Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiềm lực kinh tế biển của đất nước ta đã không ngừng lớn mạnh, phát triển với tốc độ khá nhanh và đã có những đóng góp quan trọng vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế xã hội của đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Được xác định là động lực cho sự phát triển chủ yếu của đất nước về kinh tế, an ninh quốc phòng và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã dành cho kinh tế biển sự quan tâm đặc biệt, nhiều quyết sách đầu tư, phát triển đã được phê duyệt, hệ thống cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế biển được đầu tư trọng điểm và có được sự tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế biển nước ta còn hạn chế, mới chỉ khai thác được một phần tiềm năng vùng biển quốc gia mà chưa vươn ra được vùng biển quốc tế. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là cơ cấu đầu tư chưa thực sự hợp lý, phần lớn mới chỉ tập trung vào phát triển cở sở hạ tầng, trang thiết bị mà chưa chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực một cách tương xứng. Việc thiếu quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ làm giảm hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện có mà còn cản trở khả năng đạt được các mục tiêu chiến lược dài hạn như được nêu trong Chiến lược Biển Việt Nam 2020. Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, cái nôi cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho ngành kinh tế biển đất nước. Bản thân rất tâm huyết với vấn dề đào tạo của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng cao với sự phát triển kinh tế biển. Vì vậy, tôi chọn đề tài “chủ động tăng cường đào tạo theo nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ chiến lược biển của đất nước ở Trường Đại học Hàng hải Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp lớp Cao cấp lý luận Chính trị hành chính
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC I
-PHẠM XUÂN DƯƠNG
CHỦ ĐỘNG TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI
VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ NHẰM ĐÁP ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC
PHỤC VỤ CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TH.S NGUYỄN THỊ THU
Hà Nội, năm 2011
Trang 2Nội dung Trang
Chương I: Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển và
nguồn nhân lực phục vụ chiến lược biển của đất nước
6
1.2 Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay và nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ chiến lược biển 1.3 xu thế phát triển kinh tế vân tải biển khu vực và thế giới
30
2.4 Những kết quả mà Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã đạt được trong việc chủ động vượt qua khó khăn, chủ động hội nhập và đào tạo theo nhu cầu xã hội trong những năm vừa qua
33
Chương
III:
Đề xuất nâng cấp tổng thể Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
để đáp ứng được nhu cầu cấp bách của Chiến lược biển Việt Nam
50
3.1 Sự cần thiết của việc đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường
Đại học Hàng hải Việt Nam để phục vụ chiến lược biển của đất nước
Trang 31.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một quốc gia có chiều dài bờ biển 3.260 km, với diện tíchhơn 1 triệu km vuông mặt biển, dọc theo bờ biển có nhiều vị trí tự nhiên thuậnlợi cho sự hình thành hệ thống cảng biển từ Bắc vào Nam Vị trí của ViệtNam rất gần với đường Hàng hải Quốc tế, lại ở vào một khu vực có tốc độphát triển kinh tế cao và thị trường vận tải biển sôi động Do vậy, Việt Nam
có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mối quan hệ thương mại với thế giới
và khu vực, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương
Hơn nữa, Việt Nam còn có thể đóng một vai trò rất quan trọng trongchiến lược phát triển kinh tế hướng ra biển của một số quốc gia và vùng lãnhthổ láng giềng không ven biển hoặc không có điều kiện thuận lợi để phát triểnngành kinh tế biển của mình (vận tải hàng quá cảnh cho các nước láng giềngnhư Lào, Campuchia, Tây Nam Trung Quốc…)
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta, biển có vai trò, vị trí rấtquan trọng, gắn bó mật thiết và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xãhội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước
Với vị trí địa lý chiến lược như vậy, Chính phủ Việt Nam đã và đangquan tâm rất lớn đến sự phát triển của kinh tế biển nói chung và ngành vận tảibiển nói riêng, một trong những ngành được xem là hiệu quả nhất trong lưuthông hàng hóa trên phạm vi toàn cầu Ngoài ra vận tải biển còn đóng một vaitrò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch, trao đổi văn hóa, khoa họccông nghệ, làm giảm nhanh sự cách biệt về kinh tế, xã hội và văn hóa giữa cáckhu vực Vấn đề đặt ra là làm sao để đánh thức tiềm năng to lớn đó của đất nước
để kinh tế biển thực sự đóng vai trò quan trọng, trở thành ngành kinh tế mũinhọn trong cơ cấu kinh tế đất nước, đồng thời góp phần quan trọng trong chiếnlược bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ Quốc?
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo củaĐảng, tiềm lực kinh tế biển của đất nước ta đã không ngừng lớn mạnh, pháttriển với tốc độ khá nhanh và đã có những đóng góp quan trọng vào nhịp độtăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá
Được xác định là động lực cho sự phát triển chủ yếu của đất nước vềkinh tế, an ninh - quốc phòng và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, trong
Trang 4những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã dành cho kinh tế biển sự quan tâmđặc biệt, nhiều quyết sách đầu tư, phát triển đã được phê duyệt, hệ thống cơ
sở hạ tầng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế biển đượcđầu tư trọng điểm và có được sự tăng trưởng vượt bậc Tuy nhiên, khả năngcạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế biển nước ta còn hạn chế, mới chỉ khai thácđược một phần tiềm năng vùng biển quốc gia mà chưa vươn ra được vùngbiển quốc tế Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là cơcấu đầu tư chưa thực sự hợp lý, phần lớn mới chỉ tập trung vào phát triển cở
sở hạ tầng, trang thiết bị mà chưa chú trọng vào việc phát triển nguồn nhânlực một cách tương xứng Việc thiếu quan tâm đầu tư nâng cao chất lượngnguồn nhân lực không chỉ làm giảm hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng, trangthiết bị hiện có mà còn cản trở khả năng đạt được các mục tiêu chiến lược dàihạn như được nêu trong Chiến lược Biển Việt Nam 2020
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, cái nôi cung cấp nguồn nhân lựcchủ yếu cho ngành kinh tế biển đất nước Bản thân rất tâm huyết với vấn dềđào tạo của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứngngày càng cao với sự phát triển kinh tế biển Vì vậy, tôi chọn đề tài “chủ động tăng cường đào tạo theo nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ chiến lược biển của đất nước ở Trường Đại học Hàng hải Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp lớp Cao cấp lý luận
Trang 5biển của đất nước; đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những khókhăn, chủ động hội nhập quốc tế và đào tạo theo nhu cầu xã hội, đáp ứng tốthơn nữa những đòi hỏi của chiến lược phát triển kinh tế biển đất nước trongtình hình mới của trường đại học Hàng Hải trong xu thế hội nhập
1.2.2 Nhiệm vụ của đề tài
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển và nguồn
nhân lực phục vụ chiến lược biển của đất nước
- Chủ động tăng cường đào tạo theo nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tếnhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ chiến lược biển của đất nước tạiTrường Đại học Hàng hải Việt Nam
- Đề xuất nâng cấp tổng thể Trường Đại học Hàng hải Việt Nam để đápứng được nhu cầu cấp bách của Chiến lược biển Việt Nam
1.3 Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu việc đào tạo nguồn nhân lực ngành Hàng Hải ViệtNam trong xu thế hội nhập, nêu những thuận lợi, khó khăn, giải pháp tháo gỡ
và những kết quả đạt được, đáp ứng nhu cầu chiến lược biển của trường Đạihọc Hàng Hải Việt Nam trong 5 năm (2006-2010),
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá vai trò của đào tạo nhân lực cho ngành hàng hải nói chung vàvai trò của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam nói riêng đối với Chiến lược biểncủa đất nước, tác giả đã sử dụng đồng thời các phương pháp sau đây:
- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –
Lê Nin để thực hiện toàn bộ quá trình đánh giá năng lực của Trường Đại họcHàng hải Việt Nam trong hiện tại, tương lai; trong xu thế hội nhập với khuvực và quốc tế
- Phương pháp thống kê để điều tra, thu thập số liệu thống kê
- Phương pháp so sánh dùng để so sánh giữa một số chỉ số về đào tạo, vềtài chính của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam với một số trường Đại họcHàng hải khác trên thế giới
- Phương pháp phân tích, tổng hợp để tìm ra những mặt mạnh, mặt yếutrong đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Hàng hải
Trang 6Việt Nam trong 5 năm (2006-2010), để từ đó xây dựng kế hoạch hành độngphát huy những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu của Nhà trường trongtương lai.
