Nhu cầu: khái niệm, đặc điểm, phân loạ

Một phần của tài liệu Nhu cầu và điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 47 - 53)

2.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nhu cầu

Nhu cầu là một khái niệm khoa học, là đối tượng nghiên cứu của các nhà lý luận; tùy theo mục đích, điều kiện và góc độ tiếp cận, mỗi người có những quan niệm khác nhau về nhu cầu. Các nhà khoa học Việt Nam quan tâm nghiên cứu đến nhu cầu của con người. Theo Lê Hữu Tầng: “Nhu cầu là những đòi

hỏi của con người, của từng cá nhân, của từng nhóm xã hội khác nhau hay của toàn bộ xã hội muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển”[97,

tr.31]. Khi nói về nhu cầu là nói về một nội dung cụ thể, có chức năng hướng dẫn sự gặp gỡ giữa chủ thể và khách thể. Nhu cầu là thành tố quan trọng tạo nên nhân cách của cá nhân, cùng với các thành tố khác như hứng thú, niềm tin, thế giới quan, lý tưởng. Nhu cầu là sự bộc lộ ra bên ngoài của xu hướng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Viện xem nhu cầu là “điều cần thiết để

đảm bảo tồn tại và phát triển. Được thỏa mãn thì dễ chịu, thiếu hụt thì khó chịu, căng thẳng, ấm ức. Có nhu cầu của cá nhân, có nhu cầu của chung của tập thể, khi hòa hợp, khi mâu thuẫn; có nhu cầu cơ bản, thiết yếu, có nhu cầu thứ yếu, giả tạo. Nhu cầu do trình độ phát triển của xã hội mà biến đổi”[115, tr.200].

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “Nhu cầu là sự phản ánh một cách

khách quan các đòi hỏi về vật chất, tinh thần và xã hội của đời sống con người phù hợp với trình độ phát triển kinh thế - xã hội trong từng thời kỳ”[26, tr.267].

Nhu cầu của con người và nhu cầu xã hội là một hệ thống đa dạng, phong phú trong từng hoàn cảnh cụ thể, bao gồm nhu cầu tồn tại (ăn uống,

duy trì nòi giống, tự vệ…), nhu cầu phát triển (học tập, giáo dục, văn hóa…), nhu cầu chính trị, tôn giáo… Nhu cầu của con người xuất hiện như những đòi hỏi khách quan của xã hội, do xã hội quy định, đồng thời nhu cầu mang tính cá nhân với những biểu hiện phong phú và phức tạp.

Nhu cầu là hình thức tồn tại của con người, thể hiện mối quan hệ giữa cơ thể sống với thế giới xung quanh, là cội nguồn của sự phát triển. Nhu cầu là trạng thái cảm nhận được sự cần thiết của đối tượng đối với sự tồn tại và phát triển của mình. Khi nhu cầu được đáp ứng thì con người hoặc xã hội sẽ được phát triển và nhu cầu mới tiếp tục nảy sinh ở trình độ cao hơn. Nhu cầu là những yếu tố, động lực bên trong kích thích, thúc đẩy con người hoạt động; là tiền đề, và là kết quả của hoạt động, của sự phát triển.

Trong luận án này, chúng tôi hiểu nhu cầu là một thuộc tính tâm lý con

người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất, tinh thần để tồn tại, phát triển; là yếu tố, là động lực bên trong kích thích, thúc đẩy con người hành động. Việc chỉ ra đặc điểm cơ bản của nhu cầu là rất quan trọng

để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tập LLCT. Nhu cầu có những đặc điểm cơ bản như sau:

Tính đối tượng: khi hiểu“nhu cầu là một thuộc tính tâm lý con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất, tinh thần”, có

nghĩa “nhu cầu” luôn cần có đối tượng. A.N Lêônchiep khẳng định“nhu cầu

thực sự bao giờ cũng phải là nhu cầu về một cái gì đó”[1, tr.220]. Đối tượng của nhu cầu nằm ngoài chủ thể, đồng thời là cái chứa đựng khả năng thỏa mãn nhu cầu. Trần Thị Minh Ngọc cho rằng: “Bản thân đối tượng đáp ứng nhu cầu

luôn tồn tại một cách khách quan và không tự bộc lộ ra khi chủ thể có cảm giác thiếu hụt hay đòi hỏi. Đối tượng đáp ứng nhu cầu chỉ bộc lộ khi chủ thể tiến hành hoạt động, nhờ vậy mà nhu cầu có tính đối tượng”[88, tr.5]. Tìm ra

cầu. Tính đối tượng khẳng định nhu cầu sẽ góp phần hình thành động cơ và thúc đẩy hoạt động của con người.

