1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Nhu cầu và điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên các trường đại học khu vực hà nội hiện nay

129 2,7K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Xuất phát từ đòi hỏi đó, tác giả lựa chọn vấn đề " Nhu cầu và điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên các trường đại học khu vực Hà Nội hiện nay" , làm đề tài luận văn với hi

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Gắn liền với sự phát triển rất nhanh chóng của công nghệ thông tintrong thời đại ngày nay, không có lĩnh vực hoạt động xã hội nào lại khôngchịu ảnh hưởng của sự bùng nổ thông tin Nó có tác động mạnh mẽ trên phạm

vi toàn thế giới và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội hiệnđại Chính vì vậy, tất cả các sự kiện đang xảy ra trên thế giới, không bị lệthuộc hay bị ngăn cản bởi không gian và thời gian, đều được mọi người tiếpnhận, biết đến Đó chính là sức mạnh của báo chí, một trong các phương tiệntruyền thông đại chúng Báo chí đã trở thành món ăn tinh thần, một thói quentiếp nhận thông tin hàng ngày không thể thiếu được đối với các tầng lớp dân cư

Mục đích hướng tới của báo chí chính là công chúng, phục vụ côngchúng Báo chí không thể tồn tại bên ngoài xã hội, vì sứ mạng của báo chí trướchết đó là thỏa mãn các nhu cầu xã hội Bên cạnh đó, xã hội hiện đại cũng khôngthể tồn tại mà không có báo chí Đó là sự phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữacác phương tiện thông tin đại chúng và xã hội, mang ý nghĩa nhiều mặt và đadạng Các nhà báo và công chúng hưởng thụ thông tin đều tuân theo những luậnthuyết và quan điểm cụ thể về báo chí Những luận thuyết và quan điểm ấyquyết định mục tiêu, nhiệm vụ, các hình thức và phương pháp hoạt động của cácphương tiện thông tin đại chúng

Trong mối quan hệ với dư luận xã hội (hay chính là công chúng tiếpnhận), báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng Đầu tiên, phải kể đến vai trò khơinguồn, tức là năng lực xã hội hóa các sự kiện và các vấn đề từ một góc phố,làng quê, ở một không gian hẹp thành sự kiện và vấn đề toàn xã hội, thậm chítoàn cầu, để báo chí có thể nhanh chóng hoặc ngay lập tức đưa các sự kiện đếnvới mọi người Thứ đến, báo chí có vai trò phản ánh dư luận xã hội, phản ánhcàng kịp thời, càng sâu sát và đầy đủ bao nhiêu thì báo chí càng sinh động vàhấp dẫn bấy nhiêu Sau cùng, báo chí có vai trò định hướng xã hội, tác động

Trang 2

điều chỉnh nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi, hoạt động của con người,đây là vai trò có ý nghĩa quyết định hiệu quả tác động của báo chí.

Với cách tiếp cận của khoa học xã hội, sinh viên là một cộng đồng xãhội - dân cư đặc thù, đang trong quá trình xã hội hoá, đang trong quá trìnhhoàn thiện bản thân về nhân cách và tri thức với tốc độ phát triển nhanhchóng; trong tương lai gần, là đội ngũ lao động - tri thức có trình độ học vấn,

tư duy cao, có khả năng phán đoán và nhận diện vấn đề một cách nhanh nhạy;

có khả năng hòa nhập và thích ứng nhanh với cái mới, Đối với họ, tiếp nhậnthông tin về tình hình kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội trong và ngoài nước

là nhu cầu thiết yếu cho việc nâng cao nhận thức, trau dồi kiến thức, kỹ năngsống, lao động và giải trí hàng ngày

Từ cách tiếp cận của báo chí học, sinh viên là nhóm công chúng - đốitượng trẻ có nhu cầu rất lớn về nâng cao và hoàn thiện nhận thức, thái độ và

kỹ năng sống, trang bị kiến thức toàn diện và thích ứng với môi trường sống

Họ là nhóm đối tượng sống tập trung trong môi trường đặc thù chủ yếu vớinhững mối quan hệ xã hội gần gũi như thầy - trò, bạn bè, cư dân lân cận, vàvới tâm lý hướng mạnh vào khả năng hội nhập bình đẳng với môi trường vàcộng đồng trên phạm vi ngày càng rộng lớn hơn Đó là nhóm công chúng -đối tượng nhạy bén với tình hình thời cuộc và môi trường, yêu thích lao độngsáng tạo, dễ tiếp thu cái mới, cái lạ và hình thành thị hiếu riêng Nhóm côngchúng sinh viên cũng có những hoàn cảnh, điều kiện sống đặc thù: phần đôngtrong số họ mới sống xa gia đình và bắt đầu hình thành lớp bạn bè mới trongsinh viên; phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và nếp sống của gia đình… Do đó,phần lớn ít có điều kiện để thỏa mãn nhu cầu sống, nhất là nhu cầu tiếp nhậnsản phẩm báo chí - truyền thông

Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng tiếp cận các các sản phẩm báo chí

của sinh viên để nắm bắt những thông tin cần thiết phải được tiến hànhthường xuyên nhằm giúp các cơ quan thông tin tuyên truyền có sự điều chỉnhhợp lý

Trang 3

Xuất phát từ đòi hỏi đó, tác giả lựa chọn vấn đề " Nhu cầu và điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên các trường đại học khu vực Hà Nội hiện nay" , làm đề tài luận văn với hi vọng góp phần đưa nhận thức về đối

tượng sinh viên theo hướng cụ thể, rõ ràng, chính xác hơn; đặc biệt là trên cơ

sở nhận diện nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí và điều kiện tiếp nhận nónhằm tìm kiếm giải pháp rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu và điều kiện tiếpnhận để có thể nâng cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí vào nhómcông chúng sinh viên

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về nhu cầu và điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí củathanh niên nói chung và thanh niên sinh viên nói riêng hiện nay là một vấn đề

có tính cấp bách, song ở nước ta những công trình nghiên cứu lĩnh vực nàycòn chưa được đề cập tới thường xuyên và đối với thực tiễn xã hội đặt ra.Mặc dù vậy, đã có những công trình nghiên cứu sau:

Luận án tiến sĩ xã hội học "Truyền thông đại chúng và công chúng

-trường hợp thành phố Hồ Chí Minh" của Trần Hữu Quang (1998), là công

trình mang tính đại diện và nghiên cứu công chúng truyền thông, mức độ vàcách thức tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng của người dânThành phố Hồ Chí Minh, phân tích tương quan giữa đọc báo, xem truyền hình

và nghe đài phát thanh, "các trục nội dung thường được theo dõi", "các môthức tiếp nhận truyền thông đại chúng", "sự tác động của một số nhân tố",những luận giải khoa học từ kết quả điều tra xã hội học

Có một số luận văn thạc sĩ xã hội học về công chúng truyền thông,

nhưng chỉ là những nhóm công chúng đặc trưng: Nhu cầu đọc báo của sinh

viên Thành phố Hồ Chí Minh, của Bành Tường Chân (1999) (chỉ với báo in); Sinh viên Hà Nội và truyền thông đại chúng của Lý Hoàng Ngân (2000), dựa

trên số liệu điều tra của chương trình nghiên cứu "Sinh viên Hà Nội tronggiao tiếp đại chúng", Tạp chí Xã hội học, tháng 2-1998

Trang 4

Cuộc điều tra xã hội học của Đài Tiếng nói Việt Nam và Ban Tư tưởng

- Văn hoá Trung ương (2001), tiến hành trên 30 tỉnh, thành phố trong cảnước, với 2615 người trả lời, cho thấy mức độ, cách thức nghe đài của thínhgiả, thay đổi theo giới tính, độ tuổi, mức sống, nơi sống, học vấn tại mỗitỉnh, thành phố điều tra, những lý do thính giả không nghe đài, những đánhgiá chất lượng, nguyện vọng và đề xuất của thính giả

Ở một nhóm công chúng đặc thù, qua nghiên cứu của Đỗ Thu Hằng

(2000): Tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng thanh niên sinh

viên hiện nay (khảo sát một số trường Đại học, Cao đẳng tại Hà Nội) đã lý

giải những đặc điểm, những vấn đề có tính quy luật trong tâm lý tiếp nhận củathanh niên, sinh viên Việt Nam với các sản phẩm báo chí, từ đó đưa ra nhữngkiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả tiếp nhận của nhóm đối tượng này

Trong Báo Phát thanh (2002), tác giả Nguyễn Văn Dững khi bàn về công

chúng phát thanh, có định nghĩa khái niệm công chúng, các loại công chúng báo

chí, vai trò công chúng, các nội dung và phương pháp nghiên cứu công chúng

Phương pháp điều tra thính giả (2003) của Đài Tiếng nói Việt Nam,

tập hợp một số chuyên luận của Nguyễn Đình Lương, Nguyễn Văn Dững,Dương Xuân Sơn, Phạm Chiến Khu vừa nêu rõ vai trò của điều tra dư luận

xã hội, dư luận thính giả, vừa đề cập một số vấn đề về công chúng, lý luận vềphương pháp và ngôn ngữ điều tra thính giả

Trong Báo chí với trẻ em (2004), bàn về "nghiên cứu công chúng nhóm đối tượng trẻ em", các tác giả nêu lên vai trò, vị trí của việc nghiên cứucông chúng - nhóm đối tượng, các nội dung nghiên cứu, quy trình nghiên cứu

-và một số phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu

Ở công trình Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản (2006),

(Nguyễn Văn Dững chủ biên), với phương pháp tiếp cận hệ thống, các tác giả

đề cập vấn đề nghiên cứu công chúng - nhóm đối tượng trong mối quan hệ mộtchu trình truyền thông, phân tích nội dung của nghiên cứu ban đầu về côngchúng, gồm ba bình diện, các bước tiến hành và phương pháp nghiên cứu

Trang 5

Có những cách tiếp cận phổ biến: tiếp cận công chúng - nhóm đốitượng đặc thù (theo độ tuổi, theo giới ) và tiếp cận công chúng theo nhómđối tượng của từng loại hình báo chí, tiếp cận từ đề tài thông tin, từ địa bànsống của cư dân, Cách thứ nhất, có thể thấy ở các nghiên cứu chọn nhómcông chúng thanh niên - sinh viên, nghiên cứu sự tác động của báo chí tới họvới tư cách họ là nhóm công chúng đặc thù (Phân viện Báo chí và Tuyên

truyền, 1998, Nghiên cứu tác động của báo chí đối với việc xây dựng lối sống

tích cực của thanh niên, sinh viên hiện nay, Kỷ yếu Đề tài khoa học cấp Bộ)

Xã hội học báo chí của Trần Hữu Quang (2006), là công trình nghiên

cứu tương đối toàn diện, có hệ thống, trực tiếp về lĩnh vực xã hội học báo chí

ở nước ta Tác giả trình bày có hệ thống cách tiếp cận xã hội học đối với cácquá trình truyền thông, đối với nghề báo, những quan điểm và phương phápnghiên cứu xã hội học về công chúng và nội dung truyền thông về ảnh hưởng

xã hội của truyền thông đại chúng Đây là công trình đầu tiên ở trong nước đềcập trực tiếp, chuyên sâu về xã hội học báo chí

Mới đây nhất, Trần Bảo Khánh (2007), trong công trình “Đặc điểmcông chúng truyền hình Việt Nam” (Luận án tiến sĩ - Truyền thông đại chúng)

