Các yếu tố tác động đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông...14 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...17 CHƯƠNG II.. Một số yếu tố tác động đến nhu cầu chăm
Trang 1`TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
]
HÀ NỘI, NĂM 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các kết quả, số liệu nêu trong khóa luận là trung thực và xuất phát từtình hình thực tế của địa bàn nghiên cứu
Tác giả khóa luận
Lê Thị Hà My
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường trường Đại học Laođộng – Xã hội, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô,đặc biệt là quý thầy cô khoa Công tác xã hội đã truyền đạt cho emnhững kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt thời gian học ởtrường Và trong thời gian thực tập, thực hành em cũng đã có cơ hội ápdụng được những kiến thức học ở trường vào thực tế ở địa bàn thực tập,đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế hơn Cùng với sự nổlực của bản thân, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Từnhững kết quả đạt được này :
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo – TS Đặng Thị LanAnh, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên em trong quátrình làm khóa luận
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các em học sinh, các thầy cô giáo và cáccán bộ đoàn thể tại trường trung học phổ thông Hòn Gai, TP Hạ long,Quảng Ninh đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tạitrường
Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sóttrong cách hiểu, lỗi trình bày Em rất mong nhận được sự đóng góp ýkiến của quý thầy cô để báo cáo tốt nghiệp đạt được kết quả tốt hơn.Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Hà My
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 6
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5 Khách thể nghiên cứu 6
6 Đối tượng nghiên cứu 6
7 Phạm vi nghiên cứu 6
8 Phương pháp nghiên cứu 6
9 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 7
B PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN 8
1.1 Khái niệm chính 8
1.1.1 Khái niệm nhu cầu 8
1.1.2 Khái niệm sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản 8
1.1.3 Khái niệm nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông 10
1.2 Các khái niệm liên quan 10
1.2.1 Khái niệm vị thành niên và học sinh trung học phổ thông 10
1.2.2 Sức khỏe sinh sản vị thành niên 12
1.3 Ý nghĩa của công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh cho học sinh trung học phổ thông 13
1.4 Các yếu tố tác động đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông 14
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 17
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÒN GAI, TP HẠ LONG, QUẢNG NINH 18
Trang 52.1 Khái quát chung về địa bàn điều tra và khách thể nghiên cứu 18
2.1.1 Khái quát chung về trường trung học phổ thông Hòn Gai 18
2.1.2 Khái quát chung về nhóm khách thể nghiên cứu tại trường trung học phổ thông Hòn Gai 19
2.2 Hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông Hòn Gai 21
2.2.1 Hiểu biết về tình yêu và tình dục 21
2.2.2 Hiểu biết về các biện pháp tránh thai 24
2.2.3 Hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục 26
2.3 Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông tại trường trung học phổ thông Hòn Gai , TP Hạ Long, Quảng Ninh 28
2.3.1 Mức độ quan tâm đến sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông 28
2.3.2 Nhu cầu về các kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành .29
niên 29
2.3.3 Nhu cầu về thời điểm được cung cấp kiến thức liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản 33
2.3.4 Nhu cầu về hình thức cung cấp thông tin chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên 35
2.3.5 Nhu cầu thành lập trung tâm chăm sóc, tư vấn về chăm sóc khỏe sinh sản vị thành niên 38
2.4 Một số yếu tố tác động đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trường trung học phổ thông Hòn Gai 42
2.4.1 Yếu tố bản thân học sinh THPT 43
2.4.2 Yếu tố gia đình 44
2.4.3 Yếu tố nhà trường 46
2.4.4 Một số yếu tố khác 47
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 50
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 51
3.1 Kết luận 51
3.2 Giải pháp 53
3.3 Khuyến nghị 55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
PHỤ LỤC 60
Trang 6Quỹ Dân số Liên hợp quốc
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóacủa Liên hợp quốc
Tổ chức Y tế Thế giới
Tổ chức phi chính phủSức khỏe sinh sảnLây truyền qua đường tình dụcQuan hệ tình dục
Trung học phổ thông
Vị thành niên
Trang 7SKSS VTN 39Bảng 2.7 : Một số nội dung cha mẹ chia sẻ về các vấn đề chăm sóc
SKSS VTN với học sinh THPT theo giới tính 45
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ học sinh “đã từng yêu” xét theo khối lớp học 21Biểu đồ 2.2 : Hiểu biết của học sinh THPT về các biện pháp tránh
thai 25Biểu đồ 2.3 : Hiểu biết của học sinh THPT về các bệnh lây truyền
qua đường tình dục 27Biểu đồ 2.4 : Nhu cầu của học sinh THPT về các kiến thức liên
quan đến chăm sóc SKSS 30Biểu đồ 2.5 : Những nội dung chăm sóc SKSS học sinh muốn được
tư vấn tại trường 40Biểu đồ 2.6 Các yếu tố tác động đến nhu cầu chăm sóc SKSS của
học sinh THPT 42
Trang 9A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên đang được xã hộiquan tâm một cánh đặc biệt, nhất là trong điểu kiện đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao, các em đã có điều kiệnđược quan tâm phát triển toàn diện Việc thiếu nhận thức về giới tính vàthiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản dẫn đến quan hệ tình dụcsớm dẫn đến tình trạng có thai ngoài ý muốn ngày càng gia tăng, vànhững hậu quả tai hại của nó là không tránh khỏi Những hiện tượngnạo phá thai, có thai tuổi vị thành niên; việc sinh con của các bà mẹ quátrẻ tuổi, việc kết hôn sớm… xảy ra rất nhiều kéo theo rất nhiều tác hạilớn khác cho bản thân các em và cho gia đình, cho xã hội như: tìnhtrạng bệnh tật, đẻ con dị dạng, sức khoẻ của người mẹ và đứa con yếukém nghiêm trọng, nhất là tốc độ lây lan các bệnh đường tình dục nhưbệnh lậu, bệnh giang mai, nhiễm HIV… và gây nên những tác hại lớn
về kinh tế, xã hội, tâm lý…
Ở Việt Nam ta một số khu vực vẫn còn có tình trạng yếu kém nhậnthức về văn hoá xã hội, về đời sống giới tính và chăm sóc sức khỏe sinhsản Qua tìm hiểu từ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnhQuảng Ninh, được biết, trước đây, tỉnh đã từng thực hiện mô hình “Tưvấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân”, với sự tham gia của 53 trườnghọc trên địa bàn tỉnh nhưng đến năm 2016, mô hình này đã không cònđược triển khai Các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh, các trường học
có cấp trung học cơ sở, THPT trên địa bàn tỉnh hiện tại vẫn rất quantâm tới nội dung này, thông qua nhiều giải pháp, hoạt động thiết thực.Điều này được thể hiện qua số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình tỉnh,vào năm 2016 Hội đã thực hiện truyền thông, tuyên truyền 20 buổi cho3.500 trẻ vị thành niên trong các trường học của tỉnh Đơn cử: TrườngTHPT Quảng Hà, trung học cơ sở và THPT Đường Hoa Cương, Trunghọc cơ sở Tiến Tới (huyện Hải Hà); Trung tâm Hướng nghiệp và Giáodục thường xuyên tỉnh; THPT Tiên Yên; THPT Chuyên Hạ Long Cònvới Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, năm 2016, đơn vịcũng thực hiện 8 buổi ngoại khoá cho 8 trường trung học cơ sở, THPTcủa tỉnh Tuy nhiên chỉ truyền thông, tuyên truyền thôi là chưa đủ khicòn tồn tại những kiểu ăn chơi, sinh hoạt thiếu lành mạnh, những biếntướng không tốt của các loại hình sinh hoạt văn hoá như: karaoke, vũ
Trang 10trường, nhậu nhẹt… phổ biến sẽ gây nên nhiều hậu quả không tốt trongđời sống của thanh thiếu niên và xã hội, các tệ nạn xã hội đang có chiềuhướng phát triển rất phức tạp.
