Luận án gồm 3 chương: cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên; thực trạng và những vấn đề đặt ra của việc đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên; quan điểm và giải pháp tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía bắc nước ta hiện nay.
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TRẦN HUY NGỌC
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY
(Qua khảo sát Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Trang 3HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TRẦN HUY NGỌC
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY
(Qua khảo sát Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc)
Chuyên ngành: Công tác tư tưởng
Mã số: 9 31 02 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS Phạm Huy Kỳ
Trang 5Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Luận án
được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS Phạm Huy Kỳ.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là chính xác, trung thực, bảo đảmtính khách quan khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tin cậy
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
Trần Huy Ngọc
Trang 6CNXH : Chủ nghĩa xã hộiLLCT : Lý luận chính trị
Trang 7TÀI LUẬN ÁN 9
I Các công trình khoa học trong nước 9
II Một số công trình khoa học của nước ngoài 26 III Những kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 32 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 35
1.1 Phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học 35 1.2 Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học 62 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY 82
2.1 Đặc điểm các trường đại học và sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta 82 2.2 Thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục lý luân chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du miền núi phía Bắc nước ta hiện nay 90 2.3 Những vấn đề đặt ra trong việc đổi mới phương pháp giáo dục
lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung
du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay 134 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC TRUNG DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY 141
3.1 Quan điểm đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay 141 3.2 Giải pháp đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay 147 KẾT LUẬN 181
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục lý luận chính trị là “Quá
trình tác động vào đối tượng bằng cách trình bày, giải thích một cách khoa học những khái niệm, những quy luật, những quan điểm nhằm làm cho cán
bộ, đảng viên và quần chúng nắm được những kiến thức về chủ nghĩa Mác Lênin, về đường lối, chính sách của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và năng lực hoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫn họ vận động những hiểu biết
-ấy vào cuộc sống” [141, tr.169] Trong tác phẩm “Đường Cách mệnh”
(1927), Người viết: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ Nam”[91,
289] Vì thế, công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và cáctầng lớp nhân dân luôn là nhiệm vụ quan trọng của Đảng trong các thời kỳ
cách mạng Người căn dặn: “Đảng phải chống thói xem nhẹ học tập lý luận.
Vì không học tập lý luận thì chí khí kém kiên quyết, không thấy xa trông rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng” [96, tr.280].
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn xác định giáo dục lý luận chínhtrị là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, góp phần xây dựng, bồiđắp nền tảng tinh thần của xã hội Từ thực tiễn công tác giáo dục lý luận chínhtrị, Đảng ta đã đưa ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm đổi mới, nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị Văn kiện đại hội XI xác
định: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, tuyên truyền học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng,
Trang 10chính sách pháp luật của Nhà nước… Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT, giáo dục công dân trong hệ thống các trường chính trị, các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Mỗi cán bộ, đảng viên phải học tập,
nâng cao trình độ LLCT” [46, tr.256-257] Kết luận số 94-KL/TW ngày
28/3/2014 của Ban Bí thư về việc Tiếp tục đổi mới việc học tập LLCT trong
hệ thống giáo dục quốc dân cũng xác định: Tiếp tục đổi mới việc học tập (bao gồm cả nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giáo viên…) LLCT trong hệ thống giáo dục quốc dân có tầm quan trọng chiến lược, cần đặt trong tổng thể của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương
8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo… Phương pháp dạy học và học tập phải sinh động, mềm dẻo, có thực tiễn và phù hợp với từng cấp; tạo được sự hứng thú và có trách nhiệm cho người dạy và người học; người học thích đọc hơn, có trách nhiệm phải học; người dạy có hứng thú hơn, có trách nhiệm cao hơn Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9/10/2014
của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm
2030 xác định phương hướng đổi mới mới phương pháp giáo dục LLCT: Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT theo hướng hiện đại, phù hợp đối tượng, đồng thời chú trọng nâng cao trình độ, rèn luyện phong cách, trau dồi bản lĩnh chính trị của đội ngũ giảng viên Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục LLCT, công tác nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, kết luận của Đảng theo hướng thiết thực, hiệu quả
1.2 Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu
to lớn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội Song mặt trái của kinh tế thịtrường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tác động theo hướng tiêu cực đếnđời sống, làm băng hoại nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, làm thay đổiquan niệm, lối sống, phai nhạt lý tưởng, niềm tin… của một bộ phận quầnchúng nhân dân ta nói chung và thanh niên, sinh viên nói riêng Sinh viên -
Trang 11những người được coi là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của
đất nước đang có một số biểu hiện tiêu cực như: một bộ phận sinh viên suythoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, sống thiếu hoài bão lập thân lập nghiệp,thiếu bản lĩnh chính trị, thờ ơ chính trị, mơ hồ về chính trị… Do đó, yêu cầuthực tiễn cấp bách đặt ra hiện nay là cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng,hiệu quả giáo dục LLCT nhất là trong các trường đại học ở nước ta Bởi, chínhnhững tri thức LLCT, góp phần quan trọng vào việc hình thành trong mỗi sinhviên một thế giới quan khoa học, một nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tưduy và phương pháp làm việc biện chứng Giáo dục LLCT có vai trò rất quantrọng trong quá trình hình thành và phát triển về nhận thức, nhân cách của sinhviên Tuy nhiên, trong quá trình truyền bá, tiếp thu tri thức LLCT cho sinh viêntrong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, mà như Nghị quyết
37-NQ/TW đã chỉ rõ: “Công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng LLCT còn hạn chế về chất lượng, trùng lặp về nội dung, chương trình, giáo trình; chậm đổi mới về phương pháp Đấu tranh tư tưởng, lý luận chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đặc biệt trong điều kiện bùng nổ thông tin
và phát triển mạng thông tin toàn cầu” Đặc biệt là phương pháp giáo dục
LLCT cho sinh viên các trường đại học thời gian qua còn chậm đổi mới hơn sohơn với thực tế phát triển của đất nước và thời đại trong điều kiện cuộc cáchmạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0) hiện nay Thực tế này, đang đặt rayêu cầu: Cần phải tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viêntrong các trường đại học ở nước ta hiện nay
1.3 Khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta là vùng lãnh thổ
rộng lớn nhất cả nước (chiếm khoảng 30,5% diện tích và chiếm khoảng 14,2%dân số cả nước), khu vực có vị trí kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninhquốc phòng quan trọng của nước ta; vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đa số làđồng bào dân tộc thiểu số, đa dạng văn hóa Đại học Thái Nguyên và trường Đại
Trang 12học Tây Bắc nằm trên địa bàn khu vực trung du, miền núi phía Bắc, có nhiệm vụđào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực, đồng thời thực hiện nhiệm vụnghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần quan trọng trong viêc pháttriển kinh tế - xã hội cho khu vực trung du, miền núi phía Bắc Với khoảng trên90.000 sinh viên đại học đang học tập – đây sẽ là nguồn nhân lực rất quan trọngtrong tương lai của khu vực và cả nước Giáo dục LLCT cho sinh viên các trườngđại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc có vai trò đặc biệt quan trọng Tuynhiên, thực tế đổi mới giáo dục LLCT trong đó có đổi mới phương pháp giáo dụcLLCT cho sinh viên còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập
Vì vậy, tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục LLCT nhằm nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học, trong
đó có sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước tahiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Để góp phần nhận thức giải quyết
điều này, tác giả chọn vấn đề: “Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay”
(Qua khảo sát Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc) làm đề tài luận án
tiến sĩ của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận
án, hệ thống cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chosinh viên các trường đại học ở nước ta, trên cơ sở đó khảo sát thực trạng, đềxuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp giáodục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phíaBắc nước ta hiện nay
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, đánh giá khái quát tổng quan tình hình nghiên cứu có
Trang 13liên quan đến đề tài luận án để từ đó chỉ ra những vấn đề luận án cần tiếp tụcnghiên cứu.
- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về phương pháp giáo dục LLCTcho sinh viên các trường đại học và đổi mới phương pháp giáo dục LLCT chosinh viên các trường đại học
- Trình bày rõ đặc điểm các trường đại học và sinh viên các trường đạihọc khu vực trung du, miền núi phía Bắc; phân tích thực trạng đổi mớiphương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung
du, miền núi phía Bắc nước ta: chỉ rõ những thành tựu đạt được, hạn chế vànguyên nhân; những vấn đề đặt ra trong đổi mới phương pháp giáo dục LLCTcho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước tahiện nay
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới phươngpháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường Đại học khu vực trung du,miền núi phía Bắc nước ta trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục LLCT chosinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước tahiện nay qua Tuy nhiên, khu vực trung du, miền núi phía Bắc là khu vực códiện tích rộng lớn nhất cả nước (Chiếm 30,5% diện tích và 14,2% dân số cảnước) thuộc 15 tỉnh thành, tập trung khá đông các trường đại học: trường đạihọc Công nghiệp Việt Trì (Phú Thọ), trường đại học Hùng Vương (Phú Thọ),trường đại học Công nghiệp (Quảng Ninh), trường đại học Tân Trào (TuyênQuang), trường đại học Việt Bắc (Thái Nguyên), Đại học Thái Nguyên (TháiNguyên), trường đại học Tây Bắc (Sơn La)… Do đó, với đề tài này tác giả chỉ
Trang 14đi sâu nghiên cứu thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinhviên đại học hệ chính quy tập trung, qua khảo sát tại Đại học Thái Nguyên (làđại học vùng với 11 đơn vị đào tạo, trong đó có 7 trường Đại học) - thuộc khuvực trung du và trường Đại học Tây Bắc (Sơn La) – thuộc khu vực miền núiphía Bắc Đây là những trường đại học có quy mô lớn nhất cả về tổ chức bộmáy và số lượng sinh viên nên nghiên cứu những trường đại học này có thểmang tính đại diện cho cả khu vực trung du và miền núi phía Bắc
Luận án nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục LLCT chosinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta trongkhoảng thời gian từ năm 2009 đến nay Năm 2009 là thời điểm các trường bắtđầu chuyển sang hình thức đào tạo mới theo học chế tín chỉ đặt yêu cầu cầnphải đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện giáo dục chophù hợp Ngoài ra đây cũng là năm đã tích hợp rút ngắn khung chương trìnhcác môn LLCT từ năm môn xuống còn ba môn học: Những nguyên lý cơ bảncủa chủ nghĩa Mác – Lênin (trên cơ sở tích hợp ba môn học vốn là ba bộ phậnhợp thành chủ nghĩa Mác – Lênin), Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cáchmạng của Đảng cộng sản Việt Nam
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng, các nghị quyết, chỉthị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục - đào tạo, giáo dục LLCT,đổi mới phương pháp giáo dục LLCT; tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quảnghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn công tác giáo dụcLLCT trong các trường đại học ở nước ta hiện nay; quá trình đổi mớiphương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vựctrung du, miền núi phía Bắc nước ta; hệ thống các tư liệu, số liệu lưu trữcủa các cơ quan, đơn vị và kết quả khảo sát thực tiễn của chính tác giả
Trang 15- Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học,gồm: phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, tâm lý học, giáodục học như: hệ thống - cấu trúc, chuyên gia, thống kê, so sánh, điều tra, quansát, thu thập thông tin Trong đó, để phục vụ nghiên cứu luận án đã sử dụngchủ yếu phương pháp điều tra xã hội học thông qua bảng hỏi ANKET cho đốitượng là giảng viên (100 phiếu) và sinh viên (1400 phiếu) Sau khi có kết quảđiều tra xã hội học, tác giả tiến hành tổng hợp, phân loại, phân tích số liệu, vẽ
mô hình, đồ thị nhằm so sánh, đối chiếu và đưa ra các kết luận khách quanlàm căn cứ thực tiễn cho luận án
6 Đóng góp mới của Luận án
Luận án có những đóng góp mới sau:
- Luận án góp phần hệ thống, luận giải, làm sáng rõ các vấn đề lý luận
về phương pháp giáo dục LLCT và đổi mới phương pháp giáo dục LLCT chosinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay Trong đó đã xây dựng đượckhung lý thuyết về mục tiêu, nguyên tắc, nội dung cho việc đổi mới phươngpháp giáo dục LLCT cho sinh viên đại học
- Luận án góp phần làm rõ thực trạng đổi mới phương pháp giáo dụcLLCT trong các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước tatrong thời gian qua (Qua khảo sát tại Đại học Thái Nguyên và trường Đại họcTây Bắc)
- Luận án đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu dưới góc
độ khoa học công tác tư tưởng nhằm tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dụcLLCT có hiệu quả cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miềnnúi phía Bắc nước ta hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm tư liệu khoahọc phong phú, đáng tin cậy phục vụ cho giảng dạy, học tập, nghiên cứu, lãnh
Trang 16đạo quản lý hoạt động giáo dục, đào tạo ở các trường đại học khu vực trung
du, miền núi phía Bắc nói riêng và các trường đại học ở Việt Nam nói chung
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng một số giải phápchủ yếu nhằm đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trườngđại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay
8 Kết cấu của Luận án
Luận án được cấu trúc gồm: mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có
liên quan đến đề tài luận án, 3 chương, 7 tiết, kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục
Trang 17TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
I Các công trình khoa học trong nước
A Các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng và giáo dục lý luận chính trị
* Các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng
- Hà Học Hợi (chủ biên), Ngô Văn Thạo (2002), Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [63]
Cuốn sách đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới,nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, dự báo tình hình tư tưởng
xã hội của nước ta đến năm 2020 trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, đề xuất nội dung, giải pháp cơ bản và một số nhiệm vụ trướcmắt của công tác tư tưởng Cuốn sách là tài liệu quan trọng trong quá trìnhnghiên cứu về vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục LLCT của tác giả
- Đào Duy Quát (2004), Về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [112]
Cuốn sách là tập hợp những bài nói, bài viết về công tác tư tưởng củatác giả Đào Duy Quát Nội dung cuốn sách được kết cấu thành ba phần PhầnI: gồm các bài có nội dung về công tác tư tưởng và những vấn đề nâng caochất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng; Phần II: gồm các bài về kiên địnhnhững quan điểm có tính nguyên tắc trong công tác tư tưởng; Phần III: gồmcác bài về công tác tư tưởng với thực hiện nhiệm vụ chính trị trong thời kỳmới Trong đó, tác giả nhấn mạnh công tác giáo dục LLCT, giáo dục lý tưởngcách mạng, giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, sinh viên Tác giả đưa
ra khái niệm: “Giáo dục LLCT là việc truyền bá những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Đó là quá trình tác động vào
Trang 18đối tượng giáo dục bằng cách trình bày, giải thích một cách khoa học, những khái niệm những quan điểm, nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng đắn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, nhất trí cao với đường lối, quan điểm của Đảng, nâng cao phẩm chất cách mạng và khả năng hoạt động thực tiễn, hướng dẫn họ vận dụng những hiểu biết ấy vào cuộc sống” Trong khái niệm này, tác giả đã nhấn mạnh đến đối tượng giáo
dục LLCT và khả năng hoạt động thực tiễn, khả năng vận dụng hiểu biếtLLCT vào cuộc sống của họ
- Lương Khắc Hiếu (Chủ biên), (2008), Nguyên lý công tác tư tưởng – Tập1,2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [54]
Tập 1 cuốn sách gồm 11 chương, giới thiệu những vấn đề lý luận chungnhất của công tác tư tưởng: đối tượng, bản chất, hình thái, mục đích, chức năng,nhiệm vụ, phương châm hoạt động và vai trò của nó Những nội dung cơ bảncủa công tác giáo dục tư tưởng về thế giới quan, tư duy lý luận, chính trị - tưtưởng, kinh tế, đạo đức, lối sống
Tập 2 cuốn sách gồm 10 chương, giới thiệu những vấn đề thuộc vềphương pháp, hình thức và những phương tiện chủ yếu của công tác tưtưởng như: Hệ thống giáo dục LLCT, các phương tiện truyền thông đạichúng, các thiết chế, thể chế văn hóa, xây dựng đội ngũ cán bộ tư tưởng; nhữngvấn đề về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, công tác kiểm tra và cuối cùng làđánh giá hiệu quả công tác tư tưởng
Trong đó, chương 4: Hệ thống giáo dục LLCT, tác giả đã đưa ra khái
niệm: “Giáo dục LLCT là quá trình truyền bá và tiếp thu những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên
và quần chúng nhân dân” [54, tr 99] Ở đây tác giả đã xem giáo dục LLCT
Trang 19là một quá trình đồng thời diễn ra hoạt động truyền bá và tiếp thu LLCT.Giáo dục LLCT theo quan niệm trên thuộc phạm trù công tác tuyên truyềntrong công tác tư tưởng của Đảng.