đã chỉ ra một số đặc điểm nhìn từ công chúng của kênh truyền thông này

Nhìn chung, trên cả hai hướng nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thựcnghiệm, giới nghiên cứu truyền thông trên thế giới và Việt Nam đã tiếp cậndưới nhiều góc độ, nhiều quan điểm và phương pháp nghiên cứu, đều đề caovai trò tác động tích cực trở lại của công chúng đối với truyền thông; đề caoviệc nghiên cứu công chúng - đối tượng tác động của truyền thông; coi đây làmột bộ phận, một khâu không thể thiếu trong khi nghiên cứu truyền thông đạichúng như một quá trình; là hoạt động có ý nghĩa sống còn đối với các cơquan truyền thông trên phương diện hoạch định chiến lược phát triển cũngnhư phương diện tác nghiệp hằng ngày

Ở Việt Nam, rất ít những công trình nghiên cứu tác động của cả 4 loạihình báo chí tới tất cả các nhóm công chúng có tính đại diện, nhất là từ khi xuất

Trang 6

hiện loại hình báo mạng điện tử - internet Các công trình thường chỉ nghiên cứuriêng rẽ tác động của từng loại hình báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh ).Mặt khác, ý nghĩa của việc nghiên cứu công chúng và thực tế nghiên cứu ở ViệtNam, là những gợi mở ban đầu đối với chúng tôi khi chọn nghiên cứu vấn đề này.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: nhằm nhận diện, đánh giá thực trạng nhu cầu,

điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên hiện nay, góp phần hìnhthành cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề ra các giải pháp nhằm cải thiệnđiều kiện tiếp nhận và định hướng nhu cầu của công chúng thanh niên sinhviên hiện nay

Để đạt được mục đích trên, trong phạm vi đề tài, tác giả xác định những

nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:

- Làm rõ khái niệm về công chúng báo chí; các cơ sở lý thuyết, phươngpháp luận và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu nhu cầu và điều kiện tiếp nhậnsản phẩm báo chí của công chúng sinh viên

- Mô tả, khảo sát và phân tích làm rõ được thực trạng nhu cầu, điềukiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng sinh viên hiện nay

- Nghiên cứu các mối quan hệ có tính quy luật, những nhân tố tác động,ảnh hưởng tới nhu cầu tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên

- Dự báo xu hướng tiếp nhận cũng như xu hướng biến đổi điều kiện tiếpnhận sản phẩm báo chí

- Tìm kiếm các khuyến nghị khoa học - thực tiễn nhằm cải thiện điềukiện tiếp nhận sản phẩm báo chí; điều chỉnh nội dung và phương thức truyềntải thông tin trong các sản phẩm báo chí đáp ứng nhu cầu của công chúngthanh niên sinh viên hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhu cầu và điều kiện tiếp nhận

sản phẩm báo chí của sinh viên; phạm vi khảo sát là sinh viên các trường Đại học khu vực Hà Nội hiện nay Việc nghiên cứu đối tượng này được thực hiện

Trang 7

thông qua việc kết hợp phân tích, so sánh với số liệu điều tra có sẵn về nghiêncứu công chúng sinh viên với khách thể nghiên cứu là một số nhóm công chúngthanh niên sinh viên đại diện qua điều tra xã hội học tại 8 trường Đại học, Caođẳng trên địa bàn Hà Nội: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Ngânhàng, Học viện Tài chính, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đạihọc Thương mại, Đại học Mỏ - Địa chất, Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường.

Đề tài khảo sát nhu cầu tiếp nhận, điều kiện tiếp nhận của công chúng sinhviên đối với tất cả các loại hình báo chí: báo in, báo phát thanh, báo hình, báomạng điện tử

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu: Cơ sở phương pháp luận

tiếp cận đối tượng là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về báo chí, lý thuyết xã hội học vềtruyền thông; lý thuyết công chúng và nghiên cứu công chúng báo chí - truyềnthông; lý thuyết tiếp nhận và tâm lý sáng tạo báo chí;

5.2 Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp tiếp cận gồm

phương pháp điều tra xã hội học, kết hợp với một số phương pháp thu thập, xử

lý thông tin (phân tích thống kê, tổng hợp và phân tích tài liệu, văn bản)

Các phương pháp thu thập thông tin:

- Nghiên cứu tài liệu (Nguồn: Các cuộc điều tra xã hội học gần đây, về

khán, thính giả phát thanh - truyền hình, bạn đọc của báo )

- Điều tra xã hội học: thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi (an-két) để

thu thập thông tin từ phía sinh viên, về nhu cầu và điều kiện đã được đáp ứng

và cần được đáp ứng trong việc tiếp nhận các sản phẩm báo chí Để bổ sung cho phần thông tin định lượng, chúng tôi có sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu

(phỏng vấn cá nhân) với 30 người, theo phương pháp nghiên cứu định tính,

để hỏi sâu những vấn đề không thể hiện được trong bảng hỏi

- Trò chuyện, trao đổi ý kiến: nhằm nghiên cứu thăm dò để hình thành

nên các giả thuyết khoa học cho đề tài

Trang 8

- Quan sát: nhằm xác định các biểu hiện bên ngoài cũng như động cơ

bên trong của sinh viên

6 Đóng góp mới của luận văn

Luận văn bước đầu làm sáng rõ về nhu cầu tiếp cận sản phẩm báo chícủa sinh viên, từ đó đi vào nhận diện và tìm hiểu vấn đề, chúng ta có thể lựachọn, điều chỉnh lượng thông tin, hình thức truyền tải thông tin và nội dungthông tin để nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền trên báo chí, đáp ứngnhu cầu của công chúng nói chung và công chúng sinh viên nói riêng Gópphần mô tả mô thức và điều kiện tiếp cận sản phẩm báo chí của sinh viên

Đây là một đề tài nghiên cứu công chúng báo chí mà đối tượng là nhóm

công chúng sinh viên Tìm hiểu đặc điểm, thị hiếu, nhu cầu của công chúng

để tác động một cách có hiệu quả không chỉ là vấn đề của riêng nhà báo màcòn là của cả một tập thể trong cơ quan báo chí Đồng thời góp phần hệ thốnghoá những nhận thức lý luận về vai trò của báo chí với nhóm công chúng đặcbiệt là sinh viên, nắm bắt đặc điểm về nhu cầu và khả năng tiếp nhận các sảnphẩm báo chí của sinh viên Qua đó, tổng kết những kinh nghiệm, tìm kiếmnhững giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo chí trongviệc giáo dục thanh niên, sinh viên hiện nay Vì vậy, luận văn không chỉ có ýnghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong hoạt động giáo dục chínhtrị, tư tưởng, giáo dục nhân cách toàn diện cho sinh viên

Luận văn là công trình nghiên cứu đề cập một cách cơ bản và hệ thống vềnhu cầu và điều kiện tiếp nhận các sản phẩm báo chí của sinh viên Do đó có ýnghĩa tích cực, góp phần tổng kết, chia sẻ kinh nghiệm với các cơ quan báo chí.Mặt khác giúp cho các nhà quản lý báo chí có một cái nhìn tổng quan và thực tế

về thực trạng nhu cầu và điều kiện tiếp nhận các sản phẩm báo chí của sinh viên

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương, 8 tiết, 87 trang

Trang 9

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN

TIẾP NHẬN SẢN PHẨM BÁO CHÍ

1.1 BÁO CHÍ VÀ CÔNG CHÚNG BÁO CHÍ

1.1.1 Khái niệm báo chí

Báo chí theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), báo chí là “Báo

và tạp chí; xuất bản phẩm định kỳ (nói khái quát)” [48, tr.54].

“Khái niệm báo chí được hiểu như một thiết chế, một chỉnh thể từ ý đồ của quyền lực chính trị đến đối tượng tác động và các mối quan hệ trực tiếp, gián tiếp” [9, tr.23]

Ở khía cạnh khác, khái niệm báo chí được định nghĩa: Những sản phẩmtruyền thông đại chúng chuyển tải thông tin mang tính thời sự thông quaphương pháp phản ánh hiện thực khách quan, trực tiếp và tác động vào côngchúng xã hội theo định kỳ

Trong luận văn, chúng tôi sử dụng khái niệm báo chí là sản phẩm củahoạt động báo chí để khảo sát sự tiếp nhận của công chúng

Các loại hình báo chí đề cập trong luận văn bao gồm: báo in, phátthanh, truyền hình và báo mạng điện tử (internet)

1.1.2 Công chúng báo chí

Công chúng báo chí chính là đối tượng mà báo chí trực tiếp hay giántiếp tác động hoặc hướng tác động tới nhằm gây ảnh hưởng trong quá trìnhchuyển tải thông tin Công chúng báo chí cũng chính là mục tiêu, là đíchhướng tới của mọi tờ báo, mọi chương trình phát thanh, truyền hình Như vậy,

có công chúng trực tiếp, công chúng gián tiếp; công chúng đích, công chúngtiềm năng;

Trong thuật ngữ "truyền thông đại chúng" từ "đại chúng" dùng để chỉ đông

đảo đối tượng tiếp nhận thông tin Đó là quần thể dân cư theo vùng địa lý,theo lứa tuổi, theo lĩnh vực hoạt động hay các tiêu chí khác Nó cũng tương

Trang 10

đương như chữ "mass" trong tiếng Anh dùng để chỉ người nghe người xem và

người đọc, tức là chỉ đối tượng tiếp nhận qua kênh (phương tiện thông tin đạichúng)

Trong cuốn “Xã hội học báo chí” của tác giả Trần Hữu Quang (2006), khái niệm “công chúng” được hiểu: tính chất quảng đại (đông đảo), tính chất

không đồng nhất (bao gồm rất nhiều giới và tầng lớp khác nhau), và tính chất nặc danh (không ai biết ai) [53, tr.26-27].

