Hội nghị lần thứ 5 BanChấp hành Trung ương Đảng khóa X đánh giá “Chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục lý luận chính trị trong nhà trường chậm đổi mới, chưa theo kịp trình độ phát
Trang 1HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THANH THẢO
NHU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI - 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THANH THẢO
NHU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP
LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
Trang 3CNXHKH : Chủ nghĩa xã hội khoa họcCSCN : Cộng sản chủ nghĩa
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóaKHTN : Khoa học tự nhiên
KHXH&NV : Khoa học xã hội và nhân vănLLCT : Lý luận chính trị
NCKH : Nghiên cứu khoa học
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 4MỞ ĐẦU .1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4
6 Đóng góp mới của luận án 5
7 Ý nghĩa thực tiễn của luận án 5
8 Kết cấu của luận án 5
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước về nhu cầu và điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên 6
1.1.1 Nghiên cứu về dạy học và nhu cầu học tập của sinh viên 6
1.1.2 Nghiên cứu về giáo dục lý luận chính trị 10
1.1.3 Nghiên cứu về giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên và nhu cầu, điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên 19
1.2 Công trình khoa học nước ngoài có liên quan đến luận án 26
1.3 Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 34
1.3.1 Những vấn đề đã được nghiên cứu 34
1.3.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 37
Tiể u kết chương 1 .39
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI .40
2.1 Nhu cầu và nhu cầu học tập lý luận chính trị 40
2.1.1 Nhu cầu: khái niệm, đặc điểm, phân loại 40
2.1.2 Nhu cầu học tập lý luận chính trị 46
2.2 Điều kiện và điều kiện học tập lý luận chính trị 58
Trang 52.2.2 Điều kiện học tập lý luận chính trị 60
2.2.3 Mối quan hệ giữa nhu cầu với điều kiện học tập lý luận chính trị 69
Tiểu kết chương 2 76
Chương 3 THỰC TRẠNG NHU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY .77
3.1 Đặc điểm giáo dục đại học Việt Nam và các trường đại học ở Hà Nội 77
3.1.1 Đặc điểm giáo dục đại học Việt Nam 77
3.1.2 Đặc điểm các trường đại học ở Hà Nội 81
3.1.3 Khái quát về các trường đại học trong phạm vi nghiên cứu của đề tài 85
3.2 Thực trạng nhu cầu học tập lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội thuộc diện khảo sát 91
3.2.1 Nhu cầu học tập lý luận chính trị của sinh viên từ thực trạng nhận thức về việc học tập lý luận chính trị 92
3.2.2 Nhu cầu học tập lý luận chính trị của sinh viên thể hiện qua thái độ học tập lý luận chính trị 94
3.2.3 Nhu cầu học tập lý luận chính trị của sinh viên qua hành vi 99
3.3 Thực trạng điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên 109
3.3.1 Tình hình thế giới và trong nước 109
3.3.2 Điều kiện của giáo dục và đào tạo lý luận chính trị 114
3.4 Đánh giá chung về thực trạng nhu cầu và điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên 133
3.4.1 Về thực trạng nhu cầu học tập lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học hiện nay 133
3.4.2 Về điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học hiện nay 134
Tiểu kết chương 3 137
Trang 6TRIỂN NHU CẦU HỌC TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 139
4.1 Những vấn đề đặt ra trong nhu cầu và điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên Hà Nội hiện nay 139
4.1.1 Nội dung, chương trình học lý luận chính trị chưa hợp lý 139
4.1.2 Công tác quản lý quá trình dạy học chưa khoa học 140
4.1.3 Điều kiện vật chất và môi trường dạy - học chưa đảm bảo 140
4.1.4 Nhận thức về tầm quan trọng của môn học và động cơ, thái độ học tập của sinh viên chưa đúng 141
4.1.5 Năng lực tiếp thu hạn chế và phương pháp học tập chưa phù hợp 142
4.2 Giải pháp thiết lập các các điều kiện phát triển, thỏa mãn nhu cầu học tập lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay 142
4.2.1 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 142
4.2.2 Nhóm giải pháp tạo lập các điều kiện để phát triển và thỏa mãn nhu cầu học tập lý luận chính trị của sinh viên 150
4.2.3 Nhóm giải pháp kích thích nhu cầu học tập lý luận chính trị của sinh viên 164
Tiểu kết chương 4 169
KẾT LUẬN 170
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7Danh mục bảng
Bảng 3.1: Nhận thức về vai trò của các môn LLCT trong việc hình thành nhân cách sinh viên 92Bảng 3.2: Mức độ hứng thú, say mê của sinh viên trong học tập các môn LLCT 95Bảng 3.3: Mức độ hào hứng thực hiện các nhiệm vụ trên lớp của sinh viên 95Bảng 3.4: Mức độ phấn khởi khi hiểu và lĩnh hội được nội dung các môn LLCT 97Bảng 3.5 Kết quả khảo sát việc lên lớp nghe giảng các môn LLCT của sinhviên 99Bảng 3.6 Mức độ chuẩn bị bài trước khi đến lớp của sinh viên 100Bảng 3.7: Mức độ tự giác và nỗ lực vươn lên trong học tập LLCT của sinh viên 101Bảng 3.8: So sánh mức độ biểu hiện thái độ học tập các môn LLCT của sinh viên ba trường 104Bảng 3.9: Đánh giá về khối lượng kiến thức các môn LLCT so với khả năng tiếp thu của sinh viên 115Bảng 3.10: Phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị 118Bảng 3.11 Tương quan trường và phương pháp được áp dụng trong giảng dạy các môn lý luận chính trị 120Bảng 3.11: Đánh giá về hình thức kiểm tra điều kiện các môn LLCT 122 Bảng 3.1: Hình thức thi hết môn cho từng môn mà sinh viên mong muốn nhất 123Bảng 3.13: Cơ sở vật chất phục vụ học tập LLCT 126Bảng 3.14: Đánh giá mức độ sử dụng trang thiết bị phục vụ việc giảng dạycác môn LLCT 128Bảng 3.14: Đánh giá mức độ cung cấp giáo trình từng môn LLCT 128Bảng 3.15: Đánh giá về sự phục vụ của thư viện đối với các môn LLCT 129 Bảng 3.15: Đánh giá sự liên hệ kiến thức môn học với thực tiễn trong quá trình giảng dạy LLCT 131
Trang 8Biểu đồ 3.1: Mục đích của nhu cầu học tập các môn LLCT của sinh viên 93 Biểu đồ 3.2: Thái độ học tập các môn LLCT của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền 102Biểu đồ 3.3: Thái độ học tập các môn LLCT của sinh viên Học viện Kỹ thuật quân sự 103Biểu đồ 3.4: Thái độ học tập các môn LLCT của sinh viên Đại học Kinh tếquốc dân 104Biểu đồ 3.5: Mức độ chủ động trao đổi về nội dung môn học của sinh viên 106 Biểu đồ 3.6: Mức độ nghiên cứu tài liệu LLCT của sinh viên 107Biểu đồ 3.7: Mức độ nghiên cứu tài liệu LLCT của sinh viên các trường 108 Biểu đồ 3.8: Đánh giá về tiến độ giảng dạy các môn LLCT so với khả năng tiếp thu của sinh viên 116Biểu đồ: 3.9 Đánh giá về kết cấu chương trình các môn LLCT 117Biểu đồ 3.10.: Đánh giá về việc kết hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau đối với các môn LLCT 119Biểu đồ 3.12 : Các hình thức thi hết môn cho từng môn học LLCT 122Biểu đồ 3.13: Hình thức tổ chức thi hết môn cho từng trường 124
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục LLCT là một nội dung cơ bản và quan trọng trong công tác đàotạo đại học nhằm trang bị cho người học tri thức cơ bản, có hệ thống về lý luậnMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Từ đó,sinh viên xây dựng được thế giới quan duy vật biện chứng, nhân sinh quan cáchmạng và phương pháp luận khoa học, nâng cao trình độ tư duy lý luận, bản lĩnhchính trị và đạo đức cách mạng Các môn học LLCT trong hệ thống giáo dục đạihọc được gọi chung là các môn khoa học Mác-Lênin gồm Triết học Mác-Lênin,Kinh tế chính trị, CNXHKH, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư Tưởng HồChí Minh Hiện nay là môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.Học tập LLCT không chỉ giúp cho người học khả năng nhận thức và tham giacải tạo thế giới bằng việc hình thành tư duy khoa học, thái độ tích cực trong hoạtđộng thực tiễn mà còn giúp người học có kỹ năng vận dụng những tri thức lýluận vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn
Học tập LLCT góp phần hình thành, bồi dưỡng cho sinh viên thế giớiquan, phương pháp luận khoa học, trang bị những kiến thức cơ bản về tưtưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng, góp phần định hướngsuy nghĩ, hành động và hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ Sinh viên đến lớpkhông phải để nghe những lời diễn giảng một chiều mang tính chủ quan nhấtđịnh từ người dạy, mà qua những kiến thức đó, sinh viên nhận thức, đánhgiá và vận dụng vào thực tiễn Để đạt hiệu quả, ngoài việc nghe giảng trênlớp sinh viên phải có phương pháp phù hợp để tự học, tự nghiên cứu và trướchết phải thực sự có nhu cầu muốn được học các môn LLCT và phải có điềukiện để nhu cầu đó được thực hiện Việc giảng dạy LLCT tại các trường đạihọc ở nước ta hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn là do:
Trang 10- Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo cho chúng ta nhiều cơhội phát triển về kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục… cùng với đó cùngxuất hiện không ít những khó khăn trong việc giữ vững thành quả cách mạng,tiếp tục thực hiện có hiệu quả công cuộc xây dựng đất nước phát triển kinh tếthị trường theo định hướng XHCN.
- Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tạo nên sự chuyển biến tíchcực trong đời sống xã hội nhưng đã tác động mạnh mẽ và đa diện trong đờisống của sinh viên Một mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phát huyđược tính năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm Mặt khác, tính chất khốcliệt của nó lại nảy sinh tâm lý sùng bái vật chất, thịnh hành lối sống thựcdụng, tâm lý hưởng thụ; ý thức tự giác rèn luyện phấn đấu giảm sút; các tệnạn xã hội đang xâm nhập vào đời sống của sinh viên
- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ với sự bùng nổ thông tin cùngcác phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại và được sử dụng rộng rãi…chính là điều kiện để các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hòabình”, lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền, tự do, tôn giáo” bằng phươngtiện truyền thông hiện đại, với thông tin đa chiều, đã tuyên truyền lệch lạcđường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta Dưới tác động đó, một số sinhviên đã có biểu hiện xa rời lý tưởng cách mạng, giảm sút niềm tin, sa sút đạođức… một số không nhỏ sinh viên thờ ơ, mơ hồ với chính trị, không xác địnhđược lý tưởng sống đúng đắn… Mục đích học tập, định hướng nghề nghiệpcủa một số sinh viên cũng có dấu hiệu lạc hướng Đây là những biểu hiệnđáng lo ngại cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và quá trình phát triển đất nước
Thực hiện sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà Nước, của Bộ Giáodục và Đào tạo, việc dạy - học LLCT tại các trường đại học đã có nhiềuthay đổi theo hướng tích cực góp phần tạo nên những sinh viên tiên tiến có
ý thức chính trị cao Tuy nhiên, công tác giáo dục nói chung và công tác
Trang 11giáo dục LLCT nói riêng vẫn còn nhiều yếu kém Hội nghị lần thứ 5 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đánh giá “Chương trình, nội dung,
phương pháp giáo dục lý luận chính trị trong nhà trường chậm đổi mới, chưa theo kịp trình độ phát triển và yêu cầu xã hội”[36, tr.37], việc giảng
dạy LLCT chưa cập nhật kịp thời những thành tựu mới nhất của khoa họchiện đại, phương pháp giảng dạy thiếu sức hấp dẫn, việc áp dụng phươngpháp giảng dạy tích cực chưa được nhiều giảng viên vận dụng đạt hiệu quả,khâu đánh giá kết quả học tập chưa khoa học Sinh viên không có nhu cầuhọc tập LLCT, và điều kiện để nâng cao hiệu quả học tập LLCT của sinhviên ở các trường đại học cũng chưa đáp ứng
Những hạn chế trên đã làm giảm hứng thú học tập LLCT của sinhviên, từ đó việc tập môn LLCT chưa đạt hiệu quả Để việc học tập LLCTcủa sinh viên tại các trường đại học nói chung và các trường đại học ở HàNội nói riêng đạt hiệu quả, bên cạnh việc đổi mới phương pháp, nội dung,chương trình thì nhu cầu và điều kiện học tập LLCT của sinh viên có vaitrò vô cùng quan trọng Vì vậy, để góp phần thực hiện nhiệm vụ này, chúng
tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nhu cầu và điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay” cho Luận
án tiến sĩ của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhu cầu và điều kiệnhọc tập LLCT của sinh viên, xây dựng hệ thống giải pháp nhằm kích thích,phát triển nhu cầu học tập LLCTvà nâng cao điều kiện học tập LLCT của sinh
viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về nhu cầu và điều kiện học tập LLCT củasinh viên
Trang 12- Khảo sát thực tế, mô tả, phân tích thực trạng nhu cầu và điều kiện họctập các môn học LLCT của sinh viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.Phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn, những vấn đề đặt ra trong nhu cầu
và điều kiện học tập LLCT của sinh viên
- Xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm kích thích và phát triển nhucầu học tập LLCT và nâng cao điều kiện học tập LLCT của sinh viên cáctrường đại học ở Hà Nội hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu và điều kiện học tập LLCT của sinh
viên các trường đại học ở Hà Nội hiện nay
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi đối tượng: nhu cầu và điều kiện học tập LLCT của sinh viêncác trường đại học tại Hà Nội: Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Báo chí vàTuyên truyền; Học viện Kỹ thuật quân sự
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luận án nghiên cứu một cách hệ thống về nhu cầu
và điều kiện học tập LLCT của sinh viên các trường đại học
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử, Luận án sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp các tài liệu, các công trình khoahọc… liên quan đến đề tài Luận án
Trang 13- Phương pháp điều tra xã hội học: lập bảng hỏi, chọn mẫu điều tramang tính đại diện để điều tra về nhu cầu và điều kiện học tập LLCT của sinhviên; thu thập dữ liệu theo mẫu và phân tích, xử lý số liệu bằng SPSS.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Lựa chọn một số vấn đề để traođổi những vấn đề còn nhiều ý kiến về nhu cầu và điều kiện học tập LLCT củasinh viên
6 Đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa và bổ sung, phát triển lý luận về nhu cầu và điều kiệnhọc tập LLCT;
- Khái quát thực trạng, phát hiện những vấn đề đặt ra với nhu cầu vàđiều kiện học tập LLCT hiện nay;
- Xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm thiết lập các điều kiện pháttriển và thỏa mãn nhu cầu học tập LLCT của sinh viên các trường đại học ở
Hà Nội hiện nay
7 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu là luận cứ khoa học cho việc quản lý và tổ chứcdạy - học các môn LLCT tại các trường đại học ở Hà Nội nói riêng và cáctrường đại học trong cả nước nói chung
- Cung cấp luận cứ khoa học cho các cấp lãnh đạo nhà trường đề ra chủtrương, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy - học LLCT tại các trường đại học
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các bộ môn lý luận, cácgiảng viên và sinh viên quan tâm đến hoạt động dạy - học LLCT
8 Kết cấu của luận án
Luận án được cấu trúc gồm: mở đầu, 4 chương, 11 tiết, kết luận, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước về nhu cầu và điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên
1.1.1 Nghiên cứu về dạy học và nhu cầu học tập của sinh viên
Trong công trình nghiên cứu Dạy học và phương pháp dạy học trong
nhà trường, Phan Trọng Ngọ quan tâm đến hai vấn đề lớn:
- Giới thiệu về dạy học, lý thuyết tâm lý học về dạy học và mô hình dạy
học hiện nay Theo tác giả, “Học tập là việc học có chủ ý, có mục đích định
trước và được triển khai bởi một hoạt động đặc thù - hoạt động học, nhằm thỏa mãn nhu cầu học của cá nhân”[86, tr.18] Bàn về phương pháp dạy học,
tác giả cho rằng: “Muốn đạt hiệu quả cao trong dạy học phải trả lời được câu
hỏi: phương pháp nào là phương pháp tối ưu nhất để chuyển tải nội dung dạy học đến người học? Phương tiện nào là tốt nhất”[86, tr145].
- Giới thiệu các phương pháp dạy học đang được dùng trong nhàtrường hiện nay Theo tác giả, hệ thống thứ bậc nhu cầu của A.Maslow cungcấp cho người dạy nhiều gợi ý có giá trị để hiểu người học trong quá trình học
tập: “Thứ nhất: có một hệ thống thứ bậc nhu cầu thúc đẩy việc học của học
viên”; “Thứ hai: tại những thời điểm nhất định trong quá trình học tập của mỗi cá nhân xuất hiện một nhu cầu nổi trội, quy định và thúc đẩy việc học của cá nhân đó”[86, tr.378-379].
Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học - Hội Khuyến học Việt Nam
do Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên, Nxb Đại học Sư phạm, năm 2002 đã phát
hành tác phẩm Học và dạy cách học Lần đầu tiên ở Việt Nam có một công trình nghiên cứu hệ thống về việc học và dạy cách học giúp cho các nhà quản
lý giáo dục, giảng viên các trường đại học… trong việc đổi mới cách dạy,
Trang 15cách học trong nhà trường Trên cơ sở nghiên cứu về học, các nhà khoa học
đề xuất việc đổi mới về dạy Công trình nghiên cứu này đã bàn đến chiến lược
học, học cái gì? “Phải học cách tư duy và rèn luyện những phẩm chất thuộc phạm vi nhân cách con người thì mới đạt đến mục tiêu “kiến thức”, rồi từ đó
mà đi đến mục tiêu khác trong hàng chuỗi các mức tiến vô tận trong biển học mênh mông”[108, tr.25]và cách thức học: Học và tự học; Học - Hỏi - Hiểu;Học - Hành; Rèn luyện tư duy; Học phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề;
“Sáu mọi” và “Bảy tư duy”; Học và nghiên cứu khoa học; Học cách hợp tác; Học để biết lựa chọn; Học toàn diện Và dạy cái gì? “dạy kiến thức cơ bản,
dạy cách học, dạy cách tư duy và cách tổ chức làm việc, nghiên cứu, cách tự phê bình, sửa chữa để người học có thể tự mình hợp tác với người khác…”.
