1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ 2003: Điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của thanh niên sinh viên khu vực Hà Nội (Khảo sát một số trường đại học cao đẳng ở Hà Nội)

93 40 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

Đề tài gồm có 3 chương với những nội dung chính: Công chúng sinh viên và vấn đè tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên hiện nay, thực trạng về điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên khu vực Hà Nội, những giải pháp kiến nghị. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỔ CHÍ MINH

TỔNG QUAN KHOA HỌC ĐỀ TÀI CẤP BỘ 2003

DIEU KIEN TIẾP NHAN SAN PHAM BAO CHi CUA THANH NIÊN SINH VIÊN KHU VUC HA NOI

(KHAO SAT MOT SO TRUONG DAI HOC CAO DANG O HA NOD

~ Cơ quan chủ trì: Phân viện Báo chí và Tuyên truyền Chủ nhiệm đề tài: PGS,TS Nguyễn Văn Dững

Thu ky dé tai: ThS D6 Thu Hằng

HÀ NỘI-2003 SII4_TK

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN 1- PGS.TS Nguyễn Văn Dững, chủ nhiệm đề tài

2-ThS D6 Thu Hang, thu ky dé tai

3- Th$ — Nguyễn Trường Giang

4- Ths — Lê Thị Nhã

NHỮNG CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA

1 PGS.TS Mai Quynh Nam, TBT tap chi XHH, trung tam KHXH&NV QG

2- PGS.TS Nguyễn Đức Phúc, nguyên viện trưởng Viện Tâm lý giáo dục 3- TS Văn Đình Ưng, phó vụ trưởng vụ Công tác chính trị, bộ GD-ĐT

4- TS Nghiêm Sỹ Liêm, trưởng phòng CTCT, Phân viện BC&TT

5- TS Dương Tự Đam, TT tạp chí Thanh niên, TW Đoàn TNCS HCM

6- TS Nguyễn Đức Thìn, trưởng phòng CTCT, dai hoc Sư phạm Hà Nội 7- TS Nguyễn Quang Lập, đại học Thương Mại

8- ThS Tran Bá Dung, phó TBT tạp chí Giáo dục, bộ GD-ĐT 9- ThS Nguyễn Kim Bảng, đại học Xây dựng, Hà Nội

10- _ Th§ Đặng Việt Thường, đại học Ngoại thương, Hà Nội - 11- Nha baoThanh Quéc Van, dai TNVN

12- Nhà báo Vũ Thơ, báo Thanh niên

13- Nhà báo Trang Hạ, báo Giáo dục-Thời đại

Trang 3

CHƯƠNG I: CÔNG CHÚNG SINH VIÊN VÀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN

SAN PHAM BAO CHÍ CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 16 1 Khái quát một số đặc điểm nhóm công chúng sinh viên

trong giai đoạn hiện nạy - -ccss+eHirHreHheheh re

2 ảnh hưởng của báo chí với sinh viên

3 Nhu cầu, điều kiện và hiệu quả tiếp nhận sản phẩm báo chí ˆ

của sinh viên hiỆn nay 5 Sàn Sư Hy ke ke, 33

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN TIẾP NHẬN SAN PHAM BÁO CHÍ CỦA SINH VIÊN KHU VỰC HÀ NỘI 41

on) 0 nnnn 41

2 Nhóm các điều kiện về cơ sở vật chất và cơ chế khai thác

biểo 55

3 Nhóm các điều kiện về tâm lý - xã hội c~- 63

CHUONG Ill: NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ o 71

1 Những nguyên nhân cơ bản của thực trạng - -c 71

Trang 4

MỞ ĐẦU

1-Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại ngày nay, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng (PTTTĐC) ngày càng có vai trò to lớn trong đời sống xã hội Đó là những phương tiện quan trọng nhất giúp con người tiếp

thu, nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và ứng xử một cách có

hiệu quả đối với những gỉ diễn ra trong môi trường xung quanh Ngày nay, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng tác động, chỉ phối ngày càng sâu sắc và toàn diện đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; can thiệp có hiệu quả vào mọi tiến trình xã hội, từ việc giao lưu và

phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội đến việc tham gia giải quyết các vấn

đề chính trị, các cuộc xung đột vũ trang và nhất là việc phát triển _ giáo dục, hình thành nhân cách sống của mỗi con người Trong điều kiện phat triển kinh tế tri thức, tồn cầu hố mạnh mẽ như hiện nay,

truyền thông đại chúng dần dần trở thành tiêu chí đánh giá và là động

lực của sự phát triển Các thế lực chính trị, các tổ chức kinh tế-văn

hoá-xã hội, các cá nhân ngày càng ý thức sâu sắc về việc khai thác, sử

dụng báo chí vào các mục đích của mình, kể cả trước mắt cũng như

lâu đài Các sản phẩm báo chí-truyền thông cũng là tiêu chí đánh giá

của sự phát triển của các quốc gia, các dân tộc, các khu vực; mức độ và năng lực khai thác, sử dụng các sản phẩm truyền thông cũng là tiêu chí đánh giá trình độ văn hoá, văn mình của mỗi cộng đồng, mỗi nhóm

công chúng và mỗi con người cá nhân

Ở nước ta hiện có gần 60Ø cơ quan báo chí với hơn 660 ấn phẩm

Trang 5

thông qua các loại hình báo chí khác nhau: báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng internet Trong sự nghiệp đổi mới, báo chí nước nhà đã và đang tham gia tích cực, có hiệu quả vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu đân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Một trong những nhóm công chúng có nhu cầu cao, đồng thời cũng tiếp nhận một cách nhanh nhạy nhất các thông tin báo chí là nhóm công chúng sinh viên Sinh viên là lớp người có vai trò rất quan trọng quyết định sự thành công của quá trình hội nhập với thế giới, sự thành công của sự nghiệp cơng nghiệp hố- hiện đại hoá đất nước, họ mang trong mình những phẩm chất cách mạng và khoa học, năng động

và nhạy cảm, cũng như đây nhiệt huyết của tuổi trẻ Họ sẵn sàng hồ

mình vào dịng chảy thơng tin để bắt kịp thời cuộc Trong thời đại

‘bing né thong tin, trong dòng thác của tồn cầu hố, trong kỷ nguyên

của khoa học công nghệ, chính là sinh viên, chứ không phải nhóm công chúng nào khác sẽ có vai trò quyết định khả năng “hoà nhập để phát triển” của đất nước ta Chính vì vậy, sinh viên phải là nhóm đối tượng đứng đầu trong các nhóm công chúng mà báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng cần quan tâm Và trong thực tế, đây là nhóm công chúng mà các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam đang tim moi cách lội kéo, tác động và chi phối Có thể nói , thanh niên, sinh viên là nhóm công chúng “tâm điểm” của chiến lược diễn biến hoà bình mà Mỹ đang tập trung nỗ lực tác động, lôi kéo hồng chiếm lĩnh phục vụ cho mục tiêu của chúng ~

Do những đặc thù của công chúng sinh viên, báo chí có ảnh

hưởng sâu sắc và nhiều mặt đến nhóm công chúng này Sinh viên có nhận thức nhạy cảm, có nhu cầu cao với việc tiếp nhận thông tin báo

Trang 6

thông Tuy nhiên, hiện tượng một số lượng đáng kể sinh viên còn “đói” thông tin báo chí đang là một thực tế cân phân tích để tìm nguyên nhân Phải chăng, điều kiện để sinh viên tiếp cận và tiếp nhận

sản phẩm báo chí trong môi trường học tập và giáo dục của nhóm công chúng này còn nhiều hạn chế, từ đó tạo ra các rào cản cho hoạt động

tiếp nhận thông tin báo chí của sinh viên Có một thực tế là ở ngay

giữa đô thị lớn, thậm chí giữa thủ đô Hà Nội, giữa cơn lốc-dòng xoáy thông tin nhưng sinh viên vẫn “đói” thông tin Tại sao nhóm công chúng có nhu cầu cao, chúng ta cần tập trung mọi nỗ lực để tác động

và giáo dục vì mục tiêu của sự nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ Tổ

quốc, báo chí lại hình như chưa thật sự “ăn nhập” một cách có hiệu quả và chưa thật sự như mong muốn Hoặc thiếu điều kiện tiếp nhận, hoặc do rào cản tâm lý-thông tin báo chí chưa thâm nhập mạnh mẽ và

-có hiệu quả cao vào nhóm công chúng này Điều này ảnh hưởng trực

tiếp đến chất lượng giáo dục toàn điện, đặc biệt là giáo dục tư tưởng, chính trị, nhân cách, lối sống cho sinh viên trong tình hình hiện nay

Đặc biệt, trong quá trình chuyển đổi nhanh chóng và toàn diện của nên

kinh tế-xã hội theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những vấn đề xã hội ngày càng nảy sinh phức tạp, nhất là trong nhóm công chúng thanh niên sinh viên Giáo dục ý thức, ý chí, bản lĩnh đân

tộc gắn liền với giáo dục lý tưởng cộng sản, giáo dục nhân cách, lối sống và kỹ năng sống cho thanh niên sinh viên như thế nào cho có hiệu quả ? Dĩ nhiên là giáo dục bao gồm bằng nhiều cách, nhiều con

đường và nhiều cấp độ khác nhau, nhưng đo những đặc trưng thế mạnh

vốn có của mình, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng là

kênh giáo dục có hiệu quả nhất, xét từ nhiều phương diện Báo chí là

những kênh truyền thông tác động đến các nhóm công chúng đông đảo nhất, có khả năng tác động thường xuyên, liên tục và đều đặn nhất,

