A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên đang được xã hội quan tâm một cánh đặc biệt, nhất là trong điểu kiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao, các em đã có điểu kiện được quan tâm phát triển toàn diện. Việc thiếu nhận thức về giới tính và thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản dẫn đến quan hệ tình dục sớm dẫn đến tình trạng có thai ngoài ý muốn ngày càng gia tăng, và những hậu quả tai hại của nó là không tránh khỏi. Những hiện tượng nạo phá thai, có thai tuổi vị thành niên; việc sinh con của các bà mẹ quá trẻ tuổi, việc kết hôn sớm… xảy ta rất nhiều kéo theo rất nhiều tác hại lớn khác cho bản thân các em và cho gia đình, cho xã hội như: tình trạng bệnh tật, đẻ con dị dạng, sức khoẻ của người mẹ và đứa con yếu kém nghiêm trọng, nhất là tốc độ lây lan các bệnh đường tình dục như bệnh lậu, bệnh giang mai, nhiễm HIV… và gây nên những tác hại lớn về kinh tế, xã hội, tâm lý… Ở Việt Nam ta một số khu vực vẫn còn có tình trạng yếu kém nhận thức về văn hoá xã hội, về đời sống giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Qua tìm hiểu từ Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Ninh, được biết, trước đây, tỉnh đã từng thực hiện mô hình “Tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân”, với sự tham gia của 53 trường học trên địa bàn tỉnh nhưng đến năm 2016, mô hình này đã không còn được triển khai. Các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh, các trường học có cấp trung học cơ sở, THPT trên địa bàn tỉnh hiện tại vẫn rất quan tâm tới nội dung này, thông qua nhiều giải pháp, hoạt động thiết thực. Điều này được thể hiện qua số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, vào năm 2016 Hội đã thực hiện truyền thông, tuyên truyền 20 buổi cho 3.500 trẻ vị thành niên trong các trường học của tỉnh. Đơn cử: Trường THPT Quảng Hà, trung học cơ sở và THPT Đường Hoa Cương, Trung học cơ sở Tiến Tới (huyện Hải Hà); Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh; THPT Tiên Yên; THPT Chuyên Hạ Long... Còn với Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, năm 2016, đơn vị cũng thực hiện 8 buổi ngoại khoá cho 8 trường trung học cơ sở, THPT của tỉnh. Tuy nhiên chỉ truyền thông, tuyên truyền thôi là chưa đủ khi còn tồn tại những kiểu ăn chơi, sinh hoạt thiếu lành mạnh, những biến tướng không tốt của các loại hình sinh hoạt văn hoá như: karaoke, vũ trường, nhậu nhẹt… phổ biến sẽ gây nên nhiều hậu quả không tốt trong đời sống của thanh thiếu niên và xã hội, các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng phát triển rất phức tạp. Trước tình hình đó, giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó trở thành một vấn đề cấp bách mà xã hội và các nhà giáo dục cần phải giải quyết. Đó là nhu cầu của các em và cũng chính là nhu cầu của xã hội hiện đại. Chính vì những lý do trên đã thôi thúc tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nhu cầu của học sinh trung học phổ thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên (Nghiên cứu tại trường trung học phổ thông Hòn Gai, TP Hạ Long, Quảng Ninh)” với mong muốn góp phần lý giải nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiến trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC BẢNG 7
DANH MỤC BIỂU 8
A PHẦN MỞ ĐẦU 9
1 Lý do chọn đề tài 9
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 10
3 Mục tiêu nghiên cứu 14
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 14
5 Khách thể nghiên cứu 14
6 Đối tượng nghiên cứu 14
7 Phạm vi nghiên cứu 14
8 Phương pháp nghiên cứu 15
9 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 15
B PHẦN NỘI DUNG 16
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 16
1.1 Khái niệm chính 16
1.1.1 Khái niệm nhu cầu 16
1.1.2 Khái niệm chung về sức khỏe sinh sản 16
1.1.3 Khái niệm học sinh trung học phổ thông 18
1.1.4 Khái niệm nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông 19
1.2 Các khái niệm liên quan 19
1.2.1 Khái niệm chăm sóc sức khỏe sinh sản 19
1.2.2 Khái niệm vị thành niên 19
1.2.3 Sức khỏe sinh sản vị thành niên 20
1.3 Ý nghĩa của công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh cho học sinh trung học phổ thông 20
1.4 Các yếu tố tác động đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông 21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 24
Trang 2CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÒN GAI, TP HẠ LONG,
QUẢNG NINH 25
2.1 Khái quát chung về địa bàn điều tra 25
2.1.1 Khái quát chung về trường trung học phổ thông Hòn Gai 25
2.1.2 Khái quát chung về nhóm khách thể nghiên cứu tại trường trung học phổ thông Hòn Gai 26
2.2 Đánh giá hiểu biết về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông Hòn Gai 27
2.2.1 Những hiểu biết về tình yêu và tình dục 27
2.2.2 Hiểu biết của học sinh trung học phổ thông về các biện pháp tránh thai .31
2.2.3 Hiểu biết của học sinh trung học phổ thông về các bệnh lây truyền qua đường tình dục 32
2.3 Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông tại trường trung học phổ thông Hòn Gai , TP Hạ Long, Quảng Ninh 34
2.3.1 Nhu cầu về các kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông 35
2.3.2 Nhu cầu về thời điểm được cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản 38
2.3.3 Nhu cầu về hình thức cung cấp thông tin chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh THPT 40
2.3.4 Nhu cầu thành lập trung tâm chăm sóc, tư vấn về chăm sóc khỏe sinh sản vị thành niên 42
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 46
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 47
3.1 Kết luận 47
3.2 Giải pháp 49
3.3 Khuyến nghị 50
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 54
Trang 3Quỹ Dân số Liên hợp quốc
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóacủa Liên hợp quốc
Tổ chức Y tế Thế giới
Tổ chức phi chính phủSức khỏe sinh sảnDân số kế hoạch hóa gia đìnhLây truyền qua đường tình dụcQuan hệ tình dục
Trung học phổ thông
Giáo dục giới tính