- Phương pháp chuyên gia để thu thập những ý kiến của các chuyên gia
có nhiều kinh nghiệm trong quản lý đào tạo, huấn luyện Hàng hải để cónhững kinh nghiệm đối với chiến lược phát triển Nhà trường trong tương lai,phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và phục vụ đắc lực cho việc thực hiệnthắng lợi Chiến lược biển của đất nước
Để có thể đánh giá được vai trò và chất lượng đào tạo, huấn luyện củaTrường Đại học Hàng hải Việt Nam, tác giả đã tiến hành thu thập các thôngtin, minh chứng từ nhiều nguồn khác nhau
Thông tin, minh chứng là những tư liệu được sử dụng để hỗ trợ và minhhọa cho các nhận định trong luận văn Thông tin được thu thập từ nhiềunguồn khác nhau để đảm bảo độ tin cậy và tính chính xác
Một số thông tin, minh chứng thu được đã được xử lý bằng các kỹ thuậtthống kê Các thông tin điều tra được sử dụng ở dạng số liệu tổng hợp, tránh
sử dụng những thông tin làm ảnh hưởng đến các cá nhân cung cấp thông tin.Thông tin, minh chứng thu được và kết quả xử lý cho phép:
- Mô tả một cách ngắn gọn về các hoạt động Nhà trường theo các nộidung cần đánh giá
- Có cơ sở để so sánh với các cơ sở tương tự, với mặt bằng chung hayvới các quy định do Nhà nước và Nhà trường đề ra
- Có cơ sở để đưa ra những nhận xét về những điểm mạnh, điểm yếu,giải thích nguyên nhân,
1.5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và mục lục tài liệu tham khảo, đề tàiđược kết cấu thành 3 chương,
Phần Nội dung được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
Trang 7Chương I: Chương này tập trung phân tích quan điểm của Đảng và Nhànước về phát triển kinh tế biển và nguồn nhân lực phục vụ chiến lược biểncủa đất nước trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Chương II: Chương này tập trung phân tích vai trò của Trường Đại họcHàng hải Việt Nam trong chiến lược biển của đất nước, những khó khăn vàthách thức, những kinh nghiệm và bài học của Nhà trường trong việc chủđộng đào tạo theo nhu cầu xã hội, chủ động hội nhập quốc tế để nâng cao chấtlượng và số lượng nguồn nhân lực hàng hải phục vụ chiến lược biển
Chương III: Từ những phân tích của các chương I và II, chương này đưa
ra đề xuất, kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước để Trường Đại học Hàng hảiViệt Nam nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học, qua đó đóng gópđược nhiều hơn, hiệu quả hơn cho việc thực hiện thắng lợi Chiến lược biểncủa đất nước
Trang 8PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I:
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VÀ NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ
CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Nhân lực, nguồn nhân lực
Nhân lực bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổchức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo) tức là tất cả cácthành viên trong tổ chức sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giátrị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển tổ chức
Thuật ngữ nguồn nhân lực (hurman resourses) xuất hiện vào thập niên
80 của thế kỷ XX khi mà có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sửdụng con người trong kinh tế lao động Nếu như trước đây phương thức quảntrị nhân viên (personnel management) với các đặc trưng coi nhân viên là lựclượng thừa hành, phụ thuộc, cần khai thác tối đa sức lao động của họ với chiphí tối thiểu thì từ những năm 80 đến nay với phương thức mới, quản lý nguồnnhân lực (hurman resourses management) với tính chất mềm dẻo hơn, linhhoạt hơn, tạo điều kiện tốt hơn để người lao động có thể phát huy ở mức caonhất các khả năng tiềm tàng, vốn có của họ thông qua tích lũy tự nhiên trongquá trình lao động phát triển Có thể nói sự xuất hiện của thuật ngữ "nguồnnhân lực" là một trong những biểu hiện cụ thể cho sự thắng thế của phươngthức quản lý mới đối với phương thức quản lý cũ trong việc sử dụng nguồnlực con người
Có khá nhiều những định nghĩa khác nhau về "nguồn nhân lực" chẳnghạn như:
Trang 9- Ngõn hàng thế giới cho rằng: Nguồn nhõn lực là toàn bộ vốn con
người bao gồm thể lực, trớ lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cỏ nhõn Như
vậy, ở đõy nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bờn cạnh cỏcloại vốn vật chất khỏc: vốn tiền tệ, cụng nghệ, tài nguyờn thiờn nhiờn
- Theo tổ chức lao động quốc tế thỡ Nguồn nhõn lực của một quốc gia là toàn
bộ những người trong độ tuổi cú khả năng tham gia lao động Nguồn nhõn lực được
hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhõn lực là nguồn cung cấp sức lao
động cho sản xuất xó hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phỏt triển Do đú,
nguồn nhõn lực bao gồm toàn bộ dõn cư cú thể phỏt triển bỡnh thường Theo nghĩa
hẹp, nguồn nhõn lực là khả năng lao động của xó hội, là nguồn lực cho sự phỏt triển
kinh tế xó hội, bao gồm cỏc nhúm dõn cư trong độ tuổi lao động, cú khả năng thamgia vào lao động, sản xuất xó hội, tức là toàn bộ cỏc cỏ nhõn cụ thể tham gia vào quỏtrỡnh lao động, là tổng thể cỏc yếu tố về thể lực, trớ lực của họ được huy động vào quỏtrỡnh lao động
-Tiếp cận dưới gúc độ của Kinh tế Chớnh trị cú thể hiểu: Nguồn nhõn
lực là tổng hoà thể lực và trớ lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xó hội của một quốc gia, trong đú kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sỏng tạo của một dõn tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước.
- Cỏch hiểu khỏc: Nguồn nhõn lực là nguồn lực con người của những
tổ chức (với quy mụ, loạihỡnh, chức năng khỏc nhau) cú khả năng và tiềm năng tham gia vào quỏ trỡnh phỏt triển của tổ chức cựng với sự phỏt triển kinh tế - xó hội của quốc gia, khu vực, thế giới (1) Cỏch hiểu này về nguồnnhõn lực xuất phỏt từ quan niệm coi nguồn nhõn lực là nguồn lực với cỏc yếu
tố vật chất, tinh thần tạo nờn năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phỏt triển núichung của cỏc tổ chức;
- Trong bỏo cỏo của Liờn hợp quốc đỏnh giỏ về những tỏc động của toàn
cầu hoỏ đối với nguồn nhõn lực đó đưa ra định nghĩa nguồn nhõn lực là trỡnh độ
(1)Nicholas Henry - Public Administration and Public afairss, Tr 256 Tạ Ngọc Hải, Viên Khoa học Tổ chức
nhà nớc, Một số nội dung về nguồn lực và phơng pháp đánh giá nguồn lực, đã trích).
Trang 10lành nghề, kiến thức và năng lực thực có thực tế cùng với những năng lực tồn tại dưới dạng tiềm năng của con người Quan niệm về nguồn nhân lực theo hướng
tiếp cận này có phần thiên về chất lượng của nguồn nhân lực Trong quan niệmnày, điểm được đánh giá cao là coi các tiềm năng của con người cũng là năng lựckhả năng để từ đó có những cơ chế thích hợp trong quản lý, sử dụng Quan niệm
về nguồn nhân lực như vậy cũng đã cho ta thấy phần nào sự tán đồng của Liênhợp quốc đối với phương thức quản lý mới;
- Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá
nhân bảo đảm nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác cho sự thành công, đạt được mục tiêu của tổ chức (1)
Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà conngười tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai (Beng,Fischer & Dornhusch, 1995) Nguồn nhân lực, theo GS Phạm Minh Hạc(2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phươngsẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó
Khi nói đến nguồn nhân lực, người ta bàn đến trình độ, cơ cấu, sự đápứng với yêu cầu của thị trường lao động Chất lượng nguồn nhân lực phản ánhtrong trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động
Tuy có những định nghĩa khác nhau tuỳ theo giác độ tiếp cận nghiêncứu nhưng điểm chung mà ta có thể dễ dàng nhận thấy qua các định nghĩatrên về nguồn nhân lực là:
- Số lượng nhân lực: Nói đến nguồn nhân lực của bất kỳ một tổ chức,
một địa phương hay một quốc gia nào câu hỏi đầu tiên đặt ra là có bao nhiêungười và sẽ có thêm bao nhiêu nữa trong tương lai Ðấy là những câu hỏi choviệc xác định số lượng nguồn nhân lực Sự phát triển về số lượng nguồn nhânlực dựa trên hai nhóm yếu tố bên trong (ví dụ: nhu cầu thực tế công việc đòihỏi phải tăng số lượng lao động) và những yếu tố bên ngoài của tổ chức như
sự gia tăng về dân số hay lực lượng lao động do di dân;
Trang 11- Chất lượng nhân lực: Chất lượng nhân lực là yếu tố tổng hợp của
nhiều yếutố bộ phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sứckhoẻ, thẩm mỹ.v.v của người lao động Trong các yếu tố trên thì trí lực vàthể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng nguồnnhân lực;
- Cơ cấu nhân lực: Cơ cấu nhân lực là yếu tố không thể thiếu khi xem
xét đánh giá về nguồn nhân lực Cơ cấu nhân lực thể hiện trên các phươngdiện khác nhau như: cơ cấu trình độ đào tạo, giới tính, độ tuổi.v.v Cơ cấunguồn nhân lực của một quốc gia nói chung được quyết định bởi cơ cấu đàotạo và cơ cấu kinh tế theo đó sẽ có một tỉ lệ nhất định nhân lực
Tóm lại, nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố sốlượng, chất lượng và cơ cấu phát triển người lao động nói chung cả ở hiện tạicũng như trong tương lai tiềm năng của mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗiquốc gia, khu vực và thế giới
1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một '' tài nguyên đặcbiệt '', một nguồn lực của sự phát triển kinh tế Bởi vậy việc phát triển conngười, phát triển Nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâmtrong hệ thống phát triển các nguồn lực Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu
tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia.Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược , là cơ sở chắc chắn nhấtcho sự phát triển bền vững
Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn cónhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về phát triển nguồn nhân lực Theo quanniệm của Liên hiệp quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đàotạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
và nâng cao chất lượng cuộc sống nguồn nhân lực
Có quan điểm cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực: Là gia tăng giá trị
cho con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có
Trang 12những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Một số tác giả khác lại quan niệm: Phát triển là quá trình nâng cao nănglực của con người về mọi mặt: Thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sửdụng, khai thác và phát huy hiệu quả nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thốngphân công lao động và giải quyết việc làm để phát triển kinh tế- xã hội
Từ những luận điểm trình bày trên, phát triển nguồn nhân lực của một
quốc gia: chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo
ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực Nói một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người.
