1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay (Qua khảo sát Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc)

27 87 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 238,5 KB

Nội dung

Luận án nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp giáo dục lý luận cho sinh viên các trường Đại học ở nước ta, trên cơ sở đó khảo sát thực trạng, đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay.

Trang 1

DU, MIỀN NÚI PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY

(Qua khảo sát Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc)

Ngành: Công tác tư tưởng

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học:

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Đảng cộng sản Việt Nam luôn xác định

giáo dục lý luận chính trị là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, góp phầnxây dựng, bồi đắp nền tảng tinh thần của xã hội Từ thực tiễn công tác giáo dục lý luậnchính trị, Đảng ta đã đưa ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm đổi mới, nâng cao chấtlượng, hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị Văn kiện đại hội XI xác định:

“Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết

phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, tuyên truyền học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước… Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT, giáo dục công dân trong hệ thống các trường chính trị, các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Mỗi cán bộ, đảng viên phải học tập, nâng cao trình độ LLCT”

1.2 Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tưu to lớn

trên tất cả các mặt của đời sống xã hội Song mặt trái của kinh tế thị trường, toàn cầuhóa và hội nhập quốc tế đã tác động theo hướng tiêu cực đến đời sống, làm băng hoạinhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, làm thay đổi quan niệm, lối sống, phai nhạt lýtưởng, niềm tin… của một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân ta nói chung và thanhniên, sinh viên nói riêng Do đó, yêu cầu thực tiễn cấp bách đặt ra là cần phải nâng caohơn nữa chất lượng, hiệu quả giáo dục LLCT trong các trường đại học Đặc biệt làphương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học ở nước ta trong thời gianqua còn bộc lộ nhiều hạn chế, còn chậm đổi mới so với thực tế phát triển của đất nước vàthế giới Thực tế này, đang đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dụcLLCT trong các trường đại học ở nước ta hiện nay

1.3 Khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta là vùng lãnh thổ rộng lớn

nhất cả nước (chiếm khoảng 30,5% diện tích và chiếm khoảng 14,2% dân số cả nước),khu vực có vị trí kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng quan trọngcủa nước ta; vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, đadạng văn hóa Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc nằm trên địa bànkhu vực trung du, miền núi phía Bắc, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượngcao cho khu vực, đồng thời thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giaocông nghệ, góp phần quan trọng trong viêc phát triển kinh tế - xã hội cho khu vựctrung du, miền núi phía Bắc Với khoảng trên 90.000 sinh viên đại học đang học tập –đây sẽ là nguồn nhân lực rất quan trọng trong tương lai của khu vực và cả nước Giáo

Trang 4

dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc cóvai trò đặc biệt quan trọng Tuy nhiên, thực tế đổi mới giáo dục LLCT trong đó có đổimới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập

Vì vậy, tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục LLCT nhằm nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học hiện nay có ý nghĩa

lý luận và thực tiễn sâu sắc Để góp phần nhận thức giải quyết điều này, tác giả

chọn vấn đề: “Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường

đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” (Qua khảo

sát Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc) làm đề tài luận án tiến sĩ

của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp giáo dục lýluận cho sinh viên các trường đại học ở nước ta, trên cơ sở đó khảo sát thực trạng, đềxuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp giáo dụcLLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước tahiện nay

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về phương pháp giáo dục LLCT chosinh viên các trường đại học và đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viêncác trường đại học

- Trình bày rõ đặc điểm khu vực trung du, miền núi phía Bắc, đặc điểm cáctrường đại học và sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phíaBắc; phân tích thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trườngđại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta: chỉ rõ những kết quả đạt được, hạnchế và nguyên nhân; những vấn đề đặt ra trong đổi mới phương pháp giáo dục LLCTcho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay

- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới phương phápgiáo dục LLCT cho sinh viên các trường Đại học khu vực trung du, miền núi phíaBắc nước ta trong giai đoạn hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học

Trang 5

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận án nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viêncác trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay qua Tuynhiên, khu vực trung du, miền núi phía Bắc là khu vực có diện tích rộng lớn nhất cảnước (Chiếm 30,5% diện tích và 14,2% dân số cả nước) thuộc 15 tỉnh thành, tập trungkhá đông các trường đại học: trường đại học Công nghiệp Việt Trì (Phú Thọ), trườngđại học Hùng Vương (Phú Thọ), trường đại học Công nghiệp (Quảng Ninh), trường đạihọc Tân Trào (Tuyên Quang), trường đại học Việt Bắc (Thái Nguyên), Đại học TháiNguyên (Thái Nguyên), trường đại học Tây Bắc (Sơn La)… Do đó, với đề tài này tácgiả chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinhviên đại học hệ chính quy tập trung, qua khảo sát tại Đại học Thái Nguyên (là đại họcvùng với 11 đơn vị đào tạo, trong đó có 7 trường Đại học) - thuộc khu vực trung du

và trường Đại học Tây Bắc – thuộc khu vực miền núi phía Bắc Đây là những trườngđại học có quy mô lớn nhất cả về tổ chức bộ máy và số lượng sinh viên nên nghiên cứunhững trường đại học này có thể mang tính đại diện cho khu vực trung du, miền núiphía Bắc