Một trong 6 nguyên tắc then chốt của việc dạy có hiệu quả là: gây hứng thú học
cho người học, tác giả giải thích “Giáo viên cần làm cho nội dung bài giảng
trở nên hấp dẫn để kích thích hứng thú học của người học, làm cho họ thích học; khi đó họ sẵn sàng học tập, dù có vất vả”[108, tr.216].
Luận án tiến sĩ Nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm của Hoàng Thị
Thu Hà (2003), tuy đã nghiên cứu nhu cầu học tập của sinh viên sư phạmnhưng chưa bàn đến điều kiện và kết quả của quá trình học tập khi sinh viên
có nhu cầu; từ đó rút ra một số kết luận quan trọng về nhu cầu học tập củasinh viên sư phạm theo cách tiếp cận tâm lý học Cụ thể: nhu cầu học tập củasinh viên sư phạm là nhu cầu học tập chuyên nghiệp ở trình độ cao về nghềdạy học, là nhu cầu lĩnh hội hệ thống kiến thức khoa học, kỹ năng hiện đại
và có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng đó vào cuộc sống Nhu cầuhọc tập đó được tăng dần từ ý tưởng, ý muốn, ý định học tập Theo tác giả,nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm không phụ thuộc vào giới tính màphụ thuộc vào các khối ngành KHTN, KHXH hay ngoại ngữ… Những kếtquả nghiên cứu trên là một trong những tư liệu hữu ích để chúng tôi triểnkhai luận án của mình
Trang 16Trong Luận án tiến sĩ Động cơ học tập của sinh viên sư phạm - Thực
trạng và phương pháp giáo dục (2004), Trần Thị Thìn đã nêu một số khái
niệm về hoạt động học tập: nhu cầu và nhu cầu học tập; hứng thú và hứng thúhọc tập Từ các khái niệm trên, tác giả đã nghiên cứu thực trạng động cơ họctập của sinh viên sư phạm về: ý thức của sinh viên; động cơ học tập cũng như
sự biến đổi ý thức và sự biến đổi hiệu lực của động cơ học tập ở sinh viên sưphạm trong quá trình học tập Từ đó, tác giả đưa ra phương hướng và conđường cơ bản giáo dục động cơ học tập cho sinh viên sư phạm
Công trình khoa học Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên với
phương pháp học tích cực (2007), Đại học Quốc gia Hà Nội do Nguyễn Quý
Thanh làm chủ nhiệm đề tài, qua phân tích kết quả khảo sát, cho rằng: giữanhận thức, xúc cảm và thực hành của sinh viên trong vấn đề học tích cực tồntại một mức độ chênh lệch nhất định Từ đó giải thích một số nhân tố ảnhhưởng đến tính tích cực học tập của sinh viên: yếu tố giới tính, năm học,ngành học, nguồn gốc xuất thân, nơi cư trú hiện tại; phương pháp giảng dạycủa giảng viên và điều kiện về cơ sở vật chất
Luận án Động cơ học tập của sinh viên (nghiên cứu trên sinh viên các
ngành KHKT) năm 2009, Dương Thị Kim Oanh đã phân tích các yếu tố tâm
lý phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, nó địnhhướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động của chủ thể nhằm chiếm lĩnh đối tượng
đó Tác giả quan tâm đến mối quan hệ giữa nhu cầu, điều kiện, ý thức và hoạtđộng học tập của sinh viên; một số nhân tố tác động tới nhu cầu học tập củasinh viên như nhân tố chủ quan: niềm tin vào bản thân, hứng thú với ngànhhọc, tinh thần trách nhiệm, khả năng kiểm soát bản thân… và nhân tố kháchquan: gia đình, bạn bè, môi trường xã hội vĩ mô và môi trường học tập
Trong bài Xây dựng môi trường học tập tích cực cho sinh viên sư
phạm, Tạp chí Giáo dục số 1 (2008), Hoàng Thanh Tú đã nghiên cứu khái
Trang 17niệm học tập và sự cần thiết phải xây dựng môi trường học tập tích cực chosinh viên Bài viết đã đưa ra một số giải pháp xây dựng môi trường học tập
cho sinh viên, chúng tôi chú ý giải pháp “Tạo động lực học tập cho sinh viên
một cách chung nhất, động lực học tập của sinh viên được thể hiện ở thái độ
tự nguyện, ở nhu cầu, mong muốn, sự thôi thúc tham gia và thành công trong quá trình học tập… Trong buổi đầu tiên của khóa học giảng viên cần tìm hiểu những nhu cầu, mong muốn của sinh viên… đó là những thông tin hữu ích cho giảng viên trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy vừa đáp ứng được mục tiêu đào tạo vừa đáp ứng được mong muốn của người học”[110, tr.23].
Trong bài viết Động cơ học tập và những yếu tố tác động tới động cơ
học tập của người lớn, (2012), Tạp chí Giáo dục, số 2, Nguyễn Thị Mai Hà
cho rằng, nhu cầu là cơ sở của động cơ học tập, là một yếu tố rất quan trọng,chi phối, thúc đẩy hoạt động học tập của con người để đạt được những mục
đích mong muốn: “Tạo ra sự liên hệ giữa việc học với nhu cầu của người
học; - Giúp học sinh phát triển kế hoạch học tập; - Tạo những tình huống có vấn đề để kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của người học; - Xây dựng nội dung bài học chứa đựng nhiều cái mới, hấp dẫn, phương pháp dạy học kích thích tính sáng tạo để tạo ra những cảm xúc tích cực ở người học”[48, tr.20].
Bài viết tổng thuật một số nghiên cứu của nước ngoài về nhu cầu và động cơhọc tập Theo tác giả, có thể khái quát thành 3 nhóm chính nhu cầu và động
cơ học tập: nguyên nhân thúc đẩy hoạt động học tập; thái độ chủ quan gắn vớimục đích học tập; hướng tới đối tượng hoạt động học tập và các mối quan hệliên quan đến việc học
Trong bài Để có một xã hội học tập (2005), Tạp chí Phát triển giáo
dục, số 1, Lê Đức Phúc cho rằng: chúng ta đang tiến tới một xã hội học tập,
đó là một xã hội lý tưởng cần phấn đấu trên cơ sở những quan niệm địnhhướng và cách làm đúng đắn Bài viết đề cập đến một số điểm nên được lưu
Trang 18ý: quan niệm về người học; về nội dung học tập; tầm quan trọng bậc nhất củaviệc học là cách học; những điều kiện khác như: hình thành và duy trì động
cơ học tập; nâng cao trình độ năng lực của một số cơ sở đào tạo; tăng cườngđầu tư cho xã hội học tập; thống nhất hành động vì những mục tiêu đã định
Có nhiều điều kiện cần chú ý để có một xã hội học tập, trong đó việc hìnhthành và duy trì nhu cầu và động cơ học tập là yếu tố vô cùng quan trọng Tác
giả bài viết khẳng định: “Nhu cầu và động cơ là những hiện tượng tâm lý liên
quan chặt chẽ với nhau song lại là hai khái niệm không thể được hiểu như nhau Người có nhu cầu học, nhưng thiếu động cơ thì chẳng bao giờ thành công cả Ngoài ra, động cơ bên trong có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định hơn so với động cơ bên ngoài…”[90, tr.9], nhu cầu là yếu tố vô cùng quan
trọng quyết định kết quả học tập của sinh viên
1.1.2 Nghiên cứu về giáo dục lý luận chính trị
1.1.2.1 Những công trình về công tác giáo dục lý luận chính trị
Tác phẩm Một số văn kiện của Đảng về công tác giáo dục lý luận và
chính trị, Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin (1978) đã giới thiệu các nội dung
trong Báo cáo chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng ởĐại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 và bổ sung thêm những văn kiện mới củaĐảng từ Đại hội Đảng lần thứ IV có liên quan đến hoạt động giáo dục LLCT.Cuốn sách cũng đề cập đến nội dung một số bài phát biểu của Chủ tịch Hồ
Chí Minh: Sửa đổi lề lối làm việc, Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I
trường Nguyễn Ái Quốc, Học tập LLCT là nhiệm vụ quan trọng của đảng viên (bài nói chuyện ở lớp huấn luyện đảng viên mới do Thành ủy Hà Nội tổ
chức ngày 14/5/1966) Nhiều bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng: Công
tác tư tưởng phải làm thế nào để người lao động xông ra mặt trận sản xuất cũng dũng cảm sáng tạo như trước đây trong kháng chiến đấu tranh với quân thù (bài nói của đồng chí Lê Duẩn trong hội nghị Tuyên giáo toàn Miền Bắc,
Trang 19tháng 4-1962), Tăng cường và cải tiến công tác giáo dục lý luận, chính trị cơ
bản cho cán bộ, đảng viên (Tố Hữu)… Nội dung các bài viết trong cuốn sách
đều khẳng định tầm quan trọng của việc học tập LLCT cũng như cách thứcgiáo dục về đạo đức, bản lĩnh, tư duy khoa học cho cán bộ, đảng viên, vớimục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng vừa có đức, vừa có tài
và vững vàng trong tư duy và hành động
Trong Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên ở cơ sở của trong giai đoạn hiện nay (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, Vũ Ngọc Am trình bày về công tác giáo dục chính trị tư tưởng với việcnâng cao tính tự giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên Quá trình đổi mớinâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảngviên nhằm chống “diễn biến hoà bình”
Kỷ niệm 116 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-2006),Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp
với Nxb Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Hồ Chí Minh về công tác giáo
dục lý luận chính trị, tập hợp một số bài viết và bài phát biểu của Chủ tịch Hồ
Chí Minh làm cơ sở định hướng cho hoạt động giáo dục LLCT của Đảng tatrong những năm qua Cuốn sách đã xác định rõ nội dung phong phú, vị tríquan trọng, nhiệm vụ cao cả, trách nhiệm học tập nâng cao trình độ nhận thứcchính trị, tư tưởng đường lối, chính sách của Đảng nhằm rèn luyện năng lựclãnh đạo, quản lý của người cán bộ, đảng viên và tầm quan trọng của giáo dụcLLCT trong xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước
Trong tác phẩm Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí
Minh (2006) Nxb CTQG, HN, Hoàng Quốc Bảo trình bày ba phần chính: một
là, phương pháp tuyên truyền và nguồn gốc của phương pháp tuyên truyềncách mạng Hồ Chí Minh; hai là, Những đặc trưng cơ bản trong phương pháptuyên truyền cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh; ba là, vận dụng phương
Trang 20pháp tuyên truyền cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để đổi mới phươngpháp tuyên truyền của cán bộ tư tưởng trong thời kỳ mới.