Như vậy, phát triển nguồn nhân lực với nội hàm trên đây thực chất là
đề cập đến vấn đề chất lượng nguồn nhân lực và khía cạnh xã hội của nguồnnhân lực của một quốc gia
Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, mộtngười lao động cụ thể có trình độ lành nghề ( về chuyên môn, kỹ thuật) ứngvới một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn,
kỹ thuật nhất định (Đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lànhnghề Giữa chất lượng NNL và NNL CLC có mối quan hệ chặt chẽ với nhautrong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Nói đến chất lượng NNL làmuốn nói đến tổng thể NNL của một quốc gia, trong đó NNL CLC là bộ phậncấu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tinh tuý nhất, có chất lượng nhất Bởivậy, khi bàn về NNL CLC không thể không đặt nó trong tổng thể vấn đề chấtlượng nguồn nhân lực nói chung của một đất nước.Nguồn nhân lực chấtlượng cao là NNL phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường ( yêu cầu của cácdoanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: có kiến thức: chuyên môn, kinh tế,tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làmviệc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc.Như vậy, NNL CLC cao phải là những con người phát triển cả về trí lực vàthể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị- xã hội, về đạođức, tình cảm trong sáng Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể không cần
Trang 13đông về số lượng, nhưng phải đi vào thực chất Trong thế giới hiện đại, khichuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thế toàn cầuhoá, hội nhập kinh tế quốc tế, NNL đặc biệt là NNL CLC ngày càng thể hiệnvai trò quyết định của nó Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, mộtnền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụcột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nângcao chất lượng NNL Trong đó động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởngkinh tế bền vững chính là những con người, đặc biệt là NNL CLC, tức lànhững con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinhnghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốnnhân lực” Bởi trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyếtliệt, phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia có NNL CLC, có môi trườngpháp lý thuận lợi cho đầu tư, có môi trường chính trị- xã hội ổn định Nguồnnhân lực chất lượng cao có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xãhội ta hiện nay.Mối quan hệ giữa nguồn lao động với phát triển kinh tế thìnguồn lao động luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh
tế trong các nguồn lực để phát triển kinh tế
Theo nhà kinh tế người Anh , William Petty cho rằng lao động làcha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất; C.Mác cho rằng con người là yếu
tố số một của LLSX Trong truyền thống VN xác định ''Hiền tài là nguyên khícủa quốc gia " Nhà tương lai Mỹ Avill Toffer nhấn mạnh vai trò của laođộng tri thức, theo ông ta "Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất;Chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi màcòn lớn lên" ( Power Shift-Thăng trầm quyền lực- Avill Toffer)
Thứ nhất là, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định
quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội Nguồn nhân lực, nguồn laođộng là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo cácnguồn lực khác
Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất
kỹ thuật, khoa học công nghệ… có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưngtrong đó NNL được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triểnkinh tế - xã hội của mỗi quốc gia So với các nguồn lực khác, NNL với yếu tốhàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu
Trang 14biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiềuđến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợpvới NNL một cách có hiệu quả Vì vậy, con người với tư cách là NNL, là chủthể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nộilực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày nay một quốc gia có thể không giàu về tài nguyên, điều kiệnthiên nhiên không mấy thuận lợi nhưng nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh
và phát triển bền vững nếu hội đủ bốn điều kiện :
+ Một là, quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn
+ Hai là, quốc gia đó biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó.+ Ba là, quốc gia đó có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao vàđông đảo
+ Bốn là, quốc gia đó có các nhà doanh nghiệp tài ba
Thứ hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết
định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH; là quá trình chuyển đổi cănbản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng laođộng thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động đượcđào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến,hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao Đối với nước ta đó là mộtquá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cậnkinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu
cầu nâng cao chất lượng NNL, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự
thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phát triển bền vững Đảng
ta đã xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố
cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Thứ ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng
cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp CNH,HĐH đất nước nhằm phát triển bền vững
Thứ tư là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế
Trang 15Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, nguồn nhân lựcđặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trướcnhiều thách thức lớn.
Kinh tế biển hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tếdiễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền nhưng trực tiếpliên quan đến khai thác biển Cụ thể là:
- Các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu bao gồm: (1) Kinh tếhàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển); (2) Hải sản (đánh bắt và nuôitrồng hải sản); (3) Khai thác dầu khí ngoài khơi; (4) Du lịch biển; (5) Làmmuối; (6) Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; và (7) Kinh tế đảo
- Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phảidiễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biểnhoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, baogồm: (1) Đóng và sửa chữa tàu biển (hoạt động này cũng được xếp chung vàolĩnh vực kinh tế hàng hải); (2) Công nghiệp chế biến dầu, khí; (3) Côngnghiệp chế biến thuỷ, hải sản; (4) Cung cấp dịch vụ biển; (5) Thông tin liênlạc biển; (6) Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển; (7) Đào tạo nhân lựcphục vụ phát triển kinh tế biển; và (8) Điều tra cơ bản về tài nguyên - môitrường biển
1.2 Quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế biển,nguồn lực phục vụ chiến lược biển của đất nước
Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, nhờ các chính sách đổirất mới của nền kinh tế mở, thương mại Việt Nam đã và đang phát triển nhanhtrong thời gian qua Thêm vào đó, để phát triển nền kinh tế quốc dân, phục vụcho công cuộc “Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”, yêu cầu về xâydựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đã và đangtrở nên vô cùng cấp thiết Các số liệu thống kê cho thấy, thương mại của ViệtNam có tốc độ tăng hàng năm từ 15% đến 20% Tốc độ này còn tiếp tục tăngkhi ngành dầu khí Việt Nam đang đạt tới mức độ tăng trưởng vững chắc, cácliên doanh nước ngoài ngày càng mở rộng đầu tư vào Việt Nam Các mặthàng xuất nhập khẩu cũng tăng liên tục cả về số lượng và chủng loại, đặc biệt
là hàng lỏng, hàng khí hóa lỏng, hàng container và nhiều loại hàng khác.Thực tế này đòi hỏi Đảng và Nhà nước không chỉ cần có chiến lược phát triển
Trang 16nền kinh tế hướng ra biển mà còn phải chú trọng vào các ngành dịch vụ cóliên quan trực tiếp đến ngành Hàng hải.