Trang 7

chế tiếp nhận chủ động, linh hoạt và tự giác Vi vay, chon dé tài

“Điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh vién Ha Noi”,

chúng tôi mong muốn trên cơ sở nghiên cứu, mô tả, phân tích thực trạng, tiến tới tìm kiếm các giải pháp kiến nghị tiến tới cải thiện điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên, từ đó định hướng nhu cầu và tăng hiệu quả tiếp nhận thông tin báo chí của nhóm công chúng này nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt là giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên- nguồn lực lao động tri thức cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Thiết nghĩ đó là

công việc vừa cấp thiết trước mất, vừa cơ bản lâu dài của công tác xây

đựng Đẳng, xây dựng đội hậu bị của Đảng và cũng là phạm vi quân tam của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong tiến trình đổi mới tư duy chính trị Với tư cách là nhà báo, nhà giáo dục, nhà khoa

-học, chúng tôi cũng đã nhiều năm trăn trở, theo dõi vấn để này với

những mong tình hình sẽ dần được khắc phục và sớm được cải thiện,

nhưng vấn đề thực tế ngày càng cách xa điều mong đợi Cho đến nay,

trong tình hình đổi mới giáo đục đại học, đổi mới giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên sinh viên ngày càng được dư luận xã hội quan tâm sâu sắc cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí trong tình hình mới là những quá trình không thể tách rời nhau và việc nghiên cứu đề tài này là hoàn toàn chín muồi, cần thiết

2- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nghiên cứu 2.1 Lịch sử vấn đề

Công chúng báo chí và nghiên cứu công chúng báo chí là xu

hướng tất yếu của nền báo chí hiện đại Ở các nước có nền báo chí-

Trang 8

toà soạn, các trung tâm tư vân dịch vụ truyền thông , hoặc trung tâm nghiên cứu công chúng và dư luận xã hội (DLXH) Không chỉ ở các cơ

quan báo chí, mà ở hầu khắp các hoạt động liên quan đến cộng đồng như ban hành chính sách, thuế, việc đầu tiên là nghiên cứu công chúng-nhóm đối tượng mà chính sách ấy, hoạt động ấy hướng vào

Điều này thể hiện rõ trong chu trình truyền thông như một bước đầu tiên có tính nguyên tắc Tuy nhiên, ở nước ta hoạt động nghiên cứu

công chúng-nhóm đối tượng mọi việc chỉ mới bất đầu trên phạm vi nhỏ và chưa trở thành nguyên tắc có tính phổ biến Nhiều hoạt động mang nặng tính chủ quan, áp đặt, chưa thực sự dựa vào các cứ liệu

khách quan, khoa học được nghiên cứu khảo sát, đo lường một cách

nghiêm túc Do đó, năng lực tác động và hiệu quả hoạt động báo chí truyền thông đã bị hạn chế đáng kể Những năm gần đây, nhóm công "chúng báo chí là sinh viên và mối quan hệ sinh viên với báo chí đã được một số tác giả nghiên cứu vơi các bình diện khác nhau Có thể nêu ra một số công trình nghên cứu tiêu biểu như sau:

- Tính tích cực xã hội của thanh niên sinh viên Việt Nam trong tình hình mới (Luận án tiến sỹ chuyên ngành Tâm ly hoc SNG

6/1992 Tác giả: Nguyễn Minh Tam.)

Luận án đã tiến hành phân tích tính tích cực xã hội của sinh viên nước ta trong thời kỳ đổi mới, xét trên bình điện tâm lý học; những đặc

điểm tâm lý này cho thấy nhóm đối tượng sinh viên rất đáng được quân tâm hàng đầu, từ góc độ của người làm báo, làm cơng tác tưởng- văn hố

- Tác động của báo chí đối với việc xây dựng lối sống tích cực

của thanh niên sinh viên hiện nay.( Đề tài khoa học cấp Bộ Hà Nội

Trang 9

Các tác giả của dé tai đã bước đầu nêu ra một số vấn để có tính

chất lý thuyết, sử dụng các kết quả điều tra xã hội học từ đối tượng sinh viên để đưa ra các kết luận có tính khoa học về khả năng tác động

của báo chí với vấn đề giáo dục lối sống cho sinh viên hiện nay

- Tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng thanh niên

sinh viên hiện nay (Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí Tác giả:

Đỗ Thị Thu Hằng, khoa báo chí, phân viện Báo chí & Tuyên truyền) Trong luận văn này, tác giả đã khảo sát, nghiên cứu, mô tả và lý giải những đặc điểm cơ bản, những vấn đề có tính quy luật trong tâm lý tiếp nhận các sản phẩm báo chí của thanh niên sinh viên (TNSV)

Việt Nam hiện nay; như nhu cầu, thị hiếu, sở thích, nguyện vọng của

TNSV trên bình diện cá nhân cũng như nhóm công chúng đặc thù,

trong những điều kiện môi trường đặc thù

- Nhu cầu và điều kiện tiếp nhận các sẳn phẩm báo chí của sinh

viên hiện nay (Khảo sát một số trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội) Đề tài khoa học cấp Phân viện Hà Nội 2001 Tác giả: Nhóm sinh viên lớp Báo in 17A, Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền

Đề tài góp phần làm rõ hai mặt quan trọng của quá trình tiếp

nhận sản phẩm báo chí của sinh viên: nhu cầu và điều kiện tiếp nhận Mối quan hệ mật thiết như điều kiện bất buộc tạo nên hiệu quả tác

động và khoảng cách giữa nhu cầu và điều kiện tiếp nhận sản phẩm

báo chí của sinh viên được nhấn mạnh trong công trình nghiên cứu này Đây là công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên nghiên cứu về sinh viên và chúng tôi coi đó là tiếng nói chân thực từ thực tế sinh động của ngưopừi trong cuộc

Trang 10

truyền thông đại chúng, như thông tin thời sự, thông tin chính trị,

thông tin khoa học, văn hoá,

Các công trình nghiên cứu kể trên đã tiếp cận phân tích đặc điểm nhóm công chúng sinh viên và mối quan hệ sinh viên với báo chí

ở nhiều khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, có thể nói rằng, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào đĨ sâu nghiên cứu, hướng mục đích nghiên cứu của mình vào việc nghiên cứu, mô tả và đánh giá riêng về điều kiện tiếp nhận của sinh viên với các sản phẩm báo chí, coi đó là một mặt quan trọng, cần có những cải thiện, nhằm tăng hiệu

quả tiếp nhận sản phẩm báo chí của một nhóm công chúng đặc thù này Theo chúng tôi, điều kiện tiếp nhận chính là khâu, là mất xích

quan trọng mà nếu cải thiện được thì nãng lực và hiệu quả tác động của báo chí sẽ được nâng lên gấp bội Do đó, đẻ tài “Điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên Hà Nội ” hướng vào việc góp

phần tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ mất xích ấy nhằm có thể nâng cao

năng lực, hiệu quả tác động của báo chí cũng như hiệu quả giaó dục toàn diện sinh viên, và cũng nhằm tăng cường hiệu quả công tác tư tưởng của chúng ta đối với tầng lớp thanh niên tri thức trong học

đường-đội hậu bị tin cậy của Đảng ta, lớp người kế tục sự nghiệp cách

mạng của Đảng và của dân tộc ta

2.2 Những thuận lợi trong quá trình nghiên cứu

Đây là công trình nghiên cứu ứng dụng, chủ yếu khảo sát, điều tra từ thực tế và nhận xét, kiến nghị từ những tình hình, tư liệu khảo sát

`

được

Đã có một số công trình nghiên cứu về mối quan hệ sinh viên

Trang 11

- Đây là một vấn đề bức xúc, được sự quan tâm từ nhiều phía: các nhà báo, các nhà quản lý báo chí, các nhà nghiên cứu, Bộ giáo dục- đào tạo, các trường đại học, các thày cô giáo và nhất là các em sinh viên Từ đó tạo ra những thuận lợi cho việc tổ chức các hội thảo,

các cuộc nghiên cứu khảo sát bảng hỏi và phỏng vấn sâu được thực

hiện với kết quả tốt Qua các cuộc khảo sắt cho thấy vấn để này được sinh viên đặc biệt quan tâm không chỉ với phương diện thông tin giải

trí, sinh hoạt văn hoá mà còn như một nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống học tập, chuẩn bị hành trang vào nghề, vào đời của họ Điều đó không chỉ tạo thuận lợi cho việc khảo sát, đo lường mà quan trọng là

tạo ra niềm hứng khởi như một niềm động viên lớn, động lực giúp

chúng tôi vượt qua những khó khăn trong công việc

- Bên cạnh đó, các tác giả của đề tài cũng đồng thời là những

người trực tiếp giảng dạy, quản lý trong các trường đại học đã nhiều

năm suy nghĩ, ấp ủ, theo dõi vấn đề này, thường xuyên tiếp cận với

sinh viên, đối tượng khảo sát và nghiên cứu của đề tài Đó là những thuận lợi rất cơ bản cho việc thực hiện các phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là sử dụng nhóm các phương pháp nghiên cứu công cụ như:

điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát, thảo luận nhóm, hội

thảo

2.3 Những khó khăn

- ở Việt Nam chúng ta, lý thuyết về điều kiện tiếp nhận sản

phẩm báo chí là vấn để chưa được đề cập nhiều trong lý thuyết truyền thông nói chung và khoa học báo chí nói riêng TÑgay-trong chương trình đào tạo cử nhân báo chí, môn Lý thuyết truyền thông lần đầu tiên được đưa vào giang dạy mới từ năm I999 (đây là môn học đầu tiên và duy nhất có trong chương trình đại học ở nước ta, tính đến thời điểm

Trang 12

trình cải tiến năm 2004 này Những môn học mới này do mới triển

khai, chưa được nghiên cứu, đào sâu như mong muốn Do đó các tác giả cũng gặp phải một số khó khăn về tài liệu nghiên cứu để xây dựng

khung lý thuyết về vấn dé này

- Day là một để tài nghiên cứu ứng dụng, tiến hành điều tra khảo sát ở

hàng chục trường đại học, thu thập và xử lý một khối lượng lớn những số liệu bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, lại được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nên có những khó khăn nhất định trong việc thực hiện đúng tiến độ

