sống nào, con người nào được
miêu tả trong tác phẩm Tác phẩm Tắt đèn thể hiện cuộc sống bế tắc tan vỡ của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám Sống mòn của Nam Cao thể hiện cuộc sống quẫn bách mỏi mòn của tầng lớp trí thức nghèo Đề tài Ơgiêni Grăngđê là tấn bi kịch gia đình tư sản trong thời kỳ tích lũy tư bản chủ nghĩa Đề tài Thép đã tôi thế đấy là cuộc sống anh hùng của thế hệ thanh niên Xô Viết
những năm sau Cách mạng tháng Mười Mỗi nhân vật trong tác phẩm cũng đều
có thể tiêu biểu cho một đề tài Chị Dậu là một nông dân, vì suất sưu của chồng và
em chồng mà chồng chị bị đánh, bị trói, con chị bị bán, bản thân đi ở vú còn chịubao nỗi tủi nhục, tiền đồ của chị “tối đen như mực” ở cuối tác phẩm… thì đề tài tácphẩm là số phận bi thảm của người nông dân ta trước Cách mạng Nàng Kiều trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du là người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng vì tình thế bắt
buộc phải bán mình chuộc cha, thân phận lưu lạc suốt mười lăm năm trời chịu đựngbiết bao khổ đau bầm dập, lúc làm kỹ nữ, lúc là con ở, khi lại làm lẽ, khi thành nicô…cuối cùng phải tự tử ở sông Tiền Đường thì đề tài chủ yếu của tác phẩm là sốphận bất hạnh của người tài hoa, người phụ nữ trong xã hội cũ
Khái niệm đề tài cũng được chia ra làm nhiều loại, gọi là loại đề tài Kháiniệm loại của đề tài gắn liền với loại hiện tượng lịch sử xuất hiện trong đời sống.Chẳng hạn, có thể bắt gặp loại đề tài về số phận người chinh phụ, cung nữ, ngườitài hoa trong sáng tác của Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Dukhoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nổi lênloại đề tài những người trung nghĩa Văn học Nga thế kỷ XIX hình thành loại đềtài về những “con người thừa”, đề tài những người tháng Chạp, đề tài nhữngngười hư vô chủ nghĩa, đề tài con người nhỏ bé, đề tài phàm tục tiểu tư sản…
Trang 18Tóm lại, đề tài là cơ sở để nhà văn khái quát những chủ đề, xây dựngnhững hình tượng, những tính cách điển hình Việc xác định đề tài cho phép liên
hệ nội dung tác phẩm với một mảnh đời sống nhất định của thực tại Đề tài cóthể nói là cửa ngõ quan trọng để người đọc đến với thế giới nghệ thuật mà nhàvăn vẽ nên trong trang sách
1.1.2 Những loại đề tài chủ yếu trong tiểu thuyết Việt Nam
Trong chiến tranh, nền văn học luôn cùng chung vận mệnh và đồng hànhcùng dân tộc qua những thăng trầm của lịch sử Khi hòa bình lập lại, nhất là từđầu những năm 80 trở đi, văn học có nhiều biến đổi sâu rộng Trong quá trìnhvận động và cách tân văn học, tiểu thuyết là thể loại được quan tâm nhiều nhất
Từ sự cách tân về hình thức nghệ thuật đến sự đổi mới về nội dung đề tài, tiểuthuyết Việt Nam đang dần hòa nhập vào quỹ đạo văn chương thế giới
Một khuynh hướng nổi bật trong tiểu thuyết Việt Nam những năm saugiải phóng là xông thẳng vào thực tại, trực tiếp viết về các vấn đề sản xuất,quản lý kinh tế - xã hội, vấn đề đội ngũ tri thức trẻ trước vận hội mới chiếmmột số lượng lớn các tác phẩm được in trong vòng một phần tư thế kỷ sau khiđất nước hòa bình và thống nhất Người ta gọi là tiểu thuyết về đề tài sản xuấthay tiểu thuyết viết về đề tài nóng… Cách gọi khác nhau nhưng đều chỉ ratính thời sự của tác phẩm tiểu thuyết bám sát các diễn biến đời sống trênnhiều lĩnh vực khác nhau
Đầu những năm tám mươi của thế kỷ XX xuất hiện một số tác phẩm viết
trực diện về “khoán 10 trong nông nghiệp” của Đào Vũ (Bí thư cấp huyện), của Nguyễn Kiên (Nhìn dưới mặt trời), của Nguyễn Phan Hách (Tan mây), của Nguyễn Hữu Nhàn (Dốc nắng)… Dòng tiểu thuyết thời sự này là sự nối tiếp tiểu thuyết Cù lao chàm, Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn, Chân dung một quản đốc của Nguyễn Hiểu Trường, Giấy trắng của Triệu Xuân, Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng, Đồng chiêm của Hoàng Minh Tường, Đối thoại sông Đà của Trần Chinh Vũ, Đất mặn của Chu Văn, Hạt mùa sau của Nguyễn Thị Ngọc
Tú… Xu hướng tiểu thuyết này thể hiện sự dấn thân, nhập cuộc của nhà văn vào
Trang 19khả năng đáp trả nhạy bén các vấn đề bức xúc của đời sống xã hội Riêng haicuốn tiểu thuyết của Nguyễn Mạnh Tuấn gây một tiếng vang lớn trong đời sốngvăn học, được tái bản nhiều lần ở nhiều nhà xuất bản và nhận được nhiều ý kiếnphản hồi từ bạn đọc, nhất là những người lao động, điều đó nói lên ý nghĩa mậtthiết giữa văn học và cuộc sống Thành công của tác giả chính là ở chỗ nắm bắtđược tâm lý và nhu cầu thay đổi quản lý trong sản xuất cũng như trong đời sống
xã hội, vì thế nó đồng vọng được với đông đảo bạn đọc Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng, Hạt mùa sau của Nguyễn Thị Ngọc Tú viết về đội ngũ các nhà khoa
học – những trí thức trẻ - là tác phẩm viết trực diện về các vấn đề sản xuất,nhưng đằng sau là vấn đề con người, vấn đề nhân tâm thời đại Nhìn chung cáctác phẩm viết về sản xuất trong các lĩnh vực công – nông nghiệp, đội ngũ tríthức trẻ nổi bật ở ưu điểm nêu vấn đề, ở cách nhìn thẳng vào sự thật đời sốngnhưng về chất lượng nghệ thuật còn hạn chế nên đến nay còn lại rất ít trong tâmtrí bạn đọc
Từ sau 1975, càng lùi xa chiến tranh chúng ta càng có nhu cầu tìm hiểusâu sắc hơn về những gì đã xảy ra, những gì thuộc về lịch sử Vì thế trong tiểuthuyết sau 1975 nở rộ một loạt tác phẩm viết về đề tài chiến tranh sau chiến
tranh: Năm 1975 họ đã sống như thế và Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, Nắng đồng bằng, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh, Bến không chồng của Dương Hướng… Một số nhà văn đã dày công sáng tác những bộ tiểu thuyết dài nhiều tập về chiến tranh như Phan Tứ với Người cùng quê, Nam Hà với Đất miền đông, Xuân Thiều với Tư thiên, Đặng Đình Loan với Đường thời đại…Những tác phẩm này đã cố gắng thể hiện con người
và chiến tranh trên cả hai mặt của một vấn đề: vai trò của chiến tranh đối với conngười và ngược lại Tiểu thuyết viết về chiến tranh phong phú về chủ đề, giọngđiệu, bút pháp và được soi sáng bởi lý tưởng nhân văn cao cả và trình độ nghệthuật mới Đa số nhà văn viết về chiến tranh như là một trách nhiệm cao cả, nhưmột món nợ tinh thần phải trả cho hàng triệu người đã “quyết tử cho Tổ quốcquyết sinh”
Trang 20Đầu những năm tám mươi thế kỷ XX, tiểu thuyết Việt Nam xuất hiệnnhiều tác phẩm có nét chung là cố gắng khám phá, phát hiện lại thực tại, gọi là
khuynh hướng “nhận thức lại thực tại” hay đề tài thế sự Các tác phẩm Thời xa vắng của lê Lựu, Tháng ngày đã qua của Xuân Thiều, Sống với thời gian hai chiều của Vũ Tú Nam, Thời gian của người của Nguyễn Khải, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu… có thể coi là những thể