Có thể khẳng định, tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển của nước
ta có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước Trước hết
là dầu khí với trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn dầu qui đổi, cùng các loại khoángsản có giá trị khác như than, sắt, ti tan, cát thuỷ tinh Bên cạnh đó là nguồn lợihải sản với chủng loại rất phong phú, đa dạng, có tổng trữ lượng khoảng từ 3đến 4 triệu tấn Dọc bờ biển có hơn 100 địa điểm có thể xây dựng cảng, trong
đó có nhiều nơi có thể xây dựng cảng trung chuyển quốc tế; có nhiều đảo cótiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp Ngoài ra, biển nước ta còn có 125 bãibiển lớn, nhỏ, nông thoải, nước trong và sạch, nắng ấm quanh năm, không khítrong lành với cảnh quan đẹp là điều kiện lý tưởng để xây dựng các khunghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp
(a) Về mặt tài nguyên sinh vật:
Biển Đông hoàn toàn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa quanhnăm, nhiệt độ nước biển đều lớn hơn 250C, do đó có nguồn tài nguyên thiênnhiên vô cùng phong phú và đa dạng
Theo các số liệu thống kê, biển Việt Nam có khoảng 110 loài cá kinh tế,tổng trữ lượng cá biển khoảng 3-3,5 triệu tấn và khả năng khai thác cho phép
là trên 1 triệu tấn mỗi năm, trong đó, cá nổi đóng vai trò rất lớn, chiếm54,37% tổng trữ lượng cá
Ngoài ra, còn có nguồn lợi động vật thân mềm (hơn 2.500 loài) với trữlượng đáng kể có giá trị kinh tế cao Vùng biển nước ta còn có hệ sinh tháirừng ngập mặn, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái đảo,
hệ sinh thái bờ đá, hệ sinh thái cồn cát,… có tính đa dạng sinh học rất cao.Tiềm năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ trong các vùng cửa sông,đầm phá, vũng vịnh và vùng ven biển là rất lớn Diện tích tiềm năng nuôitrồng thủy sản của nước ta khoảng 2 triệu ha (thực tế năm 2001 mới sử dụng755,000 ha mặt nước) Nuôi trồng sinh vật biển cũng đã đóng góp một sảnlượng lớn thủy sản cho thực phẩm, dược phẩm, vật liệu công nghiệp, mỹnghệ,… phục vụ cho cuộc sống
(b) Về mặt tài nguyên khoáng sản và năng lượng:
Trang 17Nước ta cũng nằm trong một ví trí giao nhau của vành đai sinh khoángThái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải Những hoạt độngmac-ma ứng với các vành đai sinh khoáng này đã làm cho tài nguyên khoángsản nước ta rất đa dạng
Trong các vùng biển và thềm lục địa nước ta đã xác định được nhiều bểtrầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể Cửu Long và Nam Côn Sơnđược đánh giá là có triển vọng dầu khí và điều kiện khai thác thuận lợi nhất,với tổng trữ lượng ước tính khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi Cùng với dầu - khí,trong các bể trầm tích ở thềm lục địa nước ta còn có trữ lượng than rất đáng kể.Ngoài ra, còn có các loại sa khoáng khác với trữ lượng ước tính hàngtrăm tỷ tấn có thể được khai thác để thay thế cho các nguồn trên lục địa đangdần cạn kiệt và nguồn tài nguyên năng lượng (thủy triều, sóng và gió) lànguồn năng lượng tái tạo tiềm năng trên các vùng biển đảo Việt Nam
(c) Tài nguyên từ đặc điểm địa chính trị của Việt Nam
Khó có thể đánh giá được trữ lượng, nhưng loại tài nguyên này đóng vaitrò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Đó làđặc điểm địa chính trị của Việt Nam cũng như là của biển Đông
Vùng biển - đảo nước ta nằm trong vùng nhiệt đới và có vùng diện tíchkhoảng 3,5 triệu km2, quanh năm không có nước đóng băng tạo điều kiện đểgiao thông – thương mại phát triển Biển Việt Nam nói riêng và Biển Đôngnói chung có vị trí huyết mạch tại một trong các đường hàng hải quốc tế quantrọng đi từ Đông Bắc Á sang Nam Á, Tây Á và các khu vực khác trên thế giớithuộc Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương vào Địa Trung Hải để ra Đại TâyDương Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam, thông qua eo biển Malaska
để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi; qua eo biển Basi
có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ vàBắc Mỹ; qua các eo biển giữa Philippin, Indonesia, Singapre đến Australia vàNew Zealand, v.v Đây là điều kiện rất thuận lợi để ngành giao thông vận tảibiển nước ta phát triển, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá giữa nước ta vớicác nước khác trong khu vực và trên thế giới
Theo số liệu thống kê trong nhiều năm gần đây, hơn 90% tổng lượnghàng hóa trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển, trong đó, 45% được
Trang 18vận chuyển qua biển Đông Hiện nay, lượng dầu và khí hóa lỏng được vậnchuyển qua biển Đông lớn hơn 3 lần khối lượng vận chuyển qua kênh đàoXuy-ê, 15 lần qua kênh đào Panama Đa số lượng dầu thô từ Vịnh Pec-xichđược đưa đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, đáp ứng cho khoảng 2/3 nhucầu khí hóa lỏng của Hàn Quốc và 60% của Nhật Bản và Đài Loan
Trong vòng 20 năm tới, nhu cầu tiêu thụ dầu thô của các quốc gia Châu
Á sẽ tăng 4% một năm, đặc biệt, Trung Quốc sẽ chiếm một nửa tổng sảnlượng tiêu thụ Khoảng 25 triệu thùng dầu sẽ được tiêu thụ mỗi ngày bởi cácquốc gia Châu Á Điều này minh chứng rõ nét cho vai trò của Biển Đông tạimột trong các đường hàng hải quốc tế quan trọng của thế giới
(d) Tài nguyên từ địa hình bờ và đảo
Địa hình bờ biển nước ta rất đa dạng, độc đáo do được phát triển trên cácloại đất đá khác nhau trong điều kiện khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo chiềuBắc – Nam Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ gồm các quầnđảo gần bờ và xa bờ Các quần đảo gần bờ có ý nghĩa to lớn trong sự pháttriển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước và đảm bảo an ninh trên bờ biển vàbiển nước ta Còn các đảo và quần đảo xa bờ có ý nghĩa rất quan trọng trongviệc đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của quốcgia Các thành tạo địa hình bờ biển và đảo trên đây là điều kiện thuận lợi đểxây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho khai thác - chế biến hải sản, giao thôngvận tải đường biển, du lịch, thể thao, nghỉ dưỡng, v.v Ngoài ra, một sốthành tạo địa hình có giá trị thẩm mỹ còn được sử dụng trực tiếp cho kháchtham quan phong cảnh và là kho lưu trữ các loại tài nguyên khác của biển nhưthổ nhưỡng và sinh vật
Với số dân hơn 20 triệu người đang sinh sống, các vùng ven biển và đảocủa Việt Nam đang có lực lượng lao động khoảng 12,8 triệu người, chiếm35,47% lao động cả nước Đây là nguồn nhân lực quan trọng đối với quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trang 19Hình 1.3 Vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong tuyến hàng hải quốc tế
Với cơ cấu ngành, nghề đa dạng, trong đó có nhiều ngành, nghề thenchốt như khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải, kinh tế biến đóng vai trò đặcbiệt quan trọng đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta Trong mấy thập kỷ gần đây, Ðảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng nhằm quản lý, bảo vệ, khai thácbiển Có ý nghĩa quan trọng đối với các hoạt động kinh tế biển phải kể đếnNghị quyết 03-NQ/TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụphát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt, trong đó khẳng định rằng,phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệchủ quyền và lợi ích quốc gia Song song với nhiệm vụ đó là bảo vệ tàinguyên và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh vềbiển vào năm 2020 Sau Nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ đã có các chỉthị triển khai thực hiện như Chỉ thị 399 ngày 5/8/1993 về một số nhiệm vụphát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt và Chỉ thị 171/TTg năm
1995 triển khai Nghị quyết 03-NQ/TW
Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩymạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa ramột số quan điểm trong phát triển kinh tế biển Đó là: “Thực hiện côngnghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế biển hướng mạnh vào xuất khẩu, dựa trên
Trang 20những tiến bộ khoa học, công nghệ làm động lực; vừa thúc đẩy nghiên cứu,quản lý, khai thác tiềm năng biển có hiệu quả, vừa tái tạo tài nguyên biển, bảo
vệ môi trường, đào tạo nhân lực” Quan điểm này được cụ thể hoá bằng cácgiải pháp: “Đầu tư thích đáng cho khoa học- công nghệ; tăng cường năng lựcđiều tra khảo sát, nghiên cứu khí tượng- thuỷ văn và môi trường, thực trạngtài nguyên và dự báo xu thế biến động trong những thập kỷ tới Từ nay đếnnăm 2000 cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếmthăm dò dầu khí, khoáng sản biển, nguồn lợi hải sản và năng lượng biển,nghiên cứu và bảo vệ môi trường biển, tiếp tục hiện đại hoá khí tượng- thuỷvăn” Thi hành Chỉ thị này, một loạt kế hoạch về phát triển kinh tế biển đãđược thông qua như: Chiến lược phát triển thuỷ sản 2010; Chiến lược pháttriển du lịch 2010; Chiến lược phát triển giao thông vận tải 2010…