Tuỳ theo đặc điểm của mỗi loại hình truyền thông mà có thể xác địnhnhững khác biệt của từng loại công chúng, từng nhóm công chúng Chẳng hạnnhư với: báo in, công chúng chính là bạn đọc (độc giả); với báo phát thanh,công chúng chính là người nghe (thính giả) và truyền hình, công chúng chính

là người xem (khán giả)

Báo chí là loại hình thông tin mang tính phổ biến, nhanh nhạy Khiđược công chúng đón nhận hay tham gia vào hoạt động báo chí, cũng chính làkhi báo chí hoàn thành một công đoạn rất quan trọng của mình; đó là làm chohoạt động báo chí gây ảnh hưởng, hướng tới hiệu quả nhất định

Sự đa dạng của công chúng báo chí phản ánh sự khác biệt của các loạihình báo chí, cũng như sự phong phú của các đầu báo Có thể dựa vào tínhchất của mỗi tờ báo để xác định được các nhóm công chúng khác nhau.Chẳng hạn như, công chúng của báo chuyên ngành; công chúng các tờ báochính trị - xã hội, văn hoá xã hội; công chúng của báo địa phương

Mỗi tờ báo thực hiện tôn chỉ mục đích của mình bằng việc đáp ứng nhucầu cho một nhóm công chúng nhất định Nếu báo Hoa học trò chủ yếu dànhcho lứa tuổi học sinh thì công chúng chính là học sinh; thì báo Người cao tuổi

có công chúng là những người cao tuổi Hay như Thời báo kinh tế, công chúngkhông thể là học sinh phổ thông, mà thường là những người hoạt động tronglĩnh vực kinh tế, có trình độ tương đối và tuổi đời cũng không phải còn trẻ

Tất nhiên việc khác biệt này, là tương đối bởi sự giao thoa của cácnhóm công chúng không phải là không có Cũng như trong các loại hình

Trang 11

tuyên truyền, công chúng báo chí cũng có thể là công chúng âm nhạc haycông chúng hội họa Xét ở từng góc độ sự thích ứng của mỗi nhóm côngchúng, cũng như mỗi loại hình truyền thông, đều có thể đưa lại những xemxét đánh giá về đặc điểm, vai trò một cách khác nhau

1.1.3 Vai trò của công chúng báo chí

Có thể xuất phát từ vai trò của quần chúng trong lịch sử để nói về vaitrò của công chúng báo chí, bởi lẽ khái niệm công chúng gần gũi với kháiniệm quần chúng Quần chúng chủ yếu nhìn từ góc độ tuyên truyền vận độngcách mạng; công chúng chủ yếu nhìn từ góc độ truyền thông - tương tác bìnhđẳng Quần chúng nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp cáchmạng Chính trong quá trình đấu tranh cách mạng, giai cấp vô sản đã dựa vàolực lượng vĩ đại là quần chúng nhân dân để tiến hành đấu tranh với giai cấp tưsản và các thế lực phản động khác Báo chí trong suốt quá trình này, cũng đãtrở thành một thứ vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản Vàngay trong lĩnh vực này quần chúng cách mạng cũng góp một phần rất lớn

Thực tế cách mạng Nga và cách mạng nước ta đã khẳng định: báo chícách mạng không thể ra đời và phát triển nếu không có phong trào đấu tranhcủa quần chúng Trong lịch sử báo chí nước ta, việc hình thành những tờ báocũng như duy trì hoạt động của nó trong những thời kỳ hoạt động bí mật,không thể không nói tới sự hỗ trợ của quần chúng nhân dân

Công chúng báo chí cũng chính là quần chúng nhân dân khi họ thamgia vào các hoạt động báo chí, từ việc tiếp nhận sản phẩm, giao lưu gặp gỡ,viết tin bài hoặc tham gia sản xuất chương trình, Có thể đánh giá vai trò củacông chúng bằng quá trình truyền tin như sau:

Côn

Trang 12

Công chúng chính là nơi cung cấp nguồn thông tin, là những nguồn đềtài vô tận cho hoạt động báo chí Thực tiễn hoạt động sản xuất, đời sống củanhân dân vô cùng phong phú sinh động Có biết bao nhiêu những điển hình vềtập thể, con người; có biết bao nhiêu những nhân tố mới, những kinh nghiệmsáng tạo nảy sinh trong phong trào lao động sản xuất Báo chí chỉ có thể thựchiện tôn chỉ mục đích của mình khi phản ánh được toàn diện và sâu sắc cuộcsống của nhân dân, những đổi thay của nhân dân.

Sự đa dạng của các thông tin trên báo chí, không phải chỉ được tạo bởinhững cây viết xông xáo, năng nổ mà còn bởi sự góp sức đông đảo của quầnchúng nhân dân Công chúng báo chí là lực lượng công tác đắc lực cho mỗi tờbáo, mỗi chương trình Những cây viết "nghiệp dư" ấy đã làm cho báo chí

thực sự là diễn đàn dân chủ của nhân dân Lênin đã từng chỉ ra rằng "Cơ quan

báo sẽ sinh động, đầy sức sống khi nào cứ 5 nhà văn lãnh đạo và thường xuyên viết sách thì lại có 500 và 5.000 nhân viên công tác không phải là nhà văn" [34, tr.86].

Cuộc sống sôi động và đầy phức tạp, bản thân mỗi nhà báo chuyênnghiệp dù có hăng say, năng nổ đến đâu cũng không thể nắm bắt được mọivấn đề Do đó, nếu không có sự tham gia đông đảo của quần chúng thì báo chíkhông thể phản ánh được tình hình một cách toàn diện; cũng không thể kịpthời phát hiện những nhân tố mới, những hạn chế, tiêu cực trên mọi lĩnh vực

Vừa là nguồn cung cấp đề tài vô tận, vừa là lực lượng viết đông đảo, vàquan trọng hơn cả công chúng báo chí là người thưởng thức và tiêu thụ sảnphẩm báo chí Yếu tố này là cơ sở để duy trì sự tồn tại của hoạt động báo chí.Tác phẩm báo chí (nhiều thể loại như tin tức, bài báo, chương trình phátthanh, truyền hình) đều chứa những thông điệp và là một nhịp cầu chuyển tảithông tin đến công chúng Thông tin trong tác phẩm báo chí khi chưa đượccông chúng tiếp nhận, mới chỉ là thông tin khả năng Việc công chúng khôngtiếp nhận các văn bản thông báo, không mua và đọc báo, không nghe các

Trang 13

chương trình phát thanh, không xem các chương trình truyền hình sẽ phá vỡkhả năng thực hiện thông tin trong mối quan hệ nhà báo - tác phẩm - côngchúng Và như thế hoạt động báo chí mới chỉ thực hiện được một nửa chứcnăng của mình.

Trong chế độ ta hầu như tất cả các loại hình báo chí đều có chung mụcđích phấn đấu: Vì nhân dân phục vụ! Những gì trái ngược với lợi ích củanhân dân, không có lợi cho nhân dân đều đi ngược lại với mục đích lý tưởngcủa báo chí Vì vậy, người thẩm định những giá trị của báo chí chính là côngchúng nhân dân Khi công chúng đọc báo, nghe đài, xem truyền hình tức làkhi thành quả lao động báo chí của toàn thể cơ quan báo chí nói chung vàtừng phóng viên nhà báo nói riêng được đón nhận Tuy nhiên, việc đánh giácác tác phẩm báo chí ấy hay hay dở, đúng hay sai, có ý nghĩa hay không có ýnghĩa cũng là một điều không thể thiếu được Do vậy, công chúng báo chícũng chính là những người tham gia vào việc góp ý, biểu dương hay phê bìnhbáo khi họ đã thẩm định được những giá trị đích thực của thông tin trong mỗitác phẩm báo chí

Thước đo kết quả của báo chí không phải là ở số lượng tin bài đăngtrên báo hoặc số lượng báo phát hành mà chủ yếu ở chỗ bạn đọc xem và làmtheo như thế nào Công chúng chính là đối tượng mà báo chí hướng tới là mụctiêu phục vụ của báo chí Mỗi tờ báo, mỗi chương trình phát thanh đều xácđịnh một nhóm đối tượng để tác động Bản thân công chúng của mỗi tờ báocũng là người hiểu rõ hơn ai hết nội dung báo đã đáp ứng kịp thời đầy đủ haychưa, những yêu cầu thiết thực và nóng hổi nhất của công chúng đồng thờimới khẳng định được những vấn đề báo nêu ra có phù hợp với chân lý haykhông, chính họ mới đánh giá được cách diễn đạt của báo có sát với trình độcủa quần chúng hay không

Công chúng báo chí có thể nói là một vấn đề hết sức cơ bản và quantrọng của lý luận báo chí bởi lẽ cái đích cuối cùng của báo chí là phục vụ cholợi ích đông đảo của quần chúng nhân dân Nghiên cứu về báo chí mà chỉ

Trang 14

nghiên cứu về quá trình truyền thông và người truyền thông (nhà báo) thì sẽkhông phản ánh được đầy đủ tính chất, mục tiêu cũng như hiệu quả của hoạtđộng báo chí.

Tìm hiểu về công chúng cũng chính là tìm hiểu những thị hiếu, nhu cầuriêng biệt của một nhóm đối tượng bạn đọc Qua đó, xây dựng cơ sở để đốichiếu xem hoạt động, cách thức, phương pháp nội dung chuyển tải thông tin

có phù hợp và đem lại những hiệu quả đối với công chúng hay không

1.2 NHU CẦU TIẾP NHẬN CÁC SẢN PHẨM BÁO CHÍ

1.2.1 Khái niệm nhu cầu

Theo nghĩa từ, "nhu" là cần thiết, "cầu' là đòi hỏi, mong muốn Sự đòi

hỏi, mong muốn ấy xuất hiện do chủ thể cảm giác thấy cơ thể thiếu hụt mộtcái gì đó rất cần thiết cho sự sinh tồn Cảm giác ấy thôi thúc con người đếnnhững hành vi nào đấy, để có thể thoả mãn sự thiếu thốn đang diễn ra, nhằmduy trì sự cân bằng, bảo đảm sự tồn tại và phát triển Ví dụ như cảm giác đóithôi thúc động vật đi tìm thức ăn và ăn

Nhu cầu có cơ sở sinh vật của chúng Và cũng do vậy nên chắc chắn cómột phạm vi trong đó các nhu cầu có thể thừa nhận một cách khách quan Ví

dụ, để sống còn, người phải ăn, uống, che thân thể, phải có chỗ ở , và bất kỳ

ở nơi nào, thời kỳ nào của lịch sử cũng đều phải như vậy, dù thức ăn, quần áomặc, nhà ở có khác đi đến thế nào

Song không thể từ cơ sở sinh vật ấy của nhu cầu mà cho rằng nhucầu là cái tiên thiên bất biến trong bản chất người, coi nhu cầu là biểu hiệncủa bản tính người tồn tại nguyên dạng từ đời này sang đời khác Thời tiền

sử, để no con người chỉ biết săn bắn, hái lượm; để ấm dùng lá cây, vỏ cây.Thời đại ngày nay, con người đã biết trồng lúa, trồng mì chế biến thànhcơm, thành bánh hoặc nuôi cừu, trồng bông, chế tạo vải tơ, len, dạ họkhông bao giờ quay trở lại thoả mãn nhu cầu như người tiền sử Khôngnhững thế người ngày nay còn có vô số những nhu cầu mà thời kỳ trước

Trang 15

không có: giao thông bằng ôtô, máy bay; giao tiếp hữu tuyến, vô tuyến;xem vô tuyến truyền hình, phim ảnh, sử dụng máy vi tính

Chính vì vậy, khó có thể có một định nghĩa chung về "nhu cầu", tức một định nghĩa bao trùm cả tính sinh vật và tính xã hội của "nhu cầu".

A Maslow (1908 - 1966), đại diện phái tâm lý học nhân văn đã đưa ra

những quan điểm tiến bộ về bản tính của con người đó là: "Bản tính có ý thức,

là nhu cầu bậc cao chứ không phải là những bản năng tình dục và với sự phân cấp nhu cầu, ông cho rằng việc thoả mãn các nhu cầu từ thấp đến cao

là cơ sở để con người càng văn minh, thoát xa các loài vật" [31, tr.8].