Vị thành niênCông tác xã hộiNhân viên công tác xã hội
Trang 4học sinh THPT 40Bảng 2.6 : Địa điểm đặt trung tâm chăm sóc, tư vấn về chăm sóc
SKSS VTN 43
Trang 5DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ học sinh “đã từng yêu” xét theo khối lớp học 28Biểu đồ 2.2 : Hiểu biết của học sinh THPT về các biện pháp tránh thai
31Biểu đồ 2.3 : Hiểu biết của học sinh THPT về các bệnh lây truyền qua
đường tình dục 33Biểu đồ 2.4 : Nhu cầu của học sinh THPT về các kiến thức liên quan
đến chăm sóc SKSS 36Biểu đồ 2.5 : Những nội dung chăm sóc SKSS học sinh muốn được tư
vấn tại trường 44
Trang 6A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên đang được xã hộiquan tâm một cánh đặc biệt, nhất là trong điểu kiện đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao, các em đã có điểu kiệnđược quan tâm phát triển toàn diện Việc thiếu nhận thức về giới tính vàthiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản dẫn đến quan hệ tình dụcsớm dẫn đến tình trạng có thai ngoài ý muốn ngày càng gia tăng, vànhững hậu quả tai hại của nó là không tránh khỏi Những hiện tượngnạo phá thai, có thai tuổi vị thành niên; việc sinh con của các bà mẹ quátrẻ tuổi, việc kết hôn sớm… xảy ta rất nhiều kéo theo rất nhiều tác hạilớn khác cho bản thân các em và cho gia đình, cho xã hội như: tìnhtrạng bệnh tật, đẻ con dị dạng, sức khoẻ của người mẹ và đứa con yếukém nghiêm trọng, nhất là tốc độ lây lan các bệnh đường tình dục nhưbệnh lậu, bệnh giang mai, nhiễm HIV… và gây nên những tác hại lớn
về kinh tế, xã hội, tâm lý…
Ở Việt Nam ta một số khu vực vẫn còn có tình trạng yếu kém nhậnthức về văn hoá xã hội, về đời sống giới tính và chăm sóc sức khỏe sinhsản Qua tìm hiểu từ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnhQuảng Ninh, được biết, trước đây, tỉnh đã từng thực hiện mô hình “Tưvấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân”, với sự tham gia của 53 trườnghọc trên địa bàn tỉnh nhưng đến năm 2016, mô hình này đã không cònđược triển khai Các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh, các trường học
có cấp trung học cơ sở, THPT trên địa bàn tỉnh hiện tại vẫn rất quantâm tới nội dung này, thông qua nhiều giải pháp, hoạt động thiết thực.Điều này được thể hiện qua số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình tỉnh,vào năm 2016 Hội đã thực hiện truyền thông, tuyên truyền 20 buổi cho3.500 trẻ vị thành niên trong các trường học của tỉnh Đơn cử: TrườngTHPT Quảng Hà, trung học cơ sở và THPT Đường Hoa Cương, Trunghọc cơ sở Tiến Tới (huyện Hải Hà); Trung tâm Hướng nghiệp và Giáodục thường xuyên tỉnh; THPT Tiên Yên; THPT Chuyên Hạ Long Cònvới Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, năm 2016, đơn vịcũng thực hiện 8 buổi ngoại khoá cho 8 trường trung học cơ sở, THPTcủa tỉnh Tuy nhiên chỉ truyền thông, tuyên truyền thôi là chưa đủ khicòn tồn tại những kiểu ăn chơi, sinh hoạt thiếu lành mạnh, những biếntướng không tốt của các loại hình sinh hoạt văn hoá như: karaoke, vũ
Trang 7trường, nhậu nhẹt… phổ biến sẽ gây nên nhiều hậu quả không tốt trongđời sống của thanh thiếu niên và xã hội, các tệ nạn xã hội đang có chiềuhướng phát triển rất phức tạp.
Trước tình hình đó, giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinhsản trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết Nó trở thành một vấn đềcấp bách mà xã hội và các nhà giáo dục cần phải giải quyết Đó là nhucầu của các em và cũng chính là nhu cầu của xã hội hiện đại
Chính vì những lý do trên đã thôi thúc tôi đã lựa chọn nghiên cứu
đề tài “Nhu cầu của học sinh trung học phổ thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên (Nghiên cứu tại trường trung học phổ thông Hòn Gai, TP Hạ Long, Quảng Ninh)” với mong muốn góp phần
lý giải nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiến trong việc chăm sóc sứckhỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Ở thế giới nghiên cứu về sức khỏe vị thành niên có mặt rất sớmnhất là ở các quốc gia phát triển nhưng được gọi với những cái tên khácnhau chẳng hạn sức khỏe vị thành niên hay giới tính tình dục thanhthiếu niên Bắt đầu từ 1986, UNESCO đã đưa ra những yêu cầu về giáodục đời sống gia đình, trong đó có giáo dục giới tính ở các nước thuộckhu vực Châu Á – Thái Bình Dương Tất cả đều thống nhất một quanđiểm về tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc giáo dục về sứckhỏe tình dục, sức khỏe sinh sản cho thế hệ trẻ với mục đích trang bịcho họ những kiến thức cơ bản để có thể làm chủ bản thân, từ đó cónhững phát triển tâm, sinh lý phù hợp với lứa tuổi và với nhận thức của
xã hội [5] Từ sau hội nghị quốc tế về dân số và phát triển ICPD tạiCairo (4/1994) sau khi định nghĩa chính thức về về sức khỏe sinh sảnđược thống nhất phổ biến đến mọi quốc gia trên thế giới và là mối quantâm của toàn xã hội Vấn đề sức khỏe sinh sản được đẩy lên một trình
độ mới Hướng nghiên cứu về SKSS ở các quốc gia nước ngoài thườngtập trung vào các vấn đề cụ thể như nạo phá thai, quan hệ tình dụctrước hôn nhân hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục,
Ở các gia đình ở Mỹ, việc giáo dục sức khỏe tình dục, sức khỏesinh sản dường như được trao đổi công khai hơn Sieving và đồngnghiệp (2006) đưa ra con số, có khoảng 2/3 nữ VTN Mỹ đã trao đổi với
mẹ các nội dung liên quan đến tình dục và biện pháp tránh thai Ở Mỹ,VTN nam và nữ luôn nhận được sự giáo dục về giới tính, về sức khỏe
Trang 8tình dục tại 04 tổ chức: trường học, nhà thờ, trung tâm cộng đồng vàmột số tổ chức khác trước khi họ 18 tuổi Nội dung giáo dục của các tổchức tập trung ở một số chủ đề cơ bản bao gồm: phương pháp phòng,tránh thai; các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục; các biện pháp ngănchặn HIV/AIDS [9] Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, khi con cái vào độ tuổithành niên, người ta làm lễ trưởng thành rất long trọng Nghi lễ đómang tính truyền thống nhưng được cải tiến về nội dung để tăng cườngtính giáo dục đôí với lớp trẻ về sự dậy thì (sinh lý), sự trưởng thành(tâm lý xã hội).
