Nghiên cứu về giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên và nhu cầu, điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên

Một phần của tài liệu Nhu cầu và điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 26 - 33)

cầu, điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên

Đây là nội dung chưa được nghiên hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ. Trong phạm vi bao quát của chúng tôi, có rất ít công trình khoa học trực tiếp bàn về nhu cầu và điều kiện học tập LLCT của sinh viên, hoặc nếu có, thì nhu cầu ấy được nhìn nhận từ các góc độ khác nhau.

Dưới góc nhìn tâm lý học, đề tài Nhu cầu và thái độ học tập các môn lý

luận chính trị của sinh viên Việt Nam hiện nay (2009) của Trần Thị Minh Ngọc

đã nghiên cứu về nhu cầu và thái độ học tập của sinh viên, xác định rõ vai trò của việc học tập LLCT trong các trường đại học. Qua khảo sát thực trạng nhu cầu, thái độ học tập LLCT của sinh viên trong các trường đại học nước ta, tác giả đã đưa ra một số phương pháp nhằm đáp ứng nhu cầu, nâng cao thái độ học tập các môn LLCT cho sinh viên. Đề tài đã phân tích hệ thống thứ bậc nhu cầu của A. Maslow theo sơ đồ cấu trúc kim tự tháp và chứng minh nhu cầu là một hiện tượng có thực luôn luôn gắn bó với quá trình phát triển, tiến hóa của con người và xã hội loài người. Trong đó, nhu cầu sinh học là phổ biến nhất, bao trùm mọi thành viên trong xã hội, là nhu cầu thiết thực của con người.

Liên quan đến vấn đề nhu cầu và điều kiện học tập LLCT của sinh viên, nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới các góc nhìn khác nhau: nội dung, phương pháp, chất lượng, hiệu quả… giáo dục LLCT; đội ngũ giảng viên, hứng thú và điều kiện học tập của sinh viên… Chúng tôi khái quát các công trình nghiên cứu theo các hướng sau:

Các công trình nghiên cứu nâng cao chất lượng dạy - học LLCT:

Đề tài Rà soát và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung một số nội dung giáo

dục đạo đức công dân, Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường ở từng cấp học (2003) của Ban Khoa giáo Trung ương đã nghiên

công dân, Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh… Theo nhóm nghiên cứu, tình trạng khan hiếm giảng viên khiến nhiều người không có thời gian đầu tư vào chuyên môn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy LLCT.

Hội thảo khoa học Thực trạng và giải pháp đổi mới, nâng cao chất

lượng giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng của Ban Tư tưởng - Văn hóa

Trung ương tổ chức năm 2003. Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng giảng dạy khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học, cao đẳng. Từ đó, đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn thuộc khoa học LLCT.

Trong công trình Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn

Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học (2004) do Nguyễn

Duy Bắc chủ biên, trên cơ sở mô tả và phân tích thực trạng giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở Hà Nội từ năm 1995 đến 2004, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quán triệt, vận dụng quan điểm Đại hội Đảng

lần thứ X vào giảng dạy các môn lý luận chính trị (2007) của đại học Quốc gia

Hà Nội với 58 bài tham luận tập trung vào một số lĩnh vực: nghiên cứu, cập nhật các Nghị quyết của Đảng - điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn LLCT; quán triệt Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X vào giảng dạy triết học Mác-Lênin; vận dụng Nghị quyết Đại hội X của Đảng vào giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác- Lênin, CNXHKH, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng.

Nhằm đưa ra các định hướng lớn và giải pháp tổng thể nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng năm 2007, Ban Tuyên giáo Trung ương đã thực hiện đề tài NCKH Tình hình giảng dạy, học tập các môn khoa

học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng và chủ trương, giải pháp cho thời gian tới. Nhóm nghiên cứu cho rằng bên

cạnh những ưu điểm về gia tăng học hàm, học vị trong đội ngũ giảng dạy, thì hạn chế lớn nhất của đội ngũ này là sức ỳ, chậm đổi mới tư duy, ít chịu tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng người học. Bên cạnh đó, một bộ phận đã đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng lại có nhận thức và quan niệm chưa đúng về phương pháp, họ đã đồng nhất phương pháp với việc ứng dụng kỹ thuật soạn thảo và trình chiếu .