- Sinh viên là nhóm công chúng được quan tâm từ nhiều phương

diện, đông thời thực trạng về điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí cuả nhóm này cũng phụ thuộc vào nhiều phía (nhà trường, gia đình, xã hội, bản thân sinh viên), nên các tác giả cũng gặp không ít khó khăn trong

ˆ quá trình phân tích, đánh giá các kết quả khảo sát cũng như tìm kiếm

cácgiải pháp kiến nghị cụ thể

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu và khảo sát thực trạng điều kiện tiếp nhận sản phẩm

báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, internet) của sinh viên các

trường đại học khu vực Hà Nội; Phân tích những ưu điểm và hạn chế, những rào cản, những nguyên nhân, trên cơ sở đó tìm kiếm những giải pháp kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả tát động của báo chí trong việc giáo

dục tư tưởng, lý tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học toàn diện nói chung đối với nhóm công chúng sinh viên hiện nay, góp phần tích cực vào việc xây đựng đội quân hậu bị của Đảng, xây dựng Đảng nói chung

Trang 13

- Tổng quan về hoạt động tiếp nhận sản phẩm báo chí (SPBC) của

sinh viên hiện nay, mối quan hệ giữa nhu cầu- điều kiện tiếp nhận và hiệu quả tiếp nhận SPBC của nhóm công chúng sinh viên

- Nghiên cứu, mô tả thực trạng điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên Hà Nội

-_ Phân tích những ưu điểm và hạn chế, những rào cản của quá trình tiếp nhận SPBC

- Từ thực tiễn (qua khảo sát các cơ sở giáo đục đào tạo và các đối

tượng liên quan), phân tích kết quả khảo sát, để xuất các giải pháp nhằm

cải thiện điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí cho sinh viên, làm cho

báo chí ngày càng đi sâu có hiệu quả đối với nhóm công chúng đặc biệt này

4 Đối tượng và phạm vỉ khảo sát

4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu về điêu kiện tiếp nhận các sản phẩm báo chí của sinh viên các trường đại học khu vực Hà Nội Điều kiện, xét toàn điện bao gồm cả điều kiện vật thể và phi

vật thể như tâm lý tiếp nhận Như vậy, cấp độ thứ nhất có thể thấy là điều

kiện vật thể như các sản phẩm báo chí có đủ không, có đến được với sinh viên không; cấp độ thứ hai là các sản phẩm ấy có thoả mãn được nhu cầu tâm lý của nhóm công chúng không Do điều kiện chủ quan và khách

quan chưa cho phép nên đề tài mới chỉ chủ yếu tập trung tiếp cận nghiên

cứu cấp độ thứ nhất Ở cấp độ này, đối tượng nghiên cứu được mở rộng,

không chỉ sinh viên mà quan trọng là những yếu tố liên quan đến sinh viên, môi trường giáo dục đại học

4.2 Phạm vi nghiên cứu và khảo sát của đề tài: Hà Nội là thủ đõ, trung tâm văn hoá, chính trị, tư tưởng của cả nước, là nơi tập trung của

Trang 14

phạm vi địa bàn tập trung tiêue biểu, mẫu điển hình nhất để điều tra,

khảo sát thu thập thông tin

—_

Mẫu điều tra được chọn xác định, gồm 1000 sinh viên Tổng số

phiếu phát ra là 1000 phiếu, thu về 987 (đạt 98,7%), được chọn theo cách

lấy mẫu điển hình tại 10 trường đại học và cao đẳng sau:

1 Phân viện Báo chí và Tuyên truyền : phát ra 100, thu về 100 (đạt 10,1% tổng số phiếu thu về từ 10 trường)

2 Đại học Sư phạm : Phát ra 100, thu về 100 phiếu (đạt 10,1% tổng số phiếu thu về từ 10 trường)

3 Đại học Kinh tế Quốc dân: Phát ra 100 phiếu, thu về 99 (đạt

10% tổng số phiếu thu về từ 10 trường )

4 Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn: Phát ra 100 phiếu, thu về

99 (đạt 10% tổng số phiếu thu về từ 10 trường)

5 Đại học Bách Khoa: Phát ra 100 phiếu, thu về 99 (đạt 10% tổng số phiếu thu về từ 10 trường)

6 Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo TƯ : Phát ra 100 phiếu, thu về 100

(đạt 10,1% tổng số phiếu thu về từ 10 trường)

7 Dai hoc Dan lap Phương Đông: Phát ra 100 phiếu, thụ về 92 (đạt

9,3% tổng số phiếu thu về từ 10 trường) "

8 Đại học Thương Mại: Phát ra 100 phiếu, thu về 100 (đạt 10,1%

tổng số phiếu thu về từ 10 trường)

9 Đại học Y : Phát ra 100 phiếu, thu về 98 (đạt 9,9% tổng số phiếu thu về từ 10 trường)

10 Đại học Xây Dựng: Phát ra 100 phiếu, thu về 100 (đạt 10,1% tổng số phiếu thu về từ 10 trường)

Trang 15

sản phẩm báo chí của sinh viên tại 10 trường đại học và cao đẳng nói

trên cũng thuộc phạm vi khảo sát của đề tài này Các trường đại học- cao đẳng được chọn ngẫu nhiên đại điện cho các khối ngành đào tạo

5, Các phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của việc nghiên cứu dựa trên hệ thống quan

điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng cộng

sản và Nhà nước Việt Nam về báo chí và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội, trong công tác chính trị-tư tưởng, nhất là vai trò của báo chí trong công tác tập hợp, giáo dục thanh niên sinh viên trong tình hình hiện nay Các quan điểm này được thể hiện tập trung trong các văn kiện của Đảng (Các Nghị quyết Đại hội Đảng, các nghị quyết Hội

nghị Ban chấp hành TW, các chỉ thị, Nghị quyết của Ban bí thư TW,

_ Bộ Chính trị, .) và các văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương,

chính sách của Nhà nước ta vẻ quản lý báo chí trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN

5.1 Phương pháp sử dụng các kết quả nghiên cứu liên quan

Nhằm mục dich nghiên cứu cơ sở lý thuyết của vấn đề, chúng tôi

tiến hành nghiên cứu các công trình đi trước, đã đẻ cập đến vấn để nghiên cứu công chúng báo chí, khả năng tác động của báo chí với công chúhng và các nhóm công chúng, vấn đề cơ chế tác “động của báo chí, quá trình tiếp nhận của công chúng báo chí nói chung và nhu cầu, điều kiện của các nhóm công chúng nói riêng Một số kết quả khảo sát của một số công trình nghiên cứu cũng được chúng tôi sử dụng để

minh hoa, so sánh với các kết quả khảơ sát thu được của đề tài này

5.2 Phương pháp sử dụng bảng hỏi anket

Trang 16

thu thập thông tin định lượng, dùng để đo trực tiếp nhóm công chúng

này, từ đó thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu da dé ra

5.3 Phương pháp phông vấn sâu

Chúng tôi đã tiến hành 89 cuộc phỏng vấn sâu với các nhóm đối

tượng sau:

- 49 sinh viên (từ năm thứ nhất đến năm cuối ) thuộc 10 trường đại học trong phạm vi chọn mẫu.Mục đích của các phỏng vấn sâu này

là đo lường ý kiến đánh giá về thực trạng điều kiện tiếp nhận thông tin

báo chí của sinh viên, những mong muốn của họ trong việc cải thiện

điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí

- 8 cán bộ thư viện thuộc 8/10 trường nói trên với mục đích tìm

hiểu cơ sở vật chất, cơ chế phục vụ việc đọc báo và tiếp nhận các loại

hình báo chí khác của thư viện (nếu có); thái độ phục vụ của đội ngũ

cán bộ thư viên các trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội, cũng như

đánh giá của chính cán bộ thư viện về mục đích và thái độ của sinh viên với việc tiếp nhận thông tin báo chí, những ý kiến để xuất của

nhóm đối tượng này về vấn dé đang nghiên cứu

_ 8 cán bộ phòng công tác chính trị tại 8/10 trường đại học nói

trên Mục đích của các cuộc phỏng vấn là tìm hiểu ý kiến đánh giá của nhóm đối tượng này về điều kiện tiếp nhận và về vai trò của báo chí

trong công tác tư tưởng, giáo dục lối sống cho sinh viên; những hoạt động của phòng công tác chính trị cũng như những kiến nghị của họ

nhằm cải thiện điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên các

trường đại học và cao đẳng hiện nay

- 8 cán bộ quần lý ký túc xá tại 8/10 trường đại học và cao đẳng đã nêu Mục đích của các cuộc phỏng vấn sâu này là tìm hiểu ý kiến

Trang 17

túc xá, cũng như những cố gắng của ban quản lý ký túc xá nhằm tăng

cường điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí cho sinh viên nội trú

- 8 cán bộ Đoàn trường thuộc 8/10 trường đại học nói trên Mục đích của các cuộc phỏng vấn là tìm hiểu ý kiến đánh giá của các cán bộ Đoàn trường về vai trò của báo chí trong công tác tư tưởng, giáo dục lối sống cho đoàn viên sinh viên; những hoạt động của Đoàn thanh

niên nhằm cải thiện và khai thác điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí

của sinh viên các trường đại học và cao đẳng hiện nay

- 8 nhà báo (bao gồm Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập, Trưởng

ban biên tập, các phóng viên ) của các tờ báo, tạp chí: Thanh Niên, Tiên Phong, Giáo dục Thời Đại; Ban Biên tập thanh thiếu nhị Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt nam Mục đích của các phỏng vấn sâu này là tìm hiểu khả năng tiếp cận nhóm đối tượng sinh _ viên của các sản phẩm báo chí dành cho thanh niên nói riêng và báo

chí nói chung và tìm hiểu mức độ quan tâm tới điều kiện tiếp nhận của

các chủ thể truyền thông đối với nhóm công chúng của mình

5.4 Phương pháp hội thảo khoa học

Cuối tháng 8/2003, tại Phân viện báo chí và Tuyên truyền, chúng tôi tiến hành tổ chức Hội thảo khoa học, với nÏiều tham luận của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý thuộc Bộ Đại hợc; các trường