Bước sang thế kỷ 21, Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) khẳng định mụctiêu: “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thếmạnh đặc thù của hơn 1 triệu km2 thềm lục địa Tăng cường điều tra cơ bảnlàm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển Đẩy mạnhcông tác nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản; thăm dò, khai thác và chếbiến dầu khí; phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo
vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển Phát triển tổng hợpkinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng
để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác Xây dựng căn cứhậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tếvới bảo vệ an ninh trên biển” Những nội dung nêu trên tiếp tục được khẳngđịnh tại Đại hội Đảng lần thứ X (2006)
Từ những quan điểm, biện pháp nêu trên, cùng với việc tiếp tục nhấnmạnh chủ trương lớn xây dựng Việt Nam trở thành một nước mạnh về biển,phát triển kinh tế- xã hội vùng biển, hải đảo, ven biển phải gắn kết với yêucầu bảo vệ đất nước, có thể thấy rõ hơn chủ trương rất quan trọng là: cần đặtkinh tế biển trong tổng thể kinh tế cả nước, trong quan hệ tương tác với cácvùng và trong xu thế hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới
Việc thực hiện những chủ trương, chính sách nêu trên đã đạt được một
số thành tựu quan trọng Ðến nay, kinh tế biển và vùng ven biển đóng góp gần50% GDP của cả nước (trong đó riêng kinh tế trên biển chiếm hơn 20%
Trang 21GDP), với quy mô tăng khá nhanh, cơ cấu ngành nghề chuyển dịch theohướng phục vụ xuất khẩu đem về một lượng ngoại tệ lớn cho sự nghiệp côngnghiệp hóa, hình thành một số trung tâm phát triển để hướng ra biển Tuynhiên, xét cả về mặt chủ quan và khách quan, thực tế hiện nay cho thấy trongviệc khai thác lợi thế từ biển còn không ít hạn chế, khó khăn và yếu kém Quy
mô kinh tế biển và vùng ven biển nước ta vẫn chưa tương xứng với tiềmnăng, giá trị tổng sản phẩm hằng năm còn nhỏ bé, chỉ bằng 1/20 của TrungQuốc, 1/94 của Nhật Bản, 1/7 của Hàn Quốc và 1/260 kinh tế biển của thếgiới Những năm qua, do chưa có chiến lược tổng thể, cho nên các ngành, cácđịa phương thiếu căn cứ để quy hoạch Tính đồng bộ của các chủ trương,chính sách ở tầm vĩ mô, nhận thức về vai trò, vị trí của biển, sự quan tâm pháttriển các lĩnh vực liên quan đến biển của một số cấp ủy đảng, chính quyền cáccấp, các ngành, cả Trung ương và địa phương còn nhiều hạn chế Cho đếntrước kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII, cũng chưa có cơ quan chuyên tráchgiúp Chính phủ quản lý, điều hành chung, dẫn đến những hoạt động đầu tưmanh mún, chưa đồng bộ, hiệu quả thấp, kinh tế biển phát triển chậm, thiếubền vững và cơ cấu chưa hợp lý
Thực tế trên đặt ra yêu cầu cấp bách là Đảng và Nhà nước ta cần nângcác quan điểm chỉ đạo nêu trên lên tầm của một văn bản chiến lược
Ngày 09/2/2007, tại hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảngkhóa X đã đưa ra Nghị quyết 09 NQ/TW về “Chiến lược biển Việt Nam đếnnăm 2020”, trong đó xác định:
“Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển,làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc giatrên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa, làm cho đất nước giàu, mạnh”
Để thực hiện được mục tiêu tổng quát này, chúng ta cần phải thực hiệncác mục tiêu cụ thể như sau: “Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vựckinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố an ninh làm cho đấtnước giàu mạnh từ biển, bảo vệ môi trường biển Phấn đấu năm 2020, kinh tếbiển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước”
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp pháttriển nguồn nhân lực biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng
Trang 22biển và ven biển: “Phát triển nguồn nhân lực biển đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Trên cơ sở quy hoạch từng ngành, lĩnhvực thuộc kinh tế biển và vùng ven biển, phát triển mạnh nguồn nhân lực biểnbao gồm: cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý, các chuyên gia và độingũ lao động được đào tạo chuyên sâu về các nghề như: hàng hải, khia thác
và chế biến dầu khí; đánh bắt và nuôi trồng hải sản; du lịch biển, nghiên cứukhoa học biển… Khuyến khích việc xây dựng một số cơ sở đào tạo ngành,nghề về biển (đại học, cao đẳng, dạy nghề) ở các thành phố biển”(1)
Ngày 03/3/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số TTg về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Giao thông Vận tải đếnnăm 2020, định hướng đến năm 2030”, trong đó nhấn mạnh:
35/2009/QĐ-“…phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, bao gồm cảng trung chuyểnquốc tế tại Vân Phong, các cảng cửa ngõ quốc tế, các bến cảng nước sâu tại
ba vùng kinh tế trọng điểm có khả năng tiếp nhận các tàu container thế hệmới, các cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng, cảng hành khách đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế Đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu
hạ tầng cảng biển, bao gồm bến cảng, luồng vào cảng, giao thông đến cảng và
Để hoàn thành các mục tiêu đặt ra đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030, Chính phủ cũng đề ra các giải pháp, chính sách áp dụng khoa học – côngnghệ mới và phát triển nguồn nhân lực: “Nâng cao năng lực các Viện nghiêncứu, các trung tâm thí nghiệm, thử nghiệm trong ngành giao thông vận tải; …Cần có sự đầu tư tập trung nâng cao năng lực và trang thiết bị cho các cơ sởđào tạo, huấn luyện, đặc biệt là đào tạo phi công, sĩ quan, thuyền viên để nângcao trình độ nguồn nhân lực Tăng cường sự phối hợp và gắn kết giữa các công
(1) Nghị quyết 09 NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày 09/2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020
Trang 23ty sử dụng nguồn nhân lực với các cơ sở đào tạo, huấn luyện để đảm bảo đápứng nhu cầu thực tế và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo”(1).Xác định được tầm quan trọng của kinh tế hàng hải trong chiến lược pháttriển kinh tế biển nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, ngày15/10/2009 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1601/2009/QĐ-TTg “Quyhoạch phát triển Vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm2030” với quan điểm và mục tiêu phát triển cơ bản như sau:
“…đến năm 2020, kinh tế hàng hải đứng thứ 2 và sau 2020 kinh tế hànghải đứng thứ nhất trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế biển
Về vận tải biển: khối lượng do đội tàu Việt Nam đảm nhận khoảng 110 - 126triệu tấn vào năm 2015; 215 - 260 triệu tấn vào năm 2020 và đến năm 2030 tănggấp 1,5 - 2 lần so với năm 2020; số lượng hành khách đạt 5 triệu năm 2015; 9 - 10triệu năm 2020 và năm 2030 tăng 1,5 lần so với năm 2020; Phát triển đội tàu biểnViệt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàucontainer, hàng rời, dầu…) và tàu trọng tải lớn Đến năm 2010 có tổng trọng tải 6
- 6,5 triệu DWT; năm 2015 có tổng trọng tải 8,5 - 9,5 triệu đến năm 2020 đạt 11,5
- 13,5 triệu DWT Từng bước trẻ hoá đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt độtuổi bình quân 12 năm
Về hệ thống cảng biển: … xây dựng và phát triển hệ thống cảng biểnViệt Nam theo một quy hoạch tổng thể và thống nhất trên quy mô cả nước;hình thành những trung tâm kết nối cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại cáckhu vực, đặc biệt tại các vùng kinh tế trọng điểm, các khu kinh tế, khu côngnghiệp lớn; phát triển cảng trung chuyển quốc tế lớn và các cảng cửa ngõquốc tế tại các khu vực thích hợp nhằm khẳng định vị trí và ưu thế về kinh tếbiển, tạo ra những đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng giữa trong nước vớinước ngoài để thực hiện tốt những mục tiêu của Chiến lược biển
Về công nghiệp tàu thủy: Đến năm 2020, phát triển ngành công nghiệptàu thuỷ nước ta đạt mức tiên tiến trong khu vực, đóng mới được tàu hàng
(1) Trích Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển ngành Giao thông Vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Trang 24trọng tải đến 300.000 DWT, các tàu khách, tàu dịch vụ dầu khí, tàu cứu hộcứu nạn, bảo đảm hàng hải, công trình đáp ứng 65 - 70% nhu cầu bổ sungđội tàu trong nước giai đoạn 2010 - 2020; sửa chữa đồng bộ vỏ, máy, điện,điện tử cho các tàu có trọng tải đến 400.000 DWT; đáp ứng nhu cầu pháttriển kinh tế - xã hội và tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài góp phần thungoại tệ cho đất nước; Phát triển cân đối công nghiệp đóng và sửa chữa tàu.Nhanh chóng tiếp cận công nghệ hiện đại, chú trọng đầu tư chiều sâu để pháthuy hiệu quả cơ sở đóng, sửa chữa tàu hiện có kể cả công nghiệp phụ trợ.