Luận án nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viêncác trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta trong khoảng thời gian

từ năm 2009 đến nay Năm 2009 là thời điểm các trường bắt đầu chuyển sang hìnhthức đào tạo mới theo học chế tín chỉ đặt yêu cầu cần phải đổi mới nội dung, chươngtrình, phương pháp, phương tiện giáo dục cho phù hợp Ngoài ra đây cũng là năm đãtích hợp rút ngắn khung chương trình các môn LLCT từ năm môn xuống còn ba mônhọc: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (trên cơ sở tích hợp ba mônhọc vốn là ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác – Lênin), Tư tưởng Hồ Chí Minh,Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

- Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,pháp luật của Nhà nước về giáo dục - đào tạo, giáo dục LLCT, đổi mới phương phápgiáo dục LLCT; tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trìnhkhoa học trong và ngoài nước có liên quan

Trang 6

- Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn công tác giáo dục LLCTtrong các trường đại học ở nước ta hiện nay; quá trình đổi mới phương pháp giáodục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắcnước ta; hệ thống các tư liệu, số liệu lưu trữ của các cơ quan, đơn vị và kết quảkhảo sát thực tiễn của chính tác giả.

- Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, gồm:phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, tâm lý học, giáo dục học như:

hệ thống - cấu trúc, chuyên gia, thống kê, so sánh, điều tra, quan sát, thu thập thôngtin Trong đó, để phục vụ nghiên cứu luận án đã sử dụng chủ yếu phương pháp điềutra xã hội học thông qua bảng hỏi ANKET cho đối tượng là giảng viên (100 phiếu) vàsinh viên (1400 phiếu) Sau khi có kết quả điều tra xã hội học, tác giả tiến hành tổnghợp, phân loại, phân tích số liệu, vẽ mô hình, đồ thị nhằm so sánh, đối chiếu và đưa

ra các kết luận khách quan làm căn cứ thực tiễn cho luận án

6 Đóng góp mới của Luận án

Luận án có những đóng góp mới sau:

- Luận án góp phần hệ thống, luận giải, làm sáng rõ các vấn đề lý luận vềphương pháp giáo dục LLCT và đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viêncác trường đại học ở nước ta hiện nay Trong đó đã xây dựng được khung lý thuyết

về mục tiêu, nguyên tắc, nội dung cho việc đổi mới phương pháp giáo dục LLCT chosinh viên đại học

- Luận án góp phần làm rõ thực trạng đổi mới phương pháp giáo dục LLCTtrong các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta trong thời gianqua (Qua khảo sát tại Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Tây Bắc)

- Luận án đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu dưới góc độ khoahọc công tác tư tưởng nhằm tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục LLCT có hiệuquả cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắc nước tahiện nay

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án

- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm tư liệu khoa họcphong phú, đáng tin cậy phục vụ cho giảng dạy, học tập, nghiên cứu, lãnh đạo quản

Trang 7

lý hoạt động giáo dục, đào tạo ở các trường đại học khu vực trung du, miền núi phíaBắc nói riêng và các trường đại học ở Việt Nam nói chung.

- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng một số giải pháp chủ yếunhằm đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vựctrung du, miền núi phía Bắc nước ta hiện nay

8 Kết cấu của Luận án

Luận án được cấu trúc gồm: mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên

quan đến đề tài luận án, 3 chương, 7 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo vàphụ lục

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

I Các công trình khoa học trong nước

A Các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng và giáo dục lý luận chính trị

* Các công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng

- Sách: Hà Học Hợi (chủ biên), Ngô Văn Thạo (2002), Đổi mới và nâng cao

chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đào Duy

Quát (2004), Về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Lương Khắc Hiếu (Chủ biên), (2008), Nguyên lý công tác tư

tưởng – Tập1,2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Phạm Tất Thắng (Chủ biên)

(2010), Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội; Nguyễn Danh Tiên (Chủ biên),