Trước tình hình đó, giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinhsản trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết Nó trở thành một vấn đềcấp bách mà xã hội và các nhà giáo dục cần phải giải quyết Đó là nhucầu của các em và cũng chính là nhu cầu của xã hội hiện đại
Chính vì những lý do trên đã thôi thúc tôi đã lựa chọn nghiên cứu
đề tài “Nhu cầu của học sinh trung học phổ thông về chăm sóc sức
khỏe sinh sản vị thành niên (Nghiên cứu tại trường trung học phổ thông Hòn Gai, TP Hạ Long, Quảng Ninh)” với mong muốn góp phần
lý giải nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiến trong việc chăm sóc sứckhỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Ở thế giới nghiên cứu về sức khỏe vị thành niên có mặt rất sớmnhất là ở các quốc gia phát triển nhưng được gọi với những cái tên khácnhau chẳng hạn sức khỏe vị thành niên hay giới tính tình dục thanhthiếu niên Bắt đầu từ 1986, UNESCO đã đưa ra những yêu cầu về giáodục đời sống gia đình, trong đó có giáo dục giới tính ở các nước thuộckhu vực Châu Á – Thái Bình Dương Tất cả đều thống nhất một quanđiểm về tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc giáo dục về sứckhỏe tình dục, sức khỏe sinh sản cho thế hệ trẻ với mục đích trang bịcho họ những kiến thức cơ bản để có thể làm chủ bản thân, từ đó cónhững phát triển tâm, sinh lý phù hợp với lứa tuổi và với nhận thức của
xã hội [5] Từ sau hội nghị quốc tế về dân số và phát triển ICPD tạiCairo (4/1994) sau khi định nghĩa chính thức về về sức khỏe sinh sảnđược thống nhất phổ biến đến mọi quốc gia trên thế giới và là mối quantâm của toàn xã hội Vấn đề sức khỏe sinh sản được đẩy lên một trình
độ mới Hướng nghiên cứu về SKSS ở các quốc gia nước ngoài thườngtập trung vào các vấn đề cụ thể như nạo phá thai, quan hệ tình dụctrước hôn nhân hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục,
Ở các gia đình ở Mỹ, việc giáo dục sức khỏe tình dục, sức khỏesinh sản dường như được trao đổi công khai hơn Sieving và đồngnghiệp (2006) đưa ra con số, có khoảng 2/3 nữ VTN Mỹ đã trao đổi với
mẹ các nội dung liên quan đến tình dục và biện pháp tránh thai Ở Mỹ,VTN nam và nữ luôn nhận được sự giáo dục về giới tính, về sức khỏe
Trang 11tình dục tại 04 tổ chức: trường học, nhà thờ, trung tâm cộng đồng vàmột số tổ chức khác trước khi họ 18 tuổi Nội dung giáo dục của các tổchức tập trung ở một số chủ đề cơ bản bao gồm: phương pháp phòng,tránh thai; các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục; các biện pháp ngănchặn HIV/AIDS [9] Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, khi con cái vào độ tuổithành niên, người ta làm lễ trưởng thành rất long trọng Nghi lễ đómang tính truyền thống nhưng được cải tiến về nội dung để tăng cườngtính giáo dục đôí với lớp trẻ về sự dậy thì (sinh lý), sự trưởng thành(tâm lý xã hội).
Để đáp ứng các chương trình hành động quốc tế và thực hiệnchiến lược quốc gia về dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản, ở ViệtNam những năm 80 của thế kỉ XX hoạt động giáo dục dân số đã chuyểnsáng giáo dục sức khỏe sinh sản nói chung và sức khỏe sinh sản vịthành niên nói riêng Trong những năm qua đã có nhiều tài liệu, nghiêncứu về vấn đề giới tính, tình dục, ở mọi khía cạnh và mức độ khácnhau Trong đó:
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,
“Giáo dục dân số sức khỏe sinh sản vị thành niên”, là tài liệu tập huấn
Bộ về vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên đã được inhoàn chỉnh Nội dung quyển sách chủ yếu nói về: tuổi vị thành niên,tình bạn, tình dục, bình đẳng giới, tình dục và sinh sản, mang thai vàcác biện pháp tránh thai, cha mẹ và trách nhiệm làm cha mẹ, dân số vàphát triển, chính sách dân số ở Việt Nam, kế hoạch hóa gia đình và sứckhỏe sinh sản…
Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Sinh học 8”, đây là quyển sách sinhhọc dành cho học sinh lớp 8 nội dung sách được biên soạn khá hay khinói về giới tính, cơ quan sinh sản và vệ sinh Tuy nhiên khi đọc sáchsinh học lớp 8 cũ và tái bản có thể nhận thấy nội dung chưa thực sự đầy
đủ Nội dung về giới tính, tình dục được trình bày trong khoảng 20trang giấy để nói về đặc điểm cơ quan sinh dục của nam, nữ, sự thụtinh, cách phòng bệnh lây nhiễm là quá ít Những nội dung như vậy erằng chưa thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của thanh thiếu niên Hơnnữa, thời điểm cuốn sách có đưa vào các vấn đề về giới tính và sinh sảnvẫn hơi muộn so với sự phát triển của lứa tuổi dậy thì hiện nay của họcsinh
Đại học Lao động - Xã hội, 2008, “Giới và phát triển” - đây là tài
Trang 12liệu dành cho sinh viên chuyên ngành công tác xã hội Tài liệu đượcbiên soạn khá công phu, tác phẩm chỉ rõ sự khác nhau về giới tính vàgiới, nhu cầu giới, sự phân công lao động theo giới, nhấn mạnh sự bìnhđẳng giới trong xã hội hiện đại.
Từ năm 1985, những công trình nghiên cứu của các tác giả vềgiới tính, về tình yêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố Cáctác giả Đặng Xuân Hoài, Trần Trọng Thuỷ, Phạm Hoàng Gia, NguyễnThị Đoan, Nguyễn Thị Tho, Bùi Ngọc Oánh, Lê Nguyên, Phạm Ngọc,Minh Đức… đã nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh chi tiết củagiới tính và giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản Đồng thời cũng đặtnền móng cho sự phát triển các nghiên cứu sâu về giới tính, tình dục ởViệt Nam
Trong những năm gần đây, tại các trường đại học cũng có những
công trình nghiên cứu mới về giáo dục giới tính như Nhu cầu giáo dục
sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Trường THPT Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm, Hà Nội) của tác giả Nguyễn
Hoàng Anh, 2007; Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Tây Hồ của tác giả
Trương Thị Kim Hoa, 2007; Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh
trung học phổ thông ở Hòa Bình của tác giả Phạm Thị Lệ Hằng, 2009; Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông
của tác giả Nguyễn Hà Thanh, 2014; Hoạt động hỗ trợ giáo dục giới
tính cho trẻ vị thành niên trên địa bàn Hà Nội hiện nay của tác giả Trần
Minh Thanh Hà, 2016; Mô hình giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên
của hội phụ nữ cơ sở của tác giả Trần Thị Phương Thảo, 2016 Về chăm sóc sức khỏe sinh sản là một số công trình nghiên cứu như Mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên ở tỉnh Bắc Giang từ góc nhìn Công tác xã hội của tác giả Bùi Thị Bích Ngọc, 2014; Vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các em nữ ở độ tuổi vị thành niên và vai trò của công tác xã hội của tác giả Vy Thị Hồng Hạnh, 2014.