Hai cuốn sách là tài liệu quan trọng, là cơ sở lý luận giúp tác giả tiếpcận vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên trên góc độcông tác tư tưởng
- Phạm Tất Thắng (Chủ biên) (2010), Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nxb Chính trị Quốc gia
– Sự thật, Hà Nội [120]
Cuốn sách bao gồm 4 chương: Chương 1: Trình bày các vấn đề chung
về công tác tư tưởng, lý luận Chương 2: Phân tích thực trạng công tác tưtưởng, lý luận trong thời kỳ đổi mới Chương 3: Phân tích, luận giải tình hìnhthế giới, trong nước một vài thập kỷ tới tác động đến tư tưởng, lý luận; dự báotình hình tư tưởng, xã hội và những vấn đề đặt ra đối với đổi mới công tác tưtưởng, lý luận Chương 4: Trình bày quan điểm, phương hướng, giải pháp đổimới công tác tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay
Bốn chương của cuốn sách đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh,nhiều tác động khác nhau cả về thực tiễn và lý luận đối với công tác tư tưởng,
lý luận của Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước với những phân tích sắc sảo,những dẫn liệu cụ thể, sinh động, giàu sức thuyết phục Trên cơ sở đó, các tácgiả đã phân tích những bài học kinh nghiệm, khẳng định các quan điểm mangtính nguyên tắc, mục tiêu, phương hướng và luận giải những giải pháp đổi mới
cả về nội dung, phương thức, phương pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả củacông tác tư tưởng, lý luận của Đảng trong tình hình hiện nay Nội dung cuốnsách có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc trên lĩnh vực công tác tư tưởng, là tàiliệu tham khảo hữu ích trong quá trình tác giả nghiên cứu vấn đề đổi mớiphương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên
Trang 20- Phạm Tất Thắng (Chủ biên) (2010), bộ sách gồm hai cuốn: Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác tư tưởng, lý luận và Công tác tư tưởng, lý luận thời kỳ mới: Thực trạng, quan điểm và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [119,120]
Bộ sách là kết quả nghiên cứu thuộc đề tài khoa học trọng điểm cấpNhà nước KX.04.32/06-10 Các bài viết đề cập nhiều vấn đề, nhiều khíacạnh, nhiều tác động khác nhau cả về thực tiễn và lý luận của công tác tưtưởng, lý luận của Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước; nêu ra những biệnpháp đổi mới mạnh mẽ cả nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệuquả công tác tư tưởng, lý luận của Đảng nhằm phát huy sức mạnh của nềndân chủ XHCN, của đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu thực hiện thành công sựnghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốcViệt Nam XHCN; khẳng định vai trò tiên phong của Đảng ta… Đây là tàiliệu quan trọng cho tác giả trong quá trình nghiên cứu vấn đề giáo dục LLCTcho sinh viên
- Nguyễn Danh Tiên (Chủ biên), (2010), Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [131]
Cuốn sách nghiên cứu, làm rõ sự lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng
ta trong sự nghiệp đổi mới Cuốn sách được kết cấu thành ba chương: ChươngI: Tình hình mới, yêu cầu mới đối với công tác tư tưởng và sự lãnh đạo củaĐảng trên lĩnh vực tư tưởng Chương II: Quá trình Đảng lãnh đạo công tác tưtưởng trong thời kỳ đổi mới Chương III: Phương hướng, nhiệm vụ và giảipháp nâng cao sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng trong tình hìnhhiện nay Trong đó, cuốn sách đã phân tích được tình hình tư tưởng và nhữngvấn đề đặt ra với công tác tư tưởng trong tình hình hiện nay, từ đó cuốn sáchkhẳng định trong công tác tuyên truyền cần tiếp tục đổi mới và nâng cao chấtlượng giáo dục LLCT trong hệ thống các trường chính trị, các trường đại học,
Trang 21cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong cả nước; khắc phục sự lạc hậu củachương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, đảm bảo tính cơ bản, hệthống, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
- Ngô Huy Tiếp (2011), Những vấn đề lý luận về công tác tư tưởng của Đảng ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội [132]
Cuốn sách tập trung làm rõ và trình bày một cách có hệ thống nhữngvấn đề lý luận cơ bản về công tác tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay,bao gồm: tư tưởng và công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam; lýluận và công tác lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam; công tác tuyên truyền,
cổ động của Đảng; giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảngviên; cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
- Lương Khắc Hiếu (2017), Cơ sở lý luận công tác tư tưởng của ĐảngCộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội [56]
Cuốn sách gồm có 7 chương, đã trình bày một cách có hệ thống, chuyênsâu về những vấn đề lý luận trọng yếu của công tác tư tưởng, làm rõ khái niệm,phạm trù về các yếu tố, các bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng Cuốnsách còn đi sâu nghiên cứu lý luận về các hình thái, các bộ phận của công tác tưtưởng và sự gắn bó hữu cơ với các quá trình tư tưởng chủ yếu Trong chương 7,cuốn sách đã làm rõ các nội dung về phương pháp công tác tư tưởng như: kháiniệm và phân loại phương pháp công tác tư tưởng, một số phương pháp được
sử dụng phổ biến trong thực tiễn công tác tư tưởng ở nước ta Cuốn sách là tàiliệu quan trọng cho tác giả trong việc tiếp cận hoạt động đổi mới phương phápgiáo dục LLCT cho sinh viên trên góc độ công tác tư tưởng
- Các bài báo khoa học liên quan đến công tác tư tưởng: Nguyễn PhúTrọng, “Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của công tác tư tưởng trong
tình hình mới, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa số 8/1999; Hữu Thọ, “Từ thực tiễn, suy ngẫm sâu hơn về công tác tư tưởng”, thông tin công tác tư tưởng số
Trang 223/2001; Nguyễn Khoa Điềm, “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết trungương năm về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình
mới”, thông tin công tác lý luận số 1/2005; Lương Khắc Hiếu, “tìm hiểu về tuyên truyền miệng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, số 1/2001; Thái Hòa (2015), “Phát huy vai trò của công tác tư tưởng trong
tự phê bình và phê bình”, Tạp chí Tuyên giáo, (9)
* Các công trình nghiên cứu về giáo dục LLCT
- Đề tài KX 10-09D do tác giả Tô Huy Rứa nghiên cứu: Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giảng viên LLCT các trường đại học cao đẳng,
HN, 1994 [114] Đề tài đã đánh giá khái quát năng lực đào tạo lý luận Mác –Lênin của một số trường đại học tại Hà Nội, Học viện chính trị hành chínhquốc gia Hồ Chí Minh Đồng thời nhóm tác giả cũng đề xuất một khungchương trình tổng thể để đào tạo giảng viên các môn lý luận Mác – Lênin
- Đề tài KX 10-09 do tác giả Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm (1996):
Đổi mới quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dạy học và nghiên cứu khoa học Mác – Lênin – Kiến nghị và giải pháp, Hà Nội [37] Đề tài làm
rõ thực trạng đào tạo và dạy học của đội ngũ khoa học Mác – Lênin, đồngthời đề xuất những chế độ, chính sách để phát triển đội ngũ này