Trong đề tài Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác

Lênin ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận chung, Nguyễn Hữu Vui đã trình

bày tổng quát về đội ngũ giảng viên lý luận Mác-Lênin; những phương pháp giảng dạy truyền thống mà đội ngũ giảng viên lý luận thường sử dụng. Theo tác giả, muốn đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin hiệu quả thì việc đầu tiên là phải đổi mới tư duy, nhận thức của đội ngũ giảng viên về phương pháp giảng dạy, về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp. Vì vậy, cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực nhận thức, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giảng viên từ đó tác động tích cực ngược lại với đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin.

Năm 2011, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức Hội thảo Đổi mới phương pháp giảng dạy và học các môn chuyên ngành giáo dục chính trị ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, với 16 tham luận ở các góc độ tiếp cận

khác nhau nhưng tập trung vào đổi mới dạy học các môn khoa học LLCT; dạy học với việc nâng cao ý thức tự học các môn LLCT cho sinh viên; kỹ năng tự

học các môn LLCT… Tác giả Trần Thị Minh Ngọc đã xác đinh rõ tầm quan trọng của hoạt động tự học của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền “Tự học, tự đào tạo quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục. Tự học sẽ

giúp sinh viên chuyển hóa kinh nghiệm xã hội thành của bản thân. Quá trình chuyển hóa này phải do chính sinh viên là người thực hiện”[56, tr.4]. Nhiều

bài viết tập trung nghiên cứu về việc sử dụng phương tiện hiện đại trong giảng dạy các môn LLCT, phương pháp học tập các môn LLCT…

Các nhà khoa học rất quan tâm đến nguồn thông tin, tư liệu khoa học trong việc nâng cao chất lượng dạy - học LLCT. Trong tham luận Khai thác và sử dụng thông tin phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy lý luân chính trị (2006), Tạp chí Giáo dục lý luận, số 3, Đoàn Triệu Long cho rằng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mạng thông tin toàn cầu đã giúp quá trình khai thác thông tin diễn ra nhanh chóng, cùng với sự mở rộng các nguồn, các loại thông tin, các nhà xuất bản đã ấn hành phong phú về số lượng, chủng loại... “Như vậy, nguồn thông tin để chúng ta khai thác là không thiếu, nhưng khai thác như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, phục vụ thiết thực vào công tác của mình”[73, tr.56] lại là vấn đề mà chủ thể của quá trình tiếp nhận thông tin cần lưu ý. Tác giả đã đưa ra một số đề xuất với chủ thể của quá trình tiếp nhận thông tin: phải có tính mục đích khi tiếp nhận thông tin; có thao tác phân loại, phân cấp độ ưu tiên cho các loại thông tin; người tiếp nhận thông tin phải có bản lĩnh chính trị vững vàng mới có khả năng đánh giá tính chân thật của thông tin.

Trong tham luận Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chinh trị

trong các trường đại học và cao đẳng, Đặng Thị Nhiệt Thu cho rằng: để nâng

cao hiệu quả giảng dạy LLCT, ngoài việc đổi mới phương pháp, nội dung, giảng viên phải thực hiện nghiêm túc một số nguyên tắc: đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học, tính giáo dục và định hướng chính trị trong dạy - học

LLCT; đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giảng viên với vai trò tự giác, tích cực, độc lập của sinh viên.

Tham luận Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chinh trị của Nguyễn Phước Dũng khẳng định: trong rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học hiện nay, thì đổi mới phương pháp giảng dạy được coi là giải pháp quan trọng hàng đầu. Một số ý kiến khác lại thiên về phương pháp giảng dạy mới, hiện đại. Theo tác giả “Mỗi phương pháp giảng

dạy đều có ưu thế riêng… trong quá trình giảng dạy, giảng viên phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung chương trình, với đối tượng, tạo sự kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp để bài giảng sinh động. Có phương pháp chủ công, phương pháp hỗ trợ, đan xen. Trong giảng dạy, việc xác định phương pháp nào là chủ công không phải là giảng viên thích hay không thích mà do tính chất của bài giảng, đối tượng quy định”[40, tr.59-69].

Nghiên cứu nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên LLCT, các nhà khoa học bàn đến vấn đề xây dựng đội ngũ giảng viên LLCT của thời đại mới, quan tâm đến công tác đào tạo giảng viên lý luận qua các tham luận:

Đề tài Đào tạo giảng viên các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ

Chí Minh ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay của Hoàng Đình Cúc đã minh chứng luận điểm: chất lượng giảng viên

LLCT quyết định chất lượng giảng dạy LLCT, chất lượng đội ngũ sinh viên sẽ làm công tác giảng dạy LLCT và chi phối quá trình dạy - học các môn LLCT trong các trường đại học hiện nay. Đề tài đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên LLCT: cần nâng cao chất lượng đầu vào các chuyên ngành khoa học Mác-Lênin; đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy lý luận Mác-Lênin; tập trung vào hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin; xây dựng lộ trình dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho việc nâng cao chất lượng giảng viên lý luận Mác-Lênin và đổi mới hoạt động NCKH.