Thang nhu cầu của Maslow

Theo thang nhu cầu này chúng ta thấy:

- Nhu cầu sinh học là nhu cầu cơ bản nhất, cấp thiết nhất Con ngườitrước hết phải đáp ứng nhu cầu sinh học rồi mới có thể quan tâm đến các nhucầu tiếp theo;

- Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn được an toàn yên ổn, không bịchi phối bởi những bất trắc Đó là nhu cầu an toàn Đáp ứng được nhu cầu nàycon người mới thực sự an tâm thực hiện các hoạt động sống của mình;

Nhu cầu tự hoàn thiện Nhu cầu uy tín Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu sinh học

Trang 16

- Con người không thể tồn tại đơn lẻ nên không thể không tham gia vàocác quan hệ xã hội và thực hiện các hoạt động xã hội Đây là biểu hiện củanhu cầu xã hội;

- Khi tham gia vào các hoạt động xã hội, con người mong muốn thànhcông, có uy tín, được xã hội tôn trọng Đó là nhu cầu uy tín;

- Chủ động thực hiện quá trình xã hội hoá; tự ý thức để điều chỉnh hành

vi với mục đích hoàn thiện nhân cách; tự học hỏi khám phá, tìm hiểu để nângcao kiến thức Đó là nhu cầu tự hoàn thiện

Nhu cầu là khái niệm rộng, là đối tượng nghiên cứu của triết học, sinhvật học, tâm lý học, kinh tế học, xã hội học Trong luận văn, khái niệm nhucầu được xem xét như là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực xã hội học

Theo Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô, nhu cầu, theo nghĩa chung nhất,

là "Sự cần đến hay sự thiếu một cái gì đó cần thiết để duy trì hoạt động đờisống của cơ thể, của con người cá nhân, của một tập đoàn xã hội, của toàn bộ

xã hội" [1, tr.3] Từ điển tiếng Việt định nghĩa nhu cầu là: "Điều đòi hỏi của

đời sống, tự nhiên và xã hội" [48, tr.719]

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin phân biện hai loại nhu

cầu: Những nhu cầu tự nhiên và những nhu cầu do xã hội tạo ra C.Mác thường xuyên nhấn mạnh "tính chất xã hội chung của tất cả các dạng nhu cầu

cá nhân và xã hội" [1, tr.9]

Từ những cơ sở trên đây, khái niệm nhu cầu tiếp nhận sử dụng trong

luận văn được hiểu là thuộc loại nhu cầu xã hội

Luận văn chú ý đến các bình diện nhu cầu và mục đích của nhu cầu, sử

dụng trong quá trình nghiên cứu (nhất là khâu xây dựng bộ câu hỏi điều tra xãhội học và khâu phân tích, dự báo nhu cầu)

Các bình diện nhu cầu gồm: Nhu cầu đã được đáp ứng, nhu cầu chưađược đáp ứng, nhu cầu tiếp nhận để phát thông tin

Trang 17

1.2.2 Công chúng sinh viên - những đặc điểm cơ bản

- Về lứa tuổi và trình độ: Sinh viên thường là những người ở độ tuổi từ

18 đến 25, phát triển khá đầy đủ cả về thể chất và tinh thần Ở thời điểm này,nhân cách của sinh viên đang được hình thành và hoàn thiện nên chưa có sự

ổn định mà ngược lại nó luôn ở trạng thái giao động, phân luồng, cần địnhhướng đúng đắn để phát triển nhân cách một cách tốt nhất

- Về trình độ: sinh viên là những người có kiến thức cơ bản, mặt bằng

văn hoá khá (đã qua 12 năm phổ thông và trúng tuyển vào các trường Đạihọc) Họ có tư duy nhanh, tiếp cận nhanh mọi vấn đề Đây là một lợi thế đểsinh viên khai thác thông tin, phân tích và xử lý thông tin Tuy nhiên, hiệnnay có thể thấy trình độ sinh viên không đồng đều

- Về môi trường, hoàn cảnh sống: Sinh viên là đối tượng có môi trường

và hoàn cảnh sống khá đặc thù Đối với sinh viên, việc học tập giữ vai trò chủ

đạo nên môi trường chính của sinh viên là học đường, là thư viện Không gian

học tập và sinh hoạt chính là giảng đường và khu Ký túc xá sinh viên

Trong các mối quan hệ hàng ngày thì mối quan hệ xuất hiện với tần sốnhiều nhất là quan hệ thầy - trò, quan hệ bạn bè Phần lớn sinh viên là nhữngngười sống xa gia đình Họ thuê nhà trọ, hoặc sống trong khu ký túc xá sinhviên Đây là một môi trường sống, sinh hoạt tập thể nhưng khá độc lập Chínhmôi trường tập thể đã tạo điều kiện để hình thành nên nét đặc thù của tâm lýsinh viên Vốn là những người năng động, thích tìm tòi và khám phá cái mới,

cái lạ nhưng do trẻ tuổi, nông nổi, bồng bột nên sinh viên cũng dễ bị lôi kéo

vào những tệ nạn xã hội, những tiêu cực nảy sinh hàng ngày Vì vậy, môitrường tập thể trở thành một môi trường dễ lây lan, theo cả chiều hướng tiêucực và tích cực

Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác đã đặc biệt quan tâm đến thanhniên, sinh viên Mác đã gọi thanh niên là cội nguồn sự sống của dân tộc

Theo Lênin, thanh niên, sinh viên là bộ phận nhạy cảm nhất trong giới

trí thức Vì vậy nếu họ được tổ chức lại, được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

Trang 18

thì phong trào sinh viên trong những điều kiện nhất định có thể mở đầu cho

cao trào đấu tranh cách mạng

Mác, Ăngghen, Lênin đều rất quan tâm đến giáo dục và rèn luyện thế

hệ trẻ, trong đó có sinh viên Giáo dục là biện pháp hàng đầu có ảnh hưởng

quyết định đến việc phát triển nhân cách của họ, đến tiến trình phát triển của

xã hội Ngoài việc giáo dục thể lực, trí lực, kiến thức còn phải quan tâm đếngiáo dục thẩm mỹ, lao động, giáo dục giá trị văn hoá tư tưởng, giáo dục lýluận kết hợp với thế hệ trẻ Mác viết, chúng ta không tin vào việc giáo dục,rèn luyện và học tập nếu những việc đó chỉ đóng khung trong nhà trường vàtách rời cuộc sống sôi nổi

Xác định vai trò, vị trí của sinh viên đối với tương lai của đất nước,

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì

lợi ích trăm năm thì phải trồng người" Theo Bác, trong giáo dục phải chú ý

đào tạo thế hệ trẻ thành những người vừa "hồng" vừa "chuyên" (có cả đức lẫn tài):

"Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa hồng, vừa chuyên" [39, tr 510]

Quan điểm chiến lược của Đảng ta về thanh niên, sinh viên đã đượctrình bày một cách cụ thể trong Nghị quyết lần thứ IV của Ban chấp hànhTrung ương Đảng khóa VII, đã chỉ rõ, thanh niên sinh viên là lực lượng đóngvai trò xung kích trong sự nghiệp đổi mới và đưa đất nước đi vào thời kỳ pháttriển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa Họ là lớp người đang thựchiện những nhiệm vụ trọng đại, với ước vọng cao đẹp mà thế hệ trước chưa

có điều kiện hoàn thành hoặc chưa làm được và nâng nó lên một tầm cao mới,chính thanh niên sinh viên mới là lớp người đủ tài trí và sức khỏe đáp ứngđược quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, bắt kịp trình độ của thời đại đểđưa đất nước vào tương lai

Trang 19

Như vậy, thanh niên ta ngày nay là lực lượng xã hội to lớn, có tiềmnăng hùng hậu Kế thừa tinh hoa của dân tộc và những thành quả cách mạng,qua mở rộng giao lưu quốc tế, thanh niên có mặt mạnh cơ bản là trình độ họcvấn cao hơn trước, tầm nhìn rộng, nhạy cảm với thời cuộc, giàu lòng yêunước, có khát vọng nhanh chóng đưa đất nước vượt qua nghèo nàn và lạc hậu,thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh Sinh viên ViệtNam chính là lực lượng chính trị, xã hội quan trọng và ưu tú nhất trong thanhniên cả nước Đây là lực 1ượng bổ sung to lớn cho đội ngũ trí thức của đấtnước, là những người tiên phong nòng cốt trong cuộc cách mạng khoa học vàcông nghệ, có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nước ViệtNam xã hội chủ nghĩa.

Trong quá trình đổi mới, sinh viên đã và đang kế tục xuất sắc truyềnthống cách mạng qua các thế hệ đi trước, luôn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạocủa Đảng, hăng hái tham gia vào công cuộc đổi mới đất nước, sớm có ý chílập thân, lập nghiệp, khát khao được cống hiến và trưởng thành Trong cơ chếmới đã xuất hiện nhiều tài năng trẻ trên các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học kỹthuật, văn hoá nghệ thuật Chính sự nghiệp đổi mới đất nước đã trở thành

môi trường thuận lợi, là cơ hội tốt để thanh niên, sinh viên rèn luyện, phát huy vai trò, vị trí, tiềm năng của mình.

Trong giai đoạn hiện nay, sinh viên chú trọng đến việc học hành, tiếpthu những thành quả của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ thế giới đểvận dụng vào quá trình phát triển kinh tế của nước mình Mặt khác, sinh viênnăng động sáng tạo, tạo ra nhiều công trình khoa học có khả năng thực thi caotrong cuộc sống Các thế hệ cha anh đi trước có nhiều kinh nghiệm hoạt độngthực tiễn trên các lĩnh vực đời sống xã hội nhưng lại hạn chế hơn so với sinhviên về trình độ khoa học kỹ thuật, về cách tiếp cận các thiết bị khoa học tiêntiến hiện nay Đặc biệt trong giai đoạn này, khi mà nền kinh tế tri thức đang là

mối quan tâm của nhiều quốc gia, khu vực một nền kinh tế với những bản

Trang 20

chất cơ bản là: của cải vật chất có được chủ yếu từ nắm bắt những gì chưabiết, không phải từ những gì đã biết - môi trường lý tưởng để nuôi dưỡngnhững gì chưa biết chính là sự phát triển nhanh của việc ứng dụng công nghệthông tin - sự tiếp nhận những gì chưa biết hầu như đồng nghĩa với loại bỏnhững gì đã biết, mặc dù chúng đang cho những kết quả cao thì ta có thể thấyđược rằng, cần có một lực lượng trí thức đủ kiến thức để tiếp cận nền kinh tếđầy ẩn số này Lực lượng ấy là ai nếu không phải là chính những sinh viênđang được đào tạo theo hướng hiện đại nhất và hiệu quả nhất của chúng tahiện nay Sự năng động nhiệt tình của sinh viên, mức độ tiếp cận nhanh chóngcác thông tin, các tiến bộ khoa học kỹ thuật chính là điểm khởi đầu cho việcxây dựng và phát triển một nền kinh tế phù hợp với ưu thế phát triển chungcủa toàn nhân loại Hơn nữa, khi tham gia vào nền kinh tế này thì vấn đề nắm

bắt thông tin trở thành điều sống còn đối với mỗi cá nhân và các tổ chức Sinh viên lại một lần nữa phát huy ưu thế của mình Vì vậy mà có thể nói sinh viên

hiện nay chính là lực lượng chủ chốt trong việc xây dựng một nền kinh tế trithức cho đất nước trong một tương lai không xa

Trong sự nghiệp đổi mới chung của đất nước, sinh viên không chỉ thamgia vào việc tạo dựng nền kinh tế tri thức mà còn tham gia vào các công tác

xã hội Trong những năm qua, cả nước đã ghi nhận những đóng góp của sinhviên tình nguyện trong các hoạt động xã hội: lên miền núi dạy học, xoá mùchữ cho người dân; giúp đỡ các gia đình khó khăn, gia đình có công với cáchmạng… Sinh viên tham gia tích cực vào việc cổ động phong trào phòngchống các tệ nạn xã hội, tham gia vào việc bảo vệ môi trường, cảnh quan đôthị Tất cả những công tác đó đã góp phần thực hiện tốt các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra

Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy tiềm năng của sinh viên là rất lớn.Nếu được đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng thường xuyên và nghiêm túc, hiệu quảthì trong tương lai sinh viên sẽ là một nhân tố quan trọng đưa đất nước pháttriển đi lên theo hướng hiện đại

