Đặc điểm giáo dục đại học Việt Nam

Một phần của tài liệu Nhu cầu và điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 84 - 88)

Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN, có mục tiêu giáo dục toàn diện con người Việt Nam. Giáo dục đại học Việt Nam phát triển qua nhiều giai đoạn và chịu ảnh hưởng của nhiều nền giáo dục trên thế giới. Hệ thống giáo dục Việt Nam thực hiện hai chức năng cơ bản, đó là bảo vệ, truyền bá văn hoá, kiến thức, và các giá trị văn hóa của dân tộc, của nhân loại; thay đổi và chuẩn bị cho tương lai: tác động vào sự thay đổi, phát triển của mỗi quốc gia, tổ chức, và cá nhân trong hiện tại và tương lai. Chức năng thứ nhất luôn bị chi phối rất mạnh mẽ bởi các quá trình chính trị giữa những nhóm người khác nhau trong xã hội. Xử lý tốt mối quan hệ giữa hai chức năng là một trong những yếu tố quyết định cho một nền giáo dục tốt. Việc thực hiện các chức năng này được thể hiện qua việc hình thành và thực hiện hệ thống các mục tiêu giáo dục của quốc gia và của trường cũng như của từng chương trình giáo dục và đào tạo. Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những công dân thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, tính tổ chức kỷ luật; sức khoẻ…

Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục non trẻ nhưng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tạo nên những đặc điểm riêng biệt. Nhu cầu học tập của nhân dân được đáp ứng tốt hơn; giáo dục đã đạt được một số kết quả quan trọng trong các mục tiêu chiến lược (nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài). Chính sách xã hội về giáo dục đã được thực hiện tốt hơn và có hiệu quả hơn, đã có chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục. Điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục được tăng cường. Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế: chất lượng giáo dục đại trà, đặc biệt là ở bậc đại học còn thấp, phương pháp giáo dục lạc hậu, chậm đổi mới. Các điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục còn nhiều bất cập...

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục đại học thể hiện qua các kỳ Đại hội đều nhất quán: giáo dục là quốc sách, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đảng đặt ra mục tiêu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, lành mạnh, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Để đạt được mục tiêu ấy, giáo dục đại học Việt Nam đặt ra các nhiệm vụ:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho sinh viên

Coi trọng cả ba mặt giáo dục: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hoá của dân tộc, của Đảng. Ngăn chặn xu hướng mờ nhạt tư tưởng chính trị, xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa, các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động giáo dục. Quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục nhân cách đạo đức, kỹ năng và phương pháp làm việc; nâng cao trình độ và tạo thế mạnh về ngoại ngữ, tin học cho sinh viên; phát triển năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm cho thế hệ trẻ có đủ khả năng và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh chóng. Bồi dưỡng cho thanh, thiếu niên khát vọng mãnh liệt về xây

dựng đất nước giàu mạnh. Mục tiêu này cho thấy tầm quan trọng của giáo dục LLCT trong các trường đại học Việt Nam.

Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục, đổi mới căn bản chính sách sử dụng cán bộ theo hướng coi trọng năng lực thực tế. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, chú trọng quản lý chất lượng giáo dục. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục. Chấn chỉnh, sắp xếp lại hệ thống các trường đại học, cao đẳng; không để tồn tại các trường đào tạo có chất lượng kém. Thực hiện phân cấp, tạo động lực và sự chủ động cho các cơ sở giáo dục. Tăng quyền tự chủ, chịu trách nhiệm xã hội của nhà trường đi đôi với việc hoàn thiện cơ chế công khai, minh bạch, bảo đảm sự giám sát của cộng đồng và xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong quản lý giáo dục.

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục. Thành lập và tăng cường vai trò các tổ chức kiểm định độc lập. Coi trọng vai trò của khoa học giáo dục. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục, giải quyết tốt những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới giáo dục.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng

Xây dựng một số trường đại học trở thành trường trọng điểm đủ sức làm đầu tàu cho cả hệ thống các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH. Tăng đầu tư cơ sở vật chất nâng cấp các trường, không ngừng nâng cao chất lượng, bảo đảm điều kiện học tập cho cả hệ thống giáo dục đại học, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ.

Thứ tư, đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục

Đổi mới, hiện đại hoá chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện tốt đào tạo theo học chế tín chỉ trong hệ thống giáo dục đại

học và giáo dục nghề nghiệp. Cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình các môn KHXH&NV, nhất là các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm phần lý thuyết, tăng thời gian tự học cho sinh viên, gắn bó chặt chẽ giữa học lý thuyết và thực hành, đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học.

Thứ năm, tăng cường nguồn lực cho giáo dục đại học

Tăng đầu tư nhà nước cho giáo dục - đào tạo; ưu tiên các chương trình mục tiêu quốc gia, khắc phục tình trạng bình quân, dàn trải. Không ngừng đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. Thực hiện tốt chủ trương xây dựng ký túc xá sinh viên và nhà công vụ cho cán bộ, giảng viên.

Nhà nước có chính sách huy động các nguồn lực xă hội cho phát triển giáo dục đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tích cực tham gia các hoạt động phát triển giáo dục. Xây dựng cơ chế quản lý, giám sát đầu tư của xã hội cho giáo dục, đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục đào tạo để giáo dục đại học thực sự đạt hiệu quả.

Thứ sáu, tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo

Giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế phải bảo đảm phát triển bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng, phát huy tối đa nội lực, giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, từng bước tiếp cận nền giáo dục tiên tiến. Mở rộng hợp tác đa phương gắn với việc tăng cường công tác quản lý nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân về giáo dục và đào tạo. Xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư nước ngoài cho giáo dục, ưu tiên lĩnh vực đào tạo đại học, sau đại học và giáo dục nghề nghiệp; có cơ chế, chính sách thu hút các nhà giáo, nhà khoa học người nước ngoài tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đại học. Thực hiện tốt việc đưa cán bộ, học sinh, sinh viên có đạo đức và triển vọng đi đào tạo ở nước

ngoài, chú trọng các ngành mà đất nước có nhu cầu bức thiết; đồng thời tăng cường quản lý việc học tập, sinh hoạt của lưu học sinh.

Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, triết lý về giáo dục đại học đã và đang có những thay đổi sâu sắc, đó là coi việc học thường

xuyên và học suốt đời làm nền móng, dựa trên các mục tiêu tổng quát của việc

học, căn cứ vào 4 trụ cột giáo dục của UNESCO học để biết, học để làm, học

để cùng chung sống và học để làm người. Giáo dục đại học Việt Nam đã và

đang có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt: về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo, nguồn lực xã hội được huy động nhiều hơn, cung cấp nguồn lao động chủ yếu có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cũng như quá trình CNH, HĐH đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Nhu cầu và điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w