- Đề tài cấp Bộ mã B.08 – 22 do tác giả Ngô Ngọc Thắng (Chủ
nhiệm đề tài), (2008), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục LLCT trong hệ thống các trường chính trị nước ta giai đoạn hiện nay
[121] Đề tài khái quát các luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về côngtác giáo dục LLCT, từ đó đưa ra các quan điểm vận dụng tư tưởng Hồ ChíMinh về công tác giáo dục LLCT trong hệ thống các trường chính trị nước
ta giai đoạn hiện nay
- Đề tài cấp Bộ mã B.08 – 23 do tác giả Ngô Ngọc Thắng (Chủ nhiệm đề
tài), (2008), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào giáo dục LLCT trong giai đoạn hiện nay [122]
Trang 23Hai công trình trên của tác giả Ngô Ngọc Thắng làm chủ nhiệm đề tài đãkhái quát các luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về công tác giáo dục LLCT,khảo sát thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào công tácgiáo dục LLCT hiện nay Từ đó đưa ra giải pháp vận dụng tư tưởng về giáo dụcLLCT vào giáo dục LLCT hiện nay Đặc biệt các đề tài đã hệ thống hóa mộtcách toàn diện các luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác giáo dụcLLCT Trong đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục LLCTtại các trường chính trị ở nước ta hiện nay, là những gợi mở cho tác giả trongquá trình thực hiện đề tài luận án.
- Ban Tuyên giáo Trung ương (10-2007), Đề tài nghiên cứu khoa học:
Tình hình giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng và chủ trương, giải pháp cho thời gian tới [7].
Đề tài đã nghiên cứu một cách tổng quát về đội ngũ giảng viên dạy họccác môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là mộttrong những yếu tố quan trọng, trực tiếp tác động đến chất lượng quá trìnhdạy và học Nhóm nghiên cứu cho rằng: bên cạnh hàng loạt các ưu điểm vềgia tăng học hàm, học vị trong đội ngũ thì hạn chế lớn nhất của số đông độingũ này là sức ì lớn, chậm đổi mới tư duy, ngại trau dồi kiến thức, ít chịu tìmtòi phương pháp dạy học phù hợp với những đối tượng khác nhau, chậm đổimới phương pháp giảng dạy Đặc biệt, tâm lý coi các môn học Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh là môn học phụ, nhất là trong các trường kỹ thuật cũng làmột trong những nguyên nhân cản trở đổi mới phương pháp
- Ban Khoa giáo Trung ương, Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số
KHBĐ-2003-20: Rà soát và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung một số nội dung giáo dục đạo đức công dân, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường ở từng cấp học [6].
Đây là một công trình nghiên cứu có mục tiêu tìm ra các giải pháp, nhằm
Trang 24nâng cao chất lượng dạy và học các môn LLCT, đạo đức công dân trong cácbậc học khác nhau Theo nhóm tác giả, đội ngũ giảng viên Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng nước ta hiện nay tuy tăngnhanh về số lượng song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo Tình trạngdạy vượt giờ, quá tải khiến một số đông đội ngũ không có thời gian đầu tư, hoànthiện chuyên môn, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của đội ngũ
- Vũ Ngọc Am (2003), Đổi mới công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội [1]
Cuốn sách trình bày công tác giáo dục chính trị - tư tưởng với việcnâng cao tính tự giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên Quá trình đổi mới,nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảngviên nhằm chống "diễn biến hoà bình"
- Hồ Chí Minh (2006), Về công tác giáo dục LLCT, Nxb CTQG, Hà Nội [99].
Cuốn sách giới thiệu các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai tròcủa chủ nghĩa Mác – Lênin đối với cách mạng Việt Nam Trong các bài nói,bài viết của Người luôn đề cao vai trò quan trọng của công tác giáo dục LLCTđối với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Người xác định rõ nộidung, nhiệm vụ học tập LLCT; Người yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quảcông tác giáo dục LLCT cho đảng viên và quần chúng nhân dân
- Trần Thị Anh Đào (Chủ biên), (2010), Công tác giáo dục LLCT cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [49].
Sách gồm 3 chương: Chương 1 Một số vấn đề chung về công tác giáodục LLCT cho sinh viên Việt Nam; Chương 2 Thực trạng công tác giáo dụcLLCT cho sinh viên Việt Nam hiện nay; Chương 3 Phương hướng cơ bản vàgiải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT cho sinh viênViệt Nam hiện nay Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tác giả đã tìm
Trang 25ra những giải pháp khả thi để góp phần hữu hiệu vào việc nâng cao chất lượnggiáo dục LLCT cho sinh viên, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong
hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục LLCT cho sinhviên, một trong những giải pháp mà tác giả đã nêu ra là cần phải đổi mớiphương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên Hướng tác giả tiếp cận để đổimới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên là đổi mới phương pháp dạy
và học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Tiến Thủ (2003),"Quan hệ biện chứng giữa chủ thể và khách thể nhận thức với việc phát huy vai trò chủ thể trong học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
[129] Tác giả luận án đã phân tích quan hệ chủ thể và khách thể của quá trìnhnhận thức, mối quan hệ giữa chủ thể - khách thể trong quá trình học tập bậc đạihọc của sinh viên Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm pháthuy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của sinh viên trong quá trình nhận thức
- Luận án tiến sĩ của Hoàng Anh (2006), Giáo dục lý luận Mác – Lênin với việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội [5] Luận án đã khái quát có hệ thống các vấn đề lý luận về giáodục lý luận Mác – Lênin, sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên, kinh
tế thị trường Tác giả tiến hành khảo sát sinh viên các trường đại học ở Hà Nội, từ
đó chỉ ra thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục lý luận Mác – Lênincho sinh viên hiện nay Luận án đã đưa ra được hệ thống giải pháp có ý nghĩa lýluận và thực tiễn sâu sắc: đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền trong các trường đạihọc nói riêng và xã hội nói chung nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về vị trí, tầmquan trọng của giáo dục lý luận Mác – Lênin trong mục tiêu giáo dục đại học toàndiện; đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học lý luận Mác –
Trang 26Lênin trong các trường đại học; tăng cường giáo dục đạo đức mới trong quá trìnhxây dựng và phát triển nhân cách của sinh viên Việt Nam hiện nay; xây dựng, bồidưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên Mác – Lênin vừa “hồng” vừa “chuyên”,đồng thời nâng cao ý thức tự giác học tập các môn lý luận Mác – Lênin cho sinhviên Việt Nam hiện nay; đa dạng hóa các “sân chơi”, các phong trào chính trị - xãhội thực tiễn, đặc biệt phát huy phong trào “thanh niên tình nguyện”, mùa hè xanhcho sinh viên trong các trường đại học hiện nay.
