Công trình khoa học nước ngoài có liên quan đến luận án

Một phần của tài liệu Nhu cầu và điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 33 - 41)

Có nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhu cầu, học tập, giáo dục LLCT với nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó tập trung ở một số nước như Liên Xô, Trung Quốc và Lào với các công trình tiêu biểu sau:

* Ở Liên Xô

Trong tác phẩm Hoạt động tư tưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô (1982), Nxb Thông tin lý luận, H, do X.I. Xurơnitrencô (chủ biên), tác giả đã đưa ra định nghĩa hiệu quả công tác tư tưởng: đó là sự tương quan giữa kết quả tác động tư tưởng đã đạt được so với những mục tiêu xây dựng giác ngộ CSCN và phẩm hạnh CSCN của con người. Các tác giả cũng chỉ ra các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan để nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng: lối sống xã hội, chế độ dân chủ, môi trường xã hội...; trình độ lãnh đạo của đảng đối với công tác tư tưởng; trình độ, năng lực của cán bộ tư tưởng; thường xuyên cải tiến các hình thức, phương pháp; đảm bảo sự thống nhất của các biện pháp kinh tế - xã hội, tư tưởng, tổ chức và hành chính để tác động đến con người; nâng cao vai trò giáo dục của tập thể, tổ chức xã hội và mỗi người cộng sản; phát huy vai trò của các cơ quan tư tưởng và các tổ chức xã hội.

E. Phancôvích trong tác phẩm Nghệ thuật diễn giảng (1976), Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội đã khẳng định: một trong những hình thức quan trọng và thích hợp nhất để phổ biến kiến thức chính trị, khoa học là bài giảng. Theo E. Phancôvích, những bài giảng được chuẩn bị cẩn thận và truyền đạt tốt sẽ giúp cho người nghe có thêm kiến thức mới trong từng lĩnh vực, biết tư duy sâu rộng và hiểu rõ hơn những hiện tượng phức tạp của tự nhiên và xã hội. Tác giả khẳng định: muốn soạn được bài giảng LLCT đạt yêu cầu, giảng viên phải giác ngộ chính trị, kiên định trên lập trường của Đảng và có tầm hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực nghiên cứu; sự thành công của bài giảng còn tùy thuộc nhiều vào nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của giảng viên khi trình bày, lý giải các sự kiện. Người giảng phải biết diễn đạt những vấn đề phức tạp nhất, những chân lý cao đẹp nhất bằng những ngôn ngữ giản dị nhất. Giảng viên cần phải lao động miệt mài, tìm tòi và sáng tạo để đạt được kỹ năng diễn giảng.

Nhà nghiên cứu V.A. Xukhômlinxki trong tác phẩm Hình thành niềm tin cộng sản cho thế hệ trẻ (1978), Nxb Thanh niên, Hà Nội, đánh giá về

nghiệp vụ công tác giáo dục và dạy học, thực chất là giáo dục cộng sản và hình thành niềm tin cộng sản cho thế hệ trẻ. Theo tác giả, niềm tin cộng sản là nguồn gốc sức mạnh ý chí của cá nhân và việc hình thành niềm tin cộng sản là yêu cầu tất yếu khách quan của sự tiến bộ xã hội và đạo đức. Với góc độ của một nhà giáo, tác giả đã phân tích các yếu tố cấu thành của quá trình hình thành niềm tin cộng sản gắn liền với nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị trong nhà trường. Tác giả cho rằng, để hình thành niềm tin cần có sự kết hợp giữa giáo dục nhà trường với xã hội, lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. Thông qua đó hình thành niềm tin cho thế hệ trẻ vào tương lai, vào chế độ CSCN.