- Năm 2007, Nxb CTQG, Hà Nội phát hành cuốn Hồ Chí Minh với
công tác giáo dục lý luận chính trị giới thiệu các tác phẩm của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa Mác-Lênin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam.Đặc biệt, các tác phẩm của Người nhấn mạnh đến nhiệm vụ xây dựng Đảngvững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đến việc rèn luyện phẩm chất đạođức của người đảng viên Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ về mặt nội dung
và nhiệm vụ học tập LLCT; vấn đề để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tácgiáo dục LLCT
- Năm 2008, Ngô Văn Thạo chủ biên cuốn Phương pháp giảng dạy lý
luận chính trị (Chương trình bồi dưỡng chuyên đề dành cho giảng viên giảng dạy các chương trình lý luận chính trị tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện) do Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội phát hành Các tác giả đã khái quát
chung về LLCT và giáo dục LLCT; một số vấn đề tâm lý và giáo dục học tronggiảng dạy học LLCT, phẩm chất nghề nghiệp, nghệ thuật diễn giảng, kiểm tra,đánh giá trong dạy học LLCT
Trong cuốn Lý luận và phương pháp nghiên cứu, giáo dục lý luận
Trang 211.1.2.2 Đề tài khoa học về giáo dục lý luận chính trị
Đề tài KX 10-08 Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học
Mác-Lênin ở Việt Nam - Những vấn đề chung (2002) do Nguyễn Hữu Vui làm
chủ nhiệm, đã đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp trong giảng dạy cácmôn khoa học Mác-Lênin hiện nay và đề ra những giải pháp cơ bản để đổi mớiphương pháp giảng dạy các môn khoa học này
Đề tài KX 10 - 09B Đổi mới phương thức đào tạo và bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu lý luận Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh của Nguyễn Việt Chiến, đã đánh giá thực trạng đào tạo và bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu lý luận Mác-Lênin và Tư tưởng HồChí Minh hiện nay Từ đó đề ra các giải pháp cơ bản để đổi mới phương thứcđào tạo tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu lý luậnMác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề tài khoa học cấp bộ Đào tạo giảng viên các môn khoa học
Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (2008) do Hoàng Đình Cúc là chủ nhiệm đề tài đã
minh chứng luận điểm: chất lượng đào tạo giảng viên các môn LLCT quyếtđịnh chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy LLCT và do đó chi phối quá trìnhdạy - học các môn khoa học lý luận trong các trường đại học hiện nay
Đề tài khoa học Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và công
tác giáo dục LLCT trong giai đoạn hiện nay (2008), Ngô Ngọc Thắng tập
trung khái quát những nội dung cơ bản trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáodục và công tác giáo dục LLCT Tác giả đánh giá thực trạng vận dụng Tưtưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục LLCT trong hệ thống trường chínhtrị hiện nay trên các mặt chủ yếu như mục tiêu, nội dung, phương pháp giảngdạy Từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về côngtác giáo dục LLCT, góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng
Trang 22đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở hệ thống các trường chính trịnước ta trong tình hình hiện nay.
Hai đề tài cấp Bộ mã B.08 - 22 Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác giáo dục lý luận chính trị trong hệ thống các trường chính trị nước
ta giai đoạn hiện nay (2008) và mã B.08 - 23 Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào giáo dục lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay
(2008) do Ngô Ngọc Thắng chủ nhiệm đề tài, đã khái quát các luận điểm cơbản của Hồ Chí Minh về công tác giáo dục LLCT, khảo sát thực trạng vậndụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào công tác giáo dục LLCT hiệnnay Từ đó đưa ra giải pháp vận dụng tư tưởng về giáo dục LLCT vào giáodục LLCT hiện nay
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tình hình giảng dạy, học tập các môn
khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng và chủ trương, giải pháp cho thời gian tới (10-2007) của Ban Tuyên
giáo Trung ương đã nghiên cứu về đội ngũ giảng dạy các môn LLCT với tưcách là một trong những yếu tố quan trọng, trực tiếp tác động đến chất lượngquá trình dạy và học Nhóm nghiên cứu cho rằng, bên cạnh hàng loạt các ưuđiểm về gia tăng học hàm, học vị trong đội ngũ, thì hạn chế lớn nhất của sốđông đội ngũ này là sức ì lớn, chậm đổi mới tư duy, ngại trau dồi kiến thức, ítchịu tìm tòi phương pháp giảng dạy phù hợp với những đối tượng khác nhau,chậm đổi mới phương pháp giảng dạy Tâm lý coi các môn học Mác-Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học phụ, nhất là trong các trường kỹ thuậtcũng là một trong những nguyên nhân cản trở đổi mới phương pháp
Đề tài nghiên cứu khoa học Rà soát và đề xuất hướng sửa đổi, bổ
sung một số nội dung giáo dục đạo đức công dân, Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường ở từng cấp học mã số KHBĐ-2003-20
của Ban Khoa giáo Trung ương là một công trình nghiên cứu có mục tiêu tìm
Trang 23ra các giải pháp, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các môn LLCT, đạođức công dân trong các bậc học khác nhau Theo nhóm tác giả, đội ngũ giảngviên lý luận Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, caođẳng nước ta hiện nay tuy tăng nhanh về số lượng, song vẫn chưa đáp ứngđược nhu cầu đào tạo Tình trạng dạy vượt giờ, quá tải khiến một số đônggiảng viên không có thời gian đầu tư, hoàn thiện chuyên môn, ảnh hưởng đếnchất lượng của đội ngũ giảng viên.
Đề tài cấp Bộ mã B.09-27 do Trần Thị Anh Đào làm chủ nhiệm đề tài
Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay (2009) đã làm rõ
những khái niệm LLCT, phân tích vai trò của giáo dục LLCT đối với sinhviên; tác giả đã nắm vững tâm sinh lý của sinh viên, kết hợp lý luận và thựctiễn khảo sát đưa ra phân tích có cơ sở, cần thiết và thuyết phục; nhìn thẳng vàobức tranh thực tế: mặt tốt - xấu của sinh viên để có những đánh giá và đưa ranhững giải pháp, định hướng nâng cao giáo dục LLCT cho sinh viên đúng đắn
và mang tính khả thi
1.2.2.3 Luận án nghiên cứu về giáo dục lý luận chính trị
Trong Luận án Hiệu quả giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại
học Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp (2000), Trần Hùng đã
trình bày những vấn đề cơ bản về lý luận và hiệu quả công tác giáo dụcLLCT, đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dụcLLCT cho sinh viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh Từ phântích thực trạng giáo dục LLCT cho sinh viên và những vấn đề đặt ra, tác giả
đề xuất yêu cầu cấp bách cần phải đổi mới nội dung giảng dạy, phương phápgiảng dạy và chuẩn hóa đội ngũ giảng viên LLCT ở các trường đại học tạithành phố Hồ Chí Minh, khơi dậy nhu cầu học tập của sinh viên
Luận án tiến sĩ Đổi mới giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt
trong hệ thống chính trị cấp xã các tỉnh khu vực Nam Bộ (2003) của Lê Hanh
Trang 24Thông đã trình bày khái quát các vấn đề lý luận về giáo dục LLCT, khảo sátthực trạng giáo dục LLCT cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xãkhu vực Nam Bộ, từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằmđổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT cho cán bộ chủ chốttrong hệ thống chính trị cấp xã khu vực Nam Bộ.