- Luận án tiến sĩ của Lương Ngọc Vĩnh (2012), Hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong học viên các học viện quân sự ở nước ta hiện nay,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội [145] Luận án đã luận giải làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tưtưởng và hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho học viên các họcviện quân sự; đánh giá thực trạng hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tưtưởng trong học viên các học viên quân sự những năm gần đây và xác địnhnhững vấn đề cần giải quyết; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả côngtác giáo dục chính trị - tư tưởngtrong học viên các học viện quân sự ở nước tahiện nay
- Các luận văn thạc sĩ liên quan đến luận án: Luận văn thạc sĩ của
Hoàng Thị Hương (2005), Vấn đề giáo dục lý luận Mác – Lê nin cho sinh viên các trường cao đẳng sư phạm ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Luận văn thạc
sĩ của Lương Minh Truyền, (2005), Chất lượng giáo dục LLCT trong các trường đào tạo sĩ quan hậu cần, kỹ thuật quân đội nhân dân Việt Nam ở phía Bắc giai đoạn hiện nay, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Khanh, (2006), Nâng cao chất lượng đào tạo LLCT cho cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Thái Nguyên hiện nay, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, Luận
Trang 27văn thạc sĩ của Trần Công Dương, (2011), Xây dựng văn hóa chính trị cho sinh viên đại học Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội…
- Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới giảng dạy, học tập môn Triết học Mác - Lênin trong các trường đại học toàn quốc” (2002), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội; Kỷ yếu hội thảo khoa học đề tài cấp bộ, “Vấn đề dạy và học các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở
Hà Nội: Thực trạng và giải pháp” (2003), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Kỷ yếu Hội thảo khoa học: “Một số quan điểm cơ bản của C.Mác, PH.Ăngghen, V.I Lênin và Hồ Chí Minh về Công tác tư tưởng” (2012),
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa tuyên truyền, Hà Nội; Kỷ yếu Hội thảokhoa học: “Giá trị học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễndạy học ở Đại học Thái Nguyên” (2013), Đại học Thái Nguyên; Kỷ yếu Hội
thảo khoa học: “Nâng cao chất lượng dạy và học các môn khoa học LLCT”
(2013), Đại học KT&QTKD, Thái Nguyên…
- Các bài báo khoa học liên quan đến công tác giáo dục LLCT của cáctác giả: Lương Gia Ban (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận và học tập
lý luận”, Tạp chí Triết học, (1), HN; Lê Bình (2004), “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục LLCT” LLCT (3), HN; Trần Văn Phòng (2004), “Sự
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình hình thành triết học Mác”,
LLCT, (1), HN; Lê Hữu Nghĩa (2005), “Đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch - một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (15), HN; Trần thị Anh Đào (2006), “Thực trạng về nhận thức chính trị -
tư tưởng của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”, Tạp chí LLCT và Truyền thông,(11), HN; Đào Duy Quát (2006), “Đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục LLCT trong tình hình mới”, Tạp chí Tư tưởng - Văn hoá, (6), HN; Vũ Thị Hoa (2006), “Vận dụng tư tưởng Hồ
Trang 28Chí Minh vào đổi mới phương pháp dạy học LLCT tại học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh”, Tạp chí giáo dục Lý luận, (11), HN;Nguyễn Thị Kim Hoa (2009), “Bồi dưỡng chính trị tư tưởng cho thanh niên trong trường học”, Tạp chí Tuyên giáo, (2); Nguyễn Tiến Hoàng, (2009) “Vài nét về thực trạng và giải pháp tiếp tục tiếp tục đổi mới công tác nghiên cứu LLCT”, Tạp chí Tuyên giáo, (9);
GS, Trần Văn Bính (2009), “Giải pháp đấu tranh với những biểu hiện suy thoái
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, Tạp chí Tuyên giáo, (5); Bùi Đình Phong, (2009), “Vị trí vai trò của phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhiệm vụ giáo dục thành niên, Tạp chí Tuyên giáo,
(9); Hoàng Thao, (2011), “Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục LLCT trong
các trường trung cấp công an tại Hà Nội, Tạp chí Tuyên giáo, (9); Vũ Ngọc Am, (2011), “Hiệu quả và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác giáo dục LLCT”, Tạp chí Tuyên giáo, (11),…
B Các công trình nghiên cứu về phương pháp và đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học
- Đề tài KX 10-08 do Nguyễn Hữu Vui làm chủ nhiệm: Đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học Mác – Lênin ở Việt Nam - Những vấn đề chung, Hà Nội [147].
Đề tài đã đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp trong dạy học cácmôn khoa học Mác – Lênin hiện nay và đề ra những giải pháp cơ bản để đổi mớiphương pháp dạy học các môn khoa học này Các giải pháp khả thi như: xâydựng chương trình dạy học cho phù hợp với các đối tượng khác nhau; đổi mớiquy trình giảng dạy; đổi mới hình thức giảng dạy
- Đề tài KX 10 - 09B của Nguyễn Việt Chiến, "Đổi mới phương thức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dạy học và nghiên cứu lý luận Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh” [29].
Đề tài đã đánh giá thực trạng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dạy
Trang 29học và nghiên cứu lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay và đề
ra các giải pháp cơ bản để đổi mới phương thức đào tạo tạo và bồi dưỡng đội ngũcán bộ dạy học và nghiên cứu lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đề tài khoa học cấp bộ của Hoàng Đình Cúc (Chủ nhiệm đề tài), (2008),
"Đào tạo giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay”, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [34] Các tác giả đã minh chứngluận điểm: Chất lượng đào tạo giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin quyếtđịnh chất lượng đội ngũ cán bộ dạy học LLCT và do đó chi phối quá trình dạy -học các môn khoa học Mác - Lênin trong các trường đại học hiện nay
- Nguyễn Duy Bắc (Chủ biên) (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học, Nxb CTQG, Hà Nội [16].
Cuốn sách đã tập hợp những bài viết của các nhà nghiên cứu lý luậnchuyên sâu, tập trung phân tích chất lượng dạy và học các môn LLCT Các nhàkhoa học thống nhất cho rằng nội dung, chương trình, phương pháp dạy học cácmôn Mác – Lênin và chất lượng học tập các môn học này làm nên bức tranhtổng thể chất lượng đào tạo các môn LLCT cho sinh viên nước ta hiện nay
- Ban liên lạc các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam (VUN), PhânViện Báo chí và Tuyên truyền (2004), Phương pháp dạy – học, kiểm tra đánhgiá các môn khoa học xã hội nhân văn, Nxb LLCT, HN [108]
Cuốn sách là tập hợp các tham luận tại Hội thảo Đổi mới phương phápgiảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa học xã hội và
nhân văn trong các trường Đại học và Cao đẳng Nội dung các bài viết đi sâu
nghiên cứu: Hoạt động dạy học các môn khoa học xã hội nhân văn - Một sốvấn đề lý luận và thực tiễn; đổi mới hình thức và phương pháp dạy học đạihọc các môn khoa học xã hội và nhân văn; một số vấn đề lý luận, kinh
Trang 30nghiệm trong đổi mới các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả dạy họccác môn khoa học xã hội và nhân văn Trong đó, có nhiều giải pháp cụ thể,thiết thực giải quyết vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinhviên các trường đại học.