đại học, các nhà báo viết cho thanh niên sinh viên và nhiều sinh viên

đến từ các trường đại học: Đại học Xây dựng, Đại học Sư phạm, Phân viện báo chí và Tuyên truyền Có thể nói, đây là cuộc hội thảo thành

công không chỉ vì số lưọng những người tham gia đầy đủ theo thành

phần mời dự, mà quan trọng là mức độ quan tâm của các thành viên dự

hội thảo, về tính thực tế, thực dụng của vấn đẻ nghiên cứu Thông qua hội thảo, các vấn đề lý thuyết về khả năng tác động của thông tin báo

Trang 18

thiện điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên được phân

tích, tranh luận và có nhiêù ý kiến bổ ích, nhiều khuyến nghị cụ thể từ nhiều phương điện khác nhau ˆ 5

5.5 Phương pháp quan sát

Để hỗ trợ cho các phương pháp nêu trên, chúng tôi sử dụng

phương pháp quan sát nhằm mô tả thực trạng về điều kiện vật chất

cũng như một số điều kiện tâm lý- xã hội của sinh viên một số trường đại học và cao đẳng trong phạm vi khảo sát Hệ thống thư viện, ký túc xá, báo bảng, truyền thanh, máy thu thanh, thu hình, phòng đọc nối

mạng internet cho sinh viên là những kết quả quan sát thu được sát

thực về sinh động nhất

Nguyên tắc tổ chức hoạt động nghiên cứu được đưa ra với đề tài

_ này là: sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu công cụ,

nhằm có được các kết quả nghiên cứu định tính và định lượng có độ tin

cậy cao nhất, từ đó thực hiện các nhiệm vụ phân tích, đánh giá hưeớng tới mục tiêu đặt ra

6 Kết cấu của đề tài

Đề tài bao gồm báo cáo tổng quan về kết quả nghiên cứu để tài

và tập kỷ yếu từ hội thảo khoa học được tổ chức trong khuôn khổ đẻ

tài nghiên cứu oe ee

Trang 19

Chương I:

CONG CHUNG SINH VIÊN VÀ VẤN ĐỂ

TIẾP NHẬN SẢN PHẨM BẢO CHÍ CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

1 KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NHÓM CÔNG CHÚNG SINH

VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.1 Khái niệm sinh viên

Sinh viên là khái niệm mở, tuỳ theo quan niệm và điều kiện lịch sử cụ thể, thậm chí theo quy định của luật pháp Chẳng hạn, trước đây, người ta quan niệm sinh viên chỉ ở lứa tuổi thanh niên Ngày nay, cả

xã hội học tập, pháp luật quy định và điều kiện cho phép và bắt buộc

mọi người đều có quyền học tập nên tuổi đời không còn giới hạn cứng cho nhóm đối tượng này Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu để tài nghiên cứu, khái niệm sinh viên được sử dụng trong đề tài này được xác định bởi những dấu hiệu chính sau đây:

Một lò, sinh viên là lớp người đang ở độ tuổi từ 18 đến 30, đang

trưởng thành bằng quá trình học tập chính quy tập trung, nghiên cứu

và rèn luyện nhân cách tai các trường đại học và cao đẳng để sau khi

ra trường có thể lầm việc trong một lĩnh vực xã hội nñất định;

Hai là, sinh viên là tầng lớp có chung một hoạt động ‘co ban có tính đặc thù là học tập có tính chất nghiên cứu, có tính chất nghề nghiệp chuyên sâu để có thể trở thành một tầng lớp tri thức mới- tầng lớp trí thức trong xã hội tương lai gần;

Ba là, sinh viên vừa là bộ phận của nhóm công chúng thanh niên, vừa là bộ phận mà tương lai gần sẽ trở thành bộ phận trí thức nên

Trang 20

thanh niên, vừa phôi thai những đặc điểm của trí thức, và có vị trí kép trong cơ cấu xã hội: vị trí, vai trò của thanh niên và trí thức Như vậy

nét nổi bật trong tâm lý của sinh viên là sự kết hợp cuả đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh niên và đặc điểm của tầng lớp trí thức xã hội trong

tương lai gần

1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên

Ở độ tuổi 18 đến 30, sự phát triển thể chất cho phép sinh viên có

thể đảm nhận được mọi công việc trong hoạt động học tập, lao động và giao tiếp xã hội Sự mạnh mẽ trong và khéo léo trong thao tác hoạt động, phản xạ cơ bắp và sự nhạy bến trong phản xạ của hệ thần kinh

giúp cho sinh viên có khả năng tham gia nhiều dạng hoạt động cả lao

động chân tay, nhất là lao động trí thức, trí tuệ đạt hiệu quả cao Tuy

nhiên, với độ tuổi trên dưới 20, do sự lấn át của các thao tác cơ thể với

cường độ cao (sự hưng phấn cường độ cao của hệ thân kinh cộng với

sức mạnh thể chất đang đà phát triển) nên với sinh vien có biểu hiện hưng phấn nhiều hơn ức chế, dẫn tới đặc điểm tâm lý sôi nổi, nhiệt tình nhưng có pha chút bồng bột, hay bắt chước, dễ bị kích động, lôi kéo và để ngộ nhận của tuổi trẻ

Sinh viên đang ở độ tuổi của giao tiếp xã hội, là tuổi của tình

bạn, tình yêu, chuẩn bị cho một tổ ấm mới-~với cuộc sống gia đình

trong tương lai Đặc điểm tâm lý giới tính thể hiện tập trung ở nhóm tuổi này

Khả năng nhận thức nhanh nhạy, óc sáng tạo và thực tế

Trang 21

cách nhanh chóng, có thể tiếp cận nhanh với các vấn đề từ cụ thể hoặc

phân tán, đến các vấn đề trừu tượng Các quá trình nhận thức như cảm

giác, tri giác, trí nhớ, tư duy,, tưởng tượng đều có tiền để ở mức lý

tưởng cho quá trình nhận thức và sấng tạo trong hoạt động Sự nhạy bén trong cảm giác, hoàn thiện trong các cấp độ tri giác, các thao tác tư duy và khả năng tư duy sáng tạo là những thuận lợi lớn trong quá trình tiếp nhận và sử dụng thông tin báo chí trong cuộc sống của nhóm công chúng sinh viên Và nhờ những đặc tính này, TNSV rất dễ bất nhập, có thể trở thành đối tác quan trọng của báo chí

Nhân cách của sinh viên đang ở giai đoạn hoàn thiện và định hình

Khác với nhóm học sinh phổ thông, sinh viên, do đã có những

kiến thức về xã hội lịch sử, lại chịu sự tác động rõ nét của dư luận xã

: hội ở điện rộng và chiều sâu của môi trường giáo dục đại học, trong đó để cao khả năng tự đánh giá và biểu thị ý kiến cá nhân, nên có cơ hội

nhiều hơn để khẳng định và định hình rõ nét hệ thống thái độ và định

hướng giá trị, từ đó hình thành và củng cố vững chắc thế giới quan,

nhân sinh quan, niềm tin và lý tưởng Sự hình thành, điều chỉnh va

hoàn thiện các thuộc tính của nhân cách diễn ra với tốc độ nhanh, cường độ mạnh, cùng với sự tác động mạnh mẽ, nên có sự phân cực rõ ràng Sinh viên chịu sự tác động bên ngoài một các nhanh nhạy, có

thẩm định (đồng nhất hoá) và điều chỉnh giúp cho quá trình hoàn thiện

nhân cách của sinh viên điễn ra liên tục, có tốc độ cao

Trang 22

cộng với tính bồng bột và lãng mạn của tuổi trẻ có thể gây ra những

hậu quả khôn lường

Các dạng hoạt động cơ bản trong của sinh viên

Trong cuộc sống của sinh viên thời cơ chế thị trường, các hoạt động rất đa đạng Tuy nhiên, có thể nêu ra một số loại hoạt động cơ

bản mà bất cứ sinh vien nào cũng phải tham gia là: học tập có tính chất

nghiên cứu và thực hành nghề nghiệp, lao động, hoạt động giao tiếp (giao tiếp xã hội, giao tiếp trong tình bạn, tình yêu) và hoạt động vui chơi, giải trí Bên cạnh đó, những dạng hoạt động cần kể tới như là

một hoạt động của sinh viên thời kỳ đổi mới là: sinh viên làm thêm để có thu nhập chỉ trả cho những nhu cầu cuộc sống hàng ngày, sinh viên

lao động tình nguyện

Những đặc thù trong các hoạt động của sinh viên là cơ sở quan trọng để chúng ta tiếp cận với vấn đề nhu cầu của sinh viên với báo chí, mối quan hệ nhu cầu- điều kiện và hiệu quả tiếp nhận thông tin báo chí của sinh viên trong giai đoạn hiện nay

Khả năng thích ứng xã hội của sinh viên

Các điều tra về con người Việt Nam trong cơ chế thị trường cho

thấy sinh viên là nhóm có độ thích ứng cao với sự thay đổi về môi

trường sống, sự biến đổi của các yêu cầu xã hội về các vấn đề như việc

làm, sự phát triển tài năng, sự hoà nhập xã hội với các nhóm khác

Sự tự tin, tính độc lập và dám chịu trách nhiệm, tính năng động, vốn kiến thức và vốn sống là những thuận lợi để sinh viên có khả năng thích ứng xã hội ở mức độ cao Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận sinh

viên, tuy không nhiều, do tâm lý hưởng thụ, sống dựa đẫm vào cha mẹ, người thân, lệ thuộc vào đồng tiền nên phát sinh thói ích kỷ, vụ lợi