Nghiên cứu về nhận thức và hành vi tình dục của thanh niênngười Thái Đen ở Lai Châu cho thấy, các bậc cha mẹ không trao đổivới con cái về tuổi dậy thì, về tình yêu, tình dục Hầu hết những người
mẹ không dạy con cách giữ gìn vệ sinh khi có kinh nguyệt Nhiều emgái đã phải tự tìm hiểu qua chị gái, bạn bè hoặc nhờ xem quảng cáo trêntivi để tự chăm sóc mình [4]
Trang 13Năm 2009, Tiến sĩ Nguyễn Văn Nghị đã có đề tài nghiên cứu
“Nghiên cứu quan niệm, hành vi tình dục và sức khỏe sinh sản ở vịthành niên huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương” Nghiên cứu này có ýnghĩa về lý luận và thực tiễn Nghiên cứu này cho thấy, giao tiếp, traođổi về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cần bắt đầu sớm từ gia đìnhgiúp VTN có thông tin cần thiết, chuẩn bị cho đời sống tình dục đầy đủ
và khỏe mạnh [7]
Tại hội thảo khoa học quốc tế năm 2015 với chủ đề “Công tác xãhội Việt Nam thách thức tính chuyên nghiệp trước nhu cầu hội nhập vàphát triển”, TS Đặng Thị Lan Anh đã trình bày nghiên cứu về “Vai tròcủa nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản vịthành niên” Với đề tài này, TS Đặng Thị Lan Anh đã đi sâu nghiêncứu các đặc điểm tâm sinh lý vị thành niên, vị thành niên và vấn đềchăm sóc sức khỏe sinh sản và vai trò của nhân viên CTXH trong chămsóc sức khỏe sinh sản vị thành niên như: vai trò giáo dục, vai trò thamvấn, vai trò kết nối, biện hộ Bên cạnh đó, TS Đặng Thị Lan Anhcũng đưa ra các kỹ năng cần thiết của người nhân viên CTXH trongviệc chăm sóc SKSS VTN như: kỹ năng chịu trách nhiệm, kỹ năng giaotiếp, kỹ năng phối hợp làm việc, kỹ năng vận động chính sách cộngđồng để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nói chung
và chăm sóc SKSS cho VTN nói riêng để xây dựng xã hội phát triểnbền vững [2]
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu thường tập trung đi sâu vào tìmhiểu thực trạng hiểu biết, nhu cầu về SKSS, thái độ, nhận thức, hành vicủa thanh thiếu niên về các kiến thức sức khỏe sinh sản hoặc mô hìnhchăm sóc sức khỏe sinh sản Những con số được đưa ra nêu trên chothấy vấn đề giáo dục và chăm sóc sức khỏe sinh sản đóng vai trò rấtquan trong trong mục tiêu phát triển con người Việt Nam, mà tập trungvào vị thành niên, chính là thế hệ trẻ, tương lai của đất nước
Sự phát triển của xã hội cũng đồng thời tạo ra những thách thức,đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức SKSS Thanh niên, vị thành niênđược coi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội đã trở thànhnhóm mục tiêu của các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông(IEC) về SKSS ở Việt Nam Đó cũng chính là những cơ sở nghiên cứuquan trọng cho đề tài này cũng như định hướng để tác giả lựa chọn chomình hướng nghiên cứu về nhu cầu của VTN nói chung và của học sinhTHPT Hòn Gai, TP Hạ Long, Quảng Ninh nói riêng về chăm sóc SKSS
Trang 143 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng nhu cầu chăm sóc SKSS VTN của học sinhtrung học phổ thông
- Phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu của học sinh THPT
về chăm sóc SKSS
- Đề xuất một số giải pháp để nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sócSKSS VTN cho học sinh THPT
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về nhu cầu chăm sóc SKSSVTN của học sinh THPT
- Mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng nhu cầu chămsóc SKSS VTN của học sinh THPT;
- Đề xuất các biện pháp, giải pháp, khuyến nghị để nhằm đáp ứngnhu cầu chăm sóc SKSS VTN cho học sinh THPT
5 Khách thể nghiên cứu
- Học sinh THPT ở độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi ở trường THPT HònGai, TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
- Giáo viên trường THPT Hòn Gai
6 Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh THPT
7 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu : Năm học 2016 - 2017
- Địa bàn khảo sát: Trường THPT Hòn Gai, TP Hạ Long, TỉnhQuảng Ninh
- Giới hạn về nội dung:
Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá hiểu biết của học sinhTHPT về một số kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản
Đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinhTHPT
8 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận bao gồm các lý thuyết tâm lý học, tâm lý học
pháp triển với sự các giai đoạn phát triển của con người: lý thuyết xãhội học, công tác xã hội cá nhân, nhóm, lý thuyết nhu cầu của Maslow
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Nhằm thu thập cácthông tin về hiểu biết và nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của học
Trang 15sinh Tại đề tài này, tác giả sẽ điều tra bảng hỏi 80 mẫu là học sinh cáckhối lớp 10, 11, 12 là học sinh trường THPT Hòn Gai trong đó có 40nam và 40 nữ Việc nghiên cứu theo phương pháp định lượng này sẽgiảm bớt được sự ngại ngần, của học sinh khi trả lời về vấn đề chămsóc SKSS VTN Bên cạnh đó, bảng hỏi gồm những câu hỏi đóng/mở/kiểm tra… nhằm thu được lượng thông tin tối đa nhất
Bảng hỏi được thiết kế dựa trên những kiến thức cơ bản về SKSSVTN như: đặc điểm tâm – sinh lý tuổi VTN, kiến thức SKSS VTN vàtham khảo tài liệu trắc nghiệm cho lứa tuổi VTN Các câu hỏi đề cậptrong bảng hỏi bao gồm những kiến thức về hiểu biết trong độ tuổiVTN, SKSS, QHTD, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các biệnpháp phòng tránh thai, các nhu cầu về chăm sóc SKSS…
- Phương pháp phỏng vấn sâu: 5 - 7 giáo viên trong trường THPTHòn Gai nhằm mục đích tìm hiểu những hoạt động của nhà trườngnhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh để đề tài nghiên cứu đi sát nhu cầunguyện vọng thực sự của học sinh hiên nay Phỏng vấn sâu 10 học sinhtrong đó có 5 nam và 5 nữ nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về suynghĩ, quan điểm của các em học sinh THPT về các vấn đề liên quan đếnchăm sóc SKSS VTN
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích các bảng phỏng vấn sâu
và các tài liệu có liên quan cần được sử dụng trong đề tài nghiên cứu
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS để
xử lý và lấy thông tin để thống kê một cách rõ ràng và khoa học cácthông tin đã thu thập được trong quá trình khảo sát
9 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nộidung khóa luận được chia làm 3 phần như sau :
Chương 1 Cơ sở lí luận về nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản vịthành niên
Chương 2 Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niêncủa học sinh THPT tại trường THPT Hòn Gai, TP Hạ Long, Quảng Ninh.Chương 3 Kết luận, giải pháp và khuyến nghị
Trang 16B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC
KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN 1.1 Khái niệm chính
1.1.1 Khái niệm nhu cầu
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm
hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (metaneeds) Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con ngườinhư mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ Những nhucầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con ngườikhông được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại đượcnên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao.Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏicông bằng, an tâm, an toàn, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinhdanh với một cá nhân, Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ýtrước so với những nhu cầu bậc cao
Theo Từ điển xã hội học Oxford : Nhu cầu là cái gì đó được cho
là cần thiết, đặc biệt khi nó được cho là thiết yếu cho sự sinh tồn củacon người, tổ chức hay bất cứ thứ gì khác Khái niệm này được sử dụngrộng rãi trong các khoa học xã hội, với sự chú ý đặc biệt dành cho cái
được gọi là những nhu cầu của con người.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam : Nhu cầu là một hiện tượng
tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của conngười về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Tùy theo trình độnhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có
những nhu cầu khác nhau.
Tuy có nhiều quan điểm được đưa ra nhưng nhìn chung khi đềcập đến khái niệm nhu cầu thì định nghĩa theo từ điển bách khoa ViệtNam đã bám sát vào nội dung mà đề tài đang nghiên cứu Vì vậy ngườinghiên cứu sử dụng khái niệm này trong bài viết
1.1.2 Khái niệm sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa: Sức khoẻ là một trạng
thái hoàn hảo cả về mặt thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật hoặc tàn phế Như vậy có thể thấy, khái niệm sức
Trang 17khoẻ là một khái niệm rộng hơn nhiều so với những quan niệm đơngiản như: sức khoẻ là có một cơ thể cường tráng, sức khoẻ là không ốmđau, sức khoẻ là người lành lặn, không bị tàn phế…
Năm 1994, Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (IDPD) tạiCairio (Ai Cập) đã chính thức công bố khái niệm “sức khỏe sinh sản” vàđược phổ biến đến các quốc gia trên thế giới Tại hội nghị này “sức khỏesinh sản được xem là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hộicủa tất cả những gì liên quan đến hoạt động và chức năng của bộ máy sinhsản chứ không phải là không có bệnh tật hay khuyết tật của bộ máy đó”
Sức khoẻ sinh sản bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó có cả khíacạnh liên quan đến sức khoẻ tình dục Hệ thống sinh sản, chức năngsinh sản và quá trình sinh sản của con người được hình thành, pháttriển, và tồn tại trong suốt cuộc đời Sức khoẻ sinh sản có tầm quantrọng đặc biệt đối với cả nam giới và nữ giới Quá trình sinh sản và tìnhdục là một quá trình tương tác giữa hai cá thể, nó bao hàm sự tựnguyện, tinh thần trách nhiệm và sự bình đẳng
Trong 13 nội dung của SKSS mà Hội nghị Quốc tế về Dân số vàPhát triển đã xác định thì Việt Nam chọn 7 vấn đề ưu tiên đó là:
+ Bình đẳng giới trong chương trình chăm sóc SKSS
+ Bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS
Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này nội dung được đề cập chủyếu là về chăm sóc SKSS VTN
Chiến lược Quốc gia về chăm sóc SKSS, vấn đề SKSS của VTNđược thể hiện thông qua việc giáo dục, tư vấn và chăm sóc SKSS phùhợp với lứa tuổi VTN Trong đó các nội dung cơ bản về SKSS VTNbao gồm :
+ Đặc điểm và dấu hiệu ở tuổi dậy thì
+ Sự phát triển tâm sinh lý tuổi VTN
+ Tình bạn, tình yêu
+ Tình dục lành mạnh, tình dục an toàn
Trang 18+ Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh LTQĐTD
SKSS là một khái niệm mới, thuộc nội hàm của khái niệm sứckhỏe nhưng nó cụ thể hơn, đặc biệt nó có hàm chứa và nhấn mạnh tớimột số khía cạnh về sức khỏe – dân số mới xuất hiện ở xã hội hiện đại.SKSS không đơn thuần là vấn đề sinh sản, duy trì giống nòi mà nó cònbao hàm nội dung lớn về tuổi dậy thì, giới tính, bản năng, tính dục và
sự hài hòa, an toàn tình dục, về quyền sinh con và không sinh con,quyền tiếp cận các thông tin xã hội về SKSS và bình đẳng về nghềnghiệp, tuổi, giới, văn hóa, tín ngưỡng và dân tộc trong việc hưởng lợicác dịch vụ xã hội về SKSS
Chăm sóc SKSS là tổng thể các biện pháp kỹ thuật và dịch vụ gópphần nâng cao sức khỏe và hạnh phúc bằng cách phòng ngừa và giảiquyết các vấn đề về sức khỏe sinh sản Nó cũng bao gồm cả sức khỏetình dục với mục đích là đề cao chăm sóc với các mối quan hệ riêng tưchứ không chỉ là việc tư vấn chăm sóc liên quan đến sinh sản và cácbệnh lây qua đường tình dục
1.1.3 Khái niệm nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông
Nhu cầu chăm sóc SKSS là tổng hợp nhiều nhu cầu liên quan đếnphạm trù chăm sóc SKSS tróng đó có: Nhu cầu về cung cấp thông tinchăm sóc sức khỏe sinh sản kịp thời, phù hợp, chính xác; nhu cầu vềcung cấp dịch vụ thân thiện và nhu cầu được cung ứng phương tiệntránh thai cho vị thành niên, các chương trình cho vị thành niên, thanhniên Bên cạnh đó còn là nhu cầu về các mô hình thân thiện, dễ tiếpcận; nhu cầu được cung cấp thông tin và dịch vụ về chăm sóc sức khỏesinh sản
Đó còn là nhu cầu về bổ sung những kiến thức, kỹ năng cụ thểnhư cách từ chối tình dục, cách giữ gìn thân thể, cách thoát hiểm Tùytheo lứa tuổi mà có phương thức, nội dung phù hợp
Tóm lại, nhu cầu chăm sóc SKSS của học sinh THPT là mongmuốn tìm hiểu, tiếp cận các kiến thức về sức khỏe sinh sản cho học sinhphổ thông từ 15 - 18 tuổi, nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết củahọc sinh về chăm sóc SKSS
1.2 Các khái niệm liên quan
1.2.1 Khái niệm vị thành niên và học sinh trung học phổ thông
Năm 1998 trong một tuyên bố chung giữa Tổ chức Y tế Thế giới
Trang 19(WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Quỹ Dân số Liênhợp quốc (UNFPA) đã định nghĩa vị thành niên (adolescent) là nhữngngười trong độ tuổi từ 10 - 19 tuổi.