nghiệm, tìm tòi của tiểu thuyết đương đại trong phương hướng đi tìm chân lý đời
sống bằng cách nhận thức lại đời sống Thời xa vắng (1986) có thể coi là cuốn
tiểu thuyết đột phá của khuynh hướng này Đề tài thế sự trong tiểu thuyết thểhiện khát vọng phân tích, tổng kết, chiêm nghiệm và suy ngẫm, triết luận về đờisống và con người của nhà văn Tác giả đã vận dụng hình thức bi kịch để tái tạođời sống vì bi kịch có tác dụng “thanh lọc tâm hồn”, có khả năng phát hiện các
“tình huống thế giới” theo cách nói của Hêghen
Bên cạnh việc nhận thức lại thực tại, những tác phẩm thuộc đề tài thế sựcòn hướng tới những vấn đề đạo đức, nhân cách của con người trong xã hội.Trong các tác phẩm thuộc đề tài này, nhà văn tái hiện bao nhiêu câu chuyện éo
le, thăng trầm, bao nhiêu cảnh đời và số phận khác nhau Đi sâu vào thế giới bêntrong của con người, tiểu thuyết chú trọng phát hiện “biện chứng tâm hồn” củacon người trong một bối cảnh xã hội nhiều đổi thay, thăng trầm và quanh co.Những sáng tác của Nguyễn Khải, Vũ Tú Nam, Ma Văn Kháng, Nguyễn MinhChâu, Lê Minh Khuê, Trần Thùy Mai, Khuất Quang Thụy, Dạ Ngân…đều có nétchung là viết theo tinh thần “gạn đục khơi trong”, phát hiện và chắt chiu cái đẹpđồng thời truy kích đến cùng cái ác, cái xấu đang bao vây con người
Bề ngoài có khi khó phân biệt giữa các loại đề tài sản xuất, đề tài chiếntranh hay đề tài thế sự nhưng dù viết về đề tài nào, tiểu thuyết nói riêng và vănxuôi nói chung cũng chỉ nhằm hướng tới con người trong tính toàn vẹn và phứctạp của nó Qua sự phát triển của thể loại tiểu thuyết trong dòng chảy của nềnvăn học Việt Nam, có thể nhận thấy tiểu thuyết đang ngày càng vượt lên, dẫnđầu và xứng đáng với vai trò là “cỗ máy cái” trong nền văn học nghệ thuật
Trang 211.1.3 Sự trỗi dậy của đề tài thế sự trong tiểu thuyết Việt Nam
Lịch sử ở bước ngoặt là cơ hội cho tiểu thuyết phát triển Cũng giống nhưthời kỳ sau hòa bình (1954), sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhấtđất nước (1975), một thời kỳ mới mở ra trong đời sống xã hội của dân tộc ViệtNam độc lập – thống nhất – hòa bình Vượt qua giai đoạn quán tính (khoảng từ
1975 đến 1985), văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng đang tạo đà pháttriển mới Không chỉ phát triển theo những quy luật nội tại, vốn có của bản thân,văn học giờ đây đã nhanh nhạy trước yêu cầu của đời sống, tiếp xúc một cáchchủ động và mạnh mẽ với các yếu tố ngoại sinh Sự tiếp xúc đa dạng hơn trongmôi trường văn hóa cởi mở và hội nhập đã làm thay đổi thị hiếu thẩm mỹ củangười đọc và người cầm bút, thúc đẩy quá trình cách tân, hiện đại hóa văn học,trong đó có tiểu thuyết
Trong hệ thống thể loại văn xuôi sau 1975, tiểu thuyết có ưu thế và chiếm
vị trí chủ đạo trong công cuộc vận động và đổi mới văn học Đặc biệt là từ 1986đến nay, văn học đổi mới trên tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật” đã kéo theo một
hệ quả tất yếu đó là: tính sử thi nhạt dần, thay vào đó, đề tài thế sự đã khẳng địnhđược vị thế mới của mình và có sự trỗi dậy mãnh liệt, dần dần trở thành đề tàichính yếu của tiểu thuyết Việt Nam Sự chuyển biến này phần nào đã đáp ứngđược nhu cầu phân tích, lý giải, suy tư về con người, xã hội của một thời kỳ đầybiến động
Một trong những khía cạnh được tiểu thuyết thế sự rất quan tâm đó lànhững xung đột trong xã hội mà trước hết là xung đột giữa các dòng họ Trênnhiều vùng quê, chính những người nông dân hồn hậu, chất phác, giàu tình cảmlại gây không ít những đau khổ cho nhau và cho chính mình chỉ vì sự thiếu hiểubiết, sự ấu trĩ trong nhận thức, tâm lý bầy đàn, sự trì trệ, bảo thủ và tập tục làng
xã Bởi vậy, chiến tranh kết thúc nhưng những làng quê bé nhỏ vẫn không hềbình yên Ở đó cuộc sống luôn bị khuấy đảo, sôi lên vì những quan hệ, những
mâu thuẫn, những định kiến làm điêu đứng bao nhiêu con người Đọc Bến không chồng của Dương Hướng mới thấy hết được mối thù giữa hai dòng họ Vũ và
Trang 22Nguyễn đã làm cho con đường đi đến hạnh phúc của Hạnh và Nghĩa gian nanbiết chừng nào Ta cũng dễ dàng bắt gặp xung đột dòng họ hết sức gay gắt trong
Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường với mâu thuẫn kéo dài
từ rất nhiều đời của hai dòng họ Trịnh – Vũ Những ân oán, những đấu đá,những hiềm khích đã đẩy lên đến đỉnh điểm khi bà Son bị cưỡng bức, xấu hổ vàkhông còn lối thoát đã phải nhảy xuống sông tự tử Đau lòng biết mấy khi nghelời phán của cô Thống Bệu về những bóng ma trong làng xã: “Xưa nay người tachỉ sợ người chết chứ ai sợ người sống? Có đúng không hở? Chỉ sợ ma chứ ai sợngười? Có đúng không hở? Thế mà hôm ấy tôi đi nhận ruộng hộ con cháu, thấyhốt quá Nhìn chẳng thấy người đâu, toàn ma Những người thân sống ngồi đấy
mà cấm nhận ra ai nữa”
Gia đình cũng là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam nói chung và tiểu
thuyết thế sự nói riêng Những tác phẩm tiêu biểu như Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Luật đời và cha con, Gã tép riu (Nguyễn Bắc Sơn)… Các tác phẩm đều đã đi sâu khai thác mối
quan hệ phức tạp, đa chiều của gia đình Việt Nam thời kỳ mở cửa Những mâuthuẫn trong gia đình, những rạn nứt và đổ vỡ… do sự cách biệt về quan niệmsống, về cách ứng xử, các mối quan hệ trong giao tiếp và đặc biệt là hôn nhânkhông xuất phát từ tình yêu đã được các nhà văn khai thác và thể hiện một cáchsâu sắc Trên một khía cạnh nào đó, có thể thấy rằng các cây bút tiểu thuyết khaithác mảng đề tài này đã thực sự chạm đến được những miền sâu thẳm của bảnthể cá nhân và cũng là một biểu hiện quan trọng xuất phát từ chiều sâu quanniệm nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Những đối cực văn hóa cũng là một phương diện được đặt ra trong tiểuthuyết thế sự Việt Nam Khi dân tộc đứng trước công cuộc hội nhập, nhiều câybút đã khá nhạy cảm trước xung đột giữa những giá trị văn hóa tốt đẹp của dântộc với những thế lực và âm mưu đen tối nhằm phá hoại những tinh hoa văn hóa
ấy Ma Văn Kháng trực diện đặt những truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ
Trang 23tục gia tộc trong mối xung đột không thể hòa giải với những chuẩn mực mới củakinh tế thị trường Dương Hướng lại kiến giải từ những vận động phức tạp củađời sống đang đổi thay ở làng quê Việt Đặc biệt, Nguyễn Xuân Khánh đã mangđến một kiến giải mới mẻ khi khẳng định sức mạnh của tín ngưỡng dân gian như
là một hạt nhân quan trọng của văn hóa… Có thể thấy rằng, truyền thống vănhóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được kiến giải từ những góc độ hết sức mới