Trong tác phẩm Tuyên truyền miệng: Lý luận - Tổ chức - Phương pháp (1983), Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin, H, Rakhơmancunốp. M.M khẳng định tuyên truyền miệng đã và vẫn là lĩnh vực quan trọng trong hoạt động của Đảng, là một trong những hình thức tích cực để giữ mối liên hệ thường xuyên giữa Đảng với quần chúng, là công cụ lãnh đạo chính trị có hiệu lực. Đặc điểm của tuyên truyền miệng là dựa vào sự giao tiếp trực tiếp với mọi người, có khả năng cụ thể hóa các nhiệm vụ do nghị quyết của Đảng đề ra cho tập thể lao động và cho mọi người, nó cho phép chú ý đến lợi ích và nhu cầu của mọi người. Tuyên truyền miệng phải được dựa trên những nguyên tắc: tính tư tưởng cao, tính đảng, tính khoa học, tính chân thực, gắn liền với cuộc sống, với thực tiễn của công cuộc xây dựng CNCS, nếu chọn được những vấn đề lý thú, cấp bách để nói chuyện, nếu các buổi tọa đàm, báo cáo, thông tin chính trị được xây dựng trên cơ sở các sự kiện, gần gũi với mọi người và được diễn đạt bằng ngôn ngữ sinh động dễ hiểu thì công tác cổ động quần chúng có thể đạt được mục đích giáo dục.

Theo M.I. Calinin đánh giá trong tác phẩm Về giáo dục cộng sản chủ

nghĩa (1983), Nxb Thanh niên, thì giáo dục và bồi dưỡng những phẩm chất

cao quý là một yếu tố hết sức quan trọng trong sự nghiệp giáo dục cộng sản. Ông cũng đã khẳng định: cần phải đến với từng người, đánh giá họ, làm nổi bật những mặt tốt của họ bởi vì không thể chỉ giáo dục dựa trên mặt tiêu cực. Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện cơ bản: sự am hiểu sâu sắc đặc điểm tâm lý của đối tượng, phải khêu gợi được tính tích cực, tự giác của đối tượng và bản thân chủ thể làm công tác giáo dục chính trị phải có trình độ, năng lực, phương pháp luận khoa học và phẩm chất đạo đức trong sáng

Tác giả E.A. Nôghin trong tác phẩm Nghệ thuật phát biểu miệng (1984), Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin, H, cho rằng với mục đích giúp cán bộ làm công tác tư tưởng có được nghệ thuật phát biểu miệng, kỹ năng phát biểu thành thạo trước công chúng, có căn cứ, dễ hiểu cần phải được xây dựng trên những hiểu biết ngày càng cao và những nhu cầu về mặt tinh thần của con người Xô-Viết. Theo ông, nghệ thuật phát biểu miệng là kỹ năng nói với mọi người một cách dễ hiểu, hấp dẫn, có tính thuyết phục mà trong thực tế, mỗi người đều có thể có được kỹ năng, phẩm chất ấy nhưng chất lượng của nghệ thuật nói cũng phụ thuộc không ít vào các yếu tố khách quan. Công cụ cơ bản của cán bộ tuyên truyền, của người làm công tác thông tin chính trị là lời nói, phương pháp tác động, là lòng tin. Vì vậy, nghệ thuật phát biểu miệng là một bộ phận quan trọng nhất của việc đào tạo những người làm công tác sử dụng lời nói với tư cách là một phương tiện giáo dục và thuyết phục, giải thích chính sách của Đảng.

* Ở Trung Quốc

Tác giả La Quốc Kiệt viết trong Tu dưỡng đạo đức tư tưởng (2003), Nxb CTQG, HN cho rằng: sinh viên là những chủ nhân tương lai của đất

nước, là người đại diện cho nền giáo dục xã hội. Vì vậy, cùng với việc dạy chữ, dạy nghề thì việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của sinh viên là một vấn đề quan trọng. Môn đạo đức tư tưởng là một trong những đặc trưng bản chất của trường đại học XHCN, là con đường chủ yếu và khâu cơ bản tiến hành giáo dục lý luận mác xít và giáo dục đạo đức tư tưởng cho sinh viên một cách hệ thống và là môn học cần thiết cho mỗi sinh viên để đào tạo họ trở thành người xây dựng và kế tục sự nghiệp XHCN.