(2010), Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Ngô Huy Tiếp (2011), Những vấn đề lý luận về công tác tư tưởng của

Đảng ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội

Các bài báo khoa học: Nguyễn Phú Trọng, “Nâng cao hơn nữa chất lượng và

hiệu quả của công tác tư tưởng trong tình hình mới, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa số 8/1999; Hữu Thọ, “Từ thực tiễn, suy ngẫm sâu hơn về công tác tư tưởng”, thông tin

công tác tư tưởng số 3/2001; Nguyễn Khoa Điềm, “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị

quyết trung ương năm về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình

hình mới”, thông tin công tác lý luận số 1/2005; Lương Khắc Hiếu, “tìm hiểu về tuyên truyền miệng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, số 1/2001; Thái

Trang 8

Hòa (2015), “Phát huy vai trò của công tác tư tưởng trong tự phê bình và phê bình”, Tạp chí

Tuyên giáo, (9)

* Các công trình nghiên cứu về giáo dục LLCT

- Sách: Vũ Ngọc Am (2003), Đổi mới công tác giáo dục chính trị - tư tưởng

cho cán bộ; Trần Thị Anh Đào (Chủ biên), (2010), Công tác giáo dục LLCT cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

- Các bài báo khoa học: Bùi Đình Phong, (2009), “Vị trí vai trò của phương thức

giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhiệm vụ giáo dục thành niên, Tạp chí Tuyên

giáo, (9); Hoàng Thao, (2011), “Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục LLCT trong

các trường trung cấp công an tại Hà Nội, Tạp chí Tuyên giáo, (9); Vũ Ngọc Am, (2011), “Hiệu quả và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác giáo dục LLCT”, Tạp chí

Tuyên giáo, (11),…

B Các công trình nghiên cứu về phương pháp và đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học

- Sách: Nguyễn Duy Bắc (Chủ biên) (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

về dạy và học môn Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học, Nxb

CTQG, Hà Nội; Ban liên lạc các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam (VUN), PhânViện Báo chí và Tuyên truyền (2004), Phương pháp dạy – học, kiểm tra đánh giá các

môn khoa học xã hội nhân văn, Nxb LLCT, HN; Hoàng Quốc Bảo, Học tập phương

pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh (2006), Nxb CTQG, Hà Nội; Vũ Ngọc

Am (2009), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy LLCT, Nxb Thông tấn, Hà Nội; Phạm Huy Kỳ (2010), Lý luận và phương pháp nghiên cứu, giáo dục LLCT, Nxb Chính trị - Hành chính quốc gia, Hà Nội; Hoàng Chí Bảo (2011), Tìm hiểu phương

pháp Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội

- Các bài báo khoa học: Nguyễn Thành Khải (2009), “Đổi mới Phương pháp

giảng dạy ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí LLCT,

(9), HN; Đặng Thị Nhiệt Thu (2010), “Đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT trong

các trường đại học và cao đẳng”, Tạp chí Khoa học chính trị, (3), HN; Bùi Văn Ga

(2015), “Những vấn đề đặt ra trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học”,

Tạp chí Tuyên giáo, (5), Hoàng Quốc Bảo (2015), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về

phương pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền”, Tạp chí Tuyên giáo, (9)…

II Một số công trình khoa học của nước ngoài

A Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục

Trang 9

LLCT cho cán bộ, đảng viên Tiêu biểu như: Luận án Tiến sĩ triết học của Bun

Phết Xu Ly Vông Xắc (1994), Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ đảng

viên Đảng nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay, Học Viện chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Luận án Tiến sĩ lịch sử của Bun kết – Kê sơn

(2006), Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nước Cộng

hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Học Viện chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội [20]

- Các bài báo, tạp chí: Bun Nhăng Vo Lạ Chít (2005), “Nâng cao chất lượng xâydựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp

đổi mới của Đảng” trên Tạp chí Lý luận - Hành chính Lào (số 1); Bài viết của Tra Lơn

Nhia Pao Hơ (2005), “Mười năm với sự phát triển của Học viện Chính trị và Hành

chính Quốc gia Lào”, Tạp chí Lý luận - Hành chính Lào (số 1) Bài viết của Sạ Mút Thong Sôm Pha Nít (2007), “Vai trò của người thầy trong điều kiện mới”, Tạp chí Lý

luận - Hành chính Lào (số 6)

B Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Có nhiều học giả Trung Quốc đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác

tư tưởng, giáo dục LLCT, phương pháp và đổi mới phương pháp giáo dục LLCTnhư: Uông Tín Nghiễn (2003), “Ba phương pháp luận trong nghiên cứu vấn đề