- Dương Xuân Ngọc (2004), “Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT, theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, kết hợp với việc sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại”, bài viết trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học:
Phương pháp dạy – học, kiểm tra đánh giá các môn khoa học xã hội nhân văn,Nxb LLCT, HN [108]
Trong đó, tác giả đã luận giải các nội dung: giáo dục LLCT, thực chấtđổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy người học làm trung tâm”,phương pháp dạy – học mới có sử dụng các thiết bị kỹ thuật trợ giảng,những điều kiện để đổi mới phương pháp giáo dục LLCT Tác giả khẳng
định: phương pháp dạy học mới là phương pháp “lấy người học làm trung tâm”, phương pháp khơi dậy tính chủ động, sáng tạo và tích cực của người học; thày chỉ là người tổ chức, định hướng vào tạo điều kiện để người học
tự tìm lấy kiến thức, kỹ năng và tình cảm cho mình.[108, tr.337]
- Hoàng Quốc Bảo (2006), Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội [14].
Cuốn sách trình bày ba phần chính: Một là, phương pháp tuyên truyền
và nguồn gốc của phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh Hai
là, những đặc trưng cơ bản trong phương pháp tuyên truyền cách mạng củachủ tịch Hồ Chí Minh Ba là, vận dụng phương pháp tuyên truyền cáchmạng của chủ tịch Hồ Chí Minh để đổi mới phương pháp tuyên truyền củacán bộ tư tưởng trong thời kỳ mới Cuốn sách đã đóng góp thêm ý kiến vàoviệc tìm hiểu nguồn gốc và nêu lên những đặc trưng cơ bản của phươngpháp tuyên truyền Hồ Chí Minh; nghiên cứu thực trạng phương pháp tuyên
Trang 31truyền của đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư tưởng của Đảng Trên
cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao, đổi mới phươngpháp tuyên truyền của đội ngũ cán bộ tư tưởng theo phương pháp tuyêntruyền Hồ Chí Minh
- Ngô Văn Thạo (Chủ biên), (2008), Phương pháp dạy học LLCT (Chương trình bồi dưỡng chuyên đề dành cho giảng viên dạy học các chương trình LLCT tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện), Nxb Lao
động Xã hội, Hà Nội [125]
Trong cuốn sách các tác giả đã khái quát chung về LLCT và giáo dụcLLCT; một số vấn đề tâm lý và giáo dục học trong dạy học học tập LLCT,phẩm chất nghề nghiệp, nghệ thuật diễn giảng, kiểm tra, đánh giá trong dạyhọc LLCT
- Vũ Ngọc Am (2009), Một số vấn đề về phương pháp dạy học LLCT,
Nxb Thông tấn, Hà Nội [2]
Cuốn sách được coi như cẩm nang nghiệp vụ của những người làmcông tác giáo dục LLCT nói chung và những người trực tiếp làm công tác dạyhọc LLCT nói riêng Nội dung chủ yếu của cuốn sách gồm có ba phần chính,trong phần thứ hai (phần trọng tâm của cuốn sách này) có một nội dung rấtmới là Đề cương một số bài giảng dành cho giảng viên tham khảo
- Phạm Huy Kỳ (2010), Lý luận và phương pháp nghiên cứu, giáo dục LLCT, Nxb Chính trị - Hành chính quốc gia, Hà Nội [71].
Nội dung cuốn sách trình bày một số vấn đề lý luận và phương pháp củahoạt động nghiên cứu, giáo dục LLCT và công tác nghiên cứu, biên soạn, giáotrình lịch sử đảng bộ địa phương Cuốn sách gồm 7 chương, trong đó tác giả đãkhái quát, hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến giáo dục LLCT, phương pháp
và các phương pháp dạy học thường sử dụng trong công tác giáo dục LLCT
Tác giải đưa ra khái niệm, giáo dục LLCT là: truyền bá những nguyên
Trang 32lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học và góp phần thúc đẩy tính tích cực chính trị - xã hội của các chủ thể chính trị trong hoạt động thực tiễn Trong khái niệm này, tác giả đã khẳng
định giáo dục LLCT là quá trình truyền bá những tri thức LLCT (nhữngnguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước) cho đối tượng giáodục (cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân) nhằm thực hiện mục tiêugiáo dục LLCT đặt ra Khái niệm đã chỉ rõ được vai trò của chủ thể và đốitượng cũng như mục tiêu giáo dục LLCT đặt ra
Tác giả cũng đã nêu và phân tích một số phương pháp thường được sử
dụng trong công tác giáo dục LLCT hiện nay: phương pháp thuyết giảng, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học cùng tham gia, phương pháp xemina [71, tr 118-161] Cuốn sách là tài
liệu tham khảo quan trọng trong quá trình nghiên cứu sinh thực hiện luận án
- Hoàng Chí Bảo (2011), Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb
Trang 33tác phong Do đó, đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên đại họchiện nay cần thấm nhuần tư tưởng này của Bác.
- Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Dạy học các môn LLCT trong trường Đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” (2015),
trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.[141] Kỷ yếu đã tập hợp nhiềubài viết của các tác giả là các giảng viên các trường đại học ở nước ta Các bàiviết tập trung làm rõ các vấn đề lý luận về dạy và học các môn LLCT, thực trạngdạy và học các môn LLCT ở trong các trường đại học và đề ra các giải phápnhằm nâng cao chất lượng dạy và học các môn LLCT Trong đó có nêu lênnhiều giải pháp cụ thể nhằm đổi mới phương pháp dạy và học các môn LLCT
- Các bài báo khoa học có liên quan: Đinh Xuân Khoa (2003), “Đổi
mới phương pháp dạy học đại học - những khó khăn và giải pháp”, Tạp chí Giáo dục, (số 48), HN; Lê Bình (2004), “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị”, Tạp chí Lý luận chính trị (3); Nguyễn Văn
Hiền (2005), “Về phương pháp so sánh trong dạy học các môn khoa học
Mác-Lênin”, Tạp chí Giáo dục (110), HN; Nguyễn Ngọc Hợi, Phạm Minh Hùng (2005), “Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường đại học”, Tạp chí Giáo dục, (số 20); Vũ Thị Hoa (2006), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
vào đổi mới phương pháp dạy học LLCT tại học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh”, Tạp chí giáo dục Lý luận, (11), HN; Mạch Quang Thắng (2008),
“Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về LLCT theo quan điểm của HồChí Minh, Tạp chí Tuyên giáo, (số 11); Nguyễn Thành Khải (2009), “Đổi mớiphương pháp dạy học ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, Tạp chí LLCT, (9), HN; Nguyễn Công Hưng, (2010), “Để thực hiện tốt
chương trình đổi mới giáo dục lý luận Mác – Lênin ở trường đại học và cao
đẳng, Tạp chí Tuyên giáo, (6); Đặng Thị Nhiệt Thu (2010), “Đổi mới phương pháp dạy học LLCT trong các trường đại học và cao đẳng”, Tạp chí Khoa
Trang 34học chính trị, (3), HN; Bùi Văn Ga (2015), “Những vấn đề đặt ra trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học”, Tạp chí Tuyên giáo, (5), Hoàng
Quốc Bảo (2015), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp nâng cao hiệu
quả tuyên truyền”, Tạp chí Tuyên giáo, (9)…
Như vậy, ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhiều mặtcủa công tác tư tưởng, công tác giáo dục LLCT; phương pháp và đổi mớiphương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên đại học Tuy nhiên, dưới góc độcông tác tư tưởng về đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên đạihọc, tác giả nhận thấy chưa thấy có đề tài nào trực tiếp nghiên cứu Đặc biệt,nghiên cứu làm rõ các vấn đề về: mục đích, nguyên tắc, nội dung đổi mớiphương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên, trong đó có sinh viên các trườngđại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay
II Một số công trình khoa học của nước ngoài
A Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào có nhiều công trình nghiên cứu vềgiáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên Tiêu biểu bài viết của các tác giả như:
- Luận án tiến sĩ của Bun Phết Xu Ly Vông Xắc (1994), Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ đảng viên Đảng nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay, Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội [28]
Luận án đã khái quát các vấn đề lý luận về nâng cao trình độ tư duy lýluận cho cán bộ đảng viên Luận án phân tích thực trạng quá trình giáo dụcLLCT cho cán bộ đảng viên Đảng nhân dân cách mạng Lào, từ đó luận án đã
đề ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộđảng viên trong giai đoạn hiện nay Trong đó luận án khẳng định cần tiếp tụcđẩy mạnh công tác giáo dục LLCT cho cán bộ đảng viên
- Luận án tiến sĩ của Bun kết – Kê sơn (2006), Nâng cao đạo đức cách
Trang 35mạng của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [26].