Để đáp ứng các chương trình hành động quốc tế và thực hiệnchiến lược quốc gia về dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản, ở ViệtNam những năm 80 của thế kỉ XX hoạt động giáo dục dân số đã chuyểnsáng giáo dục sức khỏe sinh sản nói chung và sức khỏe sinh sản vịthành niên nói riêng Trong những năm qua đã có nhiều tài liệu, nghiêncứu về vấn đề giới tính, tình dục, ở mọi khía cạnh và mức độ khácnhau Trong đó:
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,
“Giáo dục dân số sức khỏe sinh sản vị thành niên”, là tài liệu tập huấn
Bộ về vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên đã được inhoàn chỉnh Nội dung quyển sách chủ yếu nói về: tuổi vị thành niên,tình bạn, tình dục, bình đẳng giới, tình dục và sinh sản, mang thai vàcác biện pháp tránh thai, cha mẹ và trách nhiệm làm cha mẹ, dân số vàphát triển, chính sách dân số ở Việt Nam, kế hoạch hóa gia đình và sứckhỏe sinh sản…
Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Sinh học 8”, đây là quyển sách sinhhọc dành cho học sinh lớp 8 nội dung sách được biên soạn khá hay khinói về giới tính, cơ quan sinh sản và vệ sinh Tuy nhiên khi đọc sáchsinh học lớp 8 cũ và tái bản có thể nhận thấy nội dung chưa thực sự đầy
đủ Nội dung về giới tính, tình dục được trình bày trong khoảng 20trang giấy để nói về đặc điểm cơ quan sinh dục của nam, nữ, sự thụtinh, cách phòng bệnh lây nhiễm là quá ít Những nội dung như vậy erằng chưa thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của thanh thiếu niên Hơnnữa, thời điểm cuốn sách có đưa vào các vấn đề về giới tính và sinh sảnvẫn hơi muộn so với sự phát triển của lứa tuổi dậy thì hiện nay của họcsinh
“Giới và phát triển” của Đại học Lao động - Xã hội, 2008 đây là
Trang 9tài liệu dành cho sinh viên chuyên ngành công tác xã hội Tài liệu đượcbiên soạn khá công phu, tác phẩm chỉ rõ sự khác nhau về giới tính vàgiới, nhu cầu giới, sự phân công lao động theo giới, nhấn mạnh sự bìnhđẳng giới trong xã hội hiện đại.
Từ năm 1985, những công trình nghiên cứu của các tác giả vềgiới tính, về tình yêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố Cáctác giả Đặng Xuân Hoài, Trần Trọng Thuỷ, Phạm Hoàng Gia, NguyễnThị Đoan, Nguyễn Thị Tho, Bùi Ngọc Oánh, Lê Nguyên, Phạm Ngọc,Minh Đức… đã nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh chi tiết củagiới tính và giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản Đồng thời cũng đặtnền móng cho sự phát triển các nghiên cứu sâu về giới tính, tình dục ởViệt Nam
Trong những năm gần đây, tại các trường đại học cũng có những
công trình nghiên cứu mới về giáo dục giới tính như Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Trường THPT Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, THPT Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm, Hà Nội) của tác giả Nguyễn Hoàng Anh, 2007; Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Tây Hồ của tác giả Trương Thị Kim Hoa, 2007; Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trung học phổ thông ở Hòa Bình của tác giả Phạm Thị Lệ Hằng, 2009; Nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông của tác giả Nguyễn Hà Thanh, 2014; Hoạt động hỗ trợ giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên trên địa bàn Hà Nội hiện nay của tác giả Trần Minh Thanh Hà, 2016; Mô hình giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên của hội phụ nữ cơ sở của tác giả Trần Thị Phương Thảo, 2016 Về chăm sóc sức khỏe sinh sản là một số công trình nghiên cứu như Mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên ở tỉnh Bắc Giang từ góc nhìn Công tác xã hội của tác giả Bùi Thị Bích Ngọc, 2014; Vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các em nữ ở độ tuổi vị thành niên và vai trò của công tác xã hội của tác giả Vy Thị Hồng Hạnh, 2014.
Nghiên cứu về nhận thức và hành vi tình dục của thanh niênngười Thái Đen ở Lai Châu cho thấy, các bậc cha mẹ không trao đổivới con cái về tuổi dậy thì, về tình yêu, tình dục Hầu hết những người
mẹ không dạy con cách giữ gìn vệ sinh khi có kinh nguyệt Nhiều emgái đã phải tự tìm hiểu qua chị gái, bạn bè hoặc nhờ xem quảng cáo trêntivi để tự chăm sóc mình [4]
Trang 10Năm 2009, Tiến sĩ Nguyễn Văn Nghị đã có đề tài nghiên cứu
“Nghiên cứu quan niệm, hành vi tình dục và sức khỏe sinh sản ở vịthành niên huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương” Nghiên cứu này có ýnghĩa về lý luận và thực tiễn Nghiên cứu này cho thấy, giao tiếp, traođổi về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cần bắt đầu sớm từ gia đìnhgiúp VTN có thông tin cần thiết, chuẩn bị cho đời sống tình dục đầy đủ
và khỏe mạnh [7]
Tại hội thảo khoa học quốc tế năm 2015 với chủ đề “Công tác xãhội Việt Nam thách thức tính chuyên nghiệp trước nhu cầu hội nhập vàphát triển”, TS Đặng Thị Lan Anh đã trình bày nghiên cứu về “Vai tròcủa nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản vịthành niên” Với đề tài này, TS Đặng Thị Lan Anh đã đi sâu nghiêncứu các đặc điểm tâm sinh lý vị thành niên, vị thành niên và vấn đềchăm sóc sức khỏe sinh sản và vai trò của nhân viên CTXH trong chămsóc sức khỏe sinh sản vị thành niên như: vai trò giáo dục, vai trò thamvấn, vai trò kết nối, biện hộ Bên cạnh đó, TS Đặng Thị Lan Anhcũng đưa ra các kỹ năng cần thiết của người nhân viên CTXH trongviệc chăm sóc SKSS VTN như: kỹ năng chịu trách nhiệm, kỹ năng giaotiếp, kỹ năng phối hợp làm việc, kỹ năng vận động chính sách cộngđồng để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nói chung
và chăm sóc SKSS cho VTN nói riêng để xây dựng xã hội phát triểnbền vững [2]
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu thường tập trung đi sâu vào tìmhiểu thực trạng hiểu biết, nhu cầu về SKSS, thái độ, nhận thức, hành vicủa thanh thiếu niên về các kiến thức sức khỏe sinh sản hoặc mô hìnhchăm sóc sức khỏe sinh sản Những con số được đưa ra nêu trên chothấy vấn đề giáo dục và chăm sóc sức khỏe sinh sản đóng vai trò rấtquan trong trong mục tiêu phát triển con người Việt Nam, mà tập trungvào vị thành niên, chính là thế hệ trẻ, tương lai của đất nước
Sự phát triển của xã hội cũng đồng thời tạo ra những thách thức,đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức SKSS Thanh niên, vị thành niênđược coi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội đã trở thànhnhóm mục tiêu của các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông (IEC)
về SKSS ở Việt Nam Đó cũng chính là những cơ sở nghiên cứu quantrọng cho đề tài này cũng như định hướng để tác giả lựa chọn cho mìnhhướng nghiên cứu về nhu cầu của VTN nói chung và của học sinh THPTHòn Gai, TP Hạ Long, Quảng Ninh nói riêng về chăm sóc SKSS VTN
Trang 113 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng nhu cầu chăm sóc SKSS VTN của học sinhtrung học phổ thông
- Phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu của học sinh THPT
về chăm sóc SKSS