mẻ Các nhà văn không đứng trên quan điểm của dân tộc, cộng đồng mà trướchết từ chính bản thân sức mạnh nội tại của văn hóa Ta thấy sự gặp gỡ giữa cáctác phẩm này là qua những kiến giải về văn hóa, khẳng định sức mạnh của nónhư là một vấn đề sống còn của xã hội trong công cuộc đổi mới Văn hóa vừa làsức mạnh của cộng đồng nhưng đó cũng là yếu tố luôn luôn bị đe dọa bởi nhữngđối cực
Không chỉ quan tâm đến những xung đột trong xã hội mà tiểu thuyết thế
sự còn có những cái nhìn hết sức mới mẻ và toàn diện về con người Trướcnhững biến động lớn lao của xã hội, con người cũng thay đổi và có sự phân hóa
rõ nét Có thể nói rằng, thế giới con người qua cái nhìn của các nhà văn đươngđại vô cùng phong phú, đa dạng, đa diện, đa chiều Từ những người dân quê tớitầng lớp trí thức, thậm chí cả những tầng lớp quan chức đương thời cũng đềuđược thể hiện hết sức chân thực và sống động trên từng trang viết Những nhânvật tài năng, có nhân cách được đặt trong mối xung đột với những con ngườiphản diện, đại diện cho những thế lực đối lập với thuần phong mỹ tục và nhữngchuẩn mực xã hội Thậm chí, trong bản thân của một con người nhiều khi cũng
có những xung đột, giằng xé và đấu tranh giữa hai mặt tốt và xấu, giữa phần con
và phần người Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Chuyện kể năm 2000, Biển và chim bói cá (Bùi Ngọc Tấn), Luật đời và cha con, Lửa đắng, Gã tép riu (Nguyễn Bắc Sơn)… là những tác phẩm
thành công trong việc khắc họa số phận con người đặt trong sự đổi thay như vũbão của xã hội hiện đại
Trang 24Dễ dàng nhận thấy hai khuynh hướng cảm hứng chính của tác phẩm khi đisâu vào mảng thế sự đó là khuynh hướng phê phán và bi kịch Nếu cảm hứngphê phán cho thấy tinh thần dũng cảm và nỗ lực hết mình của các cây bút trênhành trình rút ngắn khoảng cách với hiện thực đời sống thì cảm hứng bi kịch lạicắt nghĩa, lý giải được những xung đột thế sự ở chiều sâu bản thể của nó
Có thể nói, với việc đi sâu khai thác mảng đề tài thế sự, tiểu thuyết ViệtNam đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nhận thức của bạn đọc trong thời kỳ córất nhiều những biến động to lớn và những vấn đề đang được đặt ra một cáchbức thiết
1.2 Sự xuất hiện của tiểu thuyết Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn
và Gã tép riu của Nguyễn Bắc Sơn
1.2.1 Biển và chim bói cá – tiểu thuyết xuất sắc của Bùi Ngọc Tấn
Bùi Ngọc Tấn sinh ngày 3-7-1934 trong một gia đình địa chủ nhỏ tại Câu
Tử, Hợp Thành, Thủy Nguyên, Hải Phòng
Ông bắt đầu viết văn từ năm 1954 khi mới tròn 20 tuổi, cùng lớp với Lê Bầu,
Lê Mạc Lân, Vũ Thư Hiên, Nguyên Bình, Vũ Bão Truyện ngắn đầu tay gửi dự thi
báo Văn Nghệ - Chị Trúc - được Tô Hoài khen hay, nhưng không được in và cũng
không được giải vì nói quá nhiền đến những mất mát của chiến tranh
Bùi Ngọc Tấn bắt đầu sự nghiệp bằng thể loại truyện ngắn và thực sự nổilên bằng tiểu thuyết Ông không phải là nhà văn hiện thực lớn, không phải là nhàviết tiểu thuyết vĩ đại, một nhà nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu nhưng sáng tác củaông đã vượt qua những thử thách của thời gian, của số phận, càng thử thách lạicàng ngời sáng Không có những tác phẩm với số lượng đồ sộ nhưng với hàng
loạt truyện ngắn: Cún, Người chăn kiến, Khói…và tiểu thuyết Chuyển kể năm
2000, Biển và chim bói cá…Bùi Ngọc Tấn đã làm bộc lộ được ý nghĩa hiện thực
sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện qua nhữngtrang viết của mình
Ông bị một tai nạn bất ngờ và phải ngừng bút hơn 20 năm, đó là quãng thờigian vô cùng khó khăn đối với Bùi Ngọc Tấn Trước một thực tế muôn vàn khắc
Trang 25nghiệt, không được viết lên những gì mình muốn viết nhưng trong tâm hồn của ôngluôn khao khát vượt qua để trải lòng mình với những trang viết Một con người đãtừng sống trong gian khổ, trải qua biết bao bầm dập của cuộc sống thì càng sángngời trong thử thách Với Bùi Ngọc Tấn nghề văn giống như một cái nghiệp không
dễ gì chối bỏ Nó cứ thôi thúc ông cầm bút và viết Cả một đời ông luôn tâm niệmmột điều “Với tôi, văn chương thuộc về những kẻ yếu, những người tầng đáy,những người chịu đựng lịch sử”, “Văn chương không có chức năng lên án cóchăng chỉ nói lên thân phận con người” Quan niệm về văn chương của BùiNgọc Tấn là một quan niệm hết sức tiến bộ và thấm đẫm tinh thần nhân văn.Ông viết văn là để thấu hiểu và bênh vực những con người nghèo khổ, dưới đáy
xã hội
Biển và chim bói cá đánh dấu sự trở lại của Bùi Ngọc Tấn sau 20 năm
ngừng bút, sau khi đã trải qua biết bao bầm dập của cuộc đời, của số phận, củanghề nghiệp…, là kết tinh vốn sống của nhà văn trong suốt những năm thángchứng kiến mọi chìm nổi, ngang trái của cuộc sống và con người trong một đơn
vị quốc doanh đánh cá lừng danh và cũng lắm truân chuyên Tác phẩm kể lạinhững câu chuyện về “đêm trước giai đoạn đổi mới của một liên hiệp đánh cábiển Đông đầy thành tích nhưng cũng lắm cơ hội tha hóa, nhiều nhân văn nhưngcũng không ít lưu manh” Bên dưới những câu chuyện, những cuộc đời là nhữngđợt sóng ngầm của một thời kỳ dữ dội và cũng đầy khắc khoải Cái không khí,tinh thần quốc doanh đầy khẩu hiệu thi đua nhưng ẩn sau đó là rất nhiều góckhuất: từ chuyện buôn lậu vài kí đá lửa từ Trung Quốc đến chuyện “khai phá”con đường nhập lậu điện tử gia dụng, từ chuyện mua chuộc hải quan, những vụthanh toán lẫn nhau theo luật rừng trên biển… như chuyện vừa mới xảy ra Có lẽvới sự am hiểu vốn sống của một thời kì từng là nhân viên quốc doanh đánh cá
Hạ Long (1975 - 1995), Bùi Ngọc Tấn muốn lật lại ký ức về một thời kỳ, mộtbối cảnh nhỏ đặt trong tương quan bối cảnh lớn của dân tộc, thời đại đầy biếnđộng ngấm ngầm và dữ dội mà mình đã sống qua, còn đem lại nhiều ngẫm nghĩday dứt Bản thân nhà văn cũng thừa nhận, ngay từ những ngày đầu còn lênh
Trang 26đênh đánh cá trên biển, ông đã tự nhủ, đây sẽ là mảnh đất phì nhiêu để ông canhtác “Tôi nghĩ thế nào cũng phải viết”, ông nói và đã viết, trải rộng trên tất cảnhững gì mắt thấy tai nghe và ghim sâu những trăn trở của bao nhiêu năm thángchiêm nghiệm
Với ưu thế của một người dày dạn vốn sống, Bùi Ngọc Tấn rất tinh tế khithể hiện cái nghèo, cái khổ khiến con người ta hèn đi của thời đoạn bấy giờ Ôngkhông bình luận, chỉ thản nhiên tả những chi tiết rất thực: "Khi thuyền trưởngđem bia và nước ngọt ra mời, anh đã làm ra vẻ rất tự nhiên, cười rất vô tư vàkhảng khái: “Hôm nay bị đầy hơi, chỉ xin thuyền trưởng chén trà thôi Còn cáinày xin phép thuyền trưởng mang về, lúc khác uống” Thực ra có phải bụng dạlàm sao đâu Mà nó nằm trong kế hoạch của anh Phải đem được ít nhất một lonbia, một lon nước ngọt về cho mẹ, anh Vận và lũ cháu Anh mở lon nước ngọt,rót ra cốc Cả nhà tròn mắt nhìn những bọt nước thẫm màu nảy lên lách tách nhưmưa trong cốc Mẹ uống một ngụm Mẹ bảo ngon rồi đưa cho cả nhà nếm mỗingười một ngụm…"