Luận án tiến sĩ Quan hệ biện chứng giữa chủ thể và khách thể nhận thức
với việc phát huy vai trò chủ thể trong học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay
(2003) của Nguyễn Tiến Thủ đã phân tích quan hệ chủ thể và khách thể củaquá trình nhận thức, mối quan hệ giữa chủ thể - khách thể trong quá trình họctập bậc đại học của sinh viên Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất những giải phápnhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của sinh viên trong quá trìnhnhận thức
Luận án tiến sĩ của Hoàng Anh (2006), Giáo dục lý luận Mác-Lênin với
việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đã
khái quát có hệ thống các vấn đề lý luận về giáo dục lý luận Mác-Lênin, sựhình thành và phát triển nhân cách của sinh viên, kinh tế thị trường Tác giảtiến hành khảo sát sinh viên các trường đại học ở Hà Nội, chỉ ra thực trạng vànhững vấn đề đặt ra trong giáo dục lý luận Mác-Lênin cho sinh viên Luận án
đã đưa ra được hệ thống 4 giải pháp có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận án tiến sĩ của Lương Ngọc Vĩnh (2012), Hiệu quả công tác giáo
dục chính trị - tư tưởng trong học viên các học viện quân sự ở nước ta hiện nay Trên cơ sở khảo sát thực trạng sự tương quan giữa kết quả với mục đích
và sử dụng nguồn lực công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong học viêncác Học viện Quân sự, khái quát được các mâu thuẫn cần giải quyết để nângcao hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, tác giả đã đề xuất 4 nhómgiải pháp dưới góc độ khoa học công tác tư tưởng theo hướng huy động tối đa
Trang 25tiềm năng của các Học viện Quân sự một cách hợp lý, tiết kiệm để nâng caohiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng.
1.1.2.4 Các bài báo khoa học
TS Đinh Xuân Khoa (2003), Đổi mới phương pháp dạy học đại học
-những khó khăn và giải pháp, Tạp chí Giáo dục, (48), Lê Bình (2004), Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị Tạp chí Lý luận chính trị (3), Trần Văn Phòng (2004), Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình hình thành triết học Mác, Tạp chí Lý luận chính trị, (1),
Nguyễn Văn Hiền (2005), Về phương pháp so sánh trong dạy học các khoa
học Mác-Lênin, Tạp chí Giáo dục (110), Lê Hữu Nghĩa (2005), Đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch - một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay, Tạp chí Cộng sản, (15), Nguyễn Ngọc Hợi, Phạm Minh Hùng
(2005), Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường đại học, Tạp chí
Giáo dục, (20); Trần Thị Anh Đào (2006), Thực trạng về nhận thức chính trị
- tư tưởng của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay, Tạp chí
Lý luận chính trị và Truyền thông, (11), Đào Duy Quát (2006), “Đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị trong tình hình mới, Tạp chí Tư tưởng - Văn hoá, (6), Vũ Thị Hoa (2006), Vận dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh vào đổi mới phương pháp giảng dạy Lý luận chính trị tại học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục Lý luận, (11),
Mạch Quang Thắng (2008), Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về
LLCT theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Tạp chí Tuyên giáo, (11); Nguyễn
Thị Kim Hoa (2009), Bồi dưỡng chính trị tư tưởng cho thanh niên trong
trường học, Tạp chí Tuyên giáo, (2); Nguyễn Tiến Hoàng, (2009) Vài nét về thực trạng và giải pháp tiếp tục tiếp tục đổi mới công tác nghiên cứu lý luận chính trị”, Tạp chí Tuyên giáo, (9); Trần Văn Bính (2009), Giải pháp đấu tranh với những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
Trang 26trong cán bộ, đảng viên, Tạp chí Tuyên giáo, (5); Bùi Đình Phong, (2009),
Vị trí vai trò của phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhiệm
vụ giáo dục thanh niên, Tạp chí Tuyên giáo, (9); Nguyễn Thành Khải
(2009), Đổi mới phương pháp giảng dạy ở Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Lý luận chính trị, (9), Nguyễn Công Hưng,
(2010), Để thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục lý luận Mác-Lênin
ở trường đại học và cao đẳng, Tạp chí Tuyên giáo, (6); Đặng Thị Nhiệt
Thu (2010), Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị trong các
trường đại học và cao đẳng, Tạp chí Khoa học chính trị, (3); Hoàng Thao,
(2011), Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị trong các
trường trung cấp công an tại Hà Nội, Tạp chí Tuyên giáo, (9); Vũ Ngọc
Am, (2011), Hiệu quả và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác giáo dục lý
luận chính trị, Tạp chí Tuyên giáo, (11)…
Các công trình khoa học trên đã nghiên cứu về công tác đổi mới nộidung, phương pháp giảng dạy LLCT cho cán bộ, đảng viên và xác định rõ vaitrò, năng lực, phẩm chất của đội ngũ giảng viên LLCT với việc nâng cao chấtlượng hiệu quả công tác giáo dục trong tình hình mới Luận án của chúng tôi
có thể tham khảo, vận dụng, kế thừa nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ ChíMinh về giáo dục LLCT thể hiện qua hệ thống triết lý, nguyên tắc chỉ đạo, nộidung chương trình, xây dựng đội ngũ giảng dạy LLCT, phương pháp dạy -học, công tác quản lý giáo dục; một số giải pháp đổi mới nội dung, chươngtrình, phương pháp giáo dục LLCT; đổi mới phương tiện và công nghệ đàotạo LLCT; hoàn thiện cơ chế chính sách nâng cao chất lượng giáo dục LLCT.Mặc dù không trực tiếp bàn về nhu cầu và điều kiện học tập LLCT của sinhviên, nhưng những kiến giải của các nhà khoa học là chỉ dẫn quý báu chochúng tôi khi nghiên cứu đề nhu cầu và điều kiện học tập LLCT của sinh viên
ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
Trang 271.1.3 Nghiên cứu về giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên và nhu cầu, điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên
Đây là nội dung chưa được nghiên hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ Trongphạm vi bao quát của chúng tôi, có rất ít công trình khoa học trực tiếp bàn vềnhu cầu và điều kiện học tập LLCT của sinh viên, hoặc nếu có, thì nhu cầu ấyđược nhìn nhận từ các góc độ khác nhau
Dưới góc nhìn tâm lý học, đề tài Nhu cầu và thái độ học tập các môn lý
luận chính trị của sinh viên Việt Nam hiện nay (2009) của Trần Thị Minh Ngọc
đã nghiên cứu về nhu cầu và thái độ học tập của sinh viên, xác định rõ vai tròcủa việc học tập LLCT trong các trường đại học Qua khảo sát thực trạng nhucầu, thái độ học tập LLCT của sinh viên trong các trường đại học nước ta, tácgiả đã đưa ra một số phương pháp nhằm đáp ứng nhu cầu, nâng cao thái độ họctập các môn LLCT cho sinh viên Đề tài đã phân tích hệ thống thứ bậc nhu cầucủa A Maslow theo sơ đồ cấu trúc kim tự tháp và chứng minh nhu cầu là mộthiện tượng có thực luôn luôn gắn bó với quá trình phát triển, tiến hóa của conngười và xã hội loài người Trong đó, nhu cầu sinh học là phổ biến nhất, baotrùm mọi thành viên trong xã hội, là nhu cầu thiết thực của con người
Liên quan đến vấn đề nhu cầu và điều kiện học tập LLCT của sinhviên, nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới các góc nhìn khác nhau: nội dung,phương pháp, chất lượng, hiệu quả… giáo dục LLCT; đội ngũ giảng viên,hứng thú và điều kiện học tập của sinh viên… Chúng tôi khái quát các côngtrình nghiên cứu theo các hướng sau:
Các công trình nghiên cứu nâng cao chất lượng dạy - học LLCT:
Đề tài Rà soát và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung một số nội dung giáo
dục đạo đức công dân, Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường ở từng cấp học (2003) của Ban Khoa giáo Trung ương đã nghiên
cứu thực trạng của đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy các môn đạo đức
Trang 28công dân, Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh… Theo nhómnghiên cứu, tình trạng khan hiếm giảng viên khiến nhiều người không có thờigian đầu tư vào chuyên môn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy LLCT.