- Đề xuất một số giải pháp để nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sócSKSS VTN cho học sinh THPT
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về nhu cầu chăm sóc SKSSVTN của học sinh THPT
- Mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng nhu cầu chămsóc SKSS VTN của học sinh THPT;
- Đề xuất các biện pháp, giải pháp, khuyến nghị để nhằm đáp ứngnhu cầu chăm sóc SKSS VTN cho học sinh THPT
5 Khách thể nghiên cứu
- Học sinh THPT ở độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi ở trường THPT HònGai, TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
- Giáo viên trường THPT Hòn Gai
6 Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinh THPT
7 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu : Năm học 2016 - 2017
- Địa bàn khảo sát: Trường THPT Hòn Gai, TP Hạ Long, TỉnhQuảng Ninh
- Giới hạn về nội dung:
Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá hiểu biết của học sinhTHPT về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản
Đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của học sinhTHPT
Trang 128 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận bao gồm các lý thuyết tâm lý học, tâm lý học
pháp triển với sự các giai đoạn phát triển của con người: lý thuyết xãhội học, công tác xã hội cá nhân, nhóm, lý thuyết nhu cầu của Maslow
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: Nhằm thu thập cácthông tin về hiểu biết và nhu cầu giáo dục sức khỏe sinh sản của họcsinh Tại đề tài này, tác giả sẽ điều tra bảng hỏi 80 mẫu là học sinh cáckhối lớp 10, 11, 12 là học sinh trường THPT Hòn Gai Việc nghiên cứutheo phương pháp định lượng này sẽ giảm bớt được sự ngại ngần, củahọc sinh khi trả lời về vấn đề chăm sóc SKSS VTN Bên cạnh đó, bảnghỏi gồm những câu hỏi đóng/mở/ kiểm tra… nhằm thu được lượngthông tin tối đa nhất
Bảng hỏi được thiết kế dựa trên những kiến thức cơ bản về SKSSVTN như: đặc điểm tâm – sinh lý tuổi VTN, kiến thức SKSS VTN vàtham khảo tài liệu trắc nghiệm cho lứa tuổi VTN Các câu hỏi đề cậptrong bảng hỏi bao gồm những kiến thức về hiểu biết trong độ tuổiVTN, SKSS, QHTD, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các biệnpháp phòng tránh thai, các nhu cầu về chăm sóc SKSS…
- Phương pháp phỏng vấn sâu: 2 giáo viên trong trường THPTHòn Gai nhằm mục đích tìm hiểu những hoạt động của nhà trườngnhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh để đề tài nghiên cứu đi sát nhu cầunguyện vọng thực sự của học sinh hiên nay
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích các bảng phỏng vấn sâu vàcác tài liệu có liên quan cần được sử dụng trong đề tài nghiên cứu
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS để
xử lý và lấy thông tin để thống kê một cách rõ ràng và khoa học cácthông tin đã thu thập được trong quá trình khảo sát
9 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nộidung khóa luận được chia làm 3 phần như sau :
Chương 1 Cơ sở lí luận về nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản vịthành niên của học sinh THPT
Chương 2 Thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niêncủa học sinh THPT tại trường THPT Hòn Gai, TP Hạ Long, Quảng Ninh.Chương 3 Kết luận, giải pháp và khuyến nghị
Trang 131.1.1 Khái niệm nhu cầu
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai
nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs).Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mongmuốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ Những nhu cầu cơ bảnnày đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không đượcđáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấutranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày Các nhu cầu caohơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao Những nhu cầu nàybao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, an toàn,vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân, Các nhucầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao
Theo Từ điển xã hội học Oxford : Nhu cầu là cái gì đó được cho là
cần thiết, đặc biệt khi nó được cho là thiết yếu cho sự sinh tồn của conngười, tổ chức hay bất cứ thứ gì khác Khái niệm này được sử dụng rộngrãi trong các khoa học xã hội, với sự chú ý đặc biệt dành cho cái được gọi
là những nhu cầu của con người.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam : Nhu cầu là một hiện tượng tâm
lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người vềvật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Tùy theo trình độ nhận thức,môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu
khác nhau.
Tuy có nhiều quan điểm được đưa ra nhưng nhìn chung khi đề cậpđến khái niệm nhu cầu thì định nghĩa theo từ điển bách khoa Việt Nam đãbám sát vào nội dung mà đề tài đang nghiên cứu Vì vậy người nghiên cứu
sử dụng khái niệm này trong bài viết
1.1.2 Khái niệm chung về sức khỏe sinh sản
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa: Sức khoẻ là một trạng thái
hoàn hảo cả về mặt thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật hoặc tàn phế Như vậy có thể thấy, khái niệm sức khoẻ là một khái
Trang 14niệm rộng hơn nhiều so với những quan niệm đơn giản như: sức khoẻ là cómột cơ thể cường tráng, sức khoẻ là không ốm đau, sức khoẻ là người lànhlặn, không bị tàn phế…
Năm 1994, Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (IDPD) tạiCairio (Ai Cập) đã chính thức công bố khái niệm “sức khỏe sinh sản” vàđược phổ biến đến các quốc gia trên thế giới Tại hội nghị này “sức khỏesinh sản được xem là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hộicủa tất cả những gì liên quan đến hoạt động và chức năng của bộ máy sinhsản chứ không phải là không có bệnh tật hay khuyết tật của bộ máy đó”
Sức khoẻ sinh sản bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó có cả khíacạnh liên quan đến sức khoẻ tình dục Hệ thống sinh sản, chức năng sinhsản và quá trình sinh sản của con người được hình thành, phát triển, và tồntại trong suốt cuộc đời Sức khoẻ sinh sản có tầm quan trọng đặc biệt đốivới cả nam giới và nữ giới Quá trình sinh sản và tình dục là một quá trìnhtương tác giữa hai cá thể, nó bao hàm sự tự nguyện, tinh thần trách nhiệm
+ Đặc điểm và dấu hiệu ở tuổi dậy thì
+ Sự phát triên tâm sinh lý tuổi VTN
+ Tình bạn, tình yêu
+ Tình dục lành mạnh, tình dục an toàn
+ Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh LTQĐTD
Trang 15Tóm lại, SKSS là một khái niệm mới, thuộc nội hàm của khái niệmsức khỏe nhưng nó cụ thể hơn, đặc biệt nó có hàm chứa và nhấn mạnh tớimột số khía cạnh về sức khỏe – dân số mới xuất hiện ở xã hội hiện đại.SKSS không đơn thuần là vấn đề sinh sản, duy trì giống nòi mà nó còn baohàm nội dung lớn về tuổi dậy thì, giới tính, bản năng, tính dục và sự hàihòa, an toàn tình dục, về quyền sinh con và không sinh con, quyền tiếp cậncác thông tin xã hội về SKSS và bình đẳng về nghề nghiệp, tuổi, giới, vănhóa, tín ngưỡng và dân tộc trong việc hưởng lợi các dịch vụ xã hội vềSKSS.