Những sinh viên này thường sống thiếu trách nhiệm với bản thân và

Trang 23

cao của xã hội về trí tuệ và nhân cách Họ có lối sống, lối nghĩ thực

dụng, trong chờ vào khả năng “biến đổi mọi thứ” của đồng tiền, sai lệch về định hướng giá trị, làm giảm sức sống vốn có của sinh viên,

sống thiếu nghị lực, niềm tin, ý chí, lý tưởng và khả năng hành động vì mục đích Đây là vấn để cần sự quan tâm của các nhà giáo dục, các

đoàn thể trong trường đại học, trong gia đình cũng như của toàn xã hội chúng ta, để có những biện pháp giáo dục kịp thời, nhằm tăng cường sức mạnh nội lực của sinh viên trong cuộc sống hội nhập và phát triển hiện nay

1.3 Mơi trường, hồn cảnh sống của sinh viên trong giai đoạn

hiện nay

Sinh viên là nhóm công chúng có môi trường sống khá đặc thù

Tính đặc thù đó thể hiện ở những khia cạnh sau đây:

- Môi trường chính và gần gũi nhất với sinh viên là môi trường

học đường, môi trường sư phạm

Một hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của sinh viên là hoạt động học tập có tính chất nghiên cứu và thực hành nghề nghiệp Chính Vì vậy, với mọi sinh viên, môi trường sư phạm là môi trường chính và gần gũi nhất, có tác động lớn nhất với nhớm công chúng này Chính vì ảnh hưởng khác nhau của môi trường sư phạm mà có sự khác biệt giữa sinh viên nước này với nước khác, sinh viên ngành này với ngành kia (ví dụ sinh viên các ngành kỹ thuật có sự khác biệt rất rõ với sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên các ngành nghệ thuật ), sinh viên trường nọ và sinh viên trường kia

Môi trường sư phạm là môi trường giáo dục có ảnh hưởng lớn

Trang 24

Sự quan tâm và uy tín của các nhà quản lý, các nhà giáo dục, cơ chế

hoạt động của các nhóm chính thức và không chính thức (Ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ quản lý thư viện, ký túc xá, các khoa và đội ngũ giảng viên, các lớp trong khoa, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Phòng công tác chính trị ) là những yếu tố thuộc môi trường sư

phạm có ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình tiếp nhận cha sinh vién

với các sản phẩm báo chí

_- Không gian sống chủ yếu của sinh viên: giảng đường và nơi cư

tru

Không gian để sinh viên tổ chức mọi hoạt động, trong đó có việc

tiếp ccn và tiếp nhận các sản phẩm truyền thông đại chúng rộng rãi hơn nhiều so với thời kỳ còn là học sinh phổ thông “Tuy nhién, khéng gian sống chủ yếu của họ vẫn điễn ra trong phạm %.giảng đường đại học và nơi cư trú (ký túc xá, nhà trọ, nhà riêng với sinh viên sống gần trường đại học) và sau đó là các mối quan hệ xã hội khác Muốn tác

động một cách tập trung vào hoạt động tiếp nhận sản phẩm báo chí của

sinh viên, cần xem xét cụ thể ở những khu vực quan hệ này -

Tc 20c na loa

Khác với sinh viên thời kỳ bao cấp, chỉ có 2 nhóm sini-viên là ¬

sinh viên nội trú và ngoại trú, sinh viên trong cơ chế thị trường có

thêm nhóm sinh viên ở nhà trọ Đây là nhóm sinh viên có không gian

sống rất đặc thù, đo tính chất tạm thời của môi trường sống tạo nên Nhóm sinh viên này cũng chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong sinh viên

(theo phân tích mẫu điều tra là 37,3%) Ngoài ra, còn xuất hiện nhóm

sinh viên sống tại nhà người quen, tuy không nhiều (8,8%) Điều kiện

sống và điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của các nhóm này cân

có những mô tả cụ thể, bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình

tiếp nhận thông tin báo chí của sinh viên

Trang 25

Do khả năng giao tiếp xã hội phát triển và nhu cầu giao tiếp, đặc biệt giao tiếp trong tình bạn và tình yêu và khát khao hiểu biết, mở rộng quan hệ, thể hiện ở mức độ ngày càng cao trong sinh viên, nên với sinh viên, những không gian mở luôn hấp dẫn nhóm công chúng

này Sinh viên có nhu cầu và luôn cố gắng (trong phạm vi có thể) để

mở rộng không gian sống của mình Nhiều sinh viên đi làm thêm, tham gia các hoạt động xã hội, làm tình nguyện viên, bên cạnh nhu cầu kiếm thêm thu nhập là nhu cầu mở rộng không gian sống và trải

nghiệm xã hội để học hỏi, thể nghiệm và kiểm nghiệm Với các sinh

viên có xu hướng này, nhu cầu sử dụng báo chí và thông tin báo chí thể hiện rõ ràng hơn, và quá trình tiếp nhận thông tin báo chí diễn ra

nhanh hơn, đều hơn và có hiệu quả hơn Cũng có một số sinh viên, do

đầu tư quá nhiều thời gian vào các hoạt động khác, ngoài việc học tập - và nghiên cứu, thực hành nghề nghiệp, chẳng hạn đi làm thêm nên thời gian tiếp cận với thông tin báo chí còn rất ít, từ đó lại không tiếp

nhận được thường xuyên các sản phẩm truyền thông

- Các mối quan hệ chủ đạo của sinh viên và tâm lý lây lan

Các mối quan hệ chủ đạo trong cuộc sống của sinh viên là: mối quan hệ thầy — trò, quan hệ bạn bè và các quan hệ xã hội khác Tính chất của mối quan hệ thày trò, bạn bè của sinh viên khác hẳn so với

thời kỳ là học sinh phổ thông, bởi lẽ sự khác biệt về môi trường sư

phạm đại học và môi trường sư phạm trước đó cùng với những biến đổi tâm-sinh lý lứa tuổi, đồng thời do sự thay đổi về môi trường sống, khả năng độc lập, bình đẳng trong hoạt động giao tiếp của sinh viên quy định Mối quan hệ thầy trò trong trường đại học có tính bình đẳng, tính

trao đổi trong giao tiếp rõ hơn với qaun hệ thầy trò ở trường phổ thông

Trang 26

khác ) Các cầu nối giao lưu bè bạn được thiết lập (Hội đồng hương, kết nghĩa giữa các lớp, các khoa, các trường ) Các nhóm bạn được thành lập, tạo nên môi trường truyền thông đặc thù trong nhóm công chúng sinh viên

Do sự thay đổi tính chất của mối quan hệ thầy- trò và sự mở

rộng của quan hệ bạn bè nên tâm lý lây lan trong nhóm công chúng

sinh viên cũng biến đổi Hiệu ứng lây lan vượt ra khỏi phạm vi tập thể

lớp học, có ảnh hưởng nhanh và mạnh đến việc hình thành dư luận xã

hội nói chung và lan truyền thông tin từ các sản phẩm báo chí nói

riêng Đây cũng là một đặc thù trong hoạt động tiếp nhận của nhóm công chúng sinh viên hiện nay

2 ANH HUGNG CỦA BẢO CHÍ VỚI SINH VIÊN

2.1 Vai trò của báo chí trong tình hình và điều kiện hiện nay - Những chức năng xã hội cơ bản của báo chí

Mỗi hiện tượng xã hội ra đời, phat huy tác dụng trong những điều kiện lịch sử của nó Đối với báo chí, xã hội càng phát triển, trình độ con người càng văn minh thì chức năng xã hội của nó càng được phat huy, khai thác ở mọi bình điện; và đến lượt nó, kích thích sự phát triển xã hội như một động lực thật sự Báo chí ở đây được dung với ý nghĩa khái niệm rộng, bao gồm cả báo in, báo phát thanh và truyền hình, báo mạng iternet Còn khái niệm truyền thông đại chúng còn bao hàm rộng hơn, từ các loại hình báo chí đến sách phổ thông, các ấn phẩm tờ rơi, panô-apphích, băng đĩa, quảng cáo tấm lớn v v Như vậy, trong truyền thông đại chúng, báo chí đóng vai trò như khái nệm trung tâm,

cốt lõi Nó là những kênh truyền thông đại chúng(TTĐC), nhưng có

vai trò quyết định bản chất, khuynh hướng, sức mạnh của TTĐC.Do

Trang 27

diện cho TIDC Cho nên, về mặt khái niệm, thuật ngữ ở mức độ nào

đó, có thể thay thế cho nhau Ở các nước XHCN, trước đây người ta

hay ding thuật ngữ thông tin đại chúng, không dùng khái niệm truyền

thông Ngày nay, hầu tất các nước đều dùng khái niệm truyền thông Đó không chỉ đơn thuần chữ mà khác biệt về nghĩa, về tư duy nhận thức, phương pháp và công nghệ truyền thông

