Tình hình thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu Nhu cầu và điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 116 - 118)

- Tìm hiểu mục đích, động cơ học tập LLCT

3.3.1.Tình hình thế giới và trong nước

3.3.1.1. Tình hình thế giới

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Thực tế cuộc cách mạng này khẳng định tính đúng đắn của C.Mác trong việc dự báo rằng, đến lúc nào đó khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay có những bước tiến nhảy vọt trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thế mạnh tương đối về nguồn lao động giản đơn hoặc tay nghề thấp đã mất ý nghĩa, lợi thế thuộc về những quốc gia có lực lượng lao động được đào tạo đáp ứng được sự đòi hỏi của khoa học và công nghệ; sản phẩm được tạo ra ngày càng phản ánh sự kết tinh từ trí tuệ chứ không phải chủ yếu từ cơ bắp.

Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa

Hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế gặp khó khăn lớn. Đây không phải bắt nguồn từ học thuyết Mác- Lênin mà là từ nhiều nguyên nhân, trong đó có sai lầm trong việc vận dụng học thuyết đó. Cục diện chính trị thế giới có nhiều biến động lớn, nhất là từ cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX.

Ảnh hưởng của tư tưởng, lý luận, đạo đức, lối sống tư sản.

Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế thách thức tính trung thực, công khai trong giảng dạy và học tập LLCT. Hội nhập quốc tế sẽ làm cho lối sống

phương Tây, tội phạm quốc tế, đấu tranh đòi dân chủ từ các nước tràn vào. Nguồn thông tin đa chiều, khó kiểm soát, việc tiến hành cách mạng online, tập hợp lực lượng thông qua điện thoại, mạng xã hội để lật đổ chính quyền ở một số nước Bắc Phi vừa qua khiến cho cuộc đấu tranh với các thế lực thù địch trong việc giành giật quần chúng trở nên quyết liệt hơn. Các trào lưu tư tưởng trong đó có tư tưởng xã hội dân chủ có cơ hội thâm nhập vào một số tầng lớp xã hội. Tư tưởng tự do tư sản phương Tây, tư tưởng tự do kiểu Mỹ sẽ tìm cách hiện diện trên mọi mặt đời sống của đất nước. Niềm tin vào những giá trị tư tưởng và lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, vào CNXH của một số người có chiều hướng suy giảm.

Xu hướng phát triển của giáo dục trên thế giới ảnh hưởng đến giáo dục Việt Nam.

Giai đoạn phát triển hiện nay của cuộc cách mạng Khoa học và Công nghệ tạo ra cơ sở cũng như thúc đẩy nhanh hơn, tạo lực mạnh hơn cho quá trình phát triển của giáo dục trên thế giới. Toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang tạo ra sự liên kết, hợp tác giữa các nước trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp độ, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Quá trình liên kết, hợp tác này thực chất là một cuộc cạnh tranh để tồn tại và phát triển, cho nên đó cũng là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh, ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục Việt Nam.

Xu thế phát triển giáo dục của Việt Nam hiện nay là một quá trình vận động, phát triển của lý luận và thực tiễn giáo dục một cách khách quan do bị chế ước, chi phối đan xen, giao thoa của các yếu tố tự nhiên, xã hội và con người trong điều kiện lịch sử nhất định. Sự vận động và phát triển đó tồn tại khách quan ngoài ý muốn chủ quan của mỗi cá nhân. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục luôn luôn vận động. Điều đó có nghĩa là các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục tồn tại khách quan, luôn luôn vận động, tác động lẫn

nhau, thức đẩy nhau phát triển. Đó là một quy luật tồn tại ngoài ý muốn của con người khi ngày càng nhận thức sâu sắc hơn và tìm cách vận dụng quy luật đó để phát huy vai trò của giáo dục. Mối quan hệ qua lại giữa lý luận và thực tiễn thúc đẩy nhau cùng phát triển, bởi lý luận là tri thức rút ra từ hoạt động thực tiễn, bắt nguồn từ hoạt động thực tiễn và lại là kim chỉ nam cho hoạt động...

Một phần của tài liệu Nhu cầu và điều kiện học tập lý luận chính trị của sinh viên các trường đại học ở hà nội hiện nay (Trang 116 - 118)