1.1.3 Khái niệm học sinh trung học phổ thông
Theo từ điển Tiếng Việt học sinh là những người học tập trung ởtrường Trong đề tài nghiên cứu này, khía niệm học sinh THPT là chỉ họcsinh từ 15 - 18 tuổi đây là độ tuổi có nhiều biến đổi mạnh mẽ về cả tâm vàsinh lý, có nhiều quan niệm mới và hành động mới
Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh THPT :
Sự phát triển về mặt sinh lý : Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh
đi vào hoàn thiện nên các chức năng như tư duy, ngôn ngữ và các phẩmchất ý chí có điều kiện phát triển Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao vàtrọng lượng đã chậm lại Sức mạnh, sức bền, sức dẻo dai đã tăng cường, cơthể có sự thay đổi rõ ràng
Sự phát triển về mặt xã hội : Học sinh THPT bước đầu đã nhận thứcđược trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.Phươngthức giáo dục của cha mẹ cũng ảnh hưởng đến tâm lý của lứa tuổi này Ởnhà trường, lứa tuổi này đã tự ý thức được rằng mình đang đứng trướcngưỡng cửa của cuộc đời nên tự giác cũng tăng lên, có ý thức trách nhiệmtrong việc lựa chọn ngành nghề tương lai Ngoài xã hội, hoạt động gia tiếpcủa lứa tuổi này cũng tăng mạnh, vai trò xã hội và hứng thú xã hội cũngđược mở rộng, các em cũng nhận thức được ý nghĩa cũng như tích cựctham gia các hoạt động xã hội
Sự phát triển nhu cầu : Nhu cầu giao tiếp trong quan hệ bạn bè lớnhơn hẳn so với quan hệ với người lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn Đã có sự
mở rộng phạm vi giao tiếp với các đối tượng khác nhau
Nhu cầu tình cảm : Tình bạn ở lứa tuổi này đã có cơ sở, có lý trí vàbền vững hơn ở lứa tuổi thiếu niên Tình bạn rất bền vững, lí do kết bạnphong phú Một loại tình cảm rất đặc trưng cũng xuất hiện ở độ tuổi này đó
là tình yêu nam nữ Trong giai đoạn này ở các em xuất hiện cảm giác mới
Trang 16lạ là sự nhạy cảm về giới và cảm xúc giới tính Các em có xu hướng hướngđến những đối tượng khác giới và thích họ chú ý đến mình Điều này khiếncác em có ý thức về cơ thể, về giới của mình, có những rung cảm khi nghĩđến người bạn khác giới, các em có thể xao nhãng việc học hành Một số
em yêu sớm và khi lý trí chưa đủ khiến các em có những hành vi khôngphù hợp chuẩn mực xã hội trong quan hệ bạn bè, không thể từ chối trongquan hệ tình dục với người mình yêu
Sự phát triển nhân cách : Sự phát triển của tự ý thức là một đặc điểmnổi bật trong sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này Từ sự tự ý thức pháttriển thì sự tự đáng giá cũng phát triển, ở lứa tuổi này các em có xu hướngcường điệu khi đánh giá, hoặc đánh giá thấp cái tích cực, tập chung phêphán cái tiêu cực hoặc đánh giá quá cao bản thân mình
Tóm lại ở độ tuổi này đã có vài nét về người lớn nhưng vẫn chưathực sự là người lớn Do đó bản thân gia đình, nhà trường và xã hội cần hỗtrợ để định hướng cho các em có thể phát triển một cách toàn diện nhất
1.1.4 Khái niệm nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học phổ thông
Như vậy nhu cầu chăm sóc SKSS của học sinh THPT là mong muốntìm hiểu, tiếp cận các kiến thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh phổthông từ 15 - 18 tuổi, nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của học sinh vềSKSS
1.2 Các khái niệm liên quan
1.2.1 Khái niệm chăm sóc sức khỏe sinh sản
Chăm sóc SKSS là tổng thể các biện pháp kỹ thuật và dịch vụ gópphần nâng cao sức khỏe và hạnh phúc bằng cách phòng ngừa và giải quyếtcác vấn đề về sức khỏe Nó cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục với mụcđích là đề cao chăm sóc với các mối quan hệ riêng tư chứ không chỉ là việc
tư vấn chăm sóc liên quan đến sinh sản và các bệnh lây qua đường tình dục
1.2.2 Khái niệm vị thành niên
Theo TS Đặng Thị Lan Anh thì VTN là giai đoạn ngắn, nhưng đánhdấu sự thay đổi nhanh chóng, quan trọng của thể chất, tâm lý và các mối
tương tác xã hội trong cuộc đời con người [1,tr.42].
Năm 1998 trong một tuyên bố chung giữa Tổ chức Y tế Thế giới(WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Quỹ Dân số Liên hợpquốc (UNFPA) đã định nghĩa vị thành niên (adolescent) là những ngườitrong độ tuổi từ 10 - 19 tuổi
Trang 17Tuổi vị thành niên được chia làm 3 nhóm tuổi, đó là :
tuổi từ 10 - 18 tuồi Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: trong pháp luật hình
sự và dân sự, vị thành niên được hiểu là người chưa đủ 18 tuổi Trong Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2015, chương II: Cá nhân, Mục I, điều 21,
khoản 1 nêu rõ: “Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi”
Do mục đích và nội dung đề tài nghiên cứu trong phạm vi là học sinhTHPT tại Việt Nam nên đề tài tập trung nghiên cứu nhóm tuổi từ 15 – 18tuổi, thay thế đối tượng nghiên cứu bằng thuật ngữ VTN
1.2.3 Sức khỏe sinh sản vị thành niên
Theo như khái niệm và nội dung của SKSS thì SKSS VTN là một nội dung của SKSS Nói một cách khác, SKSS VTN là những lĩnh vực của SKSS nhưng được ứng dụng phù hợp cho lứa tuổi VTN
Nội dung chính của SKSS VTN bao gồm:
- Phát triển tâm – sinh lý và cách chăm sóc sức khỏe bản thân
- Tình yêu – tình dục – tình dục an toàn, có trách nhiệm
- Phòng tránh mang thai – mang thai ngoài ý muốn – nạo phá thai
- Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Phòng tránh xâm hại tình dục
- Không kết hôn sớm (tảo hôn)
Trong phạm vi đề tài này, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu ba nội dungcủa SKSS VTN bao gồm: phát triển tâm – sinh lý và cách chăm sóc sứckhỏe bản thân; phòng tránh thai, mang thai ngoài ý muốn và phá thai;phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục
1.3 Ý nghĩa của công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh cho học sinh trung học phổ thông