Về vai trò xã hội của báo chí và TTĐC, mặc dù trên lý thuyết còn có

những quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau, nhưng trong thực tế thì hầu như sự khác biệt thu nhỏ tối đa-đó là sử dụng, khai thác báo

chí và TTĐC một cách triệt để vào các mục đích chính trị, kinh tế, văn

hoá-xã hội vì lợi ích của các thế lực, các quốc gia, dân tộc, thậm chí lợi ích của các cá nhân Cho nên, ngày nay, cuộc đấu tranh nhằm chiếm giữ, chỉ phối các kênh TTĐC của các thế lực chính trị là cuộc ˆ đấu tranh không khoan nhượng, gay gắt quyết liệt song hành cùng với cuộc đấu tranh giành và giữ quyền lực chính trị, quyền thông trị xã

hội

Trước đây, báo chí được nhìn nhận, sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực

chính trị-tư tưởng; nó được nhận thức và sử dung như vũ khí sắc bén, xung kích, đi đầu trên mặt trận đấu tranh tư tưởng, giao lưu phát triển

văn hoá Ngày nay, tình hình phát triển, những vấn đề của sự phát triển

xã hội hiện đại đã và đang đặt ra nhiều vấn đề - đa chiểu,đa diện, đa ` chức năng trong hoạt động báo chí truyền thông, buộc chúng ta phải nhận thức nhằm khai thác tốt và ứng xử đúng mới phát huy được hiệu quả và tránh được những hậu quả bất lợi Chức năng xã hội của báo chí và TTĐC cũng ngày càng đa điện hơn

Trước hết là chức năng thông tin Đây là chức năng khởi nguồn

Trang 28

thông tin càng cao, càng đa điện; trong quá trình đáp ứng nhu cầu đó, báo chí do đó càng phát triển nhanh chóng hơn tính chất thông tin báo

chí là nóng hổi, cập nhật, phong phú đa dạng, nhiều chiều và thông tin

bằng sự kiện có thật trong cuộc sống Cho nên, thông tin báo chí cung cấp khách quan hơn, công chúng tiếp nhận phóng khoáng hơn, hấp dẫn hơn Đặc tính thông tin sự kiện này làm cho báo chí “thôi miên” người ta lúc nào không hay, lôi kéo người ta lúc nào không biết Trên

các trang báo, trang web, trên các chương trình phát thanh, truyền

hình, nếu thiếu sự kiện sốt dẻo, sự kiên có ý nghĩa kinh tế-xã hội tức là thiếu thông tin, không hấp dẫn công chúng Do đó, trong quá trinh thực hiện chức năng thông tin, báo chí nên chú ý một số vấn đề có tính

nguyên tắc Thứ nhất, thông tin phải nóng hổi, cập nhật, phải hợp thời; thứ hai, thông tin cần phải phong phú đa đạng, nhiều chiều; thứ ba,

- thông tin phải phù hợp với hệ thống giá trị văn hoá truyền thống, phù

hợp với phát triển và phục vụ sự phát triển; thứ tư, thông tin phải nhằm

vào việc định hướng tư tưởng, nhận thức, định hương hệ giá trị tinh thần, đạo đức, lối sống và định hướng DLXH Định hướng vừa là yêu cầu từ thực tiễn nhận thức của công chúng, vừa là đòi hỏi của công tác chính trị- tư tưởng

Thứ hai là chức năng tư tưởng, tức là chủ yếu nhằm vào việc phổ biến giáo dục hệ tư tưởng, làm cho hệ tư tưởng, lý tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị chiếm lĩnh trong tuyệt đại bộ phận đời sống tỉnh thần của nhân dân, nhưng trước hết và quan trọng nhất là giáo dục lý tưởng cho thanh niên, sinh viên-lớp người kế tục sự nghiệp của Đẳng

và nhân dân ta, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, thanh niên là rường

cột của nước nhà Trong đIñũu kện kinh tế thị trường, vấn dé giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên sinh viên càng có ý nghĩa đặc biệt

Trang 29

một phần quan trọng là thông qua báo chí Hiện nay, các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam đã và đang sử dụng báo chí, các văn hoá phẩm như một công cụ lợi hại-gách, báo, nhất là hơn 40 đài phát thanh chĩa sóng vào nước ta Thông qua các phương tiện này, chúng muốn

từng bước thay đổi quan niệm hệ giá trị tỉnh thần nền tảng trong giới thanh niên, sinh viên, từ lối sống, đạo đức, thẩm mỹ, nhu cầu đến tu

tưởng, lý tưởng ; thứ ba, là chức năng khai sáng, giải trí Chức năng này chủ yếu tập trung giáo dục đạo đức, lối sống, kinh nghiệm sống, kỹ năng sống cho lớp trẻ, từ ý thức tự lực tự cường, ý chí và lòng tự hào dân tộc đến động viên kích thích năng lực sáng tạo, giám nghĩ giám làm, ý thức cộng đồng, trách nhiệm xã hội đến văn hoá giao tiếp, cách thức ứng xử, nên nếp gia đình ; tạo sân chơi giải trí

văn hoá cho lớp trẻ nói riêng và cộng đồng nói chung Thứ tư là chức năng giám sát xã hội Trên cơ sở tổng kết thực tiễn báo chí trong

nước và kinh nghiệm báo chí nước ngoai, lần đầu tiên trong văn kiện

chính thức của mình-Nghị quyết TW 6 (lần hai, khoá VIIID), Dang cong

sản VN đã chính thức khẳng định vai trò giám sát xã hội của báo chí và TTĐC, coi đó là một trong bốn kênh giám sát quan trọng Nói báo

chí tham gia giám sát xã hội tức là giám sát bằng DLXH, bằng tai mắt

của nhân dân; như vậy, trên thực tế Đảng CSVN mở rộng và phát huy

dân chủ thông qua kênh truyền thông đại chúng Sử dụng báo chí như

một kênh giám sát quan trọng, TNSV sẽ có thêm một công cụ hữu ích để phát huy sức mạnh, trí tuệ trong việc tham gia xây đựng đất nước

bằng tất cả nghị lực, nhiệt huyết của mình Mặt khác, báo chí như một

trường học tổng hợp, đa năng của sinh viên trong giai đoạn chuẩn bị

Trang 30

chí còn là nơi giáo dục kinh nghiệm và kỹ năng sống cho lớp trẻ khi

họ sống độc lập, tự lo toan, xử lý mọi vấn để có thể xẩy ra; báo chí cũng là sân chơi thử sức sáng tạo, phát huy trí tuệ, rèn luyện phong

cách, bản lĩnh cho sinh viên, là người bạn tâm tình khuyên bảo điều

hay lẽ phải về những điều mà nhà trường hay bố mẹ khó có thể can

thiệp hoặc can thiệp kém hiệu quả-chức năng tư vấn tình cảm, điều hoà tâm lý, V V

Trong thế giới hiện đại, báo chí và TTĐC ngày càng phát huy tính “hai mặt của nó-rất có lợi và cũng rất tai hại

Thế giới bứt khỏi cuộc chiến tranh lạnh, tư hai cực của hai hệ thống (XHCN và TBCN) chuyển thành đa cực trong xu thế Mỹ muốn kéo về

đơn cực với chủ mưu chỉ phối, thống trị thế giới Chiến lược điễn biến hoà bình ngày càng lộ rõ bản chất, âm mưu chống phá không chỉ các

_ nước XHCN mà là các nước không theo Mỹ, không phục tùng Mỹ Chiến lược điễn biến hoà bình đã và đang được khai triển đưới mọi hình thức, trên các mặt trận từ kinh tế đến văn hoá-xã hội, từ chính trị, ngoại giao đến mọi hình thức có thể; nhằm vào mọi đối tượng, trong đó chủ yếu và trước hết tập trung vào thanh-thiếu niên, trước hết là sinh viên-lớp trẻ sống tập trung, có trình độ và nhạy cảm về nhận thức cái mới, cái lạ Nhằm vào nhóm đối tương thanh niên sinh viên, chúng thông qua nhiều

kênh tác động nhưng trước tiên là báo chí, nhất là các sản phẩm in ấn, các chương trình truyền hình, quảng cáo, phim truyện truyền hình, phim video, băng đĩa

Tồn cầu hố như cơn lốc, dòng thác cuốn theo tất cả-điều tốt lành, cơ hội phát triển cũng như những rác rưởi, những ô nhiễm bệnh tật, những thách thức và nguy cơ Tồn cầu hố diễn ra càng nhanh chóng, mạnh mẽ

và toàn diện trên các phương tiện TTĐC Trong điều kiện hiện nay, thực

Trang 31

trên truyền hình có thể đánh đổi nhiều bài đạo đức được giảng dạy công phu trên giảng đường Chúng ta suy nghĩ gì khi trên sóng nhiều đài

truyền hình suốt ngày chiếu phim nước ngoài, hoặc phim ngoại chiếu “giờ vàng” lo thu quảng cáo để “bù đắp ”các khoản kinh phí ? Rồi hàng

loạt chế bản quảng cáo được đăng tải, phát sóng nhiều khi thiếu sàng lọc,

và các chương trình, các thông điệp, các tài trợ, Rõ ràng với công nghệ

truyền thông hiện nay, các phương tiện TTĐC có thể nhanh chóng biến một sự kiện ở góc phố, làng quê thành sự kiện và vấn đề toàn cầu; ngược

hại, nó có thể ngay lập tức đưa các sự kiện và vấn đề trên khắp hành tỉnh về tận góc nhà của mỗi chúng ta Ngày 22 tháng 11 năm 2003, báo Gia đình & xã hội đưa tin thất thiệt rằng ở Quảng Ninh “Chó biến thành người” Ngay ngày hôm ấy, hàng chục trang web của nước ngoài loan lại

tin thất thiệt ấy với tít đậm “Ơ Việt Nam, chó biến thành người” Rồi đầu

- năm 2003, EU trả lại chúng ta hàng chục conternơ tôm đông lạnh xuất

khẩu mà không cần thẩm định, kiểm tra với lý do báo chí VN đã nói nhiều về độ dư kháng sinh trong tôm của chúng ta Ngược lại thời gian năm 1997-1998, khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực diễn ra,

chúng ta “suốt ngày nơm nớp như ngàn cân treo sợi tóc”, “chính phủ đã

bám sát tình hình, cùng với báo chí kiểm soát dư luận, kiểm soát tình

_ hình, đưa đất nước vượt qua hiểm nguy”( lời cố thủ tướng Võ Văn Kiệt)