Trang 21

Trong quá trình sống và học tập, sinh viên luôn phải đối mặt với rấtnhiều vấn đề Trước hết và cơ bản nhất là việc học hành song học tập như thế

nào, họ có đủ điều kiện để học tập không, có ý thức vươn lên không lại là cả

một vấn đề lớn cần bàn bạc và trao đổi Đối với những gia đình khá giả, cóđiều kiện thì việc học hành của sinh viên được đảm bảo nhưng với những giađình còn nghèo thì việc chi trả các khoản cho con theo học đại học không hề đơngiản Vì thế, không ít sinh viên một buổi lên giảng đường, một buổi vừa tự học,

vừa lăn lộn làm thuê kiếm tiền đóng học Sinh viên làm xe ôm, sinh viên làm

tiếp thị, sinh viên làm gia sư bây giờ đã không còn xa lạ với mọi người

Là đối tượng công chúng đặc thù, sống tập trung trong môi trường tập

thể nên vấn đề nơi ăn chốn ở của sinh viên cũng được đặt ra hết sức gay gắt.Tình trạng nhiều ký túc xá quá tải không phải là điều hiếm, rồi tình trạng mấtnước, mất điện, thậm chí cả hiện tượng đánh bài bạc trong ký túc xá Những

vấn đề ấy vẫn làm đau đầu ban quản lý ký túc xá và vẫn đang làm ảnh hưởng

đến chất lượng sinh viên ở những chừng mực nhất định

Một vấn đề khá trăn trở trong sinh viên là việc lập nghiệp sau khi ratrường Tìm việc làm không phải dễ, nhất là trong điều kiện hiện nay khôngphải sự cạnh tranh nào cũng lành mạnh, cũng là công bằng và bình đẳng Từ

đó xảy ra những hiện tượng trái ngược nhau trong đời sống Nhiều sinh viêntốt nghiệp loại khá, giỏi ra trường không xin được việc trong khi những sinhviên kém về trình độ nhưng bằng đường này, đường khác lại có một vị tríkhông phù hợp với năng lực của họ Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sinhviên mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế nói chung của đất

nước khi chúng ta không trân trọng sử dụng người tài.

Trong đời sống sinh viên hiện nay, xuất hiện các hiện tượng tiêu cực vàtích cực trên nhiều phương diện khác nhau Mặt tích cực ghi nhận ở sinh viên

là quá trình thích nghi nhanh chóng với sự chuyển đổi kinh tế xã hội, nhạycảm, nắm bắt kịp thời cái mới và hướng hoạt động sống của mình vào tương

Trang 22

lai Nhiều sinh viên coi trọng thang giá trị đạo đức hăng say học tập, tích cựcnghiên cứu các đề tài khoa học các cấp, đòi hỏi cao trong việc thưởng thức

văn hoá nghệ thuật và sáng tạo ra các giá trị văn hoá, thẩm mỹ mới mẻ Đặc

biệt, sinh viên còn tham gia vào các hoạt động chính trị, nhiều sinh viên ưu túđược kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ rằng sinh viên rấtquan tâm đến tương lai chính trị của đất nước Đây là một điều đáng vuimừng vì khi sinh viên trực tiếp tham gia và quan tâm đến tình hình chính trịcủa đất nước thì mới có thể đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa

mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn Song, trong sinh viên, đặc biệt là trong giaiđoạn hiện nay thì cũng nảy sinh không ít những hiện tượng tiêu cực, đang làmxói mòn đạo đức và lối sống của chính họ Không ít sinh viên coi những lợiích cá nhân là trên hết mà bỏ qua lợi ích cộng đồng, coi giá trị kinh tế lớn hơngiá trị tinh thần, lấy lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến lợi ích lâu dài,lấy giá trị hiện đại để phủ nhận giá trị truyền thống, lấy hưởng thụ làm mụcđích sống duy nhất Về mặt học tập, chiếm một số lượng không ít sinh viên

có biểu hiện thiếu động cơ đúng đắn: gian lận trong thi cử, chạy bằng cấp;một số ngại tham gia vào hoạt động đoàn thể Ngoài ra sinh viên còn sa vàocác tệ nạn xã hội như: sinh viên nghiện hút, sinh viên cờ bạc, sinh viên nhiễmHIV/AIDS, sinh viên đọc và xem những sản phẩm văn hoá độc hại Bằng ấynhững vấn đề nổi cộm trong sinh viên đã được Nghị quyết Trung ương 2 khoáVIII nhận định: Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên cótình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, thiếu hoài bão lập thân, lậpnghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước

Sinh viên là đối tượng tác động quan trọng của các loại hình báo chí.Trên báo, tạp chí, Đài truyền hình đều có các chuyên trang, chuyên mục dànhriêng viết về đề tài sinh viên và viết cho sinh viên Ngoài ra còn có các tờ báo,

tạp chí dành riêng cho sinh viên như: báo Sinh viên Việt Nam - cơ quan ngôn luận của Hội sinh viên Việt Nam; tạp chí Sinh viên của Bộ Giáo dục và đào

Trang 23

tạo; tờ Thanh niên của Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Những tờ báo, tạp chí này phần lớn nội dung là viết về thanh niên, sinh viên,viết cho thanh niên sinh viên, sinh viên viết về chính mình trên nhiều khíacạnh khác nhau Hiện nay hệ thống báo chí, xuất bản của Trung ương Đoànbao gồm 12 đơn vị báo chí, phát thanh truyền hình với 19 đầu báo viết, một

trung tâm truyền hình và ban phát thanh thiếu nhi; 2 nhà xuất bản: Kim Đồng

và Thanh niên Hàng tháng, hệ thống báo chí của Trung ương Đoàn phát hànhgần 7 triệu bản, là công cụ quan trọng cho hoạt động công tác tư tưởng - vănhoá của Đảng, Đoàn, Hội Hệ thống báo chí này không ngừng được đổi mới

cả về nội dung và hình thức, thông tin kịp thời chủ trương, đường lối củaĐảng, Nhà nước, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trong đó nổi bật

lên là 2 tờ báo lâu năm và có chất lượng: báo Thanh niên và báo Tiền Phong.

1.2.3 Báo chí với việc đáp ứng nhu cầu của sinh viên

* Báo chí là cầu nối giữa sinh viên với nhiều tri thức, thông tin đa dạng và phong phú

Tuổi trẻ vốn khát khao tri thức và khát khao tiếp nhận những tri thứcmới Xã hội đang chuyển biến, sinh viên không thể thờ ơ với sự phát triểnnhanh, mạnh như vũ bão của thế giới cũng như những bước tiến của quốc giamình Vì vậy, ngoài môi trường học tập tại các trường Đại học, sinh viên nắmthông tin chủ yếu qua báo chí Có thể nói báo chí là nguồn cung cấp thông tinđầy đủ và toàn diện nhất cho sinh viên

Chưa bao giờ xã hội chúng ta đang sống có một lượng thông tin trải ratrên mọi lĩnh vực, ngày càng lớn và phong phú như ngày nay Thông tin đãtrở thành một trong những động lực phát triển quyết định nhất của mọi lĩnhvực Là lực lượng trí thức cơ bản nhất của đất nước trong tương lai, sinh viên

có quyền và phải có trách nhiệm tiếp cận thông tin một cách hiệu quả nhất.Ngoài thông tin về các bài giảng, kiến thức học ở trường, sinh viên còn amhiểu nhiều vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội khác Trên thực tế, Đảng và Nhà

Trang 24

nước ta đã rất chú trọng đến việc cung cấp một lượng thông tin đầy đủ vàchính xác nhất cho mọi đối tượng, trong đó có sinh viên Nhận thức, nắm bắtđược thông tin, thông qua quá trình sàng lọc, sinh viên tự biến những thôngtin đó thành tri thức để làm giàu kiến thức cho mình và góp phần vào sựnghiệp đổi mới của đất nước Thiếu thông tin, sinh viên không thể có điềukiện phát triển toàn diện cả về trình độ và nhân cách.

* Báo chí có vai trò giáo dục lý tưởng, lối sống cho thanh niên, sinh viên

Sinh viên là một nguồn sức mạnh tiềm năng lớn trong sự nghiệp đổimới đất nước Để tiềm năng ấy biến thành kết quả thực sự và phát huy đượchết sức mạnh của nó trong tương lai thì việc giáo dục sinh viên cần được coitrọng, đặc biệt là giáo dục về lý tưởng và lối sống

Giáo dục lý tưởng cho sinh viên nhằm hình thành trong sinh viên một

hệ thống những quan niệm sống phù hợp với đặc điểm tình hình hiện tại vàđịnh hướng cho sinh viên giá trị tốt đẹp của cuộc sống để từ đó giúp sinh viênxây dựng những ước mơ, hoài bão đẹp, lành mạnh có tác động tích cực đến sựphát triển nhân cách và trí tuệ của chính họ

Việc giáo dục lý tưởng cho sinh viên hiện nay được đặt ra như mộtnhiệm vụ cấp bách, hàng đầu của báo chí Như chúng ta đã biết, sinh viênViệt Nam ngày càng vững tin vào con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ vànhân dân ta đã lựa chọn, biết kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, đã và đang thể hiện bản thân của mình trong việc tham gia tíchcực vào công cuộc đổi mới của đất nước Việt Nam đã đi qua hơn 20 năm đổimới những thành tựu mà chúng ta đạt được đã tạo ra một môi trường lànhmạnh và thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của sinh viên Song cùng vớiquá trình đổi mới đi lên của đất nước sự hình hành và phát triển ngày càngnhanh, mạnh của cơ chế thị trường đã ít nhiều tác động đến sinh viên theo cảhai hướng tích cực và tiêu cực; một mặt hình thành trong sinh viên sự năngđộng, nhạy bén, mặt khác nó lại dễ cuốn sinh viên theo những ham muốn vật

Trang 25

chất tầm thường, những cám dỗ, những cạm bẫy nguy hiểm, khó lường trướcđược Từ đó có bao vấn đề nảy sinh trong sinh viên như: việc làm, thu nhập,

tệ nạn xã hội, điều kiện học hành, lối sống hưởng thụ cá nhân Trước bốicảnh đó, báo chí phải đóng vai trò là người chỉ đường, dẫn lối, giáo dục sinhviên kiên định theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nắm vững hai nhiệm vụ chiếnlược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã

hội công bằng, dân chủ và văn minh", góp phần hình thành lớp thanh niên mới

mang trong mình lý tưởng cách mạng, giàu về trí tuệ, giỏi về chuyên môncường tráng về thể lực, trong sáng về đạo đức, phong phú về tâm hồn và lànhmạnh về lối sống

Trên thực tế, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống báo chí trongnhững năm gần đây đã tạo ra cơ hội tốt cho sinh viên tiếp nhận thông tinđồng thời tiếp nhận những giá trị tinh thần để hình thành lý tưởng cho

mình Đặc biệt đối với báo Tiền Phong và báo Thanh Niên vấn đề này được đặt ra như một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục Không phải giáo dục lý

tưởng một cách khô khan theo kiểu tuyên truyền dưới dạng những văn bản,

báo Thanh Niên và báo Tiền Phong đã có cách làm linh hoạt, phù hợp với

sự tiếp nhận của đông đảo công chúng sinh viên thông qua việc mở các

diễn đàn trên báo; thông qua mục Người thật việc thật với những gương

điển hình, đúc kết những bài học cả thành công và thất bại ở những conngười cụ thể đang sống và học tập cùng thời với đội ngũ sinh viên Phảnánh những tấm gương như thế là báo chí đã tham gia vào quá trình giáo dục

lý tưởng và truyền thống cách mạng cho sinh viên Ngoài ra, báo Thanh

Niên và báo Tiền Phong còn tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chính trị - xã

hội mà chủ đề cuộc thi liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lý tưởng,truyền thống cách mạng, thu hút đông đảo sinh viên trên cả nước tham gianhiệt tình, sôi nổi và hiệu quả

Trang 26

Như vậy có thể thấy, báo chí đã nhận thức rõ vai trò quan trọng củamình trong việc giáo dục lý tưởng cho thanh niên, sinh viên và ngày càng làmtốt vai trò này dưới các cách thức linh hoạt khác nhau.

