Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Nhu cầu và điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 118 - 121)

- Tìm hiểu mục đích, động cơ học tập LLCT

3.3.1.2.Bối cảnh trong nước

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và tác động của nó đến giáo dục và đến học tập lý luận chính trị

Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Việt Nam đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Trong những năm đổi mới, nền kinh tế của đất nước tiếp tục phát triển với nhịp độ cao so với các nước khác trong khu vực. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Vị thế của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế. Thế và lực của đất nước ta mạnh lên rất nhiều so với những năm trước đổi mới cho phép nước ta tiếp tục phát huy nội lực kết hợp với tranh thủ ngoại lực để phát triển nhanh và bền vững, nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao.

Đổi mới hệ thống chính trị và dân chủ hóa các lĩnh vực đời sống xã hội

Hệ thống chính trị vững mạnh có vai trò quyết định đối với sự ổn định chính trị, phát triển đất nước. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay thực sự bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng

Cộng sản Việt Nam (12.1986) cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, hệ thống chính sách kinh tế kết hợp với đổi mới chính trị. Quá trình thực hiện công cuộc đổi mới cũng là quá trình không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; tăng cường xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Hội nghị Trung ương 7 Khóa XI năm 2013 khẳng định sự cần thiết việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị một cách đồng bộ giữa tổ chức bộ máy với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, hoàn thiện hệ thống pháp luật với tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị phải đồng bộ ở cấp Trung ương và cấp địa phương, cơ sở. Phải hết sức coi trọng đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở cấp Trung ương, đó là cấp chiến lược có vai trò hoạch định, quyết định đường lối, chính sách lớn, hệ thống pháp luật, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và những vấn đề lớn đối với sự phát triển của đất nước.

Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị hướng tới việc xây dựng tổ chức bộ máy đồng bộ, tinh gọn, có tính ổn định, phù hợp chức năng, nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý về số lượng, bảo đảm chất lượng chính trị, chuyên môn, có thu nhập bảo đảm cuộc sống. Với tư cách là bộ phận quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng, hệ thống chính trị phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) được Đại hội XI

Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua đã nêu rõ: “Mục tiêu tổng quát khi kết

thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của

chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước XHCN ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.[ 33, tr.71]

Đổi mới hệ thống chính trị và dân chủ hóa các lĩnh vực đời sống xã hội cho phép nước ta tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, tiếp tục phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN, phát huy hơn nữa nội lực trong hội nhập và phát triển.

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam là điều kiện để phát triển nền giáo dục Việt Nam

Đảng và Nhà nước ta tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường an ninh quốc phòng. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, sự phát triển kinh tế, chính trị trong nước yêu cầu và tạo điều kiện cho trình độ dân trí ngày càng tăng lên. Đây là tiền đề thuận lợi cho việc đẩy nhanh tiến trình dân chủ hoá đời sống chính trị, Đảng có thể huy động được trí tuệ toàn dân tham gia học tập LLCT.

Như vậy, tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội trên thế giới và trong nước trong thời kỳ mới tác động hai chiều đến quá trình nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Thuận lợi rất lớn nhưng khó khăn, thách thức cũng không ít. Nếu chúng ta nhận thức đầy đủ cơ hội và thách thức để khai thác những điểm thuận lợi, chế ngự, chuyển hoá, biến khó khăn, thách thức thành cơ hội thì năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng càng tăng và ngược lại. Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng ta sáng suốt trong việc định ra đường lối, chiến lược phát triển quốc gia, xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc và không ngừng tiếp thu tinh hoa

văn hóa của nhân loại với quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của

xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội”[34, tr.55]. Muốn văn hóa hoàn thành sứ mệnh của mình thì mọi tầng

lớp nhân dân, nhất là sinh viên phải được trau dồi LLCT một cách thường xuyên, có hệ thống bài bản để hiểu rõ cội nguồn văn hóa, nắm chắc đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam. Mặc dù văn hóa Việt nam có những nét độc đáo, có đặc trưng riêng, nhưng đó là một bộ phận của văn hóa nhân loại, cần phải được phát triển hài hòa trong sự giao thoa với văn hóa thế giới, để tiếp thu những tinh hoa, bổ sung cho văn hóa Việt Nam tiến bộ, hiện đại.

Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đã có những nhận thức mới về chủ nghĩa Mác-Lênin và luận giải những vấn đề mới trong thời đại ngày nay, nhận thức mới về mô hình và con đường đi lên CNXH, về thời kỳ quá độ tiến lên CNXH… Những kiến giải khoa học đó đã củng cố niềm tin của toàn dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức lý luận khoa học, tạo dựng hứng thú, niềm tin, động lực học tập LLCT, phấn đấu. Cơ chế thị trường là điều kiện thuận lợi để đội ngũ giảng viên LLCT bớt tính kinh viện, giáo điều, tăng tính thực tiễn, sáng tạo, linh hoạt; đòi hỏi đổi mới về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, quản lý giáo dục LLCT.

Một phần của tài liệu Nhu cầu và điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 118 - 121)