Tính khách quan: nhu cầu của con người chịu sự quy định của những

điều kiện kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định; nó xuất hiện từ những đòi hỏi của xã hội, của điều kiện vật chất trong giai đoạn đó. Khi những điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, yêu cầu xã hội đối với các cá nhân cũng thay đổi, nhu cầu của cá nhân và nhu cầu xã hội cũng sẽ thay đổi;

Tính chủ quan: cá nhân con người không bao giờ thỏa mãn cùng một

lúc mọi nhu cầu, mà những nhu cầu luôn có tăng lên, hoàn thiện hơn, hướng tới những giá trị chân - thiện - mỹ. Bởi vậy, nhu cầu luôn mang tính chủ quan;

Tính lịch sử - xã hội: bên cạnh việc chịu những tác động chung của xã

hội, nhu cầu còn bị chi phối bởi những tác động riêng như điều kiện sinh sống, yếu tố gia đình, trình độ, khả năng nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý… Tính lịch sử - xã hội vừa mang đặc điểm chung vừa mang sắc thái cá nhân.

2.1.1.2. Phân loại nhu cầu

Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng, có nhiều cách phân loại nhu cầu dựa trên những đặc điểm hay tiêu chí khác nhau.

Theo JonTom, con người có những loại nhu cầu cơ bản và ông chia thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất, gồm các loại nhu cầu: ăn, uống, tình dục, chạy trốn, tự vệ; nhóm thứ hai, gồm các loại nhu cầu: thống trị người khác, học tập, hiểu biết, quyến rũ; nhóm thứ ba, là nhóm nhu cầu cho và nhận, nhu cầu thành đạt; đây là nhóm thuộc nhóm lực xung động thứ phát. Các nhu cầu thuộc nhóm thứ hai và nhóm thứ ba xuất hiện trong các mối quan hệ xã hội, bằng con đường học tập, mang tính mục đích.

Boris M.Gkin chia nhu cầu thành 2 nhóm: nhu cầu tồn tại (sinh lý, an toàn và tham dự); nhu cầu đạt mục đích sống (giàu có vật chất, quyền lực và danh vọng, kiến thức và sáng tạo, hoàn thiện tinh thần).

Năm 1954, nhà tâm lý học người Mỹ A.Maslow đã đưa ra luận thuyết thứ bậc về nhu cầu - động cơ và ông chia nhu cầu thành năm thứ bậc: nhu cầu sinh lý; nhu cầu an toàn; nhu cầu thương yêu; nhu cầu tôn trọng; nhu cầu tự thực hiện. Đây cũng chính là những đặc trưng của nhân cách lý tưởng theo trường phái tâm lý học nhân văn. A.Maslow cho rằng hệ thống thứ bậc nhu cầu của con người rất linh hoạt và thay đổi vị thế phù hợp với hoạt động của chủ thể cũng như thích ứng với hoàn cảnh, trạng thái cơ thể trong những thời điểm nhất định. Luận thuyết của A.Maslow được trình bày thành tháp nhu cầu như sau:

Theo thang nhu cầu của A.Maslow, tầm quan trọng của các nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao: tầng nhu cầu sinh học là nhu cầu cơ bản nhất, đòi hỏi bắt buộc đối với mỗi cá thể; tầng nhu cầu an toàn là khi con người có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể cho cá nhân, gia đình; tầng nhu cầu được yêu thương là nhu cầu giao lưu tình cảm, được sống chan hòa cùng tập thể và được tham gia các hoạt động xã hội để khẳng định vai trò, vị thế cá nhân; tầng nhu cầu được tôn trọng có vị trí cao trong nhu cầu của con người; tầng nhu cầu tự hoàn thiện: con người tự ý thức để điều chỉnh hành vi với mục đích hoàn thiện nhân cách, tự học hỏi khám phá, tìm hiểu để nâng cao kiến thức, sáng tạo và thể hiện bản thân trong các mối quan hệ xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong Từ điển Tâm lý, Nguyễn Khắc Viện phân chia nhiều loại nhu cầu: “nhu cầu sinh lý, ăn uống, không khí trong lành, nước sạch…; cảm giác

và vận động; về giới tính tình dục; về quan hệ xã hội và tình cảm, về văn hóa, lý tưởng, tín ngưỡng”[115, tr.201]. Các nhu cầu trong hệ thống thứ bậc nhu

cầu của con người có quan hệ hữu cơ với nhau, luôn biến đổi phù hợp với hoạt động của chủ thể theo thời gian và hoàn cảnh. Nguyện vọng thỏa mãn nhu cầu là động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân; hiểu biết và kiểm soát được nhu cầu sẽ kiểm soát được hành vi của con người.