Tuổi vị thành niên được chia làm 3 nhóm tuổi, đó là :
Tại Việt Nam, về mặt luật pháp vị thành niên được xác định trong
độ tuổi từ 10 - 18 tuồi Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: trong pháp
luật hình sự và dân sự, vị thành niên được hiểu là người chưa đủ 18
tuổi Trong Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2015, chương II: Cá nhân,
Mục I, điều 21, khoản 1 nêu rõ: “Người chưa thành niên là người chưa
đủ 18 tuổi”
Do mục đích và nội dung đề tài nghiên cứu trong phạm vi là họcsinh THPT tại Việt Nam nên đề tài tập trung nghiên cứu nhóm tuổi từ
15 – 18 tuổi, thay thế đối tượng nghiên cứu bằng thuật ngữ VTN
Theo từ điển Tiếng Việt học sinh là những người học tập trung ởtrường Trong đề tài nghiên cứu này, khía niệm học sinh THPT là chỉhọc sinh từ 15 - 18 tuổi đây là độ tuổi có nhiều biến đổi mạnh mẽ về cảtâm và sinh lý, có nhiều quan niệm mới và hành động mới
Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT :
Sự phát triển về mặt sinh lý : Cấu tạo và chức năng của hệ thầnkinh đi vào hoàn thiện nên các chức năng như tư duy, ngôn ngữ và cácphẩm chất ý chí có điều kiện phát triển Nhịp độ tăng trưởng về chiềucao và trọng lượng đã chậm lại Sức mạnh, sức bền, sức dẻo dai đã tăngcường, cơ thể có sự thay đổi rõ ràng
Sự phát triển về mặt xã hội : Học sinh THPT bước đầu đã nhậnthức được trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xãhội.Phương thức giáo dục của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến tâm lý củalứa tuổi này Ở nhà trường, lứa tuổi này đã tự ý thức được rằng mìnhđang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời nên tự giác cũng tăng lên, có
Trang 20ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn ngành nghề tương lai Ngoài xãhội, hoạt động gia tiếp của lứa tuổi này cũng tăng mạnh, vai trò xã hội
và hứng thú xã hội cũng được mở rộng, các em cũng nhận thức được ýnghĩa cũng như tích cực tham gia các hoạt động xã hội
Sự phát triển nhu cầu : Nhu cầu giao tiếp trong quan hệ bạn bèlớn hơn hẳn so với quan hệ với người lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn Đã
có sự mở rộng phạm vi giao tiếp với các đối tượng khác nhau
Nhu cầu tình cảm : Tình bạn ở lứa tuổi này đã có cơ sở, có lý trí
và bền vững hơn ở lứa tuổi thiếu niên Tình bạn rất bền vững, lí do kếtbạn phong phú Một loại tình cảm rất đặc trưng cũng xuất hiện ở độtuổi này đó là tình yêu nam nữ Trong giai đoạn này ở các em xuất hiệncảm giác mới lạ là sự nhạy cảm về giới và cảm xúc giới tính Các em có
xu hướng hướng đến những đối tượng khác giới và thích họ chú ý đếnmình Điều này khiến các em có ý thức về cơ thể, về giới của mình, cónhững rung cảm khi nghĩ đến người bạn khác giới, các em có thể xaonhãng việc học hành Một số em yêu sớm và khi lý trí chưa đủ khiếncác em có những hành vi không phù hợp chuẩn mực xã hội trong quan
hệ bạn bè, không thể từ chối trong quan hệ tình dục với người mìnhyêu
Sự phát triển nhân cách : Sự phát triển của tự ý thức là một đặcđiểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này Từ sự tự ýthức phát triển thì sự tự đáng giá cũng phát triển, ở lứa tuổi này các em
có xu hướng cường điệu khi đánh giá, hoặc đánh giá thấp cái tích cực,tập chung phê phán cái tiêu cực hoặc đánh giá quá cao bản thân mình
Theo TS Đặng Thị Lan Anh thì VTN là “giai đoạn ngắn, nhưngđánh dấu sự thay đổi nhanh chóng, quan trọng của thể chất, tâm lý và
các mối tương tác xã hội trong cuộc đời con người” [1,42].