Trong tình hình hiện nay, thông tin kinh tế gắn liền với an ninh quốc gia,

chư không chỉ an ninh kinh tế nữa Có thể nói rằng ngày nay, khi chúng ta đốc mọi nỗ lực từ ngoại giao, văn hoá, thể thao, để mở mang quan hệ, tìm kiếm thị trường phát triển kinh tế thì báo chí truyền thông không những không đứng ngoài cuộc mà còn xung kích đi đầu thực hiện nhiệm vụ trung tâm này

2.2 Báo chí và khả năng ảnh hưởng đến nhóm công chúng

Trang 32

Báo chí có khả năng tác động đến đại chúng, đến mọi tầng lớp dân cư, trong đó có nhóm công chúng sinh viên Tuy nhiên, mỗi nhóm công chúng lại chịu tác động của báo chí với phạm vi, tính chất, mức độ và hiệu quả khác nhau Trong phần này, chúng tôi phân tích những mặt ảnh hưởng chính của nhóm công chúng này dưới tác động của báo chí

- Báo chí là cầu nối hữu hiệu để sinh viên tiếp xúc và cập nhật thông tin với thế giới xung quanh

Báo chí với nguồn thông tin cập nhật, da dạng, phong phú, có lẽ là phương tiện hữu ích nhất, bên cạnh các nguồn thông tin qua giao tiếp trực tiếp, giúp sinh viên nắm bắt thông tin về thế giới xung quanh

một cách nhanh chóng, nhiều chiều Nhờ có báo chí, không gian sống

của sinh viên được mở rộng Nhiều sinh viên cảm giác như bị cách ly với thế giới bên ngồi khi “đói” thơng tin báo chí Nhờ có báo chí, trường đại học được nối với guồng sống của địa phương, của quốc gia và hoà mình vào đồng chảy thông tin của nhân loại Và vì thế, một sinh viên của một trường đại học không chỉ sống trong môi trường sư phạm của trường đại học đó mà có thể hoà vào làng văn hố tồn cầu,

đang sống trên xa lộ thông tin hay đang được trải nghiệm về thái độ, đang xem xét hành vi từ những điểm “nóng ” kinh tế, chính trị, xã hội điễn ra trên khắp hành tỉnh

Nhìn chung, các sản phẩm báo chí ở nước ta hiện nay đã đem

đến cho sinh viên nói riêng và toàn xã hội nói chung cái nhìn khá toàn điện và sâu sắc về tình hình cuộc sống, cuộc đấu tranh trên mọi lĩnh: vực xã hội đến cho sinh viên cũng như hình ảnh người sinh viên trong

cơ chế thị trường hiện nay cho mọi tầng lớp cu dan: nếp sống, cách

Trang 33

khó khăn trong cuộc sống, sinh viên và phong trào tình nguyện, sinh viên và tệ nạn xã hội Tất cả ngững thơng tin này, ngồi việc giúp sinh viên nhận thức được những gì xẩy ra xung quanh mình, liên quan đến mình, còn giúp họ có cảm giác được đi cùng thông tin, đi cùng thời đại và cảm thấy mình là người trong cuộc Từ đó giúp sinh viên thêm hào hứng, tự tin tiếp nhận thông tin, hiểu biết hơn và trách nhiệm sống cũng được tăng lên Tính chân thực khi thông tin về cuộc sống sinh viên có ảnh hưởng lớn đến DLXH, thái độ và sự đánh giá của

cộng đồng về nhóm công chúng này Chẳng hạn, có thời kỳ một số báo

nêu lên cuộc sống đằng sau những tấm riđô trong ký túc xá sinh viên đã gây nên những phán xét không cùng chiều, tạo ra những hiệu ứng xã hội tiêu cực và phần nào hạn chế tính tích cực của sinh vên

Tuy nhiên, nếu biết chọn lọc, sinh viên có thể thu được nhiều _ thông tin hữu ích từ báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng Ngược lại, nếu thụ động trong tiếp cận với các phương tiện

truyền thông, sinh viên có thể bị lôi kéo, ru ngủ, thậm chí vô tình đi

ngược lại mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn mỉnh,

bởi diễn biến hoà bình mà nhiều phương tiện truyền thông là công cụ

của các thế lực thù địch, chống phá công cuộc xây dựng CNXH của chúng ta tạo nên

- Báo chí là người định hướng trị thức và tư tưởng cho sinh viên

trong xu hướng toàn cầu hoá

Trong quá trình tồn cầu hố, thơng qua báo chí, các giá trị văn hoá dân tộc được khuếch trương, phát tán ra bên ngoài, giới thiệu với bạn bè trên khắp hành tỉnh về đất nước và con người VN-lòng tự hào đân tộc được nhân lên gấp bội; ngược lại, báo chí cũng là nơi giao lưu, tiếp thu những giá trị văn hoá các dân tộc trên thế giới, góp phần định

Trang 34

22 lần đầu tiên được tổ chức ở nước ta là lòng tự hào dân tộc, niềm tin

và khát vọng chiến thắng ở lớp trẻ được khơi thức, được thể hiện; thông qua báo chí, lòng tự hào, niềm tin và khát vọng ấy được nhân lên

gấp bội trong hàng chục triệu con người VN, hàng triệu thanh niên

VN Có thể nói khó có bài giảng nào, quyển sách nào lại có thể có tác động giáo dục lòng tự háo, niềm tin và khát vọng chiến thắng mạnh

mẽ đến như vậy, hiệu quả đến như thế

- Báo chí là nguồn trì thức, là nơi giúp sinh viên hình thành kỹ

năng sống để thích nghỉ với nhu cầu của một xã hội phát triển

Với sự cạnh tranh ngày càng mãnh liệt của các sản phẩm báo chí trong cơ chế thị trường hiện nay, báo chí không chỉ đơn giản là phương

tiện truyền thông tin, mà hơn thế nữa, là trị thức, và tri thức cập nhật

về mọi lĩnh vực cuộc sống, mọi lĩnh vực khoa học, mọi ngành nghề _ trên toàn thế giới Những tri thức này, do tính cập nhật, tính “mới” (ví dụ như sự xuất hiện một phần mềm kế toán, phần mềm đồ hoạ mới

trên thị trường ) và khả năng truyền tin nhanh chóng của nó giúp cho

sinh viên có được nguồn tri thức “sống”, mang tính thời đại, để giải quyết các vấn đề có tính thực tiễn một cách hiệu quả

Bên cạnh đó, báo chí còn có khả năng rèn luyện kỹ năng sống

cho con người, thể hiện rất rõ với đối tượng là sinh viên Thông qua

những hướng dẫn cụ thể trên báo chí, thông qua các câu chuyện, các bài phóng sự, những sự việc, những số phận, những chân dung của sự thành công hoặc thất bại được sinh viên tiếp nhận, từ đó, họ có thể “học” được cách sống, cách thể hiện thái độ, cách ứng xử xã hội, cách

điều chỉnh bản thân để bắt kịp với những đòi hỏi mới của xã hội

Chẳng hạn, kỹ năng trả lời phỏng vấn khi xin việc, kỹ năng ứng xử với bạn khác giới có thể đễ dàng hình thành khi sinh viên tiếp nhận thông

Trang 35

- Báo chí là diễn đàn để sinh viên khẳng định vị trí của mình

trong sự phát triển của sự nghiệp cơng nghiệp hố- hiện đại hoá đất

nước

Sinh viên có quyền được thông tin và quyền được bày tỏ ý kiến, _ quan điểm của mình qua báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng Trên thực tế, ở nước ta có những tờ báo, tạo chí dành riêng cho sinh viên, do sinh viên viết, cũng như nhiều sản phẩm báo chí lấy sinh

viên và cuộc sống của sinh viên là chủ để cho các mảng để tài của mình Tuy chưa đồng đều, nhưng ở các tờ báo, tạp chí hay các chương

trình phát thanh truyền hình, đặc biệt là nhóm các sản phẩm báo chí đành cho thanh niên, tiếng nói của sinh viên đã được coi trọng Báo chí muốn tác động sâu rộng đến tang lớp công chúng sỉnh viên, trước hết

hãy là diến đàn để sinh viên được nói, hãy nói tiếng nói của sinh viên,

mô tả cuộc sống của sinh viên và thể hiện nghị lực, ý chí và ước vọng

của sinh viên với toàn xã hội Nhu cầu giao tiếp xã hội và từ khẳng

định trong tâm lý sinh viên đã chứng minh một cách rõ ràng luận điểm

này

- Báo chí là người bạn tâm tình, là phương tiện giải trí lành mạnh cho sinh viên

Hầu hết là những thanh niên sống xa nhà, tách khỏi sự quản lý

giáo dục trực tiếp của gia đình và đến một môi trường giáo dục mới,

một nơi cư trú với hoàn cảnh sống mới, sinh viên, ngoài mối quan hệ

chủ đạo thầy trò và bè bạn, rất cần có nơi để trao đổi tâm tình, để thoả mãn nhu cầu giao tiếp, cuộc sống tình cảm, giải đáp những thắc mắc, tham khảo ý kiến cho những quyết định trong cuốc sống và nghề

nghiệp Nhu cầu có nơi trao đối tâm tình của nhóm đối tượng sinh viên là rất lớn Báo chí, trong thực tế, không biết từ bao giờ đã là người bạn