Trung Quốc hoá triết học mácxít” đăng trên Tạp chí Triết học Trung Quốc, số 12;

Hồ Tự Lực: “Tư duy mới về giáo dục LLCT của các trường đại học”, Cao đẳng

Thuế - Tài chính Hà Nam học báo (kỳ 2 số 18), năm 2004; Giáo dục LLCT cho

sinh viên có bài viết “Những gợi ý từ tuyến đầu giảng dạy lý luận mácxít” ( Tạp

chí Cầu thị số 24/2005 được tác giả Nguyên Đức Sâm biên dịch trên tạp chí

Những vấn đề chính trị - xã hội số 16/2006); Vương Bột Bình, “Một số vấn đề vềcông tác tư tưởng của Đảng cộng sản Trung Quốc trong tình hình mới”, đăng trên

Tạp chí Nghiên cứu tư tưởng chính trị, số 3-2006; Vương Yến, “Nâng cao lý luận

và trình độ của công tác chính trị - tư tưởng trong tình hình mới ”, đăng trên tạp

chí Lịch sử Đảng Trung Quốc, tháng 10-2007; Luận án tiến sĩ của Lý Kiện (2013), Nghiên cứu, đánh giá về tố chất của sinh viên; Luận án tiến sĩ của Hoàng Á Lợi

(2014), Hiện trạng, trực quan và giá trị chính trị của sinh viên và nghiên cứu về

Trang 10

vấn lý luận về: Công tác tư tưởng, công tác giáo dục LLCT, công tác giáo dục LLCTcho sinh viên Việt Nam Đặc biệt, một số công trình tập trung nghiên cứu các khíacạnh khác nhau của công tác giáo dục LLCT cho sinh viên đại học ở nước ta hiệnnay, thực trạng những vấn đề đặt ra và từ đó đã đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới,nâng cao chất lượng giáo dục LLCT cho sinh viên hiện nay.

- Đã có các công trình nghiên cứu về phương pháp và đổi mới phương phápgiáo dục giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại, tuy nhiên phần lớn tiếp cậndưới góc độ: đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT, đổi mới phương pháp dạy vàhọc LLCT, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Có những côngtrình nghiên cứu về phương pháp giáo dục LLCT, tuy nhiên lại tiếp cận dưới góc độcủa các khoa học khác như: giáo dục học, tâm lý học

B Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

- Luận án tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận về đổi mới phương pháp giáodục LLCT cho sinh viên dưới góc tiếp cận của công tác tư tưởng Luận án khái quát, hệthống hóa, làm rõ các vấn đề lý luận về phương pháp giáo dục LLCT và đổi mớiphương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên Trong đó trọng tâm xây dựng bộ khung lýthuyết về đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị trong các trường đại học như:mục tiêu, nguyên tắc, nội dung đánh giá sự đổi mới phương pháp giáo dục LLCT chosinh viên các trường đại học

- Luận án nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng đổi mới phương pháp giáodục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phí Bắc nước

ta trong quá trình đổi mới căn bản toàn diện, giáo dục đào tạo hiện nay Luận án nghiêncứu quá trình đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại họckhu vực trung du, miền núi phía Bắc nước ta trong điều kiên học theo học chế tín chỉ

và thực hiện tích hợp các môn lý luận chính trị trị theo Quyết định BGD&ĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục & Đào tạo về chương trình cácmôn LLCT trình độ đại học cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngànhMác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

52/2008/QĐ Nghiên cứu, chỉ rõ một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đổi mớiphương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quảgiáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học khu vực trung du, miền núi phía Bắcnước ta trong thời gian tới

Trang 11

- Lý luận chính trị là hệ thống tri thức trong lĩnh vực chính trị, thể hiện thái độ

và lợi ích của một giai cấp đối với quyền lực nhà nước trong xã hội có giai cấp, đượckhái quát từ nghiên cứu khoa học và hoạt động chính trị thực tiễn

2.1.1.2 Giáo dục lý luận chính trị trị cho sinh viên các trường đại học

- Giáo dục là một hiện tượng xã hội, bản chất của nó là sự truyền đạt vàlĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm được tích luỹ trong quá trình lịch sử - xã hộicủa loài người Giáo dục góp phần nâng cao trình độ nhận thức và cải tạo thế giớicủa con người Từ đó, xã hội loài người không ngừng phát triển

- Giáo dục LLCT là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng Đó

là hoạt động truyền bá, tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhândân, nhằm nâng cao nhận thức lý luận, hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quancộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học, góp phầnnâng cao và phát huy tính tích cực chính trị - xã hội của họ trong hoạt động thực tiễn