* Báo chí đóng vai trò là cầu nối giữa sinh viên - nhà trường, gia đình với xã hội

Nhiệm vụ chính của mỗi sinh viên là học tập và môi trường sinh hoạtchính của họ là ký túc xá, giảng đường Mối quan hệ có thể được mở rộng tuỳtheo cách sống, quan điểm sống của từng sinh viên nhưng nhìn chung đều chỉthu hẹp trong phạm vi gia đình và nhà trường Trong quá trình học tập và rènluyện tại các trường Đại học, Cao đẳng, sinh viên ít có điều kiện va vấp vớinhững nảy sinh trong thực tế Để giúp sinh viên tự tin khi bước vào cuộc sống

xã hội sau khi tốt nghiệp ra trường, báo chí có nhiệm vụ là cầu nối giữa giađình và nhà trường đến với xã hội

Trong nhà trường, sinh viên được giáo dục những kiến thức cơ bản trênmọi lĩnh vực Song xét cho cùng, đó cũng chỉ là một hệ thống lý thuyết trong

một môi trường không mấy phức tạp Hệ thống lý thuyết ấy sẽ không có ý

nghĩa gì nếu chúng ta áp dụng một cách khiên cưỡng vào cuộc sống hiệnthực Để cung cấp cho sinh viên một cách nhìn nhận, đánh giá khách quan vềthực tế, giúp sinh viên nhanh chóng hoà mình vào cuộc sống xã hội thì báochí phải trở thành nhân vật trung gian Điều này thể hiện sâu sắc ở chỗ: Báochí phân tích, xử lý những mối quan hệ phức tạp trong cuộc sống giữa conngười với con người, báo chí phản ánh những "ngõ ngách" của cuộc sống,những mặt nổi, mặt chìm của cuộc sống đa diện và đa màu sắc , giúp sinhviên nhận biết sự phức tạp của cuộc sống hiện thực, đồng thời tìm kiếmnhững giải pháp xử lý thích hợp trong từng tình huống, bước đầu tích luỹ kinhnghiệm sống cho mình Thực tế cho thấy, không ít sinh viên giỏi, xuất sắctrong học tập tại nhà trường nhưng khi bước chân vào cuộc sống lại trở nênmất phương hướng, mất bình tĩnh, không vận dụng được những kiến thức

Trang 27

đã học vào thực tế, tỏ ra bỡ ngỡ và lơ ngơ trước những "cú xoay" của ốngkính vạn năng là cuộc sống Ngược lại, có sinh viên mức học chỉ "thườngthường bậc trung" nhưng khi đối diện với cuộc sống họ lại rất năng nổ vàsáng tạo, nắm bắt được cơ hội phát triển và thích ứng nhanh chóng với vòngquay của nó Điều đó chứng tỏ rằng: giữa gia đình, nhà trường và xã hội cómột khoảng cách rất gần nhưng cũng rất xa Khoảng cách gần hay xa này phụthuộc một phần vào vai trò cầu nối của báo chí và khả năng tiếp nhận thông

tin của sinh viên Bên cạnh đó, thông qua việc tư vấn những băn khoăn, thắc mắc của sinh viên về tình yêu, hôn nhân, về các vấn đề tâm lý, báo chí cũng

giúp sinh viên ổn định về cách suy nghĩ, cách sống sao cho phù hợp Đây làvấn đề nhỏ nhưng rất tế nhị và nhạy cảm đòi hỏi báo chí phải có cách ứng phólinh hoạt, phù hợp với tâm sinh lý và nhu cầu tiếp nhận của sinh viên Làm tốtcông tác này là báo chí góp công vào sự trưởng thành về cả tâm lý và trí tuệcủa sinh viên

1.3 ĐIỀU KIỆN TIẾP NHẬN CÁC SẢN PHẨM BÁO CHÍ CỦA SINH VIÊN 1.3.1 Khái niệm điều kiện tiếp nhận các sản phẩm báo chí

- Khái niệm về điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí.

Thuật ngữ “điều kiện” thường được dùng để chỉ:

+ Cái cần phải có để cái khác có thể có, hoặc có thể xảy ra.

+ Điều nêu ra như một đòi hỏi trước khi thực hiện một việc nào

+ Những gì có thể tác động đến tính chất và sự tồn tại hoặc sự xảy ra

của một cái gì đó

Như vậy, điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí, theo cách hiểu trên, là tất

cả các yếu tố vật chất và tinh thần cần phải có, như một đòi hỏi bắt buộc để quátrình tiếp cận và tiếp nhận sản phẩm báo chí được thực hiện ở một cá nhân haymột nhóm xã hội nào đó Nó tác động đến tính chất và hiệu quả (có hay không,tốt hay xấu ) của quá trình tiếp nhận các sản phẩm báo chí của công chúng

Trang 28

Hơn bất cứ một yếu tố nào khác thuộc tâm lý tiếp nhận của công chúng,điều kiện tiếp nhận thể hiện trực tiếp nhất là điều kiện kinh tế- xã hội của conngười, tính dân chủ của chế độ xã hội, ý thức và nhu cầu của công chúng đối

với các sản phẩm truyền thông Điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí, chính

vì vậy cũng mang đặc điểm xã hội, lịch sử Còn khái niệm sản phẩm báo chí

ở đây được hiểu, như trên đã nói tới, là dùng để chỉ tất cả các sản phẩm củacác kênh truyền thông đại chúng như báo in (báo và tạp chí), báo chí phátthanh, báo chí truyền hình, báo mạng internet, tức là sản phẩm báo chí theonghĩa rộng

- Phân loại điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí

Để tiện cho việc khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi chia điều kiện tiếpnhận sản phẩm báo chí, cụ thể là điều kiện tiếp nhận của sinh viên với các sảnphẩm báo chí gồm 2 nhóm chính sau:

+ Nhóm điều kiện vật chất - kỹ thuật: Bao gồm các điều kiện về cơ sở

vật chất, điều kiện về kinh tế, phương tiện, thiết bị cần có để sinh viên có thểthực hiện được các hành vi đọc báo, tạp chí, nghe radio, xem truyền hình, tìmthông tin trên mạng internet Tất cả những cơ chế nhằm sử dụng các cơ sở vậtchất nói trên để sinh viên có thể (hoặc khó có thể) mua, mượn, thuê để tiếpcận và tiếp nhận được các sản phẩm báo chí đều được quy vào nhóm các điềukiện vật chất

Nhóm điều kiện vật chất thường được kể đến bao gồm: hệ thống thưviện các trường đại học và cao đẳng và trong cộng đồng, các đài truyền thanh

và phát thanh, số lượng radio mà sinh viên sở hữu, phòng xem ti vi trongtrường học, ký túc xá, nhà trọ, phòng nối mạng internet, điều kiện thời gian vàthu nhập của sinh viên, các độ phát báo miễn phí trong các nhà trường, cơ chếquản lý và sử sụng các cơ sở vật chất trên tại các trường đại học và cao đẳng

+ Nhóm điều kiện tâm lý - xã hội.

Trang 29

Bao gồm những điều kiện cụ thể như sau: ý thức, trình độ của sinh viênvới việc tiếp nhận các sản phẩm báo chí, môi trường giáo dục đại học (mốiquan hệ thầy trò, sự hợp tác giữa các sinh viên, tính hiện đại của nền giáo dục

đại học ), môi trường văn hoá - xã hội của khu vực cư trú, ảnh hưởng của tâm lý dân tộc và tâm lý cộng đồng, ảnh hưởng bởi môi trường gia đình và

những người thân quen, môi trường nhà trọ và vấn đề tiếp nhận sản phẩm báochí của sinh viên

- Tính đa dạng và mặt bằng điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên hiện nay.

Trong cơ chế thị trường, sự chênh lệch về điều kiện sống giữa các khuvực dân cư, càng tầng lớp trong xã hội là một hiện tượng không thể tránh khỏi.Điều này tạo ra sự đa dạng về điều kiện của các tầng lớp công chúng khi tiếp cận

và tiếp nhận với các phương tiện truyền thông Sinh viên là nhóm công chúngtập hợp từ nhiều địa phương trong cả nước, mỗi người lại chịu ảnh hưởng vềđiều kiện kinh tế và giáo dục khác nhau Ngay cả khi ngồi trên giảng đường đạihọc, sự chi phối về các điều kiện kinh tế (nhất là kinh tế gia đình) và điều kiệnvăn hoá địa phương với những thói quen, tập tục khá sâu sắc Chính vì vậy, hơnnhiều nhóm công chúng khác, nhóm công chúng sinh viên có sự đa dạng dễ thấytrong điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí Sự khác biệt về ngành học, trườnghọc và cơ chế dạy và học cũng là yếu tố tạo nên sự khác biệt này

Tuy nhiên, bất cứ một nhóm công chúng nào, trong đó có sinh viên,đều có những điểm gần nhau về điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí Đểsinh viên, với tư cách là một nhóm công chúng có môi trường và không giansống khá tập trung, có thể cải thiện mặt bằng điều kiện tiếp nhận sản phẩmbáo chí hiện nay không chỉ là vấn đề của các cơ sở có trách nhiệm quản lý,giáo dục sinh viên, mà hơn thế nữa, là vấn đề thuộc trách nhiệm của các nhàgiáo dục, các nhà hoạt động xã hội, và của toàn xã hội Chính vì tầm quantrọng đặc biệt của vấn đề đã nêu, trong đề tài này, chúng tôi chú trọng việc

Trang 30

đánh giá mặt bằng điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên HàNội, từ đó có những kiến nghị nhằm cải thiện mặt bằng điều kiện tiếp nhậncủa sinh viên, coi đó như một hướng quan trọng nhằm tăng hiệu quả tiếp nhậnthông tin báo chí của nhóm công chúng sinh viên hiện nay.

1.3.2 Những điều kiện cơ bản đối với tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên

* Điều kiện vật chất (khách quan)

Thông qua các đặc điểm về môi trường, hoàn cảnh sống, chúng tôi có

thể rút ra điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên như sau:

Thứ nhất, trường học, thư viện là nơi thuận tiện nhất mà sinh viên có

thể tiếp nhận các sản phẩm báo chí

Thư viện luôn là kho tàng trí thức của nhân loại Đến thư viện của trườngsinh viên có thể mượn sách, báo, tạp chí để đọc Sản phẩm báo chí luôn có mặt ở

khắp các trang báo, các loại báo khác nhau Nhưng một điều đáng nói ở đây là

số lượng báo mới phục vụ sinh viên thường có hạn và thường không đủ nhất làvào các giờ cao điểm Sự đáp ứng nhu cầu đọc của sinh viên nói riêng và toàndân nói chung vẫn còn nhiều hạn chế, mặc dù hệ thống thư viện trên toàn quốckhông ngừng tăng lên và đã trở thành một hệ thống phát triển với mạng lướichân rết toả về từng địa bàn dân cư Các thư viện lớn ở Hà Nội như Thư việnQuốc gia, Thư viện Khoa học xã hội, chủ yếu phục vụ nhu cầu nghiên cứu vàhọc tập của giới trí thức Chỉ có Thư viện Hà Nội phục vụ nhu cầu đọc và mượnsách của đông đảo độc giả Hà Nội và trong đó đa phần là sinh viên

Thứ hai, sinh viên có thể tiếp nhận sản phẩm báo chí tại chính nơi ở của mình.