Luận án Vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chinh trị trong

các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay (2012) của Vũ Thanh Bình

đã làm rõ hơn khái niệm chính trị, LLCT và giảng viên LLCT; xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên LLCT với 9 tiêu chí cụ thể được tổng hợp thành 4 nhóm: cơ cấu đội ngũ; năng lực chuyên môn; trình độ được đào tạo và phẩm chất, đạo đức, bản lĩnh chính trị. Nghiên cứu thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT tại các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay, tác giả khẳng định: muốn nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên LLCT tại các trường đại học, phải nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ giảng viên LLCT. Kết quả nghiên cứu trên là nguồn tư liệu để tác giả luận án vận dụng và kế thừa.

Luận án Quản lý đào tạo giảng viên lý luận chinh trị đáp ứng yêu cầu

thời kỳ đổi mới hiện nay (2014), Nguyễn Thị Thu Thủy đã khảo sát, điều tra

xã hội học bằng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp và tổng hợp các báo cáo thống kê về thực trạng quản lý đào tạo giảng viên LLCT ở nước ta hiện nay. Tác giả đề xuất 8 giải pháp mang tính khả thi để đào tạo giảng viên LLCT đáp ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới, một số giải pháp cơ bản: đổi mới nội dung chương trình đào tạo đảm bảo tính khoa học, hiện đại và tính hệ thống; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các bộ quy chế, quy định về chế độ công tác của giảng viên LLCT; đa dạng hóa các hình thức thi, kiểm tra trong quá trình đào tạo.

Quán triệt tinh thần Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngày 28/3/2014 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có kết luận 94- KL/TW về việc tiếp tục đổi mới việc học tập LLCT trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tháng 12 năm 2014, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo và phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia Nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên lý luận

chính trị ở Việt Nam hiện nay. Hội thảo tập trung làm sáng tỏ một số nội dung

Gần đây nhất, năm 2015 Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các

môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng tại TP. Hồ Chí

Minh. Hội thảo khoa học Quốc gia lần này là sự triển khai 4 văn bản quan trọng, có tính định hướng về công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập LLCT, đó là: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 khóa XI (Nghị quyết số 29- NQ/TW, ngày 04/11/2013) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Nghị quyết của Bộ

Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 (Nghị quyết số 37/NQ-TW, ngày 09/10/2014), Kết luận số 94 (28/3/2014) của Ban Bí thư Trung ương và Hướng dẫn 127 (ngày 30/6/2014) của Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện Kết luận số 94 Về việc tiếp tục đổi mới học tập lý luận

chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các tham luận đánh giá: việc học

tập LLCT trong các trường đại học bước đầu có những chuyển biến tích cực; người học không chỉ thụ động tiếp thu bài giảng, mà tham gia vào quá trình tương tác tích cực với giảng viên, thể hiện tư duy phê phán, sáng tạo trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin. Cùng với những thành quả đáng khích lệ trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn LLCT, vẫn còn không ít khuyết điểm, tồn tại cần được xem xét, đánh giá nghiêm túc. Từ thực trạng đó, nhiều tham luận đề xuất các định hướng và giải pháp khắc phục, làm cho việc giảng dạy và học tập các môn LLCT đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu phát triển xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Về giảng dạy các môn LLCT, những hạn chế, khuyết điểm đã bộc lộ ngày càng rõ trong cơ cấu chương trình, giáo trình và nội dung bài giảng, nhất là phần liên quan đến các khoa học Mác-Lênin. Giáo trình “tích hợp” các môn khoa học Mác-Lênin (Triết học, Kinh tế chính trị học, CNXHKH) thành môn

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tuy đáp ứng về mặt hình

thức nhu cầu giảm tải trong cơ cấu chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, song lại làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bất cập. Nhiều nội dung trong môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư

tưởng Hồ Chí Minh còn thiên về giáo huấn, chưa thể hiện được các mặt sống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động, gắn liền với lịch sử Việt Nam hiện đại, các giai đoạn và các vấn đề của Tư tưởng Hồ Chí Minh, chưa kịp thời cập nhật những nội dung thiết thực, những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn xã hội và trong nhận thức.

Một phần của tài liệu Nhu cầu và điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 26 - 33)