Chính vì viết như một cuộc hồi cố về với quãng đời cực nhọc của mình và
cả dân tộc bằng vốn sống phong phú, tràn trề ấy, lúc này lúc kia cũng khiếnngười đọc ngỡ rằng nhà văn đang rối trong chính kho tư liệu của mình Tất cảmọi chi tiết đều được ông nỗ lực đưa vào, khiến cuốn tiểu thuyết dày hơn 500trang có lúc như hỗn độn, như rối rắm và khó đọc, khó nắm bắt Chính vì thế,
nhà văn Châu Diên nhận định, có thể coi "Biển và chim bói cá là cuốn tiểu
thuyết tư liệu, kết quả từ cách làm việc của một nhà báo mang tâm hồn của mộtnhà văn"
Biển và chim bói cá được viết trong cái tinh thần khổ ải, của một thời khổ
ải của một miền đất Thành thử những chi tiết ở trong đó, thì đều là những cáitên riêng của rất nhiều từng cá nhân con người, ở một cái hợp tác xã, trong mộtthời kỳ bao cấp
Biển và chim bói cá viết dựa vào bối cảnh thời bao cấp Một thời đại luôn
tồn tại chuyện chạy chọt, cầu cạnh, bon chen, vụ lợi Chính bối cảnh đó đã chi
Trang 27phối nội dung thể hiện trong tác phẩm Tồn tại trong tác phẩm là hình ảnh nhữngbọn quan tham, nhũng nhiễu, tiêu biểu là giám đốc Hoàng Quốc Thắng, rồi những
kẻ bợ đỡ, nịnh nọt sẵn sàng dâng vợ cho sếp để được nâng cấp tiêu biểu là nhânvật Huy Trong cái cơ chế quyền và tiền đó là sự thể hiện một hệ thống hành chínhthối nát, con cái của những kẻ làm sếp thì được ưu tiên, coi trọng mặc dù họ lànhững kẻ dốt nát, đua đòi Ngược lại một thế hệ những con người cống hiến chođất nước thì không hề được chiếu cố
Những chiêm nghiệm của tác giả được vẽ lại bằng một lối văn nhẹ nhàngđầy ắp hình ảnh, không hờn oán, hơn thế, nhiều khi như trải một tấm lòng đônhậu Trong suốt 500 trang giấy, trang nào cũng là một bức tranh nhỏ đầy ắpnhững sự thật, phảng phất tâm hồn bao dung của tác giả Những đóng góp vàthành công của Bùi Ngọc Tấn đã minh chứng cho những năm tháng quật quã trảinghiệm đầy bản lĩnh, trước những oan nghiệt của cái nghiệp văn chương: buồn vui vàcay đắng và càng làm cho Bùi Ngọc Tấn thêm bao dung, độ lượng và lạc quan
2.1.2 Gã tép riu – tiểu thuyết hấp dẫn của Nguyễn Bắc Sơn.
Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn có tên khai sinh là Nguyễn Công Bác, sinh năm
1941, quê quán: Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội Sinh ra ở Nam Định, kháng chiếnchống Pháp gai đình ông tản cư lên Phú Thọ, ở xã Tân Hòa, huyện Hạ Hòa Ở đâyngay từ tuổi thiếu niên, ông đã tham gia đoàn thiếu nhi nghệ thuật Lưu Hữu Phước,trong trại Thiếu nhi Bác Hồ, biểu diễn múa hát phục vụ kháng chiến Năm 1955 ôngtrở về Hà Nội, tốt nghiệp đại học sư phạm năm 1962 trở thành thầy giáo dạy văntrường THPT Hoàn Kiếm trong 10 năm Ông kể hồi còn học phổ thông, cũng đã từng
ấp ủ mộng văn chương vì cũng có chút năng khiếu nhưng rồi theo thời gian, cáimộng văn chương ấy cũng tắt ngấm Năm 1972 ông vào bộ đội, tham gia khángchiến chống Mỹ cứu nước, từ năm 1981 đến 1992 là phó hiệu trưởng trường ChuVăn An danh tiếng, được bổ nhiệm làm hiệu trưởng nhưng ông từ chối sau đó vui vẻ
về làm trưởng phòng quản lý báo chí, xuất bản của Sở văn hóa thông tin Hà Nội, bởi
vì “nghề báo chí xuất bản, gắn với sách vở chữ nghĩa” là niềm đam mê từ lâu củaông Chính trong quãng thời gian mười năm ở sở văn hóa thông tin Hà Nội, ông đã
Trang 28đến với thực tế đời sống, cọ xát và va đập đến tận cùng với cuộc đời của một anhcông chức ngành văn hóa, chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong tiến trình đổimới đất nước Cơ chế thị trường đang xuất hiện, nhiều giá trị bị đảo lộn, đời sống conngười, tư duy và bản lĩnh cũng phải đổi thay chóng mặt để thích ứng với thời cuộc, vìthế có biết bao bi kịch đau đớn trong cái đời sống phức tạp ấy Nguyễn Bắc Sơn đãsống đến tận cùng cuộc sống đang sở hữu, làm việc hết mình và tích lũy vốn sống hếtmình.
Nguyễn Bắc Sơn là một nhà văn đa tài Ông đã thử bút với nhiều thể loại vănhọc, từ bút ký, đến truyện ngắn, truyện vừa rồi tiểu thuyết Ở thể loại nào ông cũnggặt hái được những thành công nhất định
Là một người viết không chỉ dựa vào khả năng thiên bẩm mà còn luôn quansát và suy nghĩ về chính công việc của mình và đồng nghiệp, Nguyễn Bắc Sơn đãhình thành ý thức nghệ thuật nhất quán trong hành trình sáng tạo của mình Hànhtrình sáng tác của Nguyễn Bắc Sơn là cả một quá trình dài tích lũy kiến thức và kinhnghiệm sống, kinh nghiệm viết Trong bài trả lời phỏng vấn nhà thơ Vũ Duy Thôngtrên báo Văn Nghệ khi được hỏi ông mê văn từ bao giờ và viết như thế nào, NguyễnBắc Sơn đã tâm sự: cái mộng văn chương bắt đầu từ hồi học phổ thông nhưng rồi tắtngấm bởi học xong đi dạy học, đi bộ đội lại về dạy học, làm cán bộ quản lý ở mộttrường cấp 3, hơn chục năm cuối mới sang ngành văn hóa – thông tin Nhưng cuốicùng “rồi thấy nhiều chuyện quá, không viết không được Lúc đầu, ký là hấp dẫn tôinhất Bao nhiêu chuyện người, chuyện đời, chuyện quê hương đất nước dồn cho ký
Đi máy bay viết về người lái máy bay, người dẫn đường máy bay, xuống nước gặpanh thợ lặn, viết gian nan nghề thợ lặn Bước ra Bờ Hồ, gặp cây lộc vừng liền viết vềcây lộc vừng chín gốc bên Hồ Gươm Thế rồi sang truyện ngắn, tiểu thuyết lúc nàokhông hay Năm 1999, tôi ra cùng lúc 4 cuốn sách với gần 1.700 trang Báo VănNghệ Trẻ khen và đặt câu hỏi: Phải chăng đây là hiện tượng xuất bản của năm nay?Tôi thành “nhà văn trẻ tóc bạc” từ đấy” [42, tr.10] Đến với văn chương khá muộnnên Nguyễn Bắc Sơn chỉ thực sự thành danh khi mái đầu đã pha sương, ông cũng lýgiải điều này: “Đến khi nghỉ hưu, thời gian là của mình, được sống theo sở thích,
Trang 29sống cho mình, lúc ấy cái chí viết văn mới thực sự trỗi dậy Thế là lao vào viết Càngviết càng ham Viết chí chết Mình là một người của cơ chế, cơ chế ấy do mình gópphần đẻ ra Là người của cơ chế nhưng lại thấy cơ chế nhiều bất cập quá Nó buộcmình phải viết, phải mổ xẻ” [42, tr.10] Ông cũng khẳng định mục đích viết văn vàkhuynh hướng viết tiểu thuyết cho mình: “Với tôi, viết văn là sự giải tỏa những bứcxúc cuộc đời, là góp một tiếng nói cho đời Tôi, anh hay nhiều người khác, thất bạitrong việc này, không thành công trong việc kia, kém cỏi so với thiên hạ ở nhiều việckhác, là bởi mình không làm đúng luật, ứng xử không đúng luật Thế nên trời còn choviết được, thì những cuốn khác của tôi dù đặt tên là gì, vẫn nằm trong bộ Luật Đời”[42, tr.10] Và “có viết tiểu thuyết mới có cơ hội lôi được vốn sống trực tiếp, giántiếp, vốn hiểu biết của mình vào trang viết Cũng là nhờ tính tò mò, hay quan sát,năng nhặt chặt bị” [42, tr.10].