- Sinh viên là một bộ phận của thanh niên, là những người đang học tập và rèn

luyện trong các trường đại học, cao đẳng để trau rồi kỹ năng nghề nghiệp cũng như tudưỡng bản thân để tự hoàn thiện mình

- Giáo dục LLCT cho sinh viên là hoạt động truyền bá, tiếp thu những nguyên

lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức chính trị, hình thànhthế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phươngpháp làm việc khoa học, biện chứng, góp phần phát huy tính tích cực chính trị - xãhội cho sinh viên trong hoạt động thực tiễn

Trang 12

- Giảng dạy LLCT là một hình thức giáo dục LLCT đặc thù, đem lại hiệuquả giáo dục cao cho sinh viên trong các trường đại học.

1.1.2 Phương pháp và phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học

1.1.2.1 Phương pháp

Phương pháp là hệ thống các cách thức, thao tác điều chỉnh nhận thức và hoạtđộng của con người trong hoạt động thực tiễn

1.1.2.2 Phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học

- Phương pháp giáo dục LLCT là hệ thống các cách thức, hoạt động của chủthể giáo dục sử dụng để truyền bá và đối tượng giáo dục sử dụng để tiếp thu nộidung giáo dục LLCT phù hợp với bản chất, quy luật của quá trình giáo dục nhằmhình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy vàphương pháp làm việc biện chứng, khoa học góp phần thúc đẩy tính tích cực chính trị

- xã hội của sinh viên trong hoạt động thực tiễn

- Đặc điểm phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học:

- Phân loại các phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học:

+ Căn cứ vào cách thức sử dụng các phương tiện giáo dục, có: nhóm phươngpháp dùng lời nói, nhóm phương pháp trực quan và nhóm phương pháp thực tiễn

+ Căn cứ vào chủ thể tham gia giáo dục, có: Phương pháp giáo dục nhà trường,phương pháp giáo dục gia đình, phương pháp giáo dục xã hội

+ Căn cứ vào nội dung giáo dục, có: Phương pháp giáo dục hệ tư tưởng chínhtrị - Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Phương pháp giáo dục đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Phương pháp giáo dục trithức và kinh nghiệm chính trị trong nước và thế giới

+ Căn cứ vào tính chất tiên tiến của phương pháp, có: Phương pháp truyềnthống và phương pháp hiện đại

+ Căn cứ vào tính chất, cách thức tiếp thu của đối tượng, có: phương pháp thụđộng và phương pháp tích cực

1.2 Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học

1.2.1 Khái niệm đổi mới và đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học

1.2.1.1 Đổi mới và đổi mới trong giáo dục đại học

1.2.1.2 Đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học

Trang 13

Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên các trường đại học là thaythế một cách cơ bản, có hệ thống, có kế thừa các cách thức, hoạt động hiện có củachủ thể và đối tượng giáo dục bằng các cách thức, hoạt động mới, phù hợp với bảnchất, quy luật của quá trình giáo dục nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong giáo dụcLLCT và đạt mục tiêu giáo dục LLCT cho sinh viên trong các trường đại học đặt ra.

1.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học

1.2.2.1 Mục tiêu đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học

Mục tiêu: Đổi mới mạnh mẽ các phương pháp theo hướng hiện đại; phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng lý luận vào thực tiễn cho sinh viên; tập trungdạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở cho sinh viên tự cập nhật và đổimới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dụcLLCT cho sinh viên

1.2.2.2 Nguyên tắc đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học

- Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT phải có tính kế thừa.

- Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT phải gắn lý luận với thực tiễn.

- Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT trên cơ sở lấy người học là trung tâm.

- Đổi mới phương pháp giáo dục LLCT phải có lộ trình thích hợp

1.2.3 Nội dung đổi mới phương pháp giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường đại học

1.2.3.1 Áp dụng các phương pháp mới, hiện đại trong giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên

1.2.3.2 Thay đổi từng phần các phương pháp hiện có trong giáo dục LLCT hiện có cho sinh viên

1.2.3.3 Đa dạng hóa và tích hợp các phương pháp giáo dục LLCT cho sinh viên

Tiểu kết chương 1

Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, thì đổi mới giáodục LLCT được đặt ra là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, đổi mớiphương pháp giáo dục LLCT được đặc biệt coi trọng

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã có của các nhà khoa học, luận án đã

hệ thống hóa, phát triển và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về phương pháp giáodục LLCT và đổi mới phương pháp giáo dục lý luận cho sinh viên các trường đại học

Ngày đăng: 29/06/2020, 19:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w