Trong Luận án tiến sĩ Giáo dục tư tưởng chính trị cao học và nghiên

cứu xã hội hóa chính trị cho sinh viên trong thời đại mới (2014), Mao Lộ đã đề cập đến các phương pháp cơ bản trong việc thúc đẩy giáo dục chính trị tư tưởng trong các trường đại học và các mục tiêu quan trọng trong việc tiến hành xã hội hóa chính trị cho sinh viên hiện nay. Tác giả phân tích hiện trạng về xã hội hóa chính trị cho sinh viên hiện nay: thực tiễn về chính trị, thái độ chính trị của sinh viên đương đại. Từ những phân tích trên, Mao Lộ đề xuất giải pháp tăng cường giáo dục lý tưởng chính trị; xây dựng phương pháp mới về giáo dục LLCT, thúc đẩy xã hội hóa giáo dục chính trị cho sinh viên; phương pháp giáo dục lý luận, phương pháp rèn luyện thực tiễn, phương pháp thể hiện bằng tình cảm và triển khai việc giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng văn hóa học đường, các chương trình ngoại khóa, đa phương tiện dạy học trong trường đại học.

Luận án tiến sĩ Hiện trạng, trực quan và giá trị chính trị của sinh viên

đương đại và nghiên cứu về sách lược giáo dục, (2014) của Hoàng Á Lợi khái

quát: sinh viên là một quần thể đặc thù của xã hội, họ có quan niệm chính trị trong sáng và khoa học thể hiện tương đối tập trung các giá trị của xã hội hiện đại, phản ánh thực tế về các khuynh hướng chính trị xã hội tích cực. Luận án còn nghiên cứu các biện pháp tăng cường giáo dục LLCTcho sinh viên thông qua nguyên tắc cơ bản về giáo dục LLCT để hoàn thiện giá trị chính trị của

sinh viên trong trường đại học; tăng cường xây dựng đội ngũ giáo dục LLCT làm trong sạch môi trường giáo dục; hoàn thiện các nội dung giáo dục LLCT; xây dựng các phương pháp giáo dục chính trị mới. Các phương pháp này nếu được phát huy đồng thời sẽ tạo nên một môi trường giáo dục mới kết hợp giữa văn hóa nhà trường và xã hội, cuối cùng sẽ dẫn đến việc thực hiện mục tiêu giáo dục LLCT lành mạnh cho sinh viên.

Năm 2013, Lý Kiệt bảo vệ thành công Luận án Nghiên cứu, đánh giá

tố chất chính trị của sinh viên, tác giả trình bày một số vấn đề cơ bản về nghiên cứu và đánh giá về tố chất chính trị của sinh viên. Tác giả nhấn mạnh: muốn triển khai và đánh giá tố chất chính trị của sinh viên cần căn cứ trên hai ý nghĩa cơ bản là: có lợi cho Đảng và Nhà nước trong việc nắm bắt hiện trạng hành vi, tư tưởng chính trị của sinh viên và có lợi cho việc xây dựng niềm tin chính trị vững vàng cho thông qua các mục tiêu đánh giá tố chất chính trị của sinh viên, giúp họ có khả năng phát triển tự thân về mặt chính trị một cách vững vàng để họ sớm trở thành người tiếp bước trong việc xây dựng đất nước. Tác giả khẳng định việc đánh giá tố chất chính trị của sinh viên không thể tách rời khoa học lý luận và các hoạt động thực tiễn, việc đánh giá tố chất chính trị của sinh viên phải dựa trên lý luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác, lý luận phát triển toàn diện con người, lý luận xã hội hóa chính trị…

Trong bài Nghiên cứu tâm lý tiếp nhận giáo dục tư tưởng chính trị của

sinh viên đại học hiện nay, Triệu Thanh Mai đã phân tích ba góc độ trong tâm

lý tiếp nhận lý luận tư tưởng chính trị của sinh viên: động cơ học tập tư tưởng chính trị, độ tin cậy của nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, độ tán thành (đồng ý) phương thức giáo dục tư tưởng chính trị hiện nay, từ đó đề ra các kiến nghị giáo dục lý luận tư tưởng chính trị cho sinh viên. Tác giả kiến nghị việc giáo dục LLCT tư tưởng trong các trường đại học và cả trung học nên áp dụng phương pháp “thầy hướng dẫn sinh viên vận dụng lý luận vào trong thực tiễn” thông qua hệ thống các ví dụ và tình huống thực tế.