Tóm lại ở độ tuổi này đã có vài nét về người lớn nhưng vẫn chưathực sự là người lớn Do đó bản thân gia đình, nhà trường và xã hội cần hỗtrợ để định hướng cho các em có thể phát triển một cách toàn diện nhất
1.2.2 Sức khỏe sinh sản vị thành niên
Theo như khái niệm và nội dung của SKSS thì SKSS VTN là mộtnội dung của SKSS Nói một cách khác, SKSS VTN là những lĩnh vực của SKSS nhưng được ứng dụng phù hợp cho lứa tuổi VTN
Nội dung chính của SKSS VTN bao gồm:
Trang 21- Phát triển tâm – sinh lý và cách chăm sóc sức khỏe bản thân
- Tình yêu – tình dục – tình dục an toàn, có trách nhiệm
- Phòng tránh mang thai – mang thai ngoài ý muốn – nạo phá thai
- Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Phòng tránh xâm hại tình dục
- Không kết hôn sớm (tảo hôn)
Trong phạm vi đề tài này, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu ba nộidung của SKSS VTN bao gồm: phát triển tâm – sinh lý và cách chămsóc sức khỏe bản thân; phòng tránh thai, mang thai ngoài ý muốn vàphá thai; phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục
1.3 Ý nghĩa của công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh cho học sinh trung học phổ thông
Trên thực tế, mặc dù việc giáo dục, tuyên truyền về sức khỏe sinhsản đã có sự cải thiện đáng kể so với trước đây nhưng cụm từ chăm sócSKSS dường như còn khá xa lạ với các đối tượng tiền hôn nhân, trong
đó có trẻ vị thành niên Ở lứa tuổi này, sự hiểu biết về SKSS vẫn cònnhiều bất cập, hạn chế: Các bậc phụ huynh còn khá dè dặt trong việctrao đổi với con em mình về SKSS; trong khi đó, chương trình học phổthông tuy đã có các buổi giáo dục giới tính và chăm sóc SKSS, songviệc giáo dục này mới chỉ mang tính phong trào, đôi khi gượng gạo.Điều này vô hình trung đã đẩy trẻ vị thành niên vào thế phải tự tìmhiểu Nếu không được cung cấp kiến thức đầy đủ sẽ dễ dẫn đến nhiềunguy cơ ảnh hưởng đến đạo đức lối sống, việc học hành, có khả năngảnh hưởng đến cả tương lai sự nghiệp của các em, đến chất lượng dân
số của toàn xã hội
Các em học sinh THPT cần tự trang bị cho mình những kiến thức
cơ bản về sức khoẻ giới tính từ nhiều phương tiện để các em có đầy đủbản lĩnh trước lối sống không lành mạnh của xã hội hiện đại, tránh xađược các tệ nạn xã hội như ma tuý, cơ bạc, rượu chè, hút hít, khôngquan hệ tình dục trước tuổi vị thành niên, không chơi các trò chơi nguyhiểm, không xem văn hoá phẩm đồ trụy Trang bị đầy đủ kiến thức vềchăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ giúp trẻ trưởng thành trong tâm thức về
tư cách giới tính của mình, để các em tự tin, vững vàng khi vào đời Đểtrở thành người công dân có ích cho xã hội thì việc giữ gìn sức khoẻ vịthành niên nhất là đối với các em học sinh THPT là việc làm hết sứcquan trọng và cần thiết
Trang 221.4 Các yếu tố tác động đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông
Sự ảnh hưởng của các yếu tố là sự tác động hai chiều, tích cựchoặc tiêu cực lên một đối tượng, khách thể nào đó
Yếu tố bản thân
Trình độ hiểu biết về chăm sóc SKSS sẽ giúp học sinh THPT ứngphó với các tình huống gặp phải trong cuộc sống và tránh được các hậuquả đáng tiếc Ngược lại nếu thiếu hiểu biết sẽ mang đến những hệ lụylâu dài cho không chỉ bản thân thanh thiếu niên mà cả gia đình, xã hộinhư: mắc các bệnh truyền nhiễm, HIV, nạo phá thai, đơn thân nuôi connhỏ,…
Đối với các em học sinh, mỗi lứa tuổi sẽ có những nhu cầu riêngkhác nhau VTN là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em thành người trưởngthành VTN có đặc điểm tâm sinh lý đặc thù như thích thử nghiệm,thích khám phá năng lực bản thân, năng động, sáng tạo Với những đặcđiểm này các em sẽ muốn tìm hiểu nhiều vấn đề xung quanh trong đó
có chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN Để đáp ứng nhu cầu về giới tínhthì các em nam và các em nữ cũng có những nội dung muốn tìm hiểukhác nhau Trẻ vị thành niên luôn cần được đáp ứng nhu cầu cơ bảngồm môi trường an toàn, thông tin chính xác, kỹ năng sống, được tưvấn và hỗ trợ dịch vụ y tế phù hợp
Yếu tố gia đình
Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người, các giátrị chuẩn mực gia đình, các khuôn mẫu hành vi, trình độ, nghề nghiệpcủa cá nhân sẽ được học hỏi và tác động lên các thành viên khác
Nếu giáo dục gia đình tốt, nếu cha mẹ hiểu biết về vấn đề chămsóc sức khỏe sinh sản và có thể truyền đạt cho con thì sẽ giúp học sinhTHPT có được một nền tảng kiến thức ứng phó với những điều sẽ diễn
ra trong tương lai như: Tâm lý sẵn sàng khi bước vào tuổi dậy thì, tuổiyêu và biết quan hệ tình dục an toàn Nếu một đứa trẻ được ở trong mộtgia đình như thế sẽ có nhu cầu tìm hiểu ít hơn bởi các em đã được bố
mẹ trang bị từ sớm Ngược lại, các em học sinh THPT có thể sẽ cónhiều nhu cầu về chăm sóc SKSS hơn nếu vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu
từ phía gia đình mình
Yếu tố nhà trường
Là môi trường xã hội hóa thứ cấp, là nơi trang bị kiến thức tổnghợp về khoa học, xã hội, giúp các thành viên trong xã hội thực hiện
Trang 23được vai trò một cách thuần thục, bài bản.
Nhu cầu về chăm sóc SKSS sẽ được đáp ứng đầy đủ nếu trongnhà trường các em học sinh THPT được giáo dục tốt, trang bị các kiếnthức về chăm sóc SKSS cần thiết Ngược lại nếu chưa được giáo dụchoặc giáo dục sai lệch làm ảnh hưởng tới sự hiểu biết của các em gây ranhững hiểu lầm sai hoặc tác động làm giảm nhu cầu từ phía các em
Bạn bè cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến học sinhTHPT Ở lứa tuổi này, tâm lý thường là nghe theo lời bạn bè hơn nghelời cha mẹ, thầy cô Bạn bè không tốt có thể rủ rê, lôi kéo vào các hoạtđộng không có lợi Khi nhóm bạn có các hoạt động lành mạnh, chia sẻnhững hiểu biết về sức khỏe sinh sản từ các nguồn thông tin tin cậy sẽgiúp phát triển về giao tiếp, về kỹ năng, hiểu biết kiến thức và tự giảiquyết tình huống cho từng cá nhân trong nhóm bạn đó Khi nhóm bạn
có nhu cầu tìm hiểu cũng sẽ khiến cá nhân học sinh THPT trong nhómbạn có nhu cầu tìm hiểu theo để cùng chia sẻ, tương tác về cùng mộtvấn đề chung
Yếu tố cộng đồng xã hội cũng có nhiều ảnh hưởng đến nhu cầuchăm sóc SKSS của VTN Bởi hầu hết học sinh THPT đều tham giasinh hoạt Đoàn, việc lồng ghép nội dung về sức khỏe sinh sản vị thànhniên vào một số hoạt động Đoàn sẽ dễ đến được với các em, khiến các
em có hứng thú tìm hiểu Hơn nữa, nhiều hoạt động Đoàn sẽ giúp táchcác em ra khỏi nhóm bạn không tốt, giảm những hành vi không lànhmạnh của các em như: nghiện game (trong đó có game sex),… Hội phụ
Trang 24nữ nếu có nhiều hoạt động, chương trình về giáo dục sức khỏe giới tính,tình dục và sinh sản được thực hiện tốt sẽ có tác động hướng tới nhucầu tìm hiểu kiến thức từ các học sinh THPT là nữ Ngược lại, nếukhông thu hút được sự tham gia của các em sẽ khiến các em có hiểubiết không đầy đủ, không đúng và tác động làm giảm nhu cầu chăm sócSKSS VTN Các cơ sở y tế nếu có các chương trình, hoạt động tuyêntruyền của về sức khỏe sinh sản được thực hiện nghiêm túc, triệt để sẽcung cấp lượng kiến thức đầy đủ, khoa học hướng đến cho tất cả cácthành viên trong xã hội trong đó sẽ tác động đến nhu cầu của một nhómthành viên xã hội là vị thành niên.
Trang 25TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Như vậy, trong chương 1 người nghiên cứu đã nêu ra và phântích một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu Đồngthời chỉ ra ý nghĩa của công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng nhưđưa ra phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu chăm sóc sức khỏesinh sản vị thành niên của học sinh THPT
Từ việc phân tích các khái niệm và văn bản có liên quan đến vấn
đề chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh THPT sẽ là
cơ sở cho người nghiên cứu điều tra, phân tích và đánh giá được thựctrạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinhTHPT tại địa bàn nghiên cứu
Trang 26CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÒN GAI,
TP HẠ LONG, QUẢNG NINH
2.1 Khái quát chung về địa bàn điều tra và khách thể nghiên cứu
2.1.1 Khái quát chung về trường trung học phổ thông Hòn Gai
Trường Trung học phổ thông Hòn Gai được thành lập từ năm
1959 Đây là ngôi trường trung học phổ thông đầu tiên của tỉnh QuảngNinh
Khi mới thành lập trường mang tên cấp II - III Hòn Gai Năm học
1965 - 1966, khối cấp III sơ tán vào Giáp khẩu, khối cấp II sơ tán vàoĐại Yên Từ năm học 1966 - 1967, khối cấp II được tách thành trườngriêng Khối cấp III gồm: 2 lớp 8, 2 lớp 9 và 1 lớp 10 hình thành nênTrường cấp III Hòn Gai Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của giặc
Mỹ, trường đã phải sơ tán ở nhiều địa điểm như: Bằng Cả, Giáp Khẩu,Sơn Dương, Công Kêu, Cái Đá Tên trường cũng đã nhiều lần thayđổi: lúc đầu mang tên trường cấp II - III Hòn Gai, Trường phổ thôngtrung học Hồng Gai, Trường Trung học chuyên ban Hồng Gai và đếnnay là trường Trung học phổ thông Hòn Gai
Hiện nay nhà trường có 125 cán bộ, giáo viên 100% giáo viên cótrình độ đại học trở lên Hàng năm thông qua các cuộc thi trường luôn
có những giáo viên giỏi cấp cơ sở và giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp quốcgia Nhiều thầy cô giáo được công nhận là Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở,cấp Tỉnh và Chiến sỹ thi đua Toàn Quốc
Về quy mô lớp học : Hiện nay nhà trường có hơn 1700 học sinh.Nhà trường có 47 lớp học của cấp 2 (chuyên tiếng Pháp) và cấp 3 vớicác khối lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Hàng năm có rất nhiều học sinh thi
và đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố, tỉnh và cấp quốc gia Học sinhsau khi ra trường hầu hết đều đậu vào các trường đại học cao đẳng trên
cả nước
Về cơ sở vật chất : Kết hợp nguồn ngân sách được cấp, đóng gópcủa giáo viên và các nguồn huy động hợp pháp khác, bên cạnh khudành riêng cho cấp trung học cơ sở chuyên Pháp, khu học của học sinhTHPT, nhà trường đã xây dựng thêm khu nhà học chất lượng cao 5 tầng
và Nhà tập Đa năng cho học sinh luyện tập Gần đây nhất vào tháng
Trang 2710/2016 đã xây lại khu phòng học có lịch sử hơn 50 năm (khu 3 tầng)thành khu nhà mới với 5 tầng, trang thiết bị học tập đầy đủ như khuchất lượng cao đã xây trước đó Đến nay, trường đã có trên 70 phònghọc và 8 phòng bộ môn đảm bảo để toàn trường về học một ca Trangthiết bị trong mỗi lớp do học sinh tự quản gồm: 02 máy điều hòa 18.000BTU hai chiều, 01 máy Pojecter, bàn ghế mới, 01 bộ loa trợ giảng, 01máy chiếu Đa vật thể, và cá biệt có phòng học còn được trang bị TV 50inch để phục vụ học tập Lắp đặt camera theo dõi hoạt động chung toàntrường và Internet không dây để khai thác trực tiếp trên lớp, lập trangWeb và Thư viện điện tử của trường Cơ sở vật chất nhà trường đượcđầu tư khang trang xứng tầm với một nhà trường lớn được đông đảo cáctrường trong và ngoài tỉnh đến tham quan học tập.