Những ý kiến của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn trên các báo đã cho chúng ta thấy
rõ quan niệm nghệ thuật của ông, Đối với ông viết văn là một sự giải tỏa để bộc lộnhững điều mắt thấy tai nghe, để mổ xẻ sự bất cập của cơ chế nhằm mục đích tháo
gỡ, xây dựng theo chiều hướng tích cực hơn Theo ông văn chương chính là ngọn lửađắng – ngọn lửa ấy “là thuốc đắng, là liều kháng sinh đặc trị những căn bệnh xã hộitrầm kha, tưởng như không thuốc nào chữa khỏi” [27, tr.597] Hơn nữa nhà văn lạiviết tác phẩm bằng “trái tim của một nhà văn đảng viên, một người trong cuộc vớitâm thế xây dựng rất có ích cho đất nước, cho Đảng không chỉ ngày hôm nay” [11].Tất cả cho thấy quan niệm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Bắc Sơn rất mới mẻ, táobạo, nó có ý nghĩa khích lệ, động viên tinh thần người cầm bút dũng cảm dấn thânvào những vấn đề gai góc, nhức nhối trong xã hội
Gã tép riu là tiểu thuyết mới nhất của Nguyễn Bắc Sơn (NXB Hội Nhà văn - 2013), sau hai tiểu thuyết nổi tiếng là Luật đời và cha con, Lửa đắng Vẫn
tiếp tục bám sát những vấn đề thời sự của cuộc sống nhưng lần này tác phẩm củaông xoáy sâu vào lĩnh vực văn hóa, báo chí để từ đó làm nổi bật triết lý sống củamột trí thức có tâm, có tài
Trang 30Trần Xuân Tùng - một nhà báo tên tuổi - được mời về làm Trưởng phòngquản lý báo chí, xuất bản ở Sở Văn hóa Thông tin của Thủ đô Là người có kiếnthức rộng, tư duy sắc sảo lại hay đấu tranh, phản biện nên Tùng thẳng thắn góp
ý, phê bình những bất cập, sai sót trong lĩnh vực quản lý văn hóa của các cơquan chức năng Vợ anh là Diệu Thủy, dù năng lực kém nhưng do biết nắm bắt
cơ hội, tận dụng nhan sắc trời cho và các mối quan hệ nên sự nghiệp lên nhưdiều gặp gió Quyền lực càng cao, Diệu Thủy càng lơ là gia đình và coi thườngchồng Khi Tùng liên tiếp phát hiện và chỉ ra những sai sót trong công văn, thông
tư, nghị định… do cơ quan Thủy soạn thảo, ban hành, cô cho rằng anh cố tìnhchơi nổi, làm cô bẽ mặt nên chủ động ly thân Tùng gặp Dự - một học sinh giỏivăn cấp tỉnh nhưng thi rớt đại học, đi làm kiếm tiền luyện thi rồi bị lừa, sa chân
lỡ bước vào con đường làm gái Tùng giúp Dự thoát khỏi cuộc sống nhơ nhớp vàcùng cô xây dựng cuộc sống mới Thủy biết chuyện, đánh ghen và hai người lydị…
Cốt truyện chỉ có thế nhưng điều lôi cuốn ở Gã tép riu là quan điểm sống,
cách ứng xử của nhân vật Tùng có thể sống như bao người khác: làm ngơ trướcsai trái để giữ gìn hạnh phúc gia đình và dễ dàng thăng tiến nhưng anh đã khônglàm vậy Anh cho rằng: "Đã là trí thức thì phải biết phản biện, thậm chí phảnbác, đối lập, chống lại những cái ác, cái xấu, những gì sai trái, miễn là với động
cơ xây dựng chứ không phá hoại là được rồi" [28, tr.363] Chính sự đấu tranhkhông khoan nhượng của anh đã làm phật ý nhiều lãnh đạo, mà trực tiếp là mấtlòng vợ, dẫn đến những rạn nứt không thể cứu vãn trong hôn nhân Đấu tranh vì
lẽ phải nhưng cuối cùng những gì anh nhận được chính là gia đình tan nát, bịcách chức, kỷ luật… Bi kịch đó sẽ khiến người khác phải nản lòng nhưng vớiTùng thì không Anh mừng vì đã được giải thoát khỏi cuộc hôn nhân đi vào ngõcụt; còn sự nghiệp, anh cho rằng mình chỉ là "gã tép riu" không màng danh lợinên không có gì để tiếc Tưởng rằng mất tất cả nhưng thật ra, Tùng lại có tất
cả Đó là một gia đình mới với người vợ biết yêu thương, tôn trọng mình; anh
có được sự ủng hộ của dư luận khi nói đúng; có sự quan tâm, giúp đỡ của bạn
Trang 31bè, đồng nghiệp khi gặp khó khăn Quan trọng nhất là những ý kiến đóng gópcủa anh cuối cùng được công nhận Anh đã đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân và
tự hào là mình đã sống đúng với lương tâm, trách nhiệm của một trí thức
Gã tép riu còn hấp dẫn người đọc ở những màn đối đầu, đấu trí căng
thẳng giữa Tùng với một số kẻ hám danh bất tài, giữa Thủy và Dự - hai ngườiphụ nữ có xuất thân, địa vị khác biệt Điều thú vị như tác giả nói ngay trước khivào sách là bối cảnh cuốn sách phần lớn là có thật, hầu hết sự việc đều có
thực, nhưng không hề ám chỉ một ai Vậy thì vì sao Gã tép riu hấp dẫn người
đọc? Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã lý giải: “Sức mạnh của tác giả là ở khảnăng tinh nhạy nắm bắt những vấn đề thời sự nóng hổi đang diễn ra trong đờisống hằng ngày”
Người đọc có thể dễ dàng nhận ra trong đội ngũ nhân vật của ông bóngdáng số phận của những con người có thật ngoài đời Cuộc sống và trang sáchnhiều khi không còn khoảng cách - bởi thế tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn thườngrất hấp dẫn Hấp dẫn cũng bởi nó rất thật Đấy là cái tài của Nguyễn Bắc Sơn,cũng là sự đóng góp rất cần được ghi nhận của ông trong văn học đương đại.
Tiểu kết:
Tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975, nhất là từ những năm đổi mới đã điqua một chặng đường dài thay da đổi thịt Trong suốt quãng đường ấy, có lúc nónhư một dòng nước lũ ào ạt dâng trào, có khi lại trôi chảy êm đềm nhưng vẫnkhông ngừng tiến về phía trước Trên con đường đổi mới và phát triền, tiểuthuyết Việt Nam tìm đến đề tài thế sự như là một nhu cầu tất yếu trên con đườngđổi mới về tư duy nghệ thuật và hình thức thể hiện để hòa nhập chung vào quỹđạo của văn chương thế giới Trong xu hướng đó, Bùi Ngọc Tấn và Nguyễn BắcSơn đã đóng góp cho đề tài thế sự của tiểu thuyết Việt Nam hai tác phẩm xuất
sắc là Biển và chim bói cá và Gã tép riu Nội dung hiện thực phong phú, mới mẻ,
sinh động cùng với hình thức nghệ thuật điêu luyện là nét đặc sắc làm nên thành
công ở cả hai tác phẩm Qua hai tiểu thuyết Biển và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn và Gã tép riu của Nguyễn Bắc Sơn, ta thấy rõ vị trí, tầm quan trọng của đề
Trang 32tài thế sự trong văn học Việt Nam hiện đại cũng như sự phát triển của đề tài nàytrong tiến trình đổi mới nền văn học nước nhà.