Tong bài Tư duy mới về giáo dục lý luận chính trị của các trường đại

học, Hồ Tự Lực đề cao vai trò chỉ đạo, tiên quyết của chủ nghĩa Mác-Lênin

trong việc hình thành và phát triển ý thức chính trị của sinh viên. Tác giả nghiên cứu trên ba luận điểm chính: kiên trì vai trò chỉ đạo không thay đổi chủ nghĩa Mác-Lênin, bảo đảm phương hướng đúng đắn trong công tác giáo dục đại học; lấy sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin, phát huy tốt hơn nữa công tác giáo dục LLCT, nghiên cứu và trả lời những vấn đề phát sinh trong lý luận và thực tiễn do công cuộc hiện đại hóa đề ra, phát huy tốt hơn nữa tác dụng chủ đạo của chính trị, dịch vụ xã hội và đối với các chính sách của triết học xã hội khoa học, coi trọng vai trò công tác giáo dục LLCT.

* Ở Lào

Trong Luận văn thạc sĩ Nâng cao chất lượng giáo dục LLCT cho sinh

viên ở Trường Đại học Công an nhân dân Lào hiện nay, Sổm Phăn Sỉ Vông

Say khẳng định: giáo dục LLCT cho sinh viên không tách rời quá trình giáo dục chuyên môn nghiệp vụ các môn khoa học khác và nằm trong tổng thể mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục đại học. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục LLCT cho đội ngũ công an nói chung, trường đại học Công an nhân dân Lào nói riêng.

Trong Luận án tiến sĩ Chất lượng công tác tư tưởng của các Đảng bộ

tỉnh đồng bằng miền Trung nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Bun Đuông Cay Xỏn đã phân tích về chất lượng và tiêu chí

đánh giá chất lượng công tác tư tưởng. Tác giả đánh giá thực trạng chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ tỉnh đồng bằng miền Trung Lào qua các mặt chủ yếu: biểu hiện tính đúng đắn những quyết định lãnh đạo trong công tác tư tưởng, trong sự chỉ đạo, lãnh đạo công tác tư tưởng của đảng bộ… Từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao công tác tư tưởng của đảng bộ các tỉnh đồng bằng miền Trung của Lào.

Tác giả Sisôm Phutha Vixay đã làm rõ cơ sở lý luận và vai trò của LLCT trong Luận văn thạc sĩ Nâng cao trình độ LLCT cho cán bộ Tổng cục

Chính trị Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay. Tác giả khẳng định nội dung của việc nâng cao trình độ LLCT

cho cán bộ Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng Lào trong giai đoạn hiện nay là đảm bảo được về số lượng và chất lượng. Sisôm Phutha Vixay phân tích những nguyên nhân chủ yếu của thành tựu và yếu kém, hạn chế về trình độ LLCT của cán bộ tổng cục chính trị Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Luận án Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay của Khămphăn Vông Phachăn đã

trình bày một cách tổng quát nhất các khái niệm chủ yếu như: hệ thống chính trị; đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị; đào tạo cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào, đồng thời đã nêu bật được những Quan điểm và lý luận cơ bản về đào tạo đội ngũ cán bộ cũng như chương trình, nội dung, phương pháp. Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ rõ hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào hiện nay vẫn tồn tại tình trạng hẫng hụt về số lượng cán bộ, thiếu chuẩn hoá về chất lượng, chưa được đào tạo cơ bản, nhất là về trình độ LLCT, trình độ quản lý nhà nước, trình độ chuyên môn cần thiết đáp ứng cho yêu cầu lãnh đạo, quản lý và cả những hiện tượng tiêu cực trong đội ngũ cán bộ có xu hướng ngày càng phổ biến. Từ đó, tác giả xác định quan điểm, phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng ở Lào hiện nay

Luận án tiến sĩ Vấn đề giáo dục lý luận Mác-Lênin cho học viên hệ cao

cấp ở các Trường chính trị và hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay của Sai Kham Moun Ma Ni Vong đánh giá thực tiễn vấn đề giáo

dục lý luận Mác-Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường Chính trị và Hành chính đã có những chuyển biến tích cực nhưng còn có những hạn chế, bất cập về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; số lượng, chất

Một phần của tài liệu Nhu cầu và điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w