Trên thực tế, mặc dù việc giáo dục, tuyên truyền về sức khỏe sinhsản đã có sự cải thiện đáng kể so với trước đây nhưng cụm từ chăm sóc
Trang 18SKSS dường như còn khá xa lạ với các đối tượng tiền hôn nhân, trong đó
có trẻ vị thành niên Ở lứa tuổi này, sự hiểu biết về SKSS vẫn còn nhiều bấtcập, hạn chế: Các bậc phụ huynh còn khá dè dặt trong việc trao đổi với con
em mình về SKSS; trong khi đó, chương trình học phổ thông tuy đã có cácbuổi giáo dục giới tính và chăm sóc SKSS, song việc giáo dục này mới chỉmang tính phong trào, đôi khi gượng gạo Điều này vô hình trung đã đẩytrẻ vị thành niên vào thế phải tự tìm hiểu Nếu không được cung cấp kiếnthức đầy đủ sẽ dễ dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến đạo đức lối sống,việc học hành, có khả năng ảnh hưởng đến cả tương lai sự nghiệp của các
em, đến chất lượng dân số của toàn xã hội
Các em học sinh THPT cần tự trang bị cho mình những kiến thức cơbản về sức khoẻ giới tính từ nhiều phương tiện để các em có đầy đủ bảnlĩnh trước lối sống không lành mạnh của xã hội hiện đại, tránh xa được các
tệ nạn xã hội như ma tuý, cơ bạc, rượu chè, hút hít, không quan hệ tình dụctrước tuổi vị thành niên, không chơi các trò chơi nguy hiểm, không xemvăn hoá phẩm đồ trụy Trang bị đầy đủ kiến thức về chăm sóc sức khỏesinh sản sẽ giúp trẻ trưởng thành trong tâm thức về tư cách giới tính củamình, để các em tự tin, vững vàng khi vào đời Để trở thành người côngdân có ích cho xã hội thì việc giữ gìn sức khoẻ vị thành niên nhất là đối vớicác em học sinh THPT là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết
1.4 Các yếu tố tác động đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông
Sự ảnh hưởng của các yếu tố là sự tác động hai chiều, tích cực hoặctiêu cực lên một đối tượng, khách thể nào đó
Yếu tố bản thân học sinh THPT
Trình độ hiểu biết về chăm sóc SKSS sẽ giúp học sinh THPT ứngphó với các tình huống gặp phải trong cuộc sống và tránh được các hậu quảđáng tiếc Ngược lại nếu thiếu hiểu biết sẽ mang đến những hệ lụy lâu dàicho không chỉ bản thân thanh thiếu niên mà cả gia đình, xã hội như: mắccác bệnh truyền nhiễm, HIV, nạo phá thai, đơn thân nuôi con nhỏ,…
Đối với các em học sinh, mỗi lứa tuổi sẽ có những nhu cầu riêngkhác nhau VTN là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em thành người trưởngthành VTN có đặc điểm tâm sinh lý đặc thù như thích thử nghiệm, thíchkhám phá năng lực bản thân, năng động, sáng tạo Với những đặc điểm nàycác em sẽ muốn tìm hiểu nhiều vấn đề xung quanh trong đó có chăm sócsức khỏe sinh sản VTN Để đáp ứng nhu cầu về giới tính thì các em nam vàcác em nữ cũng có những nội dung muốn tìm hiểu khác nhau Trẻ vị thành
Trang 19niên luôn cần được đáp ứng nhu cầu cơ bản gồm môi trường an toàn, thôngtin chính xác, kỹ năng sống, được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ y tế phù hợp.
Yếu tố gia đình
Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người, các giá trịchuẩn mực gia đình, các khuôn mẫu hành vi, trình độ, nghề nghiệp của cánhân sẽ được học hỏi và tác động lên các thành viên khác
Nếu giáo dục gia đình tốt, nếu cha mẹ hiểu biết về vấn đề chăm sócsức khỏe sinh sản và có thể truyền đạt cho con thì sẽ giúp học sinh THPT
có được một nền tảng kiến thức ứng phó với những điều sẽ diễn ra trongtương lai như: Tâm lý sẵn sàng khi bước vào tuổi dậy thì, tuổi yêu và biếtquan hệ tình dục an toàn Nếu một đứa trẻ được ở trong một gia đình nhưthế sẽ có nhu cầu tìm hiểu ít hơn bởi các em đã được bố mẹ trang bị từsớm Ngược lại, các em học sinh THPT có thể sẽ có nhiều nhu cầu về chămsóc SKSS hơn nếu vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu từ phía gia đình mình
Yếu tố nhà trường
Là môi trường xã hội hóa thứ cấp, là nơi trang bị kiến thức tổng hợp
về khoa học, xã hội, giúp các thành viên trong xã hội thực hiện được vai tròmột cách thuần thục, bài bản
Nhu cầu về chăm sóc SKSS sẽ được đáp ứng đầy đủ nếu trong nhàtrường các em học sinh THPT được giáo dục tốt, trang bị các kiến thức vềchăm sóc SKSS cần thiết Ngược lại nếu chưa được giáo dục hoặc giáo dụcsai lệch làm ảnh hưởng tới sự hiểu biết của các em gây ra những hiểu lầmsai hoặc tác động làm giảm nhu cầu từ phía các em
Các yếu tố khác
Truyền thông là nhân tố đóng vai trò trong quá trình xã hội hóa cánhân, là nơi cung cấp những định hướng và các quan điểm đối với các sựkiện xảy ra trong cuộc sống hằng ngày Truyền thông là sẽ giúp học sinhTHPT có nhiều cơ hội tiếp xúc với lượng thông tin phong phú, đa dạngphục vụ cho nhu cầu học hỏi, khám phá, tích lũy tri thức Nhất là đối vớinhững người không có cơ hội tới trường Hơn nữa, các kiến thức về chămsóc SKSS sẽ được cung cấp dưới nhiều hình thức, đa dạng về nội dung nên
dễ thu hút người đọc khiến cho nhu cầu tìm hiểu tắng cao Tuy nhiên, cùngvới đó là sự ảnh hưởng tiêu cực của các quan điểm sai lệch, đồi trụy, cácweb đen làm ảnh hưởng tới một lượng không nhỏ học sinh THPT, điều nàycũng có tác động đến nhu cầu của các em, kích thích sự tò mò làm tăng nhucầu nhưng lại dẫn đến hành vi sai lệch nếu hiểu sai cách
Bạn bè cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến học sinh
Trang 20THPT Ở lứa tuổi này, tâm lý thường là nghe theo lời bạn bè hơn nghe lờicha mẹ, thầy cô Bạn bè không tốt có thể rủ rê, lôi kéo vào các hoạt độngkhông có lợi Khi nhóm bạn có các hoạt động lành mạnh, chia sẻ nhữnghiểu biết về sức khỏe sinh sản từ các nguồn thông tin tin cậy sẽ giúp pháttriển về giao tiếp, về kỹ năng, hiểu biết kiến thức và tự giải quyết tìnhhuống cho từng cá nhân trong nhóm bạn đó Khi nhóm bạn có nhu cầu tìmhiểu cũng sẽ khiến cá nhân học sinh THPT trong nhóm bạn có nhu cầu tìmhiểu theo để cùng chia sẻ, tương tác về cùng một vấn đề chung.