CHƯƠNG 2: BỨC TRANH THẾ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT BIỂN VÀ
CHIM BÓI CÁ CỦA BÙI NGỌC TẤN VÀ GÃ TÉP RIU CỦA NGUYỄN
BẮC SƠN
2.1 Tiểu thuyết Biển và chim bói cá – bức tranh xã hội thời bao cấp
2.1.1 Vấn đề kinh tế - xã hội thời bao cấp
2.1.1.1 Mô hình kinh tế mang tính chất quan liêu bao cấp
Văn học là tấm gương xê dịch trên con đường lớn Điều ấy càng đúng với
văn chương Bùi Ngọc Tấn Tiểu thuyết Biển và chim bói cá của ông chỉ với hơn
500 trang nhưng có khả năng ôm trọn một phạm vi hiện thực rộng lớn với hàngtrăm gương mặt con người, hàng nghìn sự việc lớn nhỏ…tất cả trải dài trong mộtkhông gian bao la; với một khoảng thời gian kéo dài từ thời kỳ bao cấp chớmsang thời kỳ đổi mới Thời gian trong tác phẩm là vào khoảng những năm 1980,cái thời điểm mà đất nước đã bước qua khỏi chiến tranh, bước vào thời kỳ xâydựng kinh tế - xã hội Định hướng của Đảng và nhà nước ta lúc bấy giờ: xâydựng kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung Mô hình ấy là phù hợp vớihoàn cảnh đất nước trong thời chiến, khi mà cả nước tập trung mọi của cải vàsức lực cho tiền tuyến, tất cả vì tiền tuyến thân yêu Nhưng trong thời bình, khichiến tranh đã qua đi, đất nước bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cái cơchế cũ ấy đã không còn phù hợp nữa, bộc lộ nhiều hạn chế, bấp cập
Trong giai đoạn trước đổi mới vào năm 1986, đất nước ta thực hiện quản
lý kinh tế theo cơ chế tập trung tới mức quan liêu Nhà nước là người quản lý tất
cả, nắm trong tay quyền cho, chi phối mọi vấn đề trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của xã hội Cơ chế này làm cho nền kinh tế trì trệ trong một thời gian dài,các doanh nghiệp không được tự chủ, không năng động sáng tạo
Và hệ quả của quá trình thực hiện này là: thành phần kinh tế quốc doanh
và kinh tế tập thể luôn thua lỗ, không phát huy được vai trò, tác dụng; thu nhậpquốc dân và năng suất lao động thấp; lương thực, vải mặc và hàng tiêu dùng thiết
Trang 33yếu đều thiếu; tài nguyên bị sử dụng lãng phí, môi trường bị phá hoại; hiệntượng tiêu cực trong xã hội ngày càng phát triển…
Trở lại với Bùi Ngọc Tấn, tiểu thuyết Biển và chim bói cá được viết vào
khoảng những năm 80, tức là thời điểm trước đổi mới, chiến tranh tuy đã qua đinhưng giai đoạn đổi mới vẫn chưa thực sự bắt đầu, ảnh hưởng của nền kinh tếtrong chiến tranh vẫn còn: nền kinh tế bao cấp Ta nhận thấy cái cảm hứng chủđạo, cái linh hồn sáng tác của ông qua những tác phẩm lấy bối cảnh là thời kỳ
trước đổi mới (Rừng xưa xanh lá, Biển và chim bói cá, Tuyển tập truyện ngắn Người chăn kiến) là khát vọng phanh phui, phơi bày những tệ nạn xấu xa của xã
hội, là lòng trăn trở đau đáu trước số phận và nhân cách con người đang bị cùnmòn đi, tha hóa đi trước cám dỗ của cuộc sống…nhưng không phải bằng nhữngngôn từ đao to búa lớn mà bằng một giọng văn hết sức điềm tĩnh, bình thản, sâu
lắng Những lời nhắn nhủ của ông rất nhẹ nhàng Trong tác phẩm Cún, nhà văn
nhẹ nhàng tố cáo một thứ bệnh của con người là chạy theo đồng tiền mà quên đitình nghĩa Qua hình tượng Cún, tác giả đã cho ta thấy sự đi xuống của lương tri,của đạo đức con người Trên góc độ hiện thực, tác phẩm Bùi Ngọc Tấn khônggây phản ứng mạnh mẽ như của Vũ Trọng Phụng, ông không cường điệu, khôngngoa ngôn nhưng những gì đã thấy và được trải nghiệm ông đều dồn nén lêntrang viết Bùi Ngọc Tấn đã khai thác tối đa những cái bất thường, bất trắc củacuộc đời từ đó vẽ nên một bức tranh xã hội giàu tính chân thực nhưng cũng đậmchất nhân văn
Bối cảnh trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá là một xí nghiệp quốc
doanh đánh cá biển vào thời kỳ cuối bao cấp Với bối cảnh ấy, thời gian ấy, nhàvăn đã khắc họa nên trong tác phẩm của mình một bức tranh đầy đủ và chân thực
về đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ bao cấp với tất cả những bất cập,hạn chế của nó Toàn bộ tác phẩm nói về câu chuyện rã đám của một công tyquốc doanh đánh cá – sự tan rã tất yếu của một cơ chế vô cùng thiếu tự nhiên: cơchế bao cấp, gửi thân trong một hệ thống đánh cá quan liêu Thực trạng về nềnkinh tế quan liêu, bao cấp của xã hội Việt Nam những năm trước đổi mới đã
Trang 34được nhà văn tái họa sắc nét, chân thực, sinh động qua hình ảnh về Liên hợp hảisản biển Đông, như một đại diện tiêu biểu
Trong thời kỳ bao cấp, nhà nước quản lý hoạt động của các xí nghiệpquốc doanh trên tất cả mọi phương diện, kể cả tổ chức bộ máy, nhân sự…dẫnđến việc công nhân cứ vào biên chế nhà nước là có tiêu chuẩn định sẵn cho đầungười, làm việc chăng hay chớ, suốt ngày chỉ tìm cách trốn việc làm Lao độngchung dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”, khiến cả bộ máy xã hội tồntại trong một sức ì ghê gớm Việc vào được biên chế, định biên trong một bộkhung tàu, vĩnh viễn nằm trong hệ thống quốc doanh ấy, cùng sống – chết vớicon tàu ấy mà việc mà mọi anh em thuyền viên mong muốn, việc ai cũng mongmuốn: “Ở tuổi ba lăm, Cương xác định đời mình còn làm thuyền phó dự bị dàidài Anh không đủ đạn bắn để được định biên ở một con tàu Bộ khung tàu đãđược cố định từ lâu Mà ai cũng biết nằm trong một bộ khung quan trọng như thếnào Trước tiên là đồng lương, là các khoản chia chác dưới tàu, là sự ổn định vềnghề nghiệp, là sự tự thể hiện mình, là sự vững chắc trong việc thăng tiến, đềbạt… Và từ hai năm nay, được biên chế vào một ban chỉ huy tàu còn có nghĩa làcon đường đi vận tải nước ngoài rộng mở…”[3, tr.38] Tổ chức bộ máy, nhân sựtrong một xí nghiệp quốc doanh là vậy, việc vào được biên chế nhà nước là vĩnhviễn có chân trong bộ máy ấy, là được ăn lương nhà nước, làm việc cho nhànước, làm cũng được mà chẳng làm cũng xong, làm việc qua loa kiểu đối phócho xong chuyện Vì thế sau này mới có chuyện nhân viên các phòng ban trên bờ
sử dụng “tám giờ vàng ngọc” của một ngày làm việc vào những việc như uốngtrà đầu giờ, ăn ốc luộc, giặt quần áo chăn màn, tụ tập trò chuyện trêu trọc nhau,
đi xin cá, ăn cắp cá…chỉ bởi vì một sự an tâm chắc chắn rằng: mình đã có chântrong biên chế “Xin được nhiều, ăn không hết đem bán Ai cũng là con mẹ hàng
cá Từ cầu cảng về, nhìn trước nhìn sau không thấy sếp, cánh phòng ban, ngườitrước kẻ sau xách túi cá nặng vào buồng làm việc, mở tủ đứng hay tủ bàn dúivào, và khép nhanh cánh tủ lại, đi ra ngoài cửa, đứng nghênh ngó xem có ai nhìnthấy mình vừa xách cá về không rồi trở vào kéo ghế ngồi trước bàn làm việc, giở
Trang 35tài liệu ra xem như người có trách nhiệm nhất trên đời… Chỉ mỗi việc đem cá rakhỏi chỗ giấu trong phòng là phải cẩn thận Phải chờ các sếp về rồi mới xáchra… Thành ra những ngày bốc cá, đám nhân viên đều chăm chỉ ở lại làm việc,