Hội thảo khoa học Thực trạng và giải pháp đổi mới, nâng cao chất
lượng giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng của Ban Tư tưởng - Văn hóa
Trung ương tổ chức năm 2003 Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã tập trungphân tích, đánh giá thực trạng giảng dạy khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng HồChí Minh trong trường đại học, cao đẳng Từ đó, đề xuất nhiều giải pháp nângcao chất lượng giảng dạy, học tập các môn thuộc khoa học LLCT
Trong công trình Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn
Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học (2004) do Nguyễn
Duy Bắc chủ biên, trên cơ sở mô tả và phân tích thực trạng giảng dạy, học tậpcác bộ môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đạihọc ở Hà Nội từ năm 1995 đến 2004, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nângcao chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa Mác-Lênin, Tư tưởng HồChí Minh trong thời gian tới
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quán triệt, vận dụng quan điểm Đại hội Đảng
lần thứ X vào giảng dạy các môn lý luận chính trị (2007) của đại học Quốc gia
Hà Nội với 58 bài tham luận tập trung vào một số lĩnh vực: nghiên cứu, cậpnhật các Nghị quyết của Đảng - điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượnggiảng dạy các môn LLCT; quán triệt Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốcĐảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X vào giảng dạy triết học Mác-Lênin; vậndụng Nghị quyết Đại hội X của Đảng vào giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin, CNXHKH, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minhtrong các trường đại học, cao đẳng
Trang 29Nhằm đưa ra các định hướng lớn và giải pháp tổng thể nâng cao chấtlượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ ChíMinh trong các trường đại học, cao đẳng năm 2007, Ban Tuyên giáo Trung
ương đã thực hiện đề tài NCKH Tình hình giảng dạy, học tập các môn khoa
học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng
và chủ trương, giải pháp cho thời gian tới Nhóm nghiên cứu cho rằng bên
cạnh những ưu điểm về gia tăng học hàm, học vị trong đội ngũ giảng dạy, thìhạn chế lớn nhất của đội ngũ này là sức ỳ, chậm đổi mới tư duy, ít chịu tìm tòiđổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng người học Bêncạnh đó, một bộ phận đã đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng lại có nhậnthức và quan niệm chưa đúng về phương pháp, họ đã đồng nhất phương phápvới việc ứng dụng kỹ thuật soạn thảo và trình chiếu
Trong đề tài Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác
Lênin ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận chung, Nguyễn Hữu Vui đã trình
bày tổng quát về đội ngũ giảng viên lý luận Mác-Lênin; những phương phápgiảng dạy truyền thống mà đội ngũ giảng viên lý luận thường sử dụng Theotác giả, muốn đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lêninhiệu quả thì việc đầu tiên là phải đổi mới tư duy, nhận thức của đội ngũ giảngviên về phương pháp giảng dạy, về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp Vìvậy, cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực nhận thức, năng lựcchuyên môn cho đội ngũ giảng viên từ đó tác động tích cực ngược lại với đổimới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin
Năm 2011, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức Hội thảo Đổi
mới phương pháp giảng dạy và học các môn chuyên ngành giáo dục chính trị
ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, với 16 tham luận ở các góc độ tiếp cận
khác nhau nhưng tập trung vào đổi mới dạy học các môn khoa học LLCT; dạyhọc với việc nâng cao ý thức tự học các môn LLCT cho sinh viên; kỹ năng tự
Trang 30học các môn LLCT… Tác giả Trần Thị Minh Ngọc đã xác đinh rõ tầm quantrọng của hoạt động tự học của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
“Tự học, tự đào tạo quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục Tự học sẽ
giúp sinh viên chuyển hóa kinh nghiệm xã hội thành của bản thân Quá trình chuyển hóa này phải do chính sinh viên là người thực hiện”[56, tr.4] Nhiều
bài viết tập trung nghiên cứu về việc sử dụng phương tiện hiện đại tronggiảng dạy các môn LLCT, phương pháp học tập các môn LLCT…
Các nhà khoa học rất quan tâm đến nguồn thông tin, tư liệu khoa học
trong việc nâng cao chất lượng dạy - học LLCT Trong tham luận Khai thác
và sử dụng thông tin phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy lý luân chính trị (2006), Tạp chí Giáo dục lý luận, số 3, Đoàn Triệu Long cho rằng:
mạng thông tin toàn cầu đã giúp quá trình khai thác thông tin diễn ra nhanhchóng, cùng với sự mở rộng các nguồn, các loại thông tin, các nhà xuất bản
đã ấn hành phong phú về số lượng, chủng loại “Như vậy, nguồn thông tin
để chúng ta khai thác là không thiếu, nhưng khai thác như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, phục vụ thiết thực vào công tác của mình”[73, tr.56] lại
là vấn đề mà chủ thể của quá trình tiếp nhận thông tin cần lưu ý Tác giả đãđưa ra một số đề xuất với chủ thể của quá trình tiếp nhận thông tin: phải cótính mục đích khi tiếp nhận thông tin; có thao tác phân loại, phân cấp độ ưutiên cho các loại thông tin; người tiếp nhận thông tin phải có bản lĩnh chínhtrị vững vàng mới có khả năng đánh giá tính chân thật của thông tin
Trong tham luận Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chinh trị
trong các trường đại học và cao đẳng, Đặng Thị Nhiệt Thu cho rằng: để nâng
cao hiệu quả giảng dạy LLCT, ngoài việc đổi mới phương pháp, nội dung,giảng viên phải thực hiện nghiêm túc một số nguyên tắc: đảm bảo sự thốngnhất giữa tính khoa học, tính giáo dục và định hướng chính trị trong dạy - học
Trang 31LLCT; đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giảng viên với vai trò
tự giác, tích cực, độc lập của sinh viên
Tham luận Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chinh trị của
Nguyễn Phước Dũng khẳng định: trong rất nhiều giải pháp nhằm nâng caohiệu quả, chất lượng dạy học hiện nay, thì đổi mới phương pháp giảng dạyđược coi là giải pháp quan trọng hàng đầu Một số ý kiến khác lại thiên về
phương pháp giảng dạy mới, hiện đại Theo tác giả “Mỗi phương pháp giảng
dạy đều có ưu thế riêng… trong quá trình giảng dạy, giảng viên phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung chương trình, với đối tượng, tạo sự kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp để bài giảng sinh động Có phương pháp chủ công, phương pháp hỗ trợ, đan xen Trong giảng dạy, việc xác định phương pháp nào là chủ công không phải là giảng viên thích hay không thích
mà do tính chất của bài giảng, đối tượng quy định”[40, tr.59-69].
Nghiên cứu nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên LLCT, các nhàkhoa học bàn đến vấn đề xây dựng đội ngũ giảng viên LLCT của thời đạimới, quan tâm đến công tác đào tạo giảng viên lý luận qua các tham luận:
Đề tài Đào tạo giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay của Hoàng Đình Cúc đã minh chứng luận điểm: chất lượng giảng viên
LLCT quyết định chất lượng giảng dạy LLCT, chất lượng đội ngũ sinh viên
sẽ làm công tác giảng dạy LLCT và chi phối quá trình dạy - học các mônLLCT trong các trường đại học hiện nay Đề tài đã đưa ra một số kiến nghịnhằm nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên LLCT: cần nâng cao chất lượngđầu vào các chuyên ngành khoa học Mác-Lênin; đổi mới nội dung, chươngtrình và phương pháp giảng dạy lý luận Mác-Lênin; tập trung vào hoạt độngđổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin; xây dựng lộtrình dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho việc nâng cao chất lượng giảng viên
lý luận Mác-Lênin và đổi mới hoạt động NCKH
Trang 32Luận án Vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chinh trị trong
các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay (2012) của Vũ Thanh Bình
đã làm rõ hơn khái niệm chính trị, LLCT và giảng viên LLCT; xây dựng tiêuchí đánh giá chất lượng giảng viên LLCT với 9 tiêu chí cụ thể được tổng hợpthành 4 nhóm: cơ cấu đội ngũ; năng lực chuyên môn; trình độ được đào tạo vàphẩm chất, đạo đức, bản lĩnh chính trị Nghiên cứu thực trạng chất lượng độingũ giảng viên LLCT tại các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay, tácgiả khẳng định: muốn nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT tại cáctrường đại học, phải nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, tưtưởng, đạo đức cho đội ngũ giảng viên LLCT Kết quả nghiên cứu trên lànguồn tư liệu để tác giả luận án vận dụng và kế thừa
Luận án Quản lý đào tạo giảng viên lý luận chinh trị đáp ứng yêu cầu
thời kỳ đổi mới hiện nay (2014), Nguyễn Thị Thu Thủy đã khảo sát, điều tra
xã hội học bằng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp và tổng hợp các báo cáo thống
kê về thực trạng quản lý đào tạo giảng viên LLCT ở nước ta hiện nay Tác giả
đề xuất 8 giải pháp mang tính khả thi để đào tạo giảng viên LLCT đáp ứngyêu cầu thời kỳ đổi mới, một số giải pháp cơ bản: đổi mới nội dung chươngtrình đào tạo đảm bảo tính khoa học, hiện đại và tính hệ thống; tiếp tục xâydựng và hoàn thiện các bộ quy chế, quy định về chế độ công tác của giảngviên LLCT; đa dạng hóa các hình thức thi, kiểm tra trong quá trình đào tạo
Quán triệt tinh thần Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ươngĐảng, ngày 28/3/2014 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có kết luận94-KL/TW về việc tiếp tục đổi mới việc học tập LLCT trong hệ thống giáodục quốc dân Tháng 12 năm 2014, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã chỉ đạo và phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ
chức Hội thảo khoa học quốc gia Nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên lý
luận chính trị ở Việt Nam hiện nay Hội thảo tập trung làm sáng tỏ một số nội
dung cơ bản về vị trí, vai trò, phẩm chất và năng lực của giảng viên LLCT
Trang 33Gần đây nhất, năm 2015 Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã tổ chức
Hội thảo khoa học quốc gia về Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các
môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng tại TP Hồ Chí
Minh Hội thảo khoa học Quốc gia lần này là sự triển khai 4 văn bản quantrọng, có tính định hướng về công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tậpLLCT, đó là: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 khóa XI (Nghị quyết số
29-NQ/TW, ngày 04/11/2013) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Nghị quyết của Bộ
Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 (Nghịquyết số 37/NQ-TW, ngày 09/10/2014), Kết luận số 94 (28/3/2014) của Ban
Bí thư Trung ương và Hướng dẫn 127 (ngày 30/6/2014) của Ban Tuyên giáo
Trung ương thực hiện Kết luận số 94 Về việc tiếp tục đổi mới học tập lý luận
chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân Các tham luận đánh giá: việc học
tập LLCT trong các trường đại học bước đầu có những chuyển biến tích cực;người học không chỉ thụ động tiếp thu bài giảng, mà tham gia vào quá trìnhtương tác tích cực với giảng viên, thể hiện tư duy phê phán, sáng tạo trongviệc tiếp nhận và xử lý thông tin Cùng với những thành quả đáng khích lệtrong nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn LLCT, vẫn còn không ítkhuyết điểm, tồn tại cần được xem xét, đánh giá nghiêm túc Từ thực trạng
đó, nhiều tham luận đề xuất các định hướng và giải pháp khắc phục, làm choviệc giảng dạy và học tập các môn LLCT đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu pháttriển xã hội trong giai đoạn hiện nay
Về giảng dạy các môn LLCT, những hạn chế, khuyết điểm đã bộc lộngày càng rõ trong cơ cấu chương trình, giáo trình và nội dung bài giảng, nhất
là phần liên quan đến các khoa học Mác-Lênin Giáo trình “tích hợp” các mônkhoa học Mác-Lênin (Triết học, Kinh tế chính trị học, CNXHKH) thành môn
Trang 34Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tuy đáp ứng về mặt hình
thức nhu cầu giảm tải trong cơ cấu chương trình đào tạo tại các trường đạihọc, cao đẳng, song lại làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bất cập Nhiều nội
dung trong môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư
tưởng Hồ Chí Minh còn thiên về giáo huấn, chưa thể hiện được các mặt sống
động, gắn liền với lịch sử Việt Nam hiện đại, các giai đoạn và các vấn đề của
Tư tưởng Hồ Chí Minh, chưa kịp thời cập nhật những nội dung thiết thực,những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn xã hội và trong nhận thức
Về nhu cầu và điều kiện học tập các môn LLCT của sinh viên xuất hiệnnhiều vấn đề cần quan tâm Trong đó tồn tại tình trạng xem nhẹ các mônLLCT, quan niệm “học cho qua, học để đối phó” chứ không vì nhu cầu bồidưỡng thế giới quan và phương pháp luận khoa học vẫn còn diễn ra khá phổbiến ở một bộ phận học viên, sinh viên Những khuyết điểm, hạn chế trênxuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, đang gây nên bức xúctrong xã hội, mà trước hết là ở đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu,giảng dạy LLCT, những người luôn luôn tha thiết với sự nghiệp “trồngngười” thiêng liêng ở lĩnh vực này
Công tác lý luận đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn trongđiều kiện CNH, HĐH đất nước, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Những vấn
đề ấy được nhận thức, nắm vững và xử lý hiệu quả và bản lĩnh, cần được cậpnhật thường xuyên trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy các môn LLCT,làm cho người học cảm nhận được trách nhiệm công dân của mình với Tổquốc Đó cũng là nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên LLCT
1.2 Công trình khoa học nước ngoài có liên quan đến luận án
Có nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhu cầu, học tập, giáodục LLCT với nhiều đối tượng khác nhau Trong đó tập trung ở một số nướcnhư Liên Xô, Trung Quốc và Lào với các công trình tiêu biểu sau:
Trang 35* Ở Liên Xô
Trong tác phẩm Hoạt động tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô
(1982), Nxb Thông tin lý luận, H, do X.I Xurơnitrencô (chủ biên), tác giả đãđưa ra định nghĩa hiệu quả công tác tư tưởng: đó là sự tương quan giữa kếtquả tác động tư tưởng đã đạt được so với những mục tiêu xây dựng giác ngộCSCN và phẩm hạnh CSCN của con người Các tác giả cũng chỉ ra các điềukiện khách quan và nhân tố chủ quan để nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng:lối sống xã hội, chế độ dân chủ, môi trường xã hội ; trình độ lãnh đạo củađảng đối với công tác tư tưởng; trình độ, năng lực của cán bộ tư tưởng; thườngxuyên cải tiến các hình thức, phương pháp; đảm bảo sự thống nhất của các biệnpháp kinh tế - xã hội, tư tưởng, tổ chức và hành chính để tác động đến conngười; nâng cao vai trò giáo dục của tập thể, tổ chức xã hội và mỗi người cộngsản; phát huy vai trò của các cơ quan tư tưởng và các tổ chức xã hội
E Phancôvích trong tác phẩm Nghệ thuật diễn giảng (1976), Nxb
Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội đã khẳng định: một trong những hìnhthức quan trọng và thích hợp nhất để phổ biến kiến thức chính trị, khoa học
là bài giảng Theo E Phancôvích, những bài giảng được chuẩn bị cẩn thận
và truyền đạt tốt sẽ giúp cho người nghe có thêm kiến thức mới trong từnglĩnh vực, biết tư duy sâu rộng và hiểu rõ hơn những hiện tượng phức tạpcủa tự nhiên và xã hội Tác giả khẳng định: muốn soạn được bài giảngLLCT đạt yêu cầu, giảng viên phải giác ngộ chính trị, kiên định trên lậptrường của Đảng và có tầm hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực nghiên cứu; sựthành công của bài giảng còn tùy thuộc nhiều vào nghệ thuật sử dụng ngônngữ của giảng viên khi trình bày, lý giải các sự kiện Người giảng phải biếtdiễn đạt những vấn đề phức tạp nhất, những chân lý cao đẹp nhất bằngnhững ngôn ngữ giản dị nhất Giảng viên cần phải lao động miệt mài, tìmtòi và sáng tạo để đạt được kỹ năng diễn giảng
Trang 36Nhà nghiên cứu V.A Xukhômlinxki trong tác phẩm Hình thành niềm
tin cộng sản cho thế hệ trẻ (1978), Nxb Thanh niên, Hà Nội, đánh giá về
nghiệp vụ công tác giáo dục và dạy học, thực chất là giáo dục cộng sản vàhình thành niềm tin cộng sản cho thế hệ trẻ Theo tác giả, niềm tin cộng sản lànguồn gốc sức mạnh ý chí của cá nhân và việc hình thành niềm tin cộng sản
là yêu cầu tất yếu khách quan của sự tiến bộ xã hội và đạo đức Với góc độcủa một nhà giáo, tác giả đã phân tích các yếu tố cấu thành của quá trình hìnhthành niềm tin cộng sản gắn liền với nội dung và phương thức hoạt động củacác tổ chức chính trị trong nhà trường Tác giả cho rằng, để hình thành niềmtin cần có sự kết hợp giữa giáo dục nhà trường với xã hội, lý luận với thựctiễn, học đi đôi với hành Thông qua đó hình thành niềm tin cho thế hệ trẻ vàotương lai, vào chế độ CSCN
Trong tác phẩm Tuyên truyền miệng: Lý luận - Tổ chức - Phương pháp
(1983), Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin, H, Rakhơmancunốp M.M khẳng
định tuyên truyền miệng đã và vẫn là lĩnh vực quan trọng trong hoạt động của
Đảng, là một trong những hình thức tích cực để giữ mối liên hệ thường xuyêngiữa Đảng với quần chúng, là công cụ lãnh đạo chính trị có hiệu lực Đặc
điểm của tuyên truyền miệng là dựa vào sự giao tiếp trực tiếp với mọi người,
có khả năng cụ thể hóa các nhiệm vụ do nghị quyết của Đảng đề ra cho tậpthể lao động và cho mọi người, nó cho phép chú ý đến lợi ích và nhu cầu của
mọi người Tuyên truyền miệng phải được dựa trên những nguyên tắc: tính tư
tưởng cao, tính đảng, tính khoa học, tính chân thực, gắn liền với cuộc sống,với thực tiễn của công cuộc xây dựng CNCS, nếu chọn được những vấn đề lýthú, cấp bách để nói chuyện, nếu các buổi tọa đàm, báo cáo, thông tin chính trịđược xây dựng trên cơ sở các sự kiện, gần gũi với mọi người và được diễn đạtbằng ngôn ngữ sinh động dễ hiểu thì công tác cổ động quần chúng có thể đạtđược mục đích giáo dục
Trang 37Theo M.I Calinin đánh giá trong tác phẩm Về giáo dục cộng sản chủ
nghĩa (1983), Nxb Thanh niên, thì giáo dục và bồi dưỡng những phẩm chất
cao quý là một yếu tố hết sức quan trọng trong sự nghiệp giáo dục cộng sản.Ông cũng đã khẳng định: cần phải đến với từng người, đánh giá họ, làm nổibật những mặt tốt của họ bởi vì không thể chỉ giáo dục dựa trên mặt tiêu cực.Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị phải bảo đảm đầy đủ cácđiều kiện cơ bản: sự am hiểu sâu sắc đặc điểm tâm lý của đối tượng, phảikhêu gợi được tính tích cực, tự giác của đối tượng và bản thân chủ thể làmcông tác giáo dục chính trị phải có trình độ, năng lực, phương pháp luận khoahọc và phẩm chất đạo đức trong sáng
Tác giả E.A Nôghin trong tác phẩm Nghệ thuật phát biểu miệng
(1984), Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin, H, cho rằng với mục đích giúp cán
bộ làm công tác tư tưởng có được nghệ thuật phát biểu miệng, kỹ năng phátbiểu thành thạo trước công chúng, có căn cứ, dễ hiểu cần phải được xây dựngtrên những hiểu biết ngày càng cao và những nhu cầu về mặt tinh thần củacon người Xô-Viết Theo ông, nghệ thuật phát biểu miệng là kỹ năng nói vớimọi người một cách dễ hiểu, hấp dẫn, có tính thuyết phục mà trong thực tế,mỗi người đều có thể có được kỹ năng, phẩm chất ấy nhưng chất lượng củanghệ thuật nói cũng phụ thuộc không ít vào các yếu tố khách quan Công cụ
cơ bản của cán bộ tuyên truyền, của người làm công tác thông tin chính trị làlời nói, phương pháp tác động, là lòng tin Vì vậy, nghệ thuật phát biểu miệng
là một bộ phận quan trọng nhất của việc đào tạo những người làm công tác sửdụng lời nói với tư cách là một phương tiện giáo dục và thuyết phục, giảithích chính sách của Đảng
* Ở Trung Quốc
Tác giả La Quốc Kiệt viết trong Tu dưỡng đạo đức tư tưởng (2003),
Nxb CTQG, HN cho rằng: sinh viên là những chủ nhân tương lai của đất
Trang 38nước, là người đại diện cho nền giáo dục xã hội Vì vậy, cùng với việc dạychữ, dạy nghề thì việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của sinh viên làmột vấn đề quan trọng Môn đạo đức tư tưởng là một trong những đặc trưngbản chất của trường đại học XHCN, là con đường chủ yếu và khâu cơ bản tiếnhành giáo dục lý luận mác xít và giáo dục đạo đức tư tưởng cho sinh viên mộtcách hệ thống và là môn học cần thiết cho mỗi sinh viên để đào tạo họ trởthành người xây dựng và kế tục sự nghiệp XHCN.