Đối với sinh viên ở nội trú trong ký túc xá hay thuê nhà trọ, họ thường

bị động hơn trong việc tiếp nhận các sản phẩm báo chí Báo ở thư viện thì ít,

ti vi ở ký túc xá (nếu có) thường chỉ mở vào thời gian nhất định, phòng xemchật chội Loa truyền thanh của trường hoạt động không mấy hiệu quả dothường là loa cũ, chất lượng kém, thông tin thường không nóng Để khắcphục nhược điểm này, sinh viên có cách tiếp cận với sản phẩm báo chí rất

Trang 31

riêng, rất đặc biệt như: mượn báo của người khác, xem ké, xem ti vi, nghe đàinhờ Do không được chủ động trong việc tiếp nhận thông tin nên sinh viênthường tiếp nhận bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào có thể như: xem thời sự trongquán cơm bình dân, quán nước, nghe đài ở nhà bạn, nghe đài trên ôtô buýt

Những sinh viên sống cùng gia đình thường chủ động hơn trong việctiếp nhận các sản phẩm báo chí Bởi vì, họ thường có sẵn các cơ sở vật chất,các phương tiện kỹ thuật tối thiểu như đài, ti vi, có người trong gia đình muabáo, những nhà có điều kiện thì nối mạng Intemet vào máy tính

Thứ ba, sinh viên có thể tiếp nhận các sản phẩm báo chí ở một số địađiểm khác như: nơi công cộng, câu lạc bộ sinh viên, hiệu sách, sạp báo, siêuthị Tiếp nhận thông tin ở những nơi này sinh viên hoàn toàn bị động Dườngnhư có gì thì họ đọc (nghe, xem) nấy Thông tin tiếp thu không liền mạch, hệthống mà đứt quãng

* Điều kiện tinh thần (chủ quan)

Điều kiện tinh thần luôn là yếu tố cơ bản ảnh hưởng lớn đến xu hướng

và hoạt động tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên Một sinh viên với tâmhồn trong sáng, có thái độ cầu thị, có nhu cầu tìm hiểu, nắm bắt các sản phẩmbáo chí thực sự thì việc tiếp nhận các thông tin ấy sẽ trở nên đơn giản, dễ hiểu

và hiệu quả cao hơn rất nhiều so với một sinh viên buộc phải nắm sản phẩmbáo chí để trả bài hay muốn tỏ vẻ là một người am hiểu tình hình chính trịtrong nước hay quốc tế

Rõ ràng sống trong xã hội phát triển, sinh viên có nhu cầu rất lớn trongviệc tiếp nhận các thông tin, tri thức nói chung phục vụ cho hoạt động học tập

và cho cuộc sống Các sản phẩm báo chí dù phong phú đến mấy, sốt dẻo đếnmấy mà công chúng sinh viên không muốn tiếp nhận, không chuẩn bị tâm thếđón nhận thì điều kiện vật chất dù có thuận lợi thế nào chăng nữa cũng trởthành thừa Có thể nói điều kiện tinh thần là yếu tố quyết định việc tiếp nhậnsản phẩm báo chí nhiều hay ít, có hiệu quả hay không

Trang 32

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì vật chất quyếtđịnh ý thức và ngược lại ý thức cũng có tác động trở lại Mối quan hệ giữa vậtchất và ý thức là mối quan hệ biện chứng Như vậy, trong việc tiếp nhận sảnphẩm báo chí của sinh viên thì điều kiện vật chất chỉ thực sự phát huy hết vaitrò của nó khi và chỉ khi sinh viên đã chuẩn bị sẵn tâm thế trong việc tiếpnhận các sản phẩm báo chí ấy.

Thật vậy, sinh viên là một bộ phận quan trọng trong cộng đồng dân tộc.Sinh viên hiện nay chiếm 1/5 dân số và là một bộ phận trẻ, khoẻ, có tri thứcvăn hoá, xã hội tương đối rộng, có năng lực, trình độ chuyên môn, dám nghĩ,dám làm, năng động sáng tạo, giàu ý chí, nghị lực và ước mơ Do được bồidưỡng trình độ, tiếp thu các kiến thức khoa học dựa trên lập trường tư tưởng

và phương pháp tư duy của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minhnên sinh viên hiện nay đa phần có quan điểm chính trị vững vàng Là một bộphận của tầng lớp thanh niên nên sinh viên Việt Nam luôn sẵn sàng thực hiện

khẩu hiệu "Đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên làm" Sinh viên thực

sự là lực lượng chính trị xã hội là nguồn bổ sung quan trọng đóng vai trò tiênphong, nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; xâydựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nhằm đưa đất nước ta phát

triển "vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu".

1.3.3 Khả năng tiếp nhận của sinh viên với các sản phẩm báo chí

Ở độ tuổi 18 đến 25, sự phát triển thể chất cho phép sinh viên có thể đảm

nhận được mọi công việc trong hoạt động học tập, lao động và giao tiếp xã hội.

Sự mạnh mẽ và khéo léo trong thao tác hoạt động, phản xạ cơ bắp và sự nhạybén trong phản xạ của hệ thần kinh giúp cho sinh viên có khả năng tham gianhiều dạng hoạt động cả lao động chân tay, nhất là lao động trí thức, trí tuệ đạthiệu quả cao Tuy nhiên, với độ tuổi trên dưới 20, do sự lấn át của các thao tác

cơ thể với cường độ cao (sự hưng phấn cường độ cao của hệ thần kinh cộng vớisức mạnh thể chất đang đà phát triển) nên với sinh viên có biểu hiện hưng phấn

Trang 33

nhiều hơn ức chế, dẫn tới đặc điểm tâm lý sôi nổi nhiệt tình nhưng có pha chútbồng bột, hay bắt chước, dễ bị kích động, lôi kéo và dễ ngộ nhận của tuổi trẻ.

Sinh viên đang ở độ tuổi của giao tiếp xã hội, là tuổi của tình bạn, tìnhyêu, chuẩn bị cho một tổ ấm mới với cuộc sống gia đình trong tương lai Đặcđiểm tâm lý giới tính thể hiện tập trung ở nhóm tuổi này

Khả năng nhận thức nhanh nhạy, óc sáng tạo và thực tế

Hơn bất cứ nhóm công chúng nào trong xã hội, sinh viên, do có nhữngkiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, xã hội và tư duy; lại được thử nghiệm

và sàng lọc bởi thực tế cuộc sống học tập và rèn luyện của 12 năm học phổthông; thêm nữa, được chọn lựa qua kỳ thi tuyển vào đại học, nên có khả năng

nhận thức tri thức và cái mới một cách nhanh chóng, có thể tiếp cận nhanh

với các vấn đề từ cụ thể hoặc phân tán, đến các vấn đề trừu tượng Các quátrình nhận thức như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng đều có tiền

đề ở mức lý tưởng cho quá trình nhận thức và sáng tạo trong hoạt động Sựnhạy bén trong cảm giác, hoàn thiện trong các cấp độ tri giác, các thao tác tưduy và khả năng tư duy sáng tạo là những thuận lợi lớn trong quá trình tiếpnhận và sử dụng thông tin báo chí trong cuộc sống của nhóm công chúng sinhviên Và nhờ những đặc tính này, thanh niên sinh viên rất dễ bắt nhập, có thểtrở thành đối tác quan trọng của báo chí

Nhân cách của sinh viên đang ở giai đoạn định hình và hoàn thiện.

Khác với nhóm học sinh phổ thông, sinh viên, do đã có những kiếnthức về xã hội lịch sử, lại chịu sự tác động rõ nét của dư luận xã hội ở diệnrộng và chiều sâu của môi trường giáo dục đại học, trong đó đề cao khả năng

tự đánh giá và biểu thị ý kiến cá nhân, nên có cơ hội nhiều hơn để khẳng định

và định hình rõ nét hệ thống thái độ và định hướng giá trị, từ đó hình thành vàcủng cố vững chắc thế giới quan, nhân sinh quan, niềm tin và lý tưởng Sựhình thành, điều chỉnh và hoàn thiện các thuộc tính của nhân cách diễn ra vớitốc độ nhanh, cường độ mạnh, cùng với sự tác động mạnh mẽ, nên có sự phâncực rõ ràng Sinh viên chịu sự tác động bên ngoài một các nhanh nhạy, có

Trang 34

thẩm định (đồng nhất hoá) và điều chỉnh giúp cho quá trình hoàn thiện nhâncách của sinh viên diễn ra liên tục, có tốc độ cao.

Sự tìm tòi, muốn vươn tới cái mới, thích thử nghiệm để hình thànhnhững quan điểm mới, tính cách mới và sự khám phá cá nhân là những đặcđiểm riêng biệt trong quá trình hoàn thiện nhân cách cá nhân sinh viên Tuynhiên, nếu sự kiểm nghiệm, thử nghiệm đó được thực hiện trên cơ sở nhữnghiểu biết hoặc phiến diện, hoặc sai lệch, cộng với tính bồng bột và lãng mạncủa tuổi trẻ có thể gây ra những hậu quả khôn lường

Các dạng hoạt động cơ bản trong của sinh viên

Trong cuộc sống của sinh viên thời cơ chế thị trường, các hoạt động rất

đa dạng Tuy nhiên, có thể nêu ra một số loại hoạt động cơ bản mà bất cứ sinhviên nào cũng phải tham gia là: học tập có tính chất nghiên cứu và thực hànhnghề nghiệp, lao động, hoạt động giao tiếp giao tiếp xã hội, giao tiếp trongtình bạn, tình yêu và hoạt động vui chơi, giải trí Bên cạnh đó, những dạng

hoạt động cần kể tới như là một hoạt động của sinh viên thời kỳ đổi mới là:

sinh viên làm thêm để có thu nhập chi trả cho những nhu cầu cuộc sống hàngngày, sinh viên lao động tình nguyện

Những đặc thù trong các hoạt động của sinh viên là cơ sở quan trọng đểchúng ta tiếp cận với vấn đề nhu cầu của sinh viên với báo chí, mối quan hệnhu cầu- điều kiện và hiệu quả tiếp nhận thông tin báo chí của sinh viên tronggiai đoạn hiện nay

Khả năng thích ứng xã hội của sinh viên

Các điều tra về con người Việt Nam trong cơ chế thị trường cho thấysinh viên là nhóm có độ thích ứng cao với sự thay đổi về môi trường sống, sựbiến đổi của các yêu cầu xã hội về các vấn đề như việc làm, sự phát triển tàinăng, sự hoà nhập xã hội với các nhóm khác

Sự tự tin, tính độc lập và dám chịu trách nhiệm, tính năng động, vốnkiến thức và vốn sống là những thuận lợi để sinh viên có khả năng thích ứng