Luận án đã khái quát được lý luận về đạo đức cách mạng, nâng cao đạođức cách mạng cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Luận án đã tập trung làm rõ thựctrạng và những vấn đề đặt ra trong quá trình nâng cao đạo đức cách mạng chocán bộ chủ chốt cấp tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Từ đó, luận
đề ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộchủ chốt cấp tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay Một trongnhững giải pháp được đặt ra là tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dụcLLCT cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh hiện nay
- Luận văn thạc sĩ của Khăm Phăn Mun Chăn My Xay (2008), Nâng cao năng lực giáo dục LLCT ở trường chính trị tỉnh Bo Ly Khăm Xay nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Học Viện chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội [68]
Luận văn đã khái quát các vấn đề lý luận, từ đó khảo sát thực trạnggiáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh Bo Ly Khăm Xay Luậnvăn đã đưa ra các giải pháp có tính thực tế cao nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục LLCT ở trường chính trị tỉnh Bo Ly Khăm Xay nước Cộng hòaDân chủ Nhân dân Lào hiện nay Trong đó luận văn có nêu ra giải phápcần thiết là: tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ giảng viên
Luận văn Thạc sĩ Triết học của Si Sôm Phu Tha Vi Xay (2010),
Nâng cao trình độ LLCT cho cán bộ tổng cục chính trị Bộ Quốc phòng Lào trong giai đoạn hiện nay [116]
Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và vai trò của LLCT, nội dung của việc nângcao trình độ LLCT cho cán bộ Từ đó, luận văn đã khảo sát thực tế, luận vănkhẳng định về cơ bản đội ngũ cán bộ tổng cục chính trị Bộ Quốc phòng Lào có
Trang 36trình độ và được đào tạo cơ bản về LLCT, chuyên môn; nắm vững đường lối, chủtrương chính sách của Đảng và Nhà nước; có tinh thần yêu nước; sáng tạo, linhhoạt trong nghiên cứu vận dụng lý luận vào thực tiễn đồng thời tác giả cũng chỉ
ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong quá trình nâng cao trình độLLCT cho đội ngũ cán bộ tổng cục chính trị Bộ Quốc phòng Lào hiện nay Tácgiả đã đề ra hệ thống các giải pháp có giá trị thực tiễn sâu sắc, trong đó có yêu cầucần đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục LLCT hiện nay
- Luận văn thạc sĩ của Chit Sa Van Thep Yo Thin (2013), Nâng cao trình độ lý luận Mác – Lênin cho học viên trường Chính trị của Bộ An ninh, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Học Viện chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [30]
Luận văn đã hệ thống các luận điểm lý luận về bản chất, đặc trưngcủa lý luận Mác – Lênin, phân tích thực trạng việc nâng cao trình độ lýluận Mác – Lênin cho học viên trường Chính trị của bộ An ninh, nướcCHDCND Lào Luận văn khẳng định sự cần thiết phải giáo dục lý luậnMác – Lênin cho học viên Tác giả khái quát được những nhân tố tác động,đặc điểm và những kinh nghiệm, những phương pháp dạy học lý luận Mác– Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho học viên ởtrường Chính trị của Bộ An ninh Lào Ngoài ra các giải pháp đưa ra trongluận văn cũng có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc
- Các công trình khoa học đăng trên các tạp chí: Bun Nhăng Vo Lạ Chít(2005), “Nâng cao chất lượng xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới của Đảng” trên Tạp chí Lý luận - Hành chính Lào (số 1); Bài viết của Tra Lơn Nhia Pao Hơ (2005),
“Mười năm với sự phát triển của Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia
Lào”, Tạp chí Lý luận - Hành chính Lào (số 1) Bài viết của Sạ Mút Thong Sôm Pha Nít (2007), “Vai trò của người thầy trong điều kiện mới”, Tạp chí Lý luận - Hành chính Lào (số 6)
Trang 37B Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Có nhiều học giả Trung Quốc đã có nhiều công trình nghiên cứu vềcông tác tư tưởng, giáo dục LLCT, đổi mới phương pháp giáo dục LLCT như:
Uông Tín Nghiễn (2003), “Ba phương pháp luận trong nghiên cứu vấn
đề Trung Quốc hoá triết học mácxít” đăng trên Tạp chí Triết học Trung Quốc,
số 12 [106]
Bài viết này đề cập đến những vấn đề như: mở rộng tầm nhìn, chỉ ra nộihàm hoàn chỉnh và ý nghĩa sâu xa của vấn đề Trung Quốc hoá triết họcmácxít; mở rộng lĩnh vực, nắm vững nội dung phong phú của vấn đề TrungQuốc hoá triết học mácxít; phương pháp sáng tạo, đưa việc nghiên cứu vấn đềTrung Quốc hoá triết học mácxít lên tầm tổng kết quy luật
Hồ Tự Lực (2004), “Tư duy mới về giáo dục LLCT của các trường đại
học”, Cao đẳng Thuế - Tài chính Hà Nam học báo (kỳ 2 số 18), [85]
Tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của chủ nghĩa Mác – Lênin, củacông tác giáo dục LLCT đối với đối với nhận thức và hành động của sinh viên
Từ thực tế công tác giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học tác giả chỉ
ra các vấn đề cần tiếp tục đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục LLCT:kiên trì vai trò chỉ đạo không thay đổi chủ nghĩa Mác-Lênin, bảo đảm phươnghướng đúng đắn trong công tác giáo dục đại học; lấy sự chỉ đạo của chủ nghĩaMác-Lênin, phát huy tốt hơn nữa công tác giáo dục LLCT…
Cuốn sách của Cục Cán bộ, Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc (2005), “Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới”
[35] Đây là cuốn sách có tính chất giáo khoa nghiệp vụ chuyên ngành công tác
tư tưởng nói chung, công tác tuyên truyền nói riêng về vai trò, vị trí, nhiệm vụcủa công tác lý luận và kinh nghiệm, kỹ năng công tác tuyên truyền tư tưởngcủa Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay Trong đó, đối với công tác lý luận,cuốn sách đã đề ra những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ và yêu cầu đối với công
Trang 38tác giáo dục lý luận Cuốn sách đã nhấn mạnh: công tác dạy học lý luận, đổimới cách thức, biện pháp dạy học lý luận Mác - Lênin cho sinh viên.