Trong những năm qua trường THPT Hòn Gai đã và đang đạtnhiều thành tích xuất sắc trong cả học tập và các phong trào Hằng nămnhà trường đều nhận được thành tích xuất sắc trong công tác thể dục thểthao; Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh Quảng Ninh tặng Bằngkhen về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong các năm học;UBND tỉnh Quảng Ninh tặng Cờ thi đua dẫn đầu khối THPT tỉnhQuảng Ninh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ thi đua cho đơn vị dẫnđầu khối THPT toàn quốc; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen Năm
2004, nhà trường được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương laođộng hạng nhất; năm 2010 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huânchương Độc lập hạng ba Nhiều tập thể, cá nhân được Chủ tịch nước,Thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh và các Bộ tặng thưởng Huân chươngLao động, danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc, phong tặng Nhà giáo
ưu tú, Bằng khen Đảng bộ nhà trường nhiều năm liền đạt Đảng bộtrong sạch, vững mạnh, được Thành uỷ Hạ long, Tỉnh uỷ Quảng Ninhbiểu dương và khen thưởng
2.1.2 Khái quát chung về nhóm khách thể nghiên cứu tại trường trung học phổ thông Hòn Gai
Khách thể nghiên cứu được tác giả lựa chọn là 80 học sinh, 5 - 7giáo viên giảng dạy trong hai trường trường THPT Hòn Gai Trong 80học sinh đó có 40 học sinh nam và 40 học sinh nữ bởi tại trường THPTHòn Gai tỷ lệ nam nữ khá cân bằng Có sự khác biệt số lượng học sinhgiữa các khối lớp như lớp 10 là 24 em chiếm tỷ lệ 30%, lớp 11 là 27 emchiếm tỷ lệ 33.8%, lớp 12 chiếm tỷ lệ 36.2% là do số lượng học sinhtrên thực tế cũng có sự khác nhau tương tự Học sinh khối lớp 12 nhiều
Trang 28hơn học sinh khối lớp 11 và nhiều hơn học sinh khối lớp 10
Cụ thể cơ cấu mẫu điều tra như sau :
Bảng 2.1 : Cơ cấu mẫu điều tra
Khối lớp
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng Tỷ lệ %
(Nguồn: theo kết quả điều tra của sinh viên tháng 5/2017)
Ngoài ra trong khi điều tra có khảo sát về nghề nghiệp của phụhuynh học sinh tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu, khả năng tiếp cận củatác giat đề tài nên việc khảo sát phụ huynh được thông qua các câu hỏivới các em học sinh Từ kết quả khảo sát phụ huynh học sinh làm cán
bộ công chức chiếm 28%, giáo viên chiếm 8.8%, dịch vụ/buôn bán là41.9%, công nhân là 12.5%, nông nghiệp 5% và ở tổ chức nước ngoài,
tổ chức phi chính phủ là 3.8% Như vậy, các phụ huynh làm về ngànhdịch vụ/ buôn bán là có tỷ lệ lớn nhất, sau đó đến cán bộ công chức vàcác ngành nghề khác Có sự khác biệt này là do đặc điểm kinh tế vùngmiền tại tỉnh Quảng Ninh nên xu hướng ngành nghề cũng thay đổi có
sự tương ứng phù hợp với địa phương Tuy nhiên có thể thấy theo kếtquả điều tra thì hầu hết các phụ huynh đều là thành phần trí thức và cótrình độ dân trí cao, điều kiện kinh tế ổn định Điều này cũng có thể làmột yếu tố có tác động đến các nhu cầu của con em họ
Trang 292.2 Hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông Hòn Gai
2.2.1 Hiểu biết về tình yêu và tình dục
Mục tiêu của chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên là cungcấp cho các em những kiến thức về sự thay đổi cơ thể ở tuổi dậy thì,các biện pháp phòng tránh thai, hiểu biết về các căn bệnh lây quađường tình dục, các vấn đề xung quanh tình yêu tình dục…
Do các em học sinh THPT đang trong thời kỳ hoàn thiện về mặthình thể và có sự phát triển mạnh mẽ về nhận thức và tình cảm Chính
vì thế các em đã bắt đầu có tình cảm với các bạn khác giới Đó là sựrung động về giới tính và bản thân các bạn cho đó tình yêu Thôngthường tình yêu cũng cần phải có kiến thức nhất định để phòng và tránhnhững vấn đề liên quan đến nó Qua nghiên cứu khảo sát 80 học sinhtrường THPT Hòn Gai tỷ lệ học sinh lớp 10 “đã từng yêu” là 35%, lớp
11 là 37% và đối với lớp 12 là 38%
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ học sinh “đã từng yêu” xét theo khối lớp học
(đơn vị : %)
(Nguồn: theo kết quả điều tra của sinh viên tháng 5/2017)
Nhìn chung, nếu so với tổng số lượng học sinh được khảo sát thì
Trang 30tỷ lệ học sinh trường THPT Hòn Gai “đã từng yêu” ở mức thấp(26,3%) Tuy nhiên, khi xét tỉ mỉ, có thể thấy, tỷ lệ học sinh khối 11 có
tỷ lệ “đã từng yêu” cao nhất (61.1%) trong khi ở khối 12, tỷ lệ này lạiđạt mức thấp nhất (45.8%) Lý giải cho sự chênh lệch trên, ta có thểthấy, trong khi lớp 11 là độ tuổi các em đã học với nhau được mộtkhoảng thời gian, đã có thời tìm hiểu nhau nên tỷ lệ học sinh đang yêu
ở khối lớp 11 đạt mức cao nhất Còn nguyên nhân học sinh khối 12
chiếm tỷ lệ “đã từng yêu” ở mức thấp nhất là do: “Hiện tại, em đang
phải đối mặt với một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời, tất cả mọi người đang chạy đua đến đích là cổng các trường đại học nên em không muốn chuyện yêu đương hay các chuyện khác làm phân tâm đến chuyện học tập” (N.T.T.T, học sinh lớp 12) Đó là đại diện cho ý kiến
của rất nhiều học sinh khối 12 về vấn đề này
Xét theo giới tính, tỷ lệ nữ “đã từng yêu” đạt 47.1% trong khi tỷ
lệ này ở nam là: 65.7% Đây quả là một sự chênh lệch khá rõ rệt 18.6%
“Em thấy nhiều bạn nam thay người yêu liên tục, các bạn yêu cho
có phong trào Thực sự, em không hiểu thứ cảm giác mà các bạn ấy đang có có được gọi là tình yêu hay không nhưng theo em nghĩ, đó chỉ
là rung động nhất thời Con gái chúng em cũng có những bạn như thế nhưng đó chỉ là số ít, em nghĩ mối tình thời học trò rất trong sáng và
nó sẽ đi theo chúng em đến hết cuộc đời nên em rất trân trọng những gì mình đang có” (N.T.T.L – học sinh lớp 12) Đó cũng chính là ý kiến lý
giải cho sự chênh lệch tương đối cao về vấn đề có người yêu giữ nam
và nữ giới Ở tuổi này, các em thích thể hiện mình, thích làm người lớn,thích bằng chúng bạn nên các hành vi của các em cũng thể hiện đượcphần nào những suy nghĩ và con người các em
Tình yêu ở lứa tuổi THPT thường là những tình cảm đẹp đẽ, trongsáng và thơ mộng nhất nhưng mỗi người lại có những quan điểm,những lựa chọn cho việc có nên để nảy sinh tình yêu ở lứa tuổi vị thànhniên hay không
Về quan điểm có nên có tình yêu ở lứa tuổi học trò THPT, có
nhiều ý kiến cho rằng: “Nên có tình yêu ở tuổi học trò THPT nhưng
không nên đi quá “giới hạn cho phép” Nếu làm được điều đó, tình yêu
ở lứa tuổi này sẽ là tình yêu đẹp, là động lực để cả hai cùng nhau học tập và đi đúng hướng đến tương lai.”(N.T.T.H - học sinh lớp 11).