Về dịch vụ hàng hải: Phát triển dịch vụ hỗ trợ vận tải biển đồng bộ, đặcbiệt là dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải đa phương thức với chất lượng cao,hướng đến dịch vụ trọn gói và mở rộng ra nước ngoài đáp ứng yêu cầu hộinhập… Phát triển đồng bộ cơ sở hậu cần, bảo đảm hàng hải, tìm kiếm cứunạn; hệ thống công nghệ thông tin hàng hải đáp ứng yêu cầu phát triển, phùhợp với yêu cầu của các công ước quốc tế”
Cùng với quan điểm và những mục tiêu này, Chính phủ cũng đưa ranhững định hướng, giải pháp và chính sách chủ yếu để phát triển nguồn nhânlực như sau:
“… Từ nay đến năm 2020 đào tạo và bồi dưỡng 39.000 sĩ quan thuyềnviên, trong đó đào tạo mới khoảng 24.000 người (bao gồm 16.000 người bổsung theo yêu cầu phát triển đội tàu và 8.000 người bổ sung thay thế lựclượng hiện có; cơ cấu đào tạo: sĩ quan, quản lý khoảng 9.600 người, thuyềnviên và công nhân kỹ thuật hàng hải khoảng 14.400 người); bồi dưỡng đàotạo nâng bậc cho 15.000 người trong lực lượng lao động hiện có Khuyếnkhích đào tạo sĩ quan, thuyền viên có tay nghề cao phục vụ cho xuất khẩuthuyền viên; Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực logistic, công nghiệpđóng tàu, khai thác cảng biển; Đổi mới phương thức đào tạo, chương trìnhđào tạo, tiêu chuẩn đào tạo và huấn luyện hàng hải, đặc biệt đối với công tácđào tạo cán bộ quản lý, sĩ quan, thuyền viên và cán bộ quản lý khai thác hoạtđộng logistics, vận tải đa phương thức Coi trọng đào tạo ngoại ngữ, thựchành đi đôi với lý thuyết Tăng cường tính gắn kết giữa các công ty vận tảibiển với các cơ sở đào tạo, huấn luyện
Trang 25… Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo bao gồm cả đào tạo trong nước
và liên kết nước ngoài; củng cố và phát triển các trường đại học, cao đẳng,dạy nghề chuyên ngành vận tải biển ở cả 3 khu vực Bắc, Trung, Nam đáp ứngnhu cầu nhân lực cho vận hành khai thác tàu biển, cảng biển, công nghiệp tàuthuỷ, dịch vụ logistic và xuất khẩu thuyền viên; … Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
về biển, tích cực tham gia và thực hiện Công ước quốc tế, Hiệp định songphương - đa phương trong lĩnh vực hàng hải”(1)
Bên cạnh đó, ngày 24/12/2009, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định2190/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Namđến năm 2020, định hướng đến năm 2030” với các mục tiêu chính:
“ Phát triển hệ thống cảng biển theo một quy hoạch tổng thể và thốngnhất trên quy mô cả nước nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước; tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để nhanh chóng đưa nước ta hộinhập và đủ sức cạnh tranh trong hoạt động cảng biển với các nước trong khuvực và trên thế giới, khẳng định vị trí và ưu thế về kinh tế biển của đất nước;đồng thời góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước Hình thànhnhững đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng với quốc tế làm động lực pháttriển các khu kinh tế, đô thị - công nghiệp ven biển
Bảo đảm thông qua toàn bộ lượng hàng xuất nhập khẩu và giao lưu giữacác vùng miền trong nước bằng đường biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước Dự kiến lượng hàng thông qua toàn bộ hệ thống cảngbiển tại các thời điểm trong quy hoạch như sau:
- 500 600 triệu T/năm vào năm 2015;
- 900 1.100 triệu T/năm vào năm 2020;
- 1.600 2.100 triệu T/năm vào năm 2030
Tập trung xây dựng một số cảng nước sâu cho tàu trọng tải lớn đạt tiêuchuẩn quốc tế Đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong - Khánh Hòa
để tiếp nhận được tàu container sức chở 9.000 15.000 TEU hoặc lớn hơn,tàu chở dầu 30 40 vạn DWT; cảng cửa ngõ quốc tế tại Hải Phòng, Bà Rịa -
(1) Trích Quyết định số 1601/2009/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển Vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030)
Trang 26Vũng Tàu để tiếp nhận được tàu trọng tải 8 10 vạn DWT, tàu container sứcchở 4.000 8.000 TEU …”.
( Trích Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướngChính phủ về Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm
2020, định hướng đến năm 2030)
1.3 Xu thế phát triển kinh tế vận tải biển của khu vực và thế giới
Trong những năm gần đây, cùng với sự phục hồi của các nền kinh tếChâu Á, kinh tế thế giới cũng có những tiến triển đầy triển vọng Mặc dùtrong năm 2008 và 2009, nền kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn nhưngkhông thể phủ nhận khả năng phục hồi và phát triển tiềm năng trong nhữngnăm tiếp theo
Bảng 1.1 Tăng trưởng kinh tế thế giới (theo khu vực)
Châu Úc 5.0 5.5 6.0 2.7 0.2 4.5 4.1 4.3 4.2 4.2
(Nguồn: Country Report 2009, Vietnam, Economist Intelligence Unit)
Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, đặc biệt là sự phát triểnbùng phát của nhiều nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế tại Châu Ácuối Thế kỷ 20, nhu cầu vận chuyển đường biển quốc tế cũng gia tăng hếtsức nhanh chóng, ổn định và luôn chiếm tỷ trọng trên 90% tổng lượnghàng hóa vận chuyển toàn thế giới Trong đó, vận chuyển hàng hóa bằngcontainer, cho dù có dấu hiệu chững lại trong những năm gần đây dưới tácđộng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vẫn luôn luôn đạt tốc độ tăngtrưởng ổn định trong nhiều năm tới, được minh chứng qua hai biểu đồdưới đây:
Trang 27Hình 1.1 Dự báo tăng trưởng hàng hóa vận chuyển bằng container trên thế
giới giai đoạn 2000-2024
(Nguồn: IHS Global Insight, Inc Dec 08)
Hình 1.2 Dự báo tăng trưởng hàng hóa vận chuyển bằng container của 5 quốc
gia hàng đầu giai đoạn 2000-2024
(Nguồn: IHS Global Insight, Inc Dec 2008)
Trang 28Bên cạnh sự tăng trưởng ổn định của vận tải đường biển bằng container, độitàu chở hàng khô cũng tăng nhanh chóng Thậm chí trong giai đoạn khủng hoảngkinh tế diễn ra trầm trọng nhất, vận tải hàng khô, hàng rời bằng đường biển vẫnđạt được sự tăng trưởng rất ấn tượng Theo các báo cáo của cơ quan đăng kiểmLoyld’s Register, số lượng tàu chở hàng khô hiện tại được ước tính là 7.389 chiếcvới tổng trọng tải là 432 triệu tấn, sẽ tăng trưởng trung bình hàng năm lên đến9,5% đến hết năm 2013 và đạt 6,5% hàng năm trong 5 năm kế tiếp Các tàu siêulớn có trọng tải trên 200.000 DWT sẽ đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với mức
độ tăng 16,8% một năm Năng lực vận tải của các con tàu đóng mới sẽ là 315 triệutấn, tăng 150% so với 5 năm trước Dự kiến trong giai đoạn 2010 - 2015, tốc độtăng trưởng và số lượng của đội tàu biển thế giới sẽ đạt như sau:
Trang 29Bảng 1.2 Xu thế phát triển của đội tàu biển thế giới đến năm 2015
trưởng
(%)
Số lượng tàu
Tăng trưởng (%)
Số lượng tàu
Tăng trưởng (%)
Số lượng tàu
Tăng trưởng (%)
Số lượng tàu
(Nguồn: BIMCO/ISF 2005 Manpower update)
Mặc dù hiện nay, đội tàu của thế giới được sở hữu tập trung bởi một số ítquốc gia như Na Uy, Anh, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đangnổi lên như một quốc gia sở hữu một đội tàu biển lớn để phục vụ cho nhu cầuphát triển kinh tế cũng như xây dựng cơ sở vật chất, nhưng do thiếu hụt nghiêmtrọng nguồn nhân lực tại các nước phát triển, quá trình toàn cầu hóa trong vận tảiđường biển đang diễn ra một cách hết sức nhanh chóng
Theo dự báo của Hội đồng Hàng hải Quốc tế và Baltic (BIMCO), vớikhả năng cung cấp sỹ quan, thuyền viên hiện tại, trong 5 năm tới đây số lượng
sỹ quan hàng hải toàn cầu sẽ thiếu hụt khoảng 46.000, trong khi đó số lượngthuỷ thủ có thể cung cấp của các nước xuất khẩu lao động lại thừa so với nhucầu khoảng 256.000 Bên cạnh đó, số lượng học viên hàng hải tại các nướcphát triển lại đang giảm sút nghiêm trọng, nhiều trường đại học hàng hải tạicác nước này phải thu hẹp quy mô đào tạo, thậm chí bị sáp nhập vào cáctrường đại học kỹ thuật khác Cùng với đó, thuyền viên Philippine, vốn chỉ cólợi thế về đào tạo và cung cấp thuỷ thủ, do sự phức tạp về tôn giáo đang có xuhướng dần bị thay thế bằng thuyền viên của các nước khác mà Việt Nam dầntrở thành một địa chỉ tin cậy
Trong tình hình phát triển vận tải biển thế giới và quá trình toàn cầuđang diễn ra rất nhanh chóng như hiện nay, nhu cầu về nhân lực hàng hải và
Trang 30các ngành phụ trợ cho nó (đóng tàu, công trình thủy, kinh tế vận tải biển,logistics, …) cũng đang tăng nhanh và ngày một trở nên cấp bách
CHƯƠNG II:
CHỦ ĐỘNG TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI
VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ NHẰM ĐÁP ỨNG NGUỒN NHÂN LỰC
PHỤC VỤ CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Được thành lập từ năm 1956 tại thành phố Hải Phòng với quy mô banđầu là một trường sơ cấp, trải qua 55 năm xây dựng, phát triển và trưởngthành, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện là cơ sở đào tạo lớn nhất củangành giao thông vận tải Với tổng số sinh viên toàn trường hiện nay lên đếntrên 27 nghìn sinh viên, bao gồm trên 16 nghìn sinh viên hệ đại học chínhquy, trên 700 học viên sau đại học và khoảng 10.000 sinh viên hệ vừa làmvừa học, quy mô tuyển sinh hàng năm từ 3.000 đến 3.300 sinh viên đại học hệchính quy, 21 chuyên ngành đại học liên quan trực tiếp đến kinh tế biển, 6chuyên ngành đào tạo cao học, 3 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ, Nhà trườngcũng đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lựcchất lượng cao cho chiến lược phát triển kinh tế biển của đất nước
Với những cống hiến to lớn của các thế hệ Thầy và trò Nhà trường,Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặngthưởng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương Hồ Chí Minh(năm 2011), Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (năm 2006),Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì và Ba, Huân chương Lao động hạngNhất, Nhì và Ba, cùng nhiều danh hiệu cao quý khác
Từ tháng 11 năm 2002, Trường được công nhận là thành viên chính thứccủa Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải khu vực Châu Á - Thái BìnhDương (AMETIAP) nay là Hiệp hội Đào tạo và Huấn luyện Hàng hải toàncầu (GlobalMET) Đặc biệt, tháng 8 năm 2004 Trường đã được công nhận trởthành thành viên đầy đủ thứ 44 của Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hảiQuốc tế (IAMU) Hiệp hội này cho đến nay mới công nhận trên 50 trường đạihọc và học viện hàng hải trên khắp thế giới, chủ yếu là các trường đại học và
Trang 31học viện hàng hải thuộc các nước phát triển Với việc được công nhận làthành viên đầy đủ của Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải Quốc tế(IAMU), chất lượng đào tạo và huấn luyện hàng hải của Nhà trường được cáctrường thành viên khác công nhận tương đương, tạo điều kiện vô cùng thuậnlợi cho sinh viên của Nhà trường có thể làm việc trong môi trường quốc tế màkhông bị những rào cản do khác biệt về hệ thống bằng cấp
Với những đóng góp và nỗ lực to lớn của các thế hệ thầy và trò Nhàtrường, tháng 12/2000, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã chính thức phê chuẩnđưa Việt Nam là một trong 71 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tiên trên thế giới vàoDanh sách trắng (White List), là Danh sách các quốc gia đạt tiêu chuẩn quốc tế vềđào tạo hàng hải, mở ra một thời kỷ phát triển bình đẳng của ngành hàng hải ViệtNam với các nước phát triển trên thế giới
Năm 2005, Trường đã vinh dự là một trong những đơn vị đầu tiên của hệthống các trường đại học, cao đẳng trong cả nước được cấp Chứng nhận phùhợp tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2000 và đã được cải tiến để phù hợp vớitiêu chuẩn ISO 9001:2008 từ tháng 1 năm 2009
2.1.1 Lịch sử phát triển của Nhà trường
Năm 1956: Trường Sơ cấp lái tàu, tiền thân của Trường Đại học Hàng
hải Việt Nam, được thành lập vào ngày 1/4/1956
Năm 1957: Trường được nâng cấp thành trường Trung cấp Hàng hải Việt
Nam
Năm 1976: Trường Đại học Hàng hải được chính thức thành lập theo
quyết định số 2624/QĐ-TC ngày 07/7/1976 của Bộ Giaothông Vận tải
Năm 1984: Bộ Giao thông Vận tải quyết định sáp nhập Trường Đại học
Hàng hải và Trường Đại học Đường thủy thành Trường Đạihọc Hàng hải Việt Nam như hiện nay
Trang 32Công ty TNHH Huấn luyện, Cung ứng LĐ và DV Hàng hải VINIC
Chi nhánh VINIC tại
Phòng Đào tạo & CTSV
Khoa Điều khiển tàu biển
Khoa Máy tàu biển
Khoa Điện - Điện tử tàu biển
Trung tâm Đào tạo & Giới thiệu việc làm
Ban QLDA CT Hàng hải
Ban Lao động sản xuất
Ban Bảo vệ
Nhà ăn
Khoa Đóng tàu
Khoa Kinh tế Vận tải biển
Khoa Công trình thủy
Khoa Công nghệ thông tin
Khoa Đào tạo Sau đại học
Khoa Lý luận Chính trị Viện Khoa học cơ bản
Viện Khoa học cơ sở
Trung tâm Ngoại ngữ
Trung tâm Đào tạo & Tư vấn xây dựng Hàng hải
Viện Khoa học & Công nghệ Hàng hải
Trường Trung học PT Dân lập Hàng hải
Phòng Kế hoạch & Đầu tư
Trung tâm Huấn luyện thuyền viên
TT Mô phỏng hàng hải
Trung tâm CN Môi trường thủy
Công ty Vận tải biển Đông Long
Công ty Vận tải biển & Xuất khẩu lao động ISALCO
Cô n
g ty Vận tải biể
n Th ă ng Lo n g
Flig h
t Dra g
on Ship pin
g Co.