Theo chúng tôi, có thể phân loại nhu cầu theo các cách sau:

Phân loại theo tính chất, có nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu

cầu vật chất là nhu cầu những cái cụ thể, có thể cầm nắm được, tiếp xúc được bằng các giác quan. Nhu cầu tinh thần thuộc về lĩnh vực trừu tượng nếu không có sự cảm nhận của tư duy. Đó là nhu cầu hiểu biết, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu yêu thương, nhu cầu tôn trọng, nhu cầu được vinh danh và nhu cầu được bảo vệ, nhu cầu có niềm tin vào người thủ lĩnh, niềm tin vào các vị thần thánh. Trong nhu cầu tinh thần có nhu cầu hiểu biết, học tập nói chung và nhu cầu học tập LLCT nói riêng. Nhu cầu vật chất luôn đi cùng với nhu cầu tinh thần, tạo điều kiện cho nhu cầu tinh thần được thực hiện.

Trong thực tế, sự phân chia nhu cầu vật chất với nhu cầu tinh thần chỉ mang tính chất tương đối mà chúng có mối quan hệ biện chứng bổ sung cho nhau một cách hài hòa để mọi nhu cầu của con người được đáp ứng. Chẳng hạn, muốn cho nhu cầu học tập đạt kết quả tốt, cần phải có trường lớp, phấn, bảng, sách giáo khoa, máy tính, màn hình..., nhưng không thể trở thành hiện thực nếu thiếu đi những nhu cầu về vật chất cụ thể.

Phân loại theo trình độ, gồm nhu cầu thấp và nhu cầu cao. Từ buổi bình

minh của lịch sử loài người, trải qua những biến đổi của xã hội, lịch sử, để tồn tại và phát triển, nhu cầu của con người luôn phát triển từ thấp đến cao. Xã hội càng

phát triển, con người càng có những nhu cầu mới cao hơn: nhu cầu được học tập, được vui chơi giải trí, nhu cầu thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật.

Phân loại nhu cầu theo chủ thể, gồm nhu cầu cá nhân, nhu cầu tập thể

và nhu cầu xã hội. Xã hội loài người được hình thành bởi nhiều cá nhân với những mối quan hệ phức tạp, nhất là trong lĩnh vực tìm hiểu về nhu cầu. Nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội có mối liên hệ biện chứng với nhau. Nhu cầu cá nhân là những nhu cầu mang tính đơn lẻ, cụ thể của một người về một vấn đề nào đó. Nhu cầu cá nhân chịu sự tác động của hoàn cảnh lịch sử, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học kỹ thuật... là những yếu tố khách quan, bị chi phối bởi những yếu tố chủ quan. Mỗi cá nhân cũng có những nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần, hoặc nhu cầu cấp thiết hay nhu cầu không cấp thiết, những nhu cầu này nảy sinh xuất phát từ sự tương tác của mỗi cá thể với thế giới xung quanh, đồng thời những yếu tố chủ quan trong mỗi cá thể cũng ảnh hưởng đến nhu cầu của bản thân.

Cá nhân muốn tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội thì học tập là nhu cầu cá nhân mang tính phổ biến. Nhưng cá nhân có nhu cầu học tập khác nhau: có người hướng tới các môn khoa học công nghệ để hòa nhập vào cuộc sống hiện đại, một số khác lại có nhu cầu học tập các môn khoa học chính trị để nâng cao nhận thức và tham gia vào quá trình quản lý xã hội. Nhu cầu học tập vừa diễn ra ở quy mô xã hội rộng lớn, vừa diễn ra trong mỗi cá nhân con người. Để nhu cầu xã hội gặp gỡ nhu cầu cá nhân cần phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ, cùng những thiết chế xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như cơ sở hạ tầng để nhu cầu cá nhân trở thành hiện thực. Khi nhu cầu cá nhân phù hợp với nhu cầu xã hội thì những nhu cầu đó dễ được đáp ứng; ngược lại, nếu nhu cầu cá nhân trái ngược với nhu cầu xã hội thì hoặc là nhu cầu đó không được thực hiện, hoặc là nhu cầu của cá nhân sẽ trở nên phổ biến. Vì vậy, muốn công tác giáo dục LLCT cho sinh viên trong các trường đại học

đạt kết quả tốt, cần phải tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu học tập LLCT của sinh viên; từ đó đưa ra những phương pháp truyền đạt phù hợp, những nội dung học tập gắn với thực tế.

Một phần của tài liệu Nhu cầu và điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 47 - 53)