Theo ý kiến của bạn N.V.Q, học sinh lớp 12, “Hiện tại em đang
yêu một bạn học cùng lớp và chúng em đã hứa với nhau sẽ cùng tốt
Trang 31nghiệp và thi đỗ đại học Hiện tại, chúng em vẫn là chỗ dựa tinh thần của nhau, cùng nhau bước qua những khó khan trong cuộc sống và là động lực để cùng nhau hướng đến một tương lai tươi sáng Em nghĩ rằng, tình yêu học trò không có gì là sai cả, nó chỉ sai khi người ta sử dụng nó sai mục đích hay người ta chỉ coi nó như một thứ đồ chơi mà thôi.”
Về quan điểm “không nên có tình yêu ở tuổi học trò”, một bạn
học sinh lớp 10 tâm sự: “không nên có tình yêu ở tuổi học trò, bởi nếu
có, nó sẽ chỉ làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, chẳng mang lại được lợi ích gì cả, thậm chí còn bị gia đình, thầy cô trách mắng”.
Trong 80 mẫu điều tra được hỏi về vấn đề “khi yêu nhau ở độ tuổiVTN có nên QHTD không”, có 75 bạn – tương đương với 93.75% trảlời “hoàn toàn không nên QHTD” và có 5 bạn lựa chọn phương án “cóthể QHTD” với lí do “miễn là không có thai” hoặc “miễn là sẽ lấy
nhau” – tương đương với tỷ lệ là 6.25%.
Nguyên nhân của sự chênh lệch về tỷ lệ phần trăm các quan điểmnhư vậy là bởi nhận thức của các học sinh khác nhau Có sự chênh lệchkhá lớn giữa tỷ lệ các học sinh lựa chọn “khi yêu nhau ở độ tuổi VTNkhông nên QHTD” và “khi yêu nhau ở độ tuổi VTN có nên QHTD”.Vấn đề các bạn quan tâm ở đây chính là quan hệ tình dục nhưng nếuquan hệ tình dục không an toàn và có trách nhiệm thì sẽ để lại rất nhiềuhậu quả khôn lường, và đối với học sinh THPT, nên có tình yêu trongsáng, không vụ lợi, không chỉ để thỏa mãn nhu cầu tình dục, chính vìvậy tỷ lệ các bạn lựa chọn giữa 2 quan điểm này có sự chênh lệch khácao (87.5%) Hơn nữa, với đặc thù tỷ lệ phụ huynh học sinh là nhữngngười chủ yếu làm các ngành nghề có trình độ dân trí cao nên việc họ
đã chia sẻ hoặc giáo dục cho con cái về vấn đề tình yêu và tình dụccũng ở một mức độ tương đối tốt
“Hiện nay, trong số bạn bè cùng trường với em, có thể đã có
những người đã quan hệ tình dục, nhưng theo em đó chỉ là nhất thời đua đòi muốn tìm hiểu cái mới.Việc quan hệ tình dục trước hôn nhân sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập vì quan hệ tình dục rất dễ có thai”
(N.T.H - học sinh lớp 12)
“Em không đồng ý hoàn toàn với quan điểm quan hệ tình dục khi yêu nhau ở lứa tuổi chúng em bởi cái gì cũng có hai mặt, nếu ta biết đến nó và thực hiện có hiểu quả mặt tích cực thì ta cũng không cần phải hối tiếc sau nay Nếu mặt tích cực của QHTD sớm là giúp tình
Trang 32cảm thăng hoa, hạn chế được việc vô sinh ở bạn tình thì mặt tiêu cực của nó là nếu QHTD một cách vô trách nhiệm sẽ dẫn đến việc tỷ lệ nạo phá thai cao, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người nữ hoặc
cả hai” (P.H.Q – học sinh lớp 12).
Với hai quan điểm cụ thể như vậy rõ ràng quan niệm quan hệ tìnhdục khi yêu nhau, trước hôn nhân đang được các em học sinh THPTnhìn nhận thoáng hơn Bởi ở độ tuổi này các em ý thức giới tính củamình khá rõ nét Đó là lý giải tại sao đã có hiện tượng thủ dâm, haymộng tinh…đang xảy ra phổ biến nói lên tính cấp thiết phải được chia
sẻ, giáo dục về chăm sóc sức khỏe sinh sản Tuy nhiên khi ở độ tuổi vịthành niên các bạn chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thầnnên quan hệ tình dục sẽ dễ dàng dẫn đến các nguy cơ như có thai ngoài
ý muốn, lây các căn bệnh qua đường tình dục và ảnh hưởng đến sứckhỏe và tâm lý của các em Do đó cần giáo dục và định hướng đúng đắn
về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các em
2.2.2 Hiểu biết về các biện pháp tránh thai
Một thực tế vẫn đang tồn tại, đó là, ở lứa tuổi VTN việc quan hệtình dục sớm vẫn có thể xảy ra và hậu quả dẫn đến việc mang thai ngoài
ý muốn hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các em VTN
có những biến đổi tâm sinh lý sâu sắc của giai đoạn dậy thì, có khảnăng có nhu cầu QHTD, có khả năng sinh sản Điều này càng trở nêncấp thiết hơn trước thách thức của quá trình hiện đại hóa, làm giảmmức độ kiểm soát của xã hội đối với hành vi riêng tư của cá nhân vàdẫn đến sự gia tăng tình dục trước hôn nhân [8]
Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em năm 2010 cả nước
có 470.000 ca phá thai, trong đó hơn 9.000 ca là vị thành niên Đếnnăm 2015, trong tổng số gần 280.000 ca phá thai thì có khoảng hơn hơn5.500 ca là trẻ vị thành niên Tỷ lệ mang thai vị thành niên nước ta năm
2010 là 3,24%, 2012 là 3,24%; 2013 giảm 3,21%; 2014 2,78% và 2015
là 2,66% Trong hơn 180.000 ca phá thai năm 2015 thì có hơn 5.500 ca
là trẻ vị thành niên Bên cạnh đó, trong tổng số ca đẻ năm 2015 thì cóhơn 42.000 ca là vị thành niên, chiếm hơn 3,5% [10]
Hiện nay đang là thời đại của công nghệ thông tin, thông tin đượcđến với con người bằng nhiều cách, nhất là giới trẻ thì hình thức tiếpnhận thông tin còn rất phong phú VTN được tiếp cận với rất nhiềuthông tin về sức khỏe sinh sản nên các em cũng có thể tự trang bị chomình những kiến thức cơ bản về các biện pháp tránh thai
Trang 33Biểu đồ 2.2 : Hiểu biết của học sinh THPT về các biện pháp tránh
thai
(Nguồn: theo kết quả điều tra của sinh viên tháng 5/2017)
Qua số liệu và biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ học sinh biết đến cácbiện pháp tránh thai phổ biến khá cao tương ứng 95% và 91.3% Cảviệc dùng thuốc tránh thai và sử dụng bao cao su đều là những biệnpháp tránh thai phổ biến hiện nay
Bên cạnh những bạn nhận thức đúng về các biện pháp tránh thaithì tỷ lệ các bạn nhận thức sai về các biện pháp tránh thai vẫn còn cao,
cụ thể như tỷ lệ các bạn chọn biện pháp tránh thai là “hút thai” là33.8% và “nạo thai’ là 43.8% Đây thực chất không phải là biện pháptránh thai mà là các biện pháp đình sản Nguyên nhân của việc nhậnthức sai như vậy là do học sinh lầm tưởng nạo, hút thai là một biệnpháp tránh thai bởi vì đó là một cách làm cho người phụ nữ “không có
em bé” nhưng trên thực tế, đó là cách để xử lí hậu quả khi không maymang bầu Các kênh phương tiện thông tin đại chúng ngập tràn cácthông tin về bao cao su, thuốc tránh thai, nạo phá thai… làm học sinh
dễ gặp phải thông tin dẫn đến hiểu sai vấn đề hoặc lầm tưởng Bên cạnh
đó các em vẫn chưa phân biệt rõ được khái niệm nạo và hút thai nêncòn phân vân giữa hai biện pháp, hậu quả của hai hình thức này là rấtlớn đến tâm lý và sức khỏe phụ nữ Bởi nguy cơ bị viêm nhiễm, bị ảnhhưởng đến chức năng sinh sản sau này, tâm lý hoang mang, lo sợ… đặc
Bao cao su Xuất tinh
ngoài âm đạoTất cả các biện pháp trên
Hiểu biết của học sinh THPT về các
biện pháp tránh thai
Biện Pháp tránh thai
Trang 34biệt là ở độ tuổi học sinh các em còn phải đến trường Đối với xuất tinhngoài âm đạo thì hiệu quả của biện pháp này không cao nên việc giáodục và tuyên truyền ít đề cập đến
Việc các em học sinh THPT hiểu biết về các biện pháp tránh thairất quan trọng bởi điều đó ảnh hưởng đến việc chúng ta có thể ngănchặn và giảm thiểu sự mang thai ngoài ý muốn và tình trạng nạp pháthai bừa bãi gây hậu quả nghiêm trọng đến lứa tuổi VTN
2.2.3 Hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì bệnh lây
truyền qua đường tình dục còn gọi là bệnh hoa liễu, hay nhiễm trùnglây qua đường tình dục là bệnh có xác suất truyền từ người sang ngườithông qua các hành vi tình dục, bao gồm cả giao hợp âm đạo, quan hệtình dục bằng miệng hay hậu môn Có khoảng hai 20 loại bệnhLTQĐTD (bệnh STDs) Trong các bệnh này, một số có thể lây quađường khác như đường máu, mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho con
bú, nhưng tình dục là đường lây chủ yếu Khi mắc bệnh LTQĐTD cóthể làm tổn thương tới những phần nằm bên trong cơ thể của cơ quansinh sản của cả nam và nữ, do các biến chứng của bệnh gây ra nhữnghậu quả nghiêm trọng như: Vô sinh (không còn sinh con được nữa ), lâytruyền sang con (khi người phụ nữ có thai), hoặc có thể dẫn đến tửvong (HIV/AIDS; viêm gan vi rut B,C…) điều này gây ảnh hưởng đếnsức khỏe, tính mạng của người nhiễm bệnh đồng thời nó còn gây nhữnghậu quả nghiêm trọng về mặt kinh tế, xã hội và gia đình
Theo WHO thì mỗi năm có khoảng 250 triệu người bị mắc các
bệnh LTQĐTD trong đó người ở độ tuổi sinh sản chiếm 10% Tại ViệtNam, theo ước tính có khoảng 800.000 đến 1.000.000 người mắc bệnhmỗi năm, trong đó VTN và thanh niên chiếm khoảng 40% [13] Điềutra ban đầu RHIYA 2004 (Chương trình sáng kiến SKSS thanh niên và
vị thành niên châu Á - Việt Nam) cho thấy 22,9% thanh niên 15 - 24tuổi “không biết” bất cứ một bệnh LTQĐTD nào Tỷ lệ này ở nam caohơn nhiều so với nữ (29% và 16,9%) Đặc biệt, 1/3 số nam thanh niên15-19 tuổi không hề biết tên của bất cứ một bệnh LTQĐTD nào Tỷ lệthanh niên không biết đến các bệnh này ở khu vực nông thôn còn lêntới trên 40% Bệnh LTQĐTD được thanh niên biết đến chủ yếu chỉ cólậu (65,3%) và giang mai (71,8%) Một loại bệnh khá phổ biến là nấm(Chlamydia) chỉ được rất ít thanh niên biết tới (9,7%) [11]
Trang 35Biểu đồ 2.3 : Hiểu biết của học sinh THPT về các bệnh
lây truyền qua đường tình dục
(Nguồn: theo kết quả điều tra của sinh viên tháng 5/2017)
Qua biểu đồ trên ta thấy các em học sinh trường THPT Hòn Gaibiết các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục như sau: đa phần các
em biết bệnh HIV/AIDS (70%) là bệnh lây truyền qua đường tình dụcphổ biến và hết sức nguy hiểm hiện nay hầu như mọi người đều biết.Tuy nhiên những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục hiện nay córất nhiều (có đến 20 bệnh lây qua đường tình dục, trước đây người tagọi nó là bệnh phong tình hay bệnh hoa liễu) Những căn bệnh cũnglây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục,sùi mào gà và viêm gan B thì có tỉ lệ được biết đến gần như nhau(32.5%, 30%, 33.8%, 41.3%, 47.5%) Bệnh hạ cam không được biếtđến nhiều (17.5%) trong khi căn bệnh này cũng rất nguy hiểm và lâylan nhanh qua quan hệ tình dục Như vậy việc giáo dục và nâng caokiến thức về các bệnh lây qua đường tình dục rất cần thiết
Như vậy qua khảo sát trên có thể thấy bản thân các em học sinhTHPT đã có những hiểu biết nhất định về những vấn đề liên quan đếnchăm sóc SKSS nói chung, đưa ra những quan điểm cuả bản thân vềnhững vấn đề liên quan đến chăm sóc SKSS như tình dục, quan niệm về
Hiểu biết của học sinh THPT về các bệnh
lây qua đường tình dục
các bệnh lây qua đường tình dục (đơn vị %)
Trang 36tình yêu Đa số các em học sinh cũng đã có kiến thức cơ bản về nhưbiện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục Tuynhiên những kiến thức của các em còn chưa chính xác, chưa đầy đủ sẽlàm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh LTQĐTD với các em nên rất cần có
sự quan tâm giáo dục của gia đình nhà trường, xã hội trong việc giáodục về chăm sóc SKSS
Ở lứa tuổi VTN, các em học sinh, đặc biệt là học sinh THPT đangtrong thời kỳ có nhu cầu tìm hiểu và khám phá cao nhất nắm bắt đượctâm lý này, chúng ta cần có định hướng, chia sẻ các kiến thức và kinhnghiệm cho trẻ sao cho kiến thức của các em được chính xác, hoànthiện và đảm bảo cho các nhu cầu mà các em mong muốn được đáp ứngđầy đủ
2.3 Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông tại trường trung học phổ thông Hòn Gai , TP
Hạ Long, Quảng Ninh
2.3.1 Mức độ quan tâm đến sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông
Xã hội ngày càng pháp triển, rất nhiều trào lưu mới ảnh hưởngđến cuộc sống của trẻ vị thành niên Do đó các em cần có những sựhiểu biết nhất định và cần thiết để có thể sống lành mạnh, tránh đượcnhững vấp ngã, hay những sai lầm khi không được trang bị kiến thức vềchăm sóc sức khỏe sinh sản
Bảng 2.2 : Mức độ quan tâm đến chăm sóc SKSS VTN đối với học sinh
THPT phân theo khối lớp học
Tỷ lệ
%
Số lượng
(Nguồn : theo kết quả điều tra của sinh viên tháng 5/2017)
Qua bảng 2.2 có thể nhận thấy hầu hết học sinh THPT trong mẫuđiều tra đều quan tâm và nhận thấy những kiến thức về chăm sóc sức
Trang 37khỏe sinh sản đóng vai trò quan trọng với các bạn Tỷ lệ mức độ quantâm tăng dần theo từng khối lớp và trong ba khối lớp thì khối lớp 12 có
tỷ lệ học sinh có quan tâm đến các kiến thức chăm sóc SKSS lớn nhất(36.25%) Điều này có thể được lí giải do lớp 10 là khối lớp đầu tiênkhi vào học cấp 3, các em vừa tốt nghiệp trung học phổ thông nên mốiquan tâm về sức khỏe sinh sản còn ít Đối với lớp 12 thì tỷ lệ cao hơnhẳn là do các em đang dần “trưởng thành”, có nhiều vấn đề các emquan tâm liên quan đến chủ đề SKSS và lượng thông tin về SKSS đãbiết cũng nhiều hơn so với lớp 10, lớp 11 nên mối quan tâm về việcchăm sóc SKSS cũng lớn hơn
2.3.2 Nhu cầu về các kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
Học sinh THPT đang trong độ tuổi vị thành niên nên những kiếnthức các em cần biết về chăm sóc SKSS bao gồm những kiến thức biếtnhững thay đổi cơ thể và tâm sinh lý để đối mặt và đón nhận nó mộtcách tích cực; biết cách vệ sinh cơ quan sinh dục đúng; hiểu biết về tìnhyêu và tình dục; hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục,cách sử dụng bao cao su đúng cách, biết các biện pháp phòng tránhthai… Tuy nhiên những nội dung nào các em hiện đang quan tâm nhất
và nội dung nào là nội dung mà các em mong muốn được trang bị nhất
có vai trò quan trọng trong việc hiểu biết đâu là nội dung mà những nhàgiáo dục, cha mẹ, xã hội cần hướng đến phổ biến nhiều hơn và giảithích rõ hơn cho con em mình