- Giáo dục LLCT cho sinh viên có bài viết “Những gợi ý từ tuyến đầu dạy
học lý luận mácxít” (Tạp chí Cầu thị số 24/2005 được tác giả Nguyên Đức Sâm
biên dịch trên tạp chí Những vấn đề chính trị - xã hội số 16/2006) [115] Bài viếtnày đã phản ánh những khó khăn, hạn chế trong giáo dục LLCT ở các trường đạihọc của Trung Quốc (Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học NamKhai, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, Đạihọc Kinh tế mậu dịch đối ngoại Trung Quốc, Đại học Kinh tế tài chính pháp luậtTrung Quốc ) và nêu lên một số giải pháp nhằm “thúc đẩy môn học lý luận mácxít ra khỏi tình trạng hiện nay” v.v
- Vương Bột Bình (2016), “Một số vấn đề về công tác tư tưởng của
Đảng cộng sản Trung Quốc trong tình hình mới”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu tư tưởng chính trị, (số 3), [17] Trong bài viết tác giả chỉ ra sáu điểm cần chú ý đối với công tác tư tưởng của Đảng cộng sản Trung quốc hiện nay: một
là, chú trọng chính trị, nắm bắt toàn diện công tác tư tưởng Hai là, chịu khó suy nghĩ, nâng cao hiệu quả trong công tác tư tưởng Ba là, nắm các gương
điển hình, phát huy chính khí xã hội và tinh thần thời đại để tiến cùng thời đại
Bốn là, chú trọng điều hòa, hình thành nên “dàn hợp xướng” của công tác tư tưởng có sự tham gia của xã hội Năm là, biết đổi mới, thổi luồng sinh khí mới, sức sống mới cho công tác tư tưởng Sáu là, tự giác, chăm chỉ làm việc và thực
hiện “ba điều thực sự” (thực sự thay đổi tác phong làm việc, thường xuyênthâm nhập vào cơ sở, tích cực tìm tòi ý tưởng mới, phương pháp mới trongcông tác ở dưới cơ sở; cần kết bạn thực sự với cán bộ, quần chúng; làm tốtcông việc phục vụ một cách thực sự, giúp đỡ cơ sở giải quyết khó khăn)
Bài viết “Tổng thuật về những điểm nóng về lý luận ở Trung Quốc năm 2006” do Nguyễn Thị Tuyết biên dịch (Tạp chí Những vấn đề Chính trị - Xã
Trang 39hội số 7+8/2007) [142] Bài viết đề cập đến những vấn đề lý luận đang thu hút
sự quan tâm nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực từ triết học, luật học, chính trịhọc, kinh tế học đến tâm lý học, sử học Trong đó, triết học được đặt lênhàng đầu với những “điểm nóng” là: Quan hệ giữa quan điểm phát triển mộtcách khoa học và triết học mác xít; Quan hệ giữa chủ nghĩa Mác và vấn đềtính hiện đại; triết học sinh thái và triết học chính trị
- Vương Yến (2007), “Nâng cao lý luận và trình độ của công tác chính
trị - tư tưởng trong tình hình mới”, đăng trên tạp chí Lịch sử Đảng Trung Quốc, tháng 10-2007 [150] Tác giả cho rằng cần mạnh dạn thay đổi quan
niệm, mạnh dạn đổi mới trong công tác chính trị tư tưởng trên các mặt: đổi mới
tư duy, đổi mới nội dung, đổi mới hình thức Đặc biệt trong bài viết tác giả
nhấn mạnh: “trong giáo dục chính trị tư tưởng, muốn đạt được hiệu quả như mong muốn cần có những phương pháp và nghệ thuật nhất định, nâng cao sức hấp dẫn và sức thuyết phục của công tác chính trị, tư tưởng, để trở thành nhận thức tự giác của người được giáo dục Một là, lý luận cần liên hệ với thực tiễn Hai là, cần gương điển hình Ba là, cần cảm hóa người dân bằng hành động ” [150, tr.31].
- Tào Mạo Xuân, Mạnh Phàm Cường (2008), “Một số đặc điểm và kinhnghiệm về đổi mới lý luận của Đảng cộng sản Trung Quốc từ khi cải cách mở
cửa đến nay”, Tạp chí lý luận Trung Quốc, (số 12), [148] Trong bài viết, các
tác giả đã khái quát chặng đường đổi mới, đặc điểm công tác đổi mới lý luận lýluận của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ khí cải cách mở cửa đến nay Đặc biệt,các tác giả đã đưa ra hai kinh nghiệm đổi mới lý luận của Đảng Cộng sản TrungQuốc từ khi cải cách mở cửa đến nay: thứ nhất, Đảng Cộng sản Trung Quốcbuộc phải giữ tính tự giác cao trong đổi mới lý luận Thứ hai, công tác đổi mới lýluận của Đảng buộc phải kiên trì sự thống nhất giữa kế thừa và phát triển
- Luận án tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục công tác tư tưởng và lý luận
Trang 40chủ nghĩa Mác của tác giả Mao Lộ: Giáo dục tư tưởng chính trị cao học và nghiên cứu xã hội hóa chính trị cho sinh viên trong thời đại mới, Trường Đại
học Sư phạm Hồ Nam, Trung Quốc, năm 2014 [84] Luận án đã đề cập đếncác phương pháp cơ bản trong việc thúc đẩy giáo dục chính trị tư tưởng trongcác trường đại học và các mục tiêu quan trọng trong việc tiến hành xã hội hóachính trị cho sinh viên ở Trung Quốc hiện nay Trên cơ sở phân tích hiệntrạng về xã hội hóa chính trị cho sinh viên Trung Quốc hiện nay, tác giả luận
án đã đề xuất một số giải pháp cơ bản tăng cường giáo dục lý tưởng chính trị,thúc đẩy xã hội hóa giáo dục chính trị cho sinh viên; triển khai việc giáo dụcchính trị tư tưởng, xây dựng văn hóa học đường, các chương trình ngoại khóa,
đa dạng hóa phương tiện dạy học trong các trường đại học ở Trung Quốc
Như vậy, các học giả, nhà nghiên cứu nước ngoài đã có một số côngtrình nghiên cứu về công tác tư tưởng và công tác giáo dục LLCT, phươngpháp và đổi mới phương pháp đôi mới giáo dục LLCT Một số công trình đãkhái quát được các vấn đề về giáo dục LLCT, từ đó đưa ra các gợi mở giảipháp để đổi mới cách thức, biện pháp giáo dục LLCT nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục LLCT Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu
về đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên đại học
III Những kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
A Những kết quả đạt được
- Các công trình khoa học nêu trên đã tập trung nghiên cứu, hệ thốnghóa các vấn lý luận về: Công tác tư tưởng, công tác giáo dục LLCT, công tácgiáo dục LLCT cho sinh viên Việt Nam Đặc biệt:
Một số công trình tập trung nghiên cứu các khía cạnh khác nhau củacông tác giáo dục LLCT cho sinh viên đại học ở nước ta hiện nay, thực trạngnhững vấn đề đặt ra và từ đó đã đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới, nâng caochất lượng giáo dục LLCT cho sinh viên hiện nay