thực hiện tám giờ vàng ngọc (mà đúng là vàng ngọc thật) hơn thủ trưởng” [3,
tr.361] Cơ chế quản lý quan liêu đã thủ tiêu sự sáng tạo, lòng hăng say nhiệt tìnhtrong lao động, ý thức trách nhiệm đối với tập thể của cán bộ công nhân viêncông ty quốc doanh đánh cá biển Đông Về mặt sản xuất, đã thấy chế độ bao cấpmang lại nhiều tai hại Nó tước đi của xã hội sự năng động và khả năng điều chỉnh
tự nhiên Nó kìm hãm sức làm việc khiến cho toàn bộ sản xuất ngưng trệ thậm chíthụt lùi
Cơ chế bao cấp vừa sinh ra một bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều trunggian, kém năng động lại vừa sinh ra một đội ngũ quản lý kém năng lực, phongcách cửa quyền, quan liêu Ta hãy xem cánh phòng ban trên bờ - những cán bộhành chính của Liên hợp thủy sản biển Đông – “quốc doanh đánh giậm” ấy hoạtđộng như thế nào Chỉ riêng văn phòng Tổng giám đốc nhưng có đến hai lămngười, rồi cả trăm người trong cái bộ máy hành chính của xí nghiệp, mỗi ngườimột vị trí, nhiều không đếm xuể: Điều chánh văn phòng, Phòng văn thư, Nhạnđánh máy, Toàn thi đua, Thám thợ điện, Tám tiếp tân, Đức điều độ, Liễu tài vụ,Mẫn công đoàn, Lập kỹ thuật, Mơ khai thác… Đấy là chưa kể đủ các ban bệ,phòng ban: phòng đảng ủy, phòng công đoàn, phòng thanh niên, phòng tổnggiám đốc, phòng điều độ, phòng lễ tân, phòng tài vụ… Tất cả những con người
ấy, có chân trong biên chế của một hệ thống xí nghiệp quốc doanh: xí nghiệp hảisản biển Đông – một hệ thống quốc doanh khổng lồ nhưng dường như đã quá giàcỗi, trở nên rệu rã, ì ạch, nặng nề Bởi một lẽ, nhân lực dôi dư quá nhiều, biết làdôi dư nhưng không sao cắt giảm được, bởi họ đã vào biên chế, họ phải đượcsống – chết cùng xí nghiệp Tình trạng ấy được phát ngôn ra chính bởi Toàn –một anh nhân viên phụ trách phong trào thi đua, một viên chức nhà nước đíchthực: “Mà đúng là dôi dư rành rành chứ còn gì Như Toàn chẳng hạn Đích thịdôi dư Văn phòng tổng giám đốc khối người dôi dư Cảnh dôi dư Phó văn
Trang 36phòng công tử Nhương dôi dư Thám mà không dôi dư à? Các phòng ban khácnhiều người dôi dư Như Mơ khai thác Như Lập kỹ thuật Như Mẫn công đoàn.Như Liễu tài vụ…”[3, tr.382] Chính tình trạng dôi dư nhân lực ấy, bộ máy quản
lý cồng kềnh ấy dẫn đến hệ lụy là lao động thừa nhiều mà việc làm không có,năng suất lao động kém, lãng phí thời gian của xí nghiệp Họ được xí nghiệp trảlương hàng tháng nhưng công việc của họ khi đến xí nghiệp chủ yếu là uống tràđầu giờ, bàn tán chuyện trò trêu chọc nhau, cắt tóc cho nhau, khi sếp đi vắng thìtranh thủ mua ốc về luộc, có khi là bún gà bia bọt đàng hoàng, rồi mở hội “nấurượu lậu” tức là mang quần áo đến cơ quan giặt, hội “xin đểu” đi xin tiền cácphòng ban khác…Viết về thực trạng bộ máy hành chính của xí nghiệp hải sảnbiển Đông, nhà văn đưa vào vố số những chi tiết hài hước gây cười: “Ban thanhtra có ba người, một trưởng, một phó, hai người lãnh đạo một nhân viên Đó làmột ban hoàn toàn rỗi việc” [3, tr.399], “Rồi khi tinh giảm biên chế, chuyển côPhòng chuyên trông coi thư viện sang văn thư, Mẫn kiêm luôn thư viện, thànhtích này được công đoàn báo cáo lên trên đã tinh giảm được hai mươi phần trămbiên chế Mà đúng là như thế Một con số to đùng!”[3, tr.417]
Hệ lụy của mô hình kinh tế quan liêu bao cấp lên xã hội nước ta thời kỳtrước đổi mới là những thiệt hại ngay trong lĩnh vực kinh tế Việc nhà nước quản
lý kinh tế thông qua chế độ cấp phát – giao nộp đã làm nảy sinh tình trạng thấtthoát của công không thể tránh khỏi: nhân viên xin cá, thuyền viên ăn cắp cá,bán cá ngay trên ngư trường, lãnh đạo tìm mọi cách tham ô, nhận hối lộ “biếncủa công thành của tư”… Đó là tình trạng đã thành phổ biến khi mà “mỗi tàumất hàng tạ cá, hàng tấn cá – toàn cá ngon – một chuyến biển” Trong thời kỳbao cấp khi mà mọi nhu yếu phẩm của nhân dân ta còn thiếu trầm trọng thìnhững con cá đi xin được ấy, “chiến lợi phẩm” ấy là vô cùng quý giá, thậm chíđáng giá gấp mấy lần đồng lương, là nguồn thu chủ yếu để cải thiện cuộc sống,cải thiện bữa ăn gia đình Như Toàn chẳng hạn Từ khi chuyển về xí nghiệp làmanh thi đua, Toàn được các tàu ưu tiên, anh em thuyền viên nể quý, lần nàoxuống tàu cũng được xuất cá ngon mang về cho vợ con: “Rặt những cá ngon
Trang 37Mực nang, mực ống, chim, thu, song, tráp, cá khế, cá cam Cá to tươi nguyên,đem về nhà mổ, máu tươi chảy ròng ròng Nhà Toàn được cải thiện một cách cănbản Cả nhà bận rộn nấu rán rồi quây quần quanh bữa cơm ngon Hạnh phúc hẳn
lên Hòa thuận hẳn lên Trong thời buổi thực phẩm cao hơn nhân phẩm như nhà
báo Duy Thông đã nói này, Toàn thấy thật đúng là người ta có số” [3, tr.359].Nền kinh tế hợp tác xã với bản chất chung chung của nó, ai mạnh thì người ấythắng, tình trạng cha chung không ai khóc là rất phổ biến Sống trong môi trường
ấy, nhân cách con người cũng bị cào bằng Mô hình kinh tế bao cấp, mô hình tưduy bao cấp dẫn đến bao cấp về tình cảm Sự cào bằng của nền kinh tế hợp tác
xã đã cào bằng nhân cách, cào bằng tư duy… nhét con người vào trong một rọ tưduy chung, bóp nghẹt tự do cá nhân, bóp nghẹt tự do sáng tạo
2.1.1.2 Tệ nạn tham nhũng, đút lót
Nền kinh tế bao cấp đẻ ra một thứ tệ nạn: nạn tham nhũng, đút lót – mộttrong những hệ lụy của cơ chế quản lý quan liêu Bức tranh xã hội với vấn nạntham nhũng, đút lót được Bùi Ngọc Tấn khắc họa chân thực, sinh động trong tácphẩm thông qua những hình tượng nhân vật như giám đốc Hoàng Quốc Thắng,Đại Ca, Quán Mèo, Huy, Faraday… Nhân vật Hoàng Quốc Thắng là một trongnhững ví dụ tiêu biểu nhất Ngay từ khi còn là một anh trưởng phòng kỹ thuậtcủa một công ty trong ngành, nhân vật này đã tỏ ra là một người có đầu óc lanhlợi biết nắm bắt cơ hội với một triết lý sống rất khôn ngoan, thực dụng: “khôngthể để những đứa ngu lãnh đạo mình Ông giám đốc tổng công ty của ông, theoông, cũng là một người ngu Ông ta ngu bởi vì ông ta không biết chia động từ
“ăn”… Anh ăn là quan trọng nhất rồi đến tôi ăn Nhưng thực ra anh có ăn cũng
là để tôi ăn được nhiều hơn, bền vững hơn, lâu dài hơn” [3, tr.84] Trung thành
với triết lý sống ấy, ông Hoàng Quốc Thắng đã tích cực hối lộ Đại Ca của ông,
từ tạ gạo cho đàn con ăn không biết no của Đại Ca giữa lúc gạo châu chủi quế,chiếc xe đạp mini Nhật hai dóng mà vợ Đại Ca đang ao ước, đến những đồng đô
la rất mỏng rất mới trong phong bì, những chai rượu ngoại, những buổi đến nhàĐại Ca cả buổi, ăn cơm cùng gia đình Đại Ca và được coi như người trong nhà…