Tru n
g tâm thu y ền viê
n VIC MAC
VIM ARU Cre
w Man nin
g Cen t er
Tru n
g tâm đào tạo và XKL
Đ ISA L CO
ISAL CO Tra in in
g Ce nt er
Ch
i nh án
h ISA L CO tại Hà Nộ i
ISAL CO Bran
ch I
n Ha No i
Ch
i nh án
h ISA L CO tại TP HC M
ISAL CO Bran
ch In HC
M city
Trung tâm Huấn luyện & Bồi dưỡng nghiệp vụ thiết kế tàu thủy
Trang 332.1.2 Tổ chức nhà nước về Đào tạo – Huấn luyện hàng hải
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, với chức năng chính là đào tạonguồn nhân lực chất lượng cao (từ cấp độ Đại học trở lên) và nghiên cứu, ứngdụng, chuyển giao khoa học công nghệ cho ngành kinh tế biển của đất nước,
là trường Đại học trực thuộc sự quản lý nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải.Bên cạnh đó, cũng giống như các trường Đại học khác trong cả nước, vềkhung chương trình đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, Nhà trường thuộc
sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hệ thống tổ chức quản lý nhà nướccủa Nhà trường được biểu diễn như hình dưới đây:
Bé GI¸O DôC Vµ §µo t¹o
tr êng c® nghÒ b¸ch nghÖ h¶I phßng
Hình 2.2: Hệ thống các trường đào tạo hàng hải ở Việt Nam
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Trường
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm đào tạo và huấnluyện theo những nội dung sau:
- Bậc đại học: 21 chuyên ngành thuộc 8 khoa chuyên môn
- Cao học: 06 chuyên ngành
- Tiến sỹ chuyên ngành: 03 chuyên ngành
- Huấn luyện và cập nhật các mức trách nhiệm vận hành và quản lý cho
sỹ quan hàng hải hạng 1 và 2, hoa tiêu hàng hải cơ bản và nâng cao, thanh trahàng hải để thi lấy chứng chỉ chuyên môn theo yêu cầu của công ước Quốc tếSTCW78/95
- Huấn luyện an toàn cơ bản và nâng cao cho thuyền viên theo yêu cầucủa Công ước Quốc tế STCW78/95
- Huấn luyện đặc biệt cho thuyền viên: Mô phỏng RADAR/ARPAR,GMDSS, tàu dầu, tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở hóa chất, tàu khách, tàu Ro-
Ro, v.v
Trang 342.1.4 Ngành nghề đào tạo
Qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Hàng hải ViệtNam hiện đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đào tạo nguồn nhân lựcchất lượng cao phục vụ cho nền kinh tế biển của đất nước với việc đảm nhận đàotạo tất cả các chuyên ngành có liên quan đến kinh tế biển, bao gồm Hàng hải,Đóng tàu, Kinh tế vận tải biển, Công trình thủy và thềm lục địa…
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện đào tạo 21 chuyên ngành đạihọc, 6 chuyên ngành cao học và 3 chuyên ngành nghiên cứu sinh liên quantrực tiếp đến kinh tế biển như sau:
Bảng 2.1 Các chuyên ngành đào tạo Đại học
1 Điều khiển tàu biển Đại học Điều khiển tàu biển
2 Khai thác Máy tàu biển Đại học Máy tàu biển
3 Kỹ thuật Môi trường Đại học
4 Điện tàu thủy Đại học Điện - Điện tử tàu
biển
5 Điện tử Viễn thông Đại học
6 Điện tự động Công nghiệp Đại học
7 Kinh tế vận tải biển Đại học Kinh tế vận tải biển
8 Quản trị kinh doanh Đại học
9 Kinh tế ngoại thương Đại học
10 Quản trị Tài chính Kế toán Đại học
11 Quản trị kinh doanh bảo hiểm Đại học
12 Global Studies and Maritime Affairs Đại học Hợp tác với Học viện
Hàng hải California, Hoa Kỳ
13 Thiết kế thân tàu Đại học Đóng tàu
15 Thiết kế và sửa chữa máy tàu thủy Đại học
16 Cơ giới hoá xếp dỡ Đại học
17 Xây dựng Công trình thủy Đại học Công trình thủy
18 Bảo đảm an toàn Đường thuỷ Đại học
19 Xây dựng dân dụng & Công nghiệp Đại học
20 Xây dựng cầu đường Đại học
21 Công nghệ Thông tin Đại học Công nghệ thông tin
Các chuyên ngành đào tạo Cao học
- Kỹ thuật tàu thủy
Trang 35- Khai thác, bảo trì tàu thủy.
- Tự động hóa
- Bảo đảm an toàn hàng hải
- Tổ chức và quản lý vận tải
- Xây dựng công trình thủy
Các chuyên ngành đào tạo Nghiên cứu sinh
- Kỹ thuật tàu thủy
- Khai thác, bảo trì tàu thủy
- Tổ chức và quản lý vận tải
2.1.5 Đội ngũ cán bộ, giảng viên
Qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Hàng hải ViệtNam hiện có một đội ngũ cán bộ giáo viên vững vàng, đủ sức gánh vác trọngtrách đào tạo cán bộ ngành Hàng hải cho cả nước, đáp ứng chiến lược pháttriển ngành kinh tế biển của đất nước Cụ thể như sau:
Tiến sỹ, Tiến sỹ Khoa học : 70
2.1.6 Quy mô đào tạo
Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của Nhà trường trong 5 năm qua (2006 –2010) đang được giữ ổn định ở mức 3.000 đến 3.300 sinh viên/năm học Vớimức tuyển sinh như vậy, tổng số sinh viên hiện đang đào tạo tại trường là27.136 sinh viên, bao gồm:
Trang 36Đồng thời, hàng năm Nhà trường tổ chức các khóa huấn luyện theo yêucầu của Công ước quốc tế STCW78/95 (do Tổ chức Hàng hải Quốc tế IMObàn hành) cho sỹ quan hàng hải cả nước, với số lượng trung bình khoảng10.000 học viên/năm.
2.2 Những khó khăn, thách thức đối với Trường Đại học Hàng hải Việt nam trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực hàng hải cho đất nước trong xu thế hội nhập
Bên cạnh các yêu cầu ngày càng cao của hệ thống Giáo dục Đại học ViệtNam, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam còn phải tuân thủ các yêu cầu vôcùng khắt khe của quốc tế, đặc biệt là của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) –một tổ chức trực thuộc Liên hiệp quốc, thông qua hệ thống các Công ướcquốc tế
Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành hàng hải thế giớivới sự gia tăng số phương tiện vận tải, công nghệ ngày càng cao, yêu cầu vềthông thương, an ninh thương mại, an ninh hàng hải, chống ô nhiễm môitrường…vv ngày càng lớn, các Công ước quốc tế cũng thường xuyên đượccập nhật, yêu cầu các nước thành viên của IMO cũng phải tuyệt đối tuân thủcác Công ước này
Hệ thống các Công ước quốc tế ngày càng nhiều và phức tạp Định kỳhàng năm, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) cử các đoàn thanh sát viên đếntừng nước để kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ các Công ước này
Nếu không đáp ứng được các tiêu chí của IMO, các quốc gia có ngànhhàng hải sẽ không được nằm trong Danh sách trắng (White List) – Là Danhsách các nước có đào tạo và huấn luyện các ngành hàng hải tuân thủ đúng cácyêu cầu của các Công ước trên đây Điều đó dẫn đến hậu quả: Các tàu của cácnước này không được tham gia vào các tuyến hành hải quốc tế, không đượccập cảng nước ngoài, thuyền viên của nước đó không được làm việc cho cáccông ty nước ngoài có tên trong Danh sách trắng
Những yêu cầu cụ thể nhằm đáp ứng các yêu cầu của Tổ chức Hàng hảiQuốc tế (IMO):
- Phải có hệ thống chính sách quản lý chất lượng đào tạo và huấnluyện hàng hải đúng yêu cầu của IMO
Trang 37- Phải có chương trình đào tạo đúng yêu cầu của IMO.
- Phải có đội ngũ giảng viên, huấn luyện viên đáp ứng đúng các yêucầu của IMO như: trình độ, tay nghề, bằng cấp Tiếng Anh, sức khỏe,tác phong công nghiệp
- Phải có hệ thống trang thiết bị huấn luyện, thực hành, thí nghiệm đápứng đúng yêu cầu của IMO, đặc biệt là các hệ thống mô phỏng hànghải với chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, đồng thời phải luôn thay đổi,cập nhật để phù hợp với công nghệ của ngành hàng hải thế giới
- Phải có hệ thống đánh giá học viên đáp ứng đúng yêu cầu của IMO.Đối với các sỹ quan hàng hải, việc cấp Chứng chỉ hành nghề (COC)phải do một Cơ quan độc lập thực hiện Ở Việt Nam, cơ quan đượcgiao nhiệm vụ này là Cục Hàng hải Việt Nam
Trên đây là những khó khăn và thách thức mang tính chiến lược Về cụthể, cũng giống như nhiều trường đại học khác thuộc hệ thống giáo dục đạihọc Việt Nam, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam luôn phải đối mặt vớinhững vấn đề sau:
- Ngân sách hạn hẹp cho tất cả các mục tiêu
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn, lạc hậu
- Thiếu giảng viên, huấn luyện viên
- Số lượng sinh viên đông
- Thiếu cơ hội cho sinh viên đi thực tập trên tàu biển, tại các công ty,đơn vị kinh doanh và các cơ sở sản xuất
- Và nhiều khó khăn khác
Bảng 2.2.1 dưới đây cho phép chúng ta so sánh về cơ cấu ngân sách củaTrường Đại học Hàng hải Việt Nam với một số trường hàng hải trong khuvực và trên thế giới
Bảng 2.2 Ngân sách đầu tư cho đào tạo huấn luyện hàng hải tại một số
Trường Đại học Hàng hải trên thế giới
Ngân sách
do Nhà nước cấp (USD)
Tổng Ngân sách (USD)
Ngân sách
do Nhà nước cấp (USD)
Tổng Ngân sách (USD)
Ngân sách do Nhà nước cấp
Trang 38(USD) Maine Maritime
Nguồn: Hội nghị IAMU AGA 7, Dalian, Trung Quốc, 10/2006.
Hiện nay, nguồn tài chính mà các trường hàng hải có thể nhận được chomục đích đào tạo, huấn luyện hàng năm bao gồm:
- Nguồn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm;
- Nguồn học phí của sinh viên, học viên đóng góp;
- Nguồn từ lao động sản xuất, ứng dụng khoa học và chuyển giao côngnghệ do các cơ sở đào tạo làm ra
- Nguồn tài trợ từ các dự án, các nhà tài trợ khác…