Yếu tố cộng đồng xã hội cũng có nhiều ảnh hưởng đến nhu cầu chămsóc SKSS của vị thành niên Bởi hầu hết học sinh THPT đều tham gia sinhhoạt Đoàn, việc lồng ghép nội dung về sức khỏe sinh sản vị thành niên vàomột số hoạt động Đoàn sẽ dễ đến được với các em, khiến các em có hứngthú tìm hiểu Hơn nữa, nhiều hoạt động Đoàn sẽ giúp tách các em ra khỏinhóm bạn không tốt, giảm những hành vi không lành mạnh của các emnhư: nghiện game (trong đó có game sex), … Hội phụ nữ nếu có nhiều hoạtđộng, chương trình về giáo dục sức khỏe giới tính, tình dục và sinh sảnđược thực hiện tốt sẽ có tác động hướng tới nhu cầu tìm hiểu kiến thức từcác học sinh THPT là nữ Ngược lại, nếu không thu hút được sự tham giacủa các em sẽ khiến các em có hiểu biết không đầy đủ, không đúng và tácđộng làm giảm nhu cầu chăm sóc SKSS VTN Các cơ sở y tế nếu có cácchương trình, hoạt động tuyên truyền của về sức khỏe sinh sản được thựchiện nghiêm túc, triệt để sẽ cung cấp lượng kiến thức đầy đủ, khoa họchướng đến cho tất cả các thành viên trong xã hội trong đó sẽ tác động đếnnhu cầu của một nhóm thành viên xã hội là vị thành niên
Trang 21Từ việc phân tích các khái niệm và văn bản có liên quan đến vấn đềchăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh THPT sẽ là cơ sởcho người nghiên cứu điều tra, phân tích và đánh giá được thực trạng nhucầu chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh THPT tại địabàn nghiên cứu.
Trang 22CHƯƠNG II THỰC TRẠNG NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÒN GAI,
TP HẠ LONG, QUẢNG NINH
2.1 Khái quát chung về địa bàn điều tra
2.1.1 Khái quát chung về trường trung học phổ thông Hòn Gai
Trường Trung học phổ thông Hòn Gai được thành lập từ năm 1959.Đây là ngôi trường Trung học phổ thông đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh
Khi mới thành lập trường mang tên cấp II - III Hòn Gai Năm học
1965 - 1966, khối cấp III sơ tán vào Giáp khẩu, khối cấp II sơ tán vào ĐạiYên Từ năm học 1966 - 1967, khối cấp II được tách thành trường riêng.Khối cấp III gồm: 2 lớp 8, 2 lớp 9 và 1 lớp 10 hình thành nên Trường cấpIII Hòn Gai Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, trường đãphải sơ tán ở nhiều địa điểm như: Bằng Cả, Giáp Khẩu, Sơn Dương, CôngKêu, Cái Đá Tên trường cũng đã nhiều lần thay đổi: lúc đầu mang têntrường cấp II - III Hòn Gai, Trường phổ thông trung học Hồng Gai, TrườngTrung học chuyên ban Hồng Gai và đến nay là trường Trung học phổ thôngHòn Gai
Hiện nay nhà trường có cán bộ, giáo viên 100% giáo viên có trình
độ đại học trở lên Hàng năm thông qua các cuộc thi trường luôn có nhữnggiáo viên giỏi cấp cơ sở và giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia Nhiềuthầy cô giáo được công nhận là Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, cấp Tỉnh vàChiến sỹ thi đua Toàn Quốc
Về quy mô lớp học :
Về cơ sở vật chất : Kết hợp nguồn ngân sách được cấp, đóng góp củagiáo viên và các nguồn huy động hợp pháp khác, nhà trường đã xây dựngthêm khu nhà học chất lượng cao 5 tầng và Nhà tập Đa năng cho học sinhluyện tập, gần đây nhất vào tháng 10/2016 đã xây lại khu phòng học có lịch
sử hơn 50 năm (khu 3 tầng) thành khu nhà mới với 5 tầng, trang thiết bịhọc tập đầy đủ như khu chất lượng cao đã xây trước đó Đến nay, trường đã
có trên 70 phòng học và 8 phòng bộ môn đảm bảo để toàn trường về họcmột ca Trang thiết bị trong mỗi lớp do học sinh tự quản gồm: 02 máy điềuhòa 18.000 BTU hai chiều, 01 máy Pojecter, bàn ghế mới, 01 bộ loa trợgiảng, 01 máy chiếu Đa vật thể, và cá biệt có phòng học còn được trang bị
TV 50 inch để phục vụ học tập Lắp đặt Camera theo dõi hoạt động chung
Trang 23toàn trường và Internet không dây để khai thác trực tiếp trên lớp, lập trangWeb và Thư viện điện tử của trường Cơ sở vật chất nhà trường được đầu
tư khang trang xứng tầm với một nhà trường lớn được đông đảo các trườngtrong và ngoài tỉnh đến tham quan học tập
Trong những năm qua trường THPT Hòn Gai đã và đang đạt nhiềuthành tích xuất sắc trong cả học tập và các phong trào Hằng năm nhàtrường đều nhận được thành tích xuất sắc trong công tác thể dục thể thao;
Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh Quảng Ninh tặng Bằng khen vềthành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong các năm học; UBND tỉnhQuảng Ninh tặng Cờ thi đua dẫn đầu khối THPT tỉnh Quảng Ninh, Bộ Giáodục và Đào tạo tặng Cờ thi đua cho đơn vị dẫn đầu khối THPT toàn quốc;Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen Năm 2004, nhà trường được Chủtịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất; năm 2010 đượcChủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba Nhiều tập thể,
cá nhân được Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh và các Bộtặng thưởng Huân chương Lao động, danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc,phong tặng Nhà giáo ưu tú, Bằng khen Đảng bộ nhà trường nhiều nămliền đạt Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, được Thành uỷ Hạ long, Tỉnh uỷQuảng Ninh biểu dương và khen thưởng
2.1.2 Khái quát chung về nhóm khách thể nghiên cứu tại trường trung học phổ thông Hòn Gai
Khách thể nghiên cứu được tác giả lựa chọn là 80 học sinh, 2 giáoviên giảng dạy trong hai trường trường THPT Hòn Gai Trong 80 học sinh
đó có 40 học sinh nam và 40 học sinh nữ bởi tại trường THPT Hòn Gai tỷ
lệ nam nữ khá cân bằng Có sự khác biệt số lượng học sinh giữa các khốilớp như lớp 10 là 24 em chiếm tỷ lệ 30%, lớp 11 là 27 em chiếm tỷ lệ33.8%, lớp 12 chiếm tỷ lệ 36.2% là do số lượng học sinh trên thực tế cũng