Trang 35

xã hội ở mức độ cao Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận sinh viên, tuy khôngnhiều, đó là tâm lý hưởng thụ, sống dựa dẫm vào cha mẹ, người thân, lệ thuộcvào đồng tiền nên phát sinh thói ích kỷ, vụ lợi Những sinh viên này thườngsống thiếu trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh, bị động vàkhó thích nghi với những đòi hỏi cao của xã hội về trí tuệ và nhân cách Họ cólối sống, lối nghĩ thực dụng, trông chờ vào khả năng "biến đổi mọi thứ" củađồng tiền, sai lệch về định hướng giá trị, luôn giảm sức sống vốn có của sinhviên, sống thiếu nghị lực, niềm tin, ý chí, lý tưởng và khả năng hành động vì

mục đích Đây là vấn đề cần sự quan tâm của các nhà giáo dục, các đoàn

thể trong trường đại học, trong gia đình cũng như của toàn xã hội chúng ta, để

có những biện pháp giáo dục kịp thời, nhằm tăng cường sức mạnh nội lực củasinh viên trong cuộc sống hội nhập và phát triển hiện nay

Trang 36

Chương 2 THỰC TRẠNG NHU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN TIẾP NHẬN SẢN PHẨM

BÁO CHÍ CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

2.1 THỰC TRẠNG NHU CẦU TIẾP NHẬN SẢN PHẨM BÁO CHÍ CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

2.1.1 Một số đặc điểm của sinh viên hiện nay

Sinh viên Việt Nam hiện nay phần lớn có độ tuổi trung bình từ 18 tuổiđến 25 tuổi, đây là giai đoạn hai của lứa tuổi thanh niên, và là giai đoạn conngười có sự trưởng thành về mặt sinh học cũng như mặt xã hội

Về mặt sinh học, giai đoạn này bộ não con người phát triển khá hoànthiện Các nhà chuyên môn cho rằng, trọng lượng của bộ não người lúc này đãđạt tới mức tối đa trọng lượng não của người bình thường và chứa khoảng 14-16

tỷ nơron thần kinh So với lứa tuổi thiếu niên, lúc này nơron thần kinh của sinhviên có khả năng dẫn truyền luồng thông tin tốt hơn, nhanh hơn, chính xác hơn

Về mặt xã hội, ở giai đoạn này sinh viên đã biết suy nghĩ đến tươnglai của mình, của dân tộc và họ đã có ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ côngdân Họ đã có những trăn trở trước những khó khăn của đất nước, họ đã cónhững hoài bão và ước mơ làm một việc gì đó để có thể góp phần làm thayđổi vận mệnh của Tổ quốc Là một bộ phận của tầng lớp thanh niên nên sinhviên luôn sẵn sàng thực hiện khẩu hiệu "Đâu cần thanh niên có, việc khó có

thanh niên làm" Sinh viên thực sự là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn bổ sung

quan trọng và đóng vai trò tiên phong, nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước

Sinh viên hiện nay ngày càng tỏ rõ vai trò của mình trong xã hội.Càng ngày chúng ta càng thấy sinh viên năng động hơn, hăng hái và tích cực,táo bạo hơn trong cuộc sống Họ hăng hái tham gia vào các hoạt động xã hội

và góp phần đáng kể trong đời sống xã hội cũng như trong sự phát triển củabản thân

Trang 37

Sinh viên hiện nay nhìn chung có trình độ học vấn cao, hiểu biết rộng,nhiều tài năng trẻ xuất hiện trong hàng ngũ sinh viên Điều kiện kinh tế - xãhội lại có nhiều thuận lợi tạo cho sinh viên có nhiều cơ hội để phát triển, họ

có thể nắm bắt những cái mới, tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến cókhả năng hội nhập cao Đây sẽ là nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ đắclực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong văn kiện Đại hội đạibiểu toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần thứ VII khẳng định:

Đứng trước yêu cầu ngày càng cao của chất lượng nguồnlao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

từ nhận thức đúng đắn về rèn luyện phẩm chất đạo đức, vai trò củahọc vấn, kiến thức chuyên môn, khả năng thực hành, kỹ năng côngtác nên đại bộ phận sinh viên chủ động tích cực học tập, tham gianghiên cứu khoa học, sáng tạo, nỗ lực rèn luyện Ngoài việc học tậpnhững chuyên ngành chính, nhiều sinh viên còn phấn đấu học thêmngoại ngữ, tin học và các môn bổ trợ khác Đa số sinh viên có lốisống lành mạnh, đạo đức trong sáng, giữ được bản sắc văn hóa dântộc, đoàn kết, tương thân tương ái, không để kẻ xấu lợi dụng, kíchđộng gây mất ổn định chính trị, xã hội…[58, tr 10]

Trong xã hội ngày nay, sinh viên là nhóm có độ tuổi trẻ, có sức khỏe,

có tri thức, năng động, sáng tạo trong việc tiếp nhận những thành tựu khoahọc - kỹ thuật và công nghệ hiện đại Những đặc điểm riêng này, chính lànhững thuận lợi lớn trong việc tiếp nhận các thông tin để mở rộng sự hiểu biếtcủa mình về thế giới xung quanh và hoàn thiện bản thân để trở thành nhữngchủ nhân tương lai của đất nước

Kết quả khảo sát sinh viên của 8 trường bao gồm: Học viện Báo chí vàTuyên truyền, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Đại học Ngoạithương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Mỏ - Địachất, Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường cho thấy, trong số sinh viên được

Trang 38

hỏi có 43,3% sinh viên xuất thân từ nông thôn; 42,6% sinh viên xuất thân từthành thị và có một tỷ lệ nhỏ 14,1% sinh viên xuất thân từ miền núi Hầu hếtcác sinh viên ở các tỉnh, thành phố phía Bắc như: Hà Nội, Hải Dương, HàTây, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình, Nam Định.

Về môi trường, hoàn cảnh sống: Sinh viên là đối tượng có môi trường

và hoàn cảnh sống khá đặc thù Đối với sinh viên, việc học tập giữ vai trò chủ

đạo nên môi trường chính của sinh viên là giảng đường, là thư viện Không

gian sinh hoạt và học tập chính là giảng đường và khu ký túc xá sinh viên.Trong các mối quan hệ hàng ngày thì mối quan hệ xuất hiện với tần số nhiềunhất là quan hệ thày - trò, quan hệ bạn bè Phần lớn sinh viên là những người

xa gia đình Họ thuê nhà trọ cùng bạn học sống trong khu ký túc xá sinh viên.Đây là một môi trường sống, sinh hoạt tập thể nhưng khá độc lập Chính môitrường tập thể này lại tạo điều kiện để hình thành nên một nét đặc thù như:tính năng động, thích tìm tòi và khám phá cái mới, cái lạ, song do tuổi trẻ

cùng với sự nông nổi, bồng bột nên sinh viên dễ bị lôi kéo vào những tệ nạn

xã hội

Phần lớn sinh viên xuất thân trong các gia đình có mức sống trung bìnhchiếm 60,4%; sinh viên xuất thân trong các gia đình có mức sống giàu chỉchiếm một tỷ lệ thấp 2,4% và 17,7% sinh viên xuất thân trong các gia đình cómức sống khá giả; 12,8% sinh viên xuất thân trong các gia đình nghèo và có6,6% sinh viên xuất thân trong các gia đình rất nghèo

Về độ tuổi: Sinh viên thường là những người ở độ tuổi từ 18 đến 25,phát triển khá đầy đủ cả về thể chất và tinh thần Ở thời điểm này, nhân cáchcủa sinh viên đang được hình thành và hoàn thiện nên chưa có sự ổn định màngược lại nó luôn luôn ở trạng thái giao động, phân luồng để phát triển nhâncách một cách tốt nhất Kết quả điều tra cho thấy, trong số sinh viên tham giatrả lời phỏng vấn, có 29,8% sinh viên nam và 70,2% sinh viên nữ Đa số sinhviên ở trong độ tuổi từ 20 - 25 tuổi chiếm 82,1%; số sinh viên dưới 20 tuổi

Trang 39

chiếm 9,6% và từ 25 tuổi trở lên chiếm 8,1% Kết quả phân tích số liệu chothấy, có 21,4% sinh viên hiện đang học năm thứ nhất, 41,7% sinh viên hiệnđang học năm thứ hai, 21% sinh viên hiện đang học năm thứ ba và 16% sinhviên hiện đang học năm thứ 4 (xem biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ sinh viên phân theo năm học

là nét đặc thù trong việc nhận thức hiện thực khách quan của sinh viên

Về nơi ở hiện nay của sinh viên: kết quả điều tra cho thấy, số sinh viênthuê nhà ở với bạn chiếm tỷ lệ cao trên 45%; sinh viên ở trong các khu ký túc

xá của trường chiếm 24%; ở cùng bố mẹ chiếm 19,7%; sinh viên ở cùng nhàngười quen, họ hàng chiếm 11,1%

Trong số người được hỏi, có 94,3% sinh viên là người dân tộc Kinh vàchỉ có 5,7% sinh viên là người dân tộc khác Đa số sinh viên không theo tôngiáo chiếm 93%, số sinh viên theo Thiên chúa giáo chiếm 4,9% và chỉ có2,2% sinh viên theo các tôn giáo khác

Trang 40

Sinh viên chính là lực lượng chính trị xã hội quan trọng và ưu tú nhấttrong thanh niên Đồng thời, là lực 1ượng bổ sung to lớn cho đội ngũ trí thứccủa đất nước, là những người tiên phong nòng cốt trong cuộc cách mạng khoahọc - công nghệ và có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, phát triển nềnkinh tế tri thức Sự năng động nhiệt tình của sinh viên, mức độ tiếp cận nhanhchóng các thông tin, các tiến bộ khoa học kỹ thuật chính là điểm khởi đầu choviệc xây dựng và phát triển một nền kinh tế phù hợp với ưu thế phát triểnchung của toàn nhân loại Khi tham gia vào nền kinh tế này thì việc nắm bắt

thông tin trở thành điều sống còn đối với mỗi cá nhân và cả xã hội Trong đó,

sinh viên đóng vai trò quan trọng và trở thành lực lượng chủ chốt trong việcxây dựng một nền kinh tế tri thức trong tương lai

2.1.2 Đánh giá nhu cầu tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên

2.1.2.1 Khả năng tiếp nhận

Ngay từ buổi sơ khai của lịch sử loài người, nhu cầu thông tin của conngười và xã hội loài người đã được hình thành Chính nhu cầu về giao tiếptrao đổi lẫn nhau ấy đã gắn kết những cá nhân riêng lẻ thành một tập thểmang tính xã hội và khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người cũngngày càng phức tạp và phong phú hơn Việc đa dạng hoá các thông tin cũngnhư mở rộng phạm vi thông tin là một nhu cầu không thể thiếu được và là cơ

sở cho sự ra đời của các sản phẩm báo chí Có thể nói chức năng thông tin làchức năng nguyên sơ của các loại hình báo chí khi mới ra đời

Ngày nay, thông tin là nhu cầu không thể thiếu đối với con người Cácphương tiện truyền thông ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự pháttriển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước và là kênh thông tin hữu hiệutrong việc truyền tải chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luậtcủa Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân Đồng thời là kênh thông tin cungcấp tri thức và nâng cao trình độ dân trí, hình thành và định hướng dư luận xãhội nhằm đấu tranh chống lại những biểu hiện sai lệch chuẩn mực xã hội

Ngày đăng: 14/02/2017, 17:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w