Trang 36

nhu cầu này, nhiều tờ báo, tạp chí, các chương trình phát thanh, truyền hình đã dành những khoảng đất không nhỏ để giải đáp thắc mắc cho

thanh niên, sinh viên (Ví dụ : Các tờ Tuổi trẻ hạnh phúc, Thế giới phụ

nữ, Chuyên mục Cửa số tình yêu ) Các tiếp cận này của báo chí tạo cảm giác gần gũi cho sinh viên Sinh viên đến với báo chí qua những chuyên mục này một cách tự nhiên, thân tình tựa như đến với những

người thân gần gỗi nhất của họ Tri thức về tự nhiên, xã hội và bản

thân con người cũng được cung cấp khá hiệu quả từ sự “tâm tình”, trao

đổi này

Báo chí còn là một phương tiện giải trí lành mạnh, có ý nghĩa giáo dục cao dành cho sinh viên Bằng những câu chuyện, những tiểu phẩm, những mảng “vui cười” có ý nghĩa giáo dục sâu sắc , sinh viên có địp nhìn nhận lại cuộc sống, phương thức ứng xử, thái độ, hành vi của mình và những người xung quanh, từ đó điều chỉnh thế giới quan,

nhân sinh quan, hình thành lối sống, chuẩn mực đạo đức, niềm tin Tuy nhiên, nếu sinh viên chỉ coi trọng chức năng giải trí của báo chí và các phương tiện truyền thông thì đó là một cảnh báo với các nhà

báo cũng như các cơ quan báo chí, bởi sự yếu kém của các chức năng

khác trong các sản phẩm này Và tạo một sân chơi để sinh viên có thể

giải trí một cách tích cực cũng là một vấn đề đòi hỏi những người làm

báo phải có những kiến thức, những kỹ năng nghề nghiệp nhất định,

được hình thành dựa trên cơ sở sự thấu hiểu nhu cầu và thị hiếu của sinh viên với các sản phẩm báo chí nói chung và thông tin trên báo chí

nói riêng :

3 NHU CAU, DIEU KIEN VA HIEU QUA TIEP NHAN SAN PHAM

BAO CHÍ CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Trang 37

tiếp nhận tới hiệu quả tiếp nhận của công chúng sinh viên với các sản

phẩm báo chí, chúng tôi cho rằng cần phải tìm hiểu những yếu tố có

khả năng tác động đến hiệu quả tiếp nhận của công chúng sinh viên

Có rất nhiều thành tố, yếu tố chi phối hoạt động tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên như: nguồn phát thông tin, kênh, thông điệp,

Tuy nhiên, trong phần này, chúng tôi chỉ chọn ra những yếu tố chủ quan và khách quan tac động trực tiếp đến quá trình tiếp nhận của công chúng sinh viên, coi đó là những nhóm nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thực trạng tiếp nhận của sinh viên với sản phẩm báo chí Đó là các yếu tố : nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của sinh viên,

khả năng kích thích nhu cầu và định hướng tiếp nhận của sản phẩm báo chí của các sản phẩm báo chí và điều kiện tiếp nhận của sinh viên với báo chí Mối quan hệ nhu cầu- các sản phẩm báo chí- điều kiện -_ tiếp nhận và hiệu quả tiếp nhận của sinh viên được xác định thong qua

phần này

3.1 Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của sinh viên

Theo định nghĩa của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Viện thì

“Nhu cầu là điều cần thiết để đảm bảo tồn tại và phát triển, được thoả

mãn thì đễ chịu, thiếu hụt thì khó chịu, căng thẳng, ấm ức ” Có nhiều

cách phân loại nhu cầu Có nhu cầu cá nhân, có nhu câu tập thể; Có

nhu cầu thiết yếu, có nhu cầu thứ yếu, giả tạo; có nhu cầu vật chất, có

nhu cầu tinh thần

Nhu cầu của con người mang tính tự nhiên nhưng có bản chất xã

hội Xã hội ngày càng phát triển thì hệ thống nhu cầu của con người

càng đa dạng, phong phú Nhu cầu là động lực phát triển của cá nhân,

đồng thời thể hiện sự phát triển của xã hội trong một giai đoạn lịch sử

Trang 38

Qua một số công trình nghiên cứu về nhu cầu tiếp nhận sản

phẩm báo chí của sinh viên, (xem mục Lịch sử vấn để trong phần Mở đầu) có thể khái quát về đặc thù trong nhu cầu tiếp nhận sản phẩm báo

chí của sinh viên được thể hiện ở những điểm sau đây:

Thứ nhất là: Nhu cầu tiếp nhận các sản phẩm báo chí của sinh viên là rất lớn và đa dạng

Thứ hai là: Có sự không đồng đều về nhu cầu tiếp nhận sản phẩm báo chí giữa sinh viên các khối ngành, nhưng không có sự chênh lệch vẻ nhu cầu tiếp nhận ở sinh viên các trường đại học và cao đẳng,

giữa trường quốc lập và dân lập

Thứ ba là: Sinh viên có xu hướng thích tiếp nhận thông tin báo

chí qua báo in và truyền hình, đặc biệt là truyền hình

Thứ tư là: Sinh viên thích tiếp nhận các thông tin về chính trị, văn hoá, xã hội và các thông tin liên quan đến ngành học

Có thể thấy rằng nhu cầu tiếp nhận cuả sinh viên với các sản phẩm báo chí là rất lớn, rất phong phú và rất đa dạng Tuy không phải sinh viên nào cũng ý thức được nhu cầu này, cũng như còn không ít sinh viên chưa có động cơ đúng đắn khi tiếp cận với sản phẩm báo chí Đồng thời, thực trạng về nhu cầu tiếp nhận của sinh viên cho thấy những đòi hỏi cấp bách của nhóm đối tượng này với báo chí trong môi

trường giáo duc đại bọc Từ đó, có thể nhận định rằng, muốn tăng

cường hiệu quả tiếp nhận của sinh viên với báo chí, mối quan hệ nhu

cầu- điều kiện tiếp nhận, cần-được xem xét một cách cụ thể

3.2 Điều kiện tiếp nhận của sinh viên với các sẵn phẩm báo chí

- Khái niệm về điêu kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí Thuật ngữ điều kiện thường được dùng để chỉ:

Trang 39

+ Điều nêu ra như một đòi hỏi trước khi thực hiện một việc nào

đó

+ Những gì có thể tác động đến tính chất và sự tồn tại hoặc sự

xảy ra của một cái gì đó

Như vậy, điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí, theo cách hiểu

trên, là tất cả các yếu tố vật chất và tỉnh thần cần phải có, như một đòi

hỏi bắt buộc để quá trình tiếp cận và tiếp nhận sản phẩm báo chí được

thực hiện ở một cá nhân hay một nhóm xã hội nào đó Nó tác động đến tính chất và hiệu quả (có hay không, tốt hay xấu ) của quá trình tiếp

nhận các sản phẩm báo chí của công chúng

Hơn bất cứ một yếu tố nào khác thuộc tâm lý tiếp nhận của công chúng, điều kiện tiếp nhận thể hiện trực tiếp nhất điều kiện kinh tế- xã

hội của con người, tính dân chủ của chế độ xã hội, ý thức và nhu cầu

_ của công chúng đối với các sản phẩm truyền thông Điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí, chính vì vậy cũng mang đặc điểm xã hội lịch sử Còn khái niệm sẩn phẩm báo chí ở đây được hiểu, như trên đã nói tới, là dùng để chỉ tất cả các sản phẩm của các kênh truyền thông đại

chúng như báo in (báo và tạp chí, báo chí phát thanh, báo chí truyền hình, báo mạng internet, tức là sản phẩm báo chí theo nghĩa rộng

- Phân loại điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí

Để tiện cho việc khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi chia điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí, cụ thể là điều kiện tiếp nhận của

sinh viên với các sản phẩm báo chí gồm 2 nhóm chính sau:-

+ Nhóm điều kiện vật chất : Bao gồm cơ sở vật chất và điều kiện

về kinh tế cần có để sinh viên có thể thực hiện được các hành vi đọc

báo, tạp chí, nghe radio, xem truyền hình, tìm thông tin trên mạng

Trang 40

tiếp nhận được các sản phẩm báo chí đều được quy vào nhóm các điều

kiện vật chất

Nhóm điều kiện vật chất thường được kể đến bao gồm: hệ thống

thư viện các trường đại học và cao đẳng và trong cộng đồng, các đài

truyền thanh và phát thanh, số lượng radio mà sinh viên sở hữu, phòng

xem tivi trong trường học, ký túc xá, nhà trọ, phòng đọc nối mạng internet, điều kiện thời gian và thu nhập của sinh viên, chế độ phát báo miễn phí trong các nhà trường, cơ chế quản lý và sử dụng các cơ sở vật

chất trên tại các trường đại học và cao đẳng

+ Nhóm điều kiện tâm lý-xã hội

Bao gồm những điều kiện cụ thể như sau: ý thức, trình độ của sinh viên với việc tiếp nhận các sản phẩm báo chí, môi trường giáo dục _ đại học (mối quan hệ thầy trò, sự hợp tác giữa các sinh viên, tính hiện

đại của nền giáo dục đại học ), môi trường văn hoá- xã hội của khu

vực cư trú, ảnh hưởng của tâm lý dân tộc và tâm lý cộng đồng, ảnh

hưởng bởi môi trường gia đình và những người thân quen, môi trường

nhà trọ và vấn đề tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên

- Tính đa dạng và mặt bằng điêu kiện tiếp nhận sản phẩm báo

chí của sinh viên hiện nay

Trong cơ chế thị trường, sự chênh lệch vẻ điều kiện sống giữa

các khu vực dan cư, càng tầng lớp trong xã-hội là một hiện tượng

không thể tránh khỏi Điều này tạo ra sự đa dạng về điều kiện của các tầng lớp công chúng khi tiếp cận và tiếp nhận vớí các phương tiện truyền thông Sinh viên là nhóm công chúng tập hợp từ nhiều địa

phương trong cả nước, mỗi em lại chịu ảnh hưởng về điều kiện kinh tế và giáo dục khác nhau Ngay cả khi ngồi trên giảng đường trường đại

học, sự chi phối về các điều kiện kinh tế (nhất là kinh tế gia đình) và

Ngày đăng: 26/04/2021, 17:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w