Trang 38Cùng với sự thân thiết tăng dần trong mối quan hệ với Đại Ca là sự thăng tiến vềchức vụ của ông Hoàng Quốc Thắng từ một anh trưởng phòng kỹ thuật đến một
vị tổng giám đốc một công ty quốc doanh lớn nhất nhì cả nước về khai thác hảisản Và cùng với sự thăng tiến trong sự nghiệp của ông là sự tỷ lệ thuận về củacải và độ giàu có, cũng lại với những đồng đô la rất mỏng rất mới, một tủ vớiđầy đủ các thứ rượu ngoại quý hiếm trên đời, những vật dụng đời mới đắt tiền…được cấp dưới mang đến nhà ông: “cứ mỗi tàu sắt xuất đi là nhà sếp lại thêm mộtmón đồ Lúc cái tivi, lúc cái tủ lạnh, lúc bộ dàn… Phần phong bì mới quantrọng” [3, tr.215] Thực trạng cấp trên nhận hối lộ, cấp dưới đút lót là hai mặtsong song của một hiện tượng, chúng hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển
Nó cũng là kết quả tất yếu của mô hình kinh tế bao cấp với cơ chế quản lý quanliêu Đấy là một thực trạng diễn ra ở tất cả các cấp, các ngành trong xí nghiệp hảisản Biển Đông, không chỉ riêng giám đốc Hoàng Quốc Thắng mà ở cả nhữngcấp dưới nữa, ai cũng có cửa của mình, từ ông trưởng phòng tổ chức thườngxuyên xuống thăm tàu sau mỗi chuyến tàu đi nước ngoài về đến trưởng phòngđiều độ Đức vớ bẫm bằng việc bố trí Lát cho tàu bốc hàng ở cảng… Để rồi trướctất cả những thực trạng đang phơi bày ra ấy, trước những ung nhọt ấy của xã hội,Bùi Ngọc Tấn đã đưa ra một lời tổng kết mang tính chất khái quát, cô đọngnhưng có sức nặng, gửi vào lời của một nhân vật: “với một lực lượng thiết bị vàcon người sẵn có như vậy, anh sử dụng nó như nào, bóc nó như thế nào để cầm
cự và vừa cầm cự vừa biến thiết bị, tàu, cầu cảng, kho lạnh thành tiền, thànhvàng, thành đô la của mình, những thứ dễ cầm, dễ mang theo, dễ cất trong tủ,trong tủ gia đình hay phòng làm việc, nếu phải có quỹ đen, tránh sự giám sát củacác phu nhân” [3, tr.455] Cũng chính bởi cái tư tưởng “cha chung không aikhóc”, “mưa lúc nào mát mặt lúc ấy”, “cờ đến tay ai người ấy phất” của nhữngngười lãnh đạo con tàu, của cả hệ thống những người đang ngày đêm vận hànhcon tàu ấy, tức là toàn bộ quần chúng lao động nghèo khổ kia… là một trongnhững nguyên nhân chủ yếu đưa công ty đến bờ vực phá sản, tan rã Một sự tan
rã vĩ đại của một cơ thể khổng lồ chỉ còn thoi thóp sự sống với những tế bào ung
Trang 39thư đã ăn sâu vào xương tủy Sự tan rã của Liên hiệp hải sản Biển Đông như làkết quả tất yếu của sự vận hành xã hội khi mà cái mới lên ngôi, cái cũ kỹ lạc hậu
bị thải trừ Sự tan rã của Liên hiệp hải sản Biển Đông hay cũng chính là sự tan rãcủa mô hình kinh tế bao cấp đã tồn tại một thời gian dài ở nước ta và giờ đây đãcũng còn phù hợp với nhu cầu hiện đại hóa của đất nước thời kỳ hội nhập, mởcửa Nó là bước đi tất yếu của lịch sử, của thời đại
Như vậy, chỉ với hơn 500 trang tiểu thuyết Biển và chim bói cá, Bùi Ngọc
Tấn đã dựng nên trong tác phẩm của mình bức tranh thế sự rộng lớn, đầy màusắc sống động và chân thực về nền kinh tế xã hội nước ta qua hình ảnh một xínghiệp đánh cá quốc doanh thời kỳ cuối bao cấp Ẩn sâu dưới những chi tiếthóm hỉnh, hài hước, giọng văn tưng tửng bông đùa ấy là nỗi niềm đau đáu củangười cầm bút về thực trạng xã hội nước ta trong một giai đoạn lịch sử nhiềuthành tích nhưng cũng chất chứa lắm trái ngang Những trang văn của Bùi NgọcTấn thực sự đã đưa ta vào một cuộc viễn du, lùi lại về thời gian và không gian đểbiết thêm được nhiều điều bổ ích, thú vị và sâu sắc
2.1.2 Các vấn đề nhân sinh
2.1.2.1 Bi kịch miếng cơm manh áo
Như ở trên đã phân tích, với tiểu thuyết Biển và chim bói cá, Bùi Ngọc
Tấn đã vẽ ra trước mắt chúng ta một bức tranh rộng lớn chân thực về đời sống xãhội nước ta thời kỳ cuối bao cấp với tất cả những đặc trưng bản chất, hệ lụy hạnchế và cả sự tan rã của nó như một yêu cầu đổi mới tất yếu của lịch sử Nhưngthế giới của Bùi Ngọc Tấn không chỉ có vậy Trung tâm của bức tranh hiện thựctrong tác phẩm của ông là con người – những con người có tên và không tên,những kẻ có quyền có tiền và những người lao động nghèo khổ, những ngườilương thiện và những kẻ lưu manh tha hóa…tất cả hiện lên đông đúc, chen chúctrong tác phẩm, vừa như rõ nét lại vừa như mờ nhạt trong một khối hỗn độn vôdạng vô hình Tất cả sống trong cơ chế của xí nghiệp quốc doanh đang đứngtrước nguy cơ phá sản khi chế độ bao cấp đang đứng trên bờ vực khủng hoảng
Bi kịch cộng đồng tạo nên những bi kịch cá nhân Cùng với sự khủng hoảng tan
Trang 40rã của hệ thống xí nghiệp quốc doanh đánh cá là số phận bi thảm của những kẻlàm công ăn lương đang ngoi ngóp, cố sống cố chết bám lấy xí nghiệp trongnguy cơ đắm tàu Bi kịch của những thân phận con sâu cái kiến, những người laođộng nhọc nhằn khổ sở ấy trước hết là bi kịch miếng cơm manh áo Họ là nhữngcon người cùn mằn tội nghiệp: nhân viên văn phòng, cạo giấy, thủy thủ… chạyngược chạy xuôi đôn đáo, dùng mọi mánh khóe xoay sở thảm hại để đủ kiếmsống qua ngày Qua đó, lấp ló sự suy tàn không tránh khỏi của cả một hệ thống.
Tác phẩm 500 trang một số lượng không quá dài cũng như không quángắn Thành công của tác phẩm là đã đi sâu vào ngõ ngách số phận con người,đặc biệt là số phận của những “con sâu cái kiến”, những người lao động thấp cổ
bé họng Họ là những số phận bị áo cơm đè sát đất, cả đời chỉ lo sao cho đủ cơm
ăn áo mặc, cuộc sống đã chật vật khốn khổ đủ đường nhưng lại còn bị o ép từ đủphía Ví dụ như chuyện cha con Thuyền nhặt được miếng sắt nằm ở bờ sông vềlàm khuôn dép kiếm kế mưu sinh Công việc kiếm ăn khổ sở nhọc nhằn là thếnhưng hết ông phòng thuế rồi đến ông công an đến, “miếng thép vất ở bờ sôngkhông sao, mình đem về làm một việc có ích cho xã hội thì lôi thôi” [3, tr.346]
Đó là tình trạng chung không chỉ của cha con Thuyền mà của rất nhiều thân phận
bé nhỏ khác trong xã hội thời bao cấp, như Lập, như Toàn, như Khoa, như bác sĩ
Bá, như Lê Mây… Những cảnh đời như Lập, Như Khoa là rất phổ biến trongthời buổi lúc bấy giờ: bố mẹ già, con cái đang tuổi ăn tuổi học, vợ thất nghiệphoặc bệnh tật…bằng ấy miệng ăn trông chờ vào đồng lương chết đói của anh cán
bộ nhà nước, xoay sở giật gấu vá vai bằng đủ thứ nghề: nuôi lợn, ướp chượp,dọn hầm cá… nhưng vẫn không ăn thua Vì thế người ta phải cố nén sĩ diện củamình xuống, nén nhân cách và sỉ nhục của mình xuống, để đi xin cá, cốt để thêmmiếng ăn, bởi vì đói quá Mơ ước nhỏ nhoi của những công nhân các phânxưởng, của những nhân viên văn phòng sao mà tội nghiệp đến thảm hại: “Họ đảo
ra cầu tàu… Đảo ra để được ngửi cái mùi nằng nặng ủng ủng của những tạ cá,những tấn cá không còn tươi đã bắt đầu phân hủy mà ao ước có được mấy con.Bởi vì những bữa cơm của gia đình họ, của vợ chồng con cái họ quá ư đạm bạc,