Trong Luận án tiến sĩ Giáo dục tư tưởng chính trị cao học và nghiên
cứu xã hội hóa chính trị cho sinh viên trong thời đại mới (2014), Mao Lộ đã
đề cập đến các phương pháp cơ bản trong việc thúc đẩy giáo dục chính trị tưtưởng trong các trường đại học và các mục tiêu quan trọng trong việc tiếnhành xã hội hóa chính trị cho sinh viên hiện nay Tác giả phân tích hiện trạng
về xã hội hóa chính trị cho sinh viên hiện nay: thực tiễn về chính trị, thái độchính trị của sinh viên đương đại Từ những phân tích trên, Mao Lộ đề xuấtgiải pháp tăng cường giáo dục lý tưởng chính trị; xây dựng phương pháp mới
về giáo dục LLCT, thúc đẩy xã hội hóa giáo dục chính trị cho sinh viên;phương pháp giáo dục lý luận, phương pháp rèn luyện thực tiễn, phương phápthể hiện bằng tình cảm và triển khai việc giáo dục chính trị tư tưởng, xâydựng văn hóa học đường, các chương trình ngoại khóa, đa phương tiện dạyhọc trong trường đại học
Luận án tiến sĩ Hiện trạng, trực quan và giá trị chính trị của sinh viên
đương đại và nghiên cứu về sách lược giáo dục, (2014) của Hoàng Á Lợi khái
quát: sinh viên là một quần thể đặc thù của xã hội, họ có quan niệm chính trịtrong sáng và khoa học thể hiện tương đối tập trung các giá trị của xã hội hiệnđại, phản ánh thực tế về các khuynh hướng chính trị xã hội tích cực Luận áncòn nghiên cứu các biện pháp tăng cường giáo dục LLCTcho sinh viên thôngqua nguyên tắc cơ bản về giáo dục LLCT để hoàn thiện giá trị chính trị của
Trang 39sinh viên trong trường đại học; tăng cường xây dựng đội ngũ giáo dục LLCTlàm trong sạch môi trường giáo dục; hoàn thiện các nội dung giáo dục LLCT;xây dựng các phương pháp giáo dục chính trị mới Các phương pháp này nếuđược phát huy đồng thời sẽ tạo nên một môi trường giáo dục mới kết hợp giữavăn hóa nhà trường và xã hội, cuối cùng sẽ dẫn đến việc thực hiện mục tiêugiáo dục LLCT lành mạnh cho sinh viên.
Năm 2013, Lý Kiệt bảo vệ thành công Luận án Nghiên cứu, đánh giá
tố chất chính trị của sinh viên, tác giả trình bày một số vấn đề cơ bản về
nghiên cứu và đánh giá về tố chất chính trị của sinh viên Tác giả nhấn mạnh:muốn triển khai và đánh giá tố chất chính trị của sinh viên cần căn cứ trên hai
ý nghĩa cơ bản là: có lợi cho Đảng và Nhà nước trong việc nắm bắt hiện trạnghành vi, tư tưởng chính trị của sinh viên và có lợi cho việc xây dựng niềm tinchính trị vững vàng cho thông qua các mục tiêu đánh giá tố chất chính trị củasinh viên, giúp họ có khả năng phát triển tự thân về mặt chính trị một cáchvững vàng để họ sớm trở thành người tiếp bước trong việc xây dựng đất nước.Tác giả khẳng định việc đánh giá tố chất chính trị của sinh viên không thểtách rời khoa học lý luận và các hoạt động thực tiễn, việc đánh giá tố chấtchính trị của sinh viên phải dựa trên lý luận duy vật biện chứng của chủ nghĩaMác, lý luận phát triển toàn diện con người, lý luận xã hội hóa chính trị…
Trong bài Nghiên cứu tâm lý tiếp nhận giáo dục tư tưởng chính trị của
sinh viên đại học hiện nay, Triệu Thanh Mai đã phân tích ba góc độ trong tâm
lý tiếp nhận lý luận tư tưởng chính trị của sinh viên: động cơ học tập tư tưởngchính trị, độ tin cậy của nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, độ tán thành(đồng ý) phương thức giáo dục tư tưởng chính trị hiện nay, từ đó đề ra cáckiến nghị giáo dục lý luận tư tưởng chính trị cho sinh viên Tác giả kiến nghịviệc giáo dục LLCT tư tưởng trong các trường đại học và cả trung học nên ápdụng phương pháp “thầy hướng dẫn sinh viên vận dụng lý luận vào trong thựctiễn” thông qua hệ thống các ví dụ và tình huống thực tế
Trang 40Tong bài Tư duy mới về giáo dục lý luận chính trị của các trường đại
học, Hồ Tự Lực đề cao vai trò chỉ đạo, tiên quyết của chủ nghĩa Mác-Lênin
trong việc hình thành và phát triển ý thức chính trị của sinh viên Tác giảnghiên cứu trên ba luận điểm chính: kiên trì vai trò chỉ đạo không thay đổichủ nghĩa Mác-Lênin, bảo đảm phương hướng đúng đắn trong công tác giáodục đại học; lấy sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin, phát huy tốt hơn nữacông tác giáo dục LLCT, nghiên cứu và trả lời những vấn đề phát sinh trong
lý luận và thực tiễn do công cuộc hiện đại hóa đề ra, phát huy tốt hơn nữa tácdụng chủ đạo của chính trị, dịch vụ xã hội và đối với các chính sách của triếthọc xã hội khoa học, coi trọng vai trò công tác giáo dục LLCT
* Ở Lào
Trong Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng giáo dục LLCT cho sinh
viên ở Trường Đại học Công an nhân dân Lào hiện nay, Sổm Phăn Sỉ Vông
Say khẳng định: giáo dục LLCT cho sinh viên không tách rời quá trình giáodục chuyên môn nghiệp vụ các môn khoa học khác và nằm trong tổng thể mụctiêu giáo dục toàn diện của giáo dục đại học Trên cơ sở phân tích lý luận vàthực tiễn, tác giả đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục LLCT cho đội ngũ công an nói chung, trường đại học Công an nhândân Lào nói riêng
Trong Luận án tiến sĩ Chất lượng công tác tư tưởng của các Đảng bộ
tỉnh đồng bằng miền Trung nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Bun Đuông Cay Xỏn đã phân tích về chất lượng và tiêu chí
đánh giá chất lượng công tác tư tưởng Tác giả đánh giá thực trạng chất lượngcông tác tư tưởng của các đảng bộ tỉnh đồng bằng miền Trung Lào qua cácmặt chủ yếu: biểu hiện tính đúng đắn những quyết định lãnh đạo trong côngtác tư tưởng, trong sự chỉ đạo, lãnh đạo công tác tư tưởng của đảng bộ… Từ
đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao công tác tư tưởng của đảng bộ cáctỉnh đồng bằng miền Trung của Lào