có sự khác nhau tương tự Học sinh khối lớp 12 nhiều hơn học sinh khốilớp 11 và nhiều hơn học sinh khối lớp 10
Cụ thể cơ cấu mẫu điều tra như sau :
Trang 24Bảng 2.1 : Cơ cấu mẫu điều tra
Khối lớp
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
(Nguồn: kết quả khảo sát)
Ngoài ra trong khi điều tra có khảo sát về nghề nghiệp của phụhuynh học sinh tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu, khả năng tiếp cận của tácgiat đề tài nên việc khảo sát phụ huynh được thông qua các câu hỏi với các
em học sinh Từ kết quả khảo sát phụ huynh học sinh làm cán bộ công chứcchiếm 28%, giáo viên chiếm 8.8%, dịch vụ/buôn bán là 41.9%, công nhân
là 12.5%, nông nghiệp 5% và ở tổ chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ
là 3.8% Như vậy, các phụ huynh làm về ngành dịch vụ/ buôn bán là có tỷ
lệ lớn nhất, sau đó đến cán bộ công chức và các ngành nghề khác Có sựkhác biệt này là do đặc điểm kinh tế vùng miền tại tỉnh Quảng Ninh nên xuhướng ngành nghề cũng thay đổi có sự tương ứng Tuy nhiên có thể thấyhầu hết các phụ huynh đều là thành phần trí thức và có trình độ dân trí cao,điều kiện kinh tế ổn định Điều này cũng có thể là một yếu tố có tác độngđến các nhu cầu của con em họ
2.2 Đánh giá hiểu biết về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông Hòn Gai
2.2.1 Những hiểu biết về tình yêu và tình dục
Mục tiêu của chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên là cung cấpcho các em những kiến thức về sự thay đổi cơ thể ở tuổi dậy thì, các biệnpháp phòng tránh thai, hiểu biết về các căn bệnh lây qua đường tình dục,các vấn đề xung quanh tình yêu tình dục…
Do các em học sinh THPT đang trong thời kỳ hoàn thiện về mặt hình
Trang 25thể và có sự phát triển mạnh mẽ về nhận thức và tình cảm Chính vì thế các
em đã bắt đầu có tình cảm với các bạn khác giới Đó là sự rung động vềgiới tính và bản thân các bạn cho đó tình yêu Thông thường tình yêu cũngcần phải có kiến thức nhất định để phòng và tránh những vấn đề liên quanđến nó Qua nghiên cứu khảo sát 80 học sinh trường THPT Hòn Gai tỷ lệhọc sinh lớp 10 “đã từng yêu” là 35%, lớp 11 là 37% và đối với lớp 12 là38%
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ học sinh “đã từng yêu” xét theo khối lớp học
(đơn vị : %)
(Nguồn: kết quả khảo sát)
Nhìn chung, nếu so với tổng số lượng học sinh được khảo sát thì tỷ lệhọc sinh trường THPT Hòn Gai “đã từng yêu” ở mức thấp (26,3%) Tuynhiên, khi xét tỉ mỉ, có thể thấy, tỷ lệ học sinh khối 11 có tỷ lệ “đã từngyêu” cao nhất (61.1%) trong khi ở khối 12, tỷ lệ này lại đạt mức thấp nhất(45.8%) Lý giải cho sự chênh lệch trên, ta có thể thấy, trong khi lớp 11 là
độ tuổi các em đã học với nhau được một khoảng thời gian, đã có thời tìmhiểu nhau nên tỷ lệ học sinh đang yêu ở khối lớp 11 đạt mức cao nhất Cònnguyên nhân học sinh khối 12 chiếm tỷ lệ “đã từng yêu” ở mức thấp nhất là
do: “Hiện tại, em đang phải đối mặt với một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời, tất cả mọi người đang chạy đua đến đích là cổng các trường đại
Trang 26học nên em không muốn chuyện yêu đương hay các chuyện khác làm phân tâm đến chuyện học tập” (N.T.T.T, học sinh lớp 12) Đó là đại diện cho ý
kiến của rất nhiều học sinh khối 12 về vấn đề này
Xét theo giới tính, tỷ lệ nữ “đã từng yêu” đạt 47.1% trong khi tỷ lệnày ở nam là: 65.7% Đây quả là một sự chênh lệch khá rõ rệt 18.6%
“Em thấy nhiều bạn nam thay người yêu liên tục, các bạn yêu cho có phong trào Thực sự, em không hiểu thứ cảm giác mà các bạn ấy đang có
có được gọi là tình yêu hay không nhưng theo em nghĩ, đó chỉ là rung động nhất thời Con gái chúng em cũng có những bạn như thế nhưng đó chỉ là
số ít, em nghĩ mối tình thời học trò rất trong sáng và nó sẽ đi theo chúng
em đến hết cuộc đời nên em rất trân trọng những gì mình đang có”
(N.T.T.L – học sinh lớp 12) Đó cũng chính là ý kiến lý giải cho sự chênhlệch tương đối cao về vấn đề có người yêu giữ nam và nữ giới Ở tuổi này,các em thích thể hiện mình, thích làm người lớn, thích bằng chúng bạn nêncác hành vi của các em cũng thể hiện được phần nào những suy nghĩ vàcon người các em
Tình yêu ở lứa tuổi THPT thường là những tình cảm đẹp đẽ, trong sáng
và thơ mộng nhất nhưng mỗi người lại có những quan điểm, những lựa chọncho việc có nên để nảy sinh tình yêu ở lứa tuổi vị thành niên hay không
Về quan điểm có nên có tình yêu ở lứa tuổi học trò THPT, có nhiều ý
kiến cho rằng: “Nên có tình yêu ở tuổi học trò THPT nhưng không nên đi quá “giới hạn cho phép” Nếu làm được điều đó, tình yêu ở lứa tuổi này sẽ
là tình yêu đẹp, là động lực để cả hai cùng nhau học tập và đi đúng hướng đến tương lai.”(N.T.T.H - học sinh lớp 11).
Theo ý kiến của bạn N.V.Q, học sinh lớp 12, “Hiện tại em đang yêu một bạn học cùng lớp và chúng em đã hứa với nhau sẽ cùng tốt nghiệp và thi đỗ đại học Hiện tại, chúng em vẫn là chỗ dựa tinh thần của nhau, cùng nhau bước qua những khó khan trong cuộc sống và là động lực để cùng nhau hướng đến một tương lai tươi sáng Em nghĩ rằng, tình yêu học trò không có gì là sai cả, nó chỉ sai khi người ta sử dụng nó sai mục đích hay người ta chỉ coi nó như một thứ đồ chơi mà thôi.”
Về quan điểm “không nên có tình yêu ở tuổi học trò”, một bạn học
sinh lớp 10 tâm sự: “không nên có tình yêu ở tuổi học trò, bởi nếu có, nó sẽ chỉ làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, chẳng mang lại được lợi ích gì cả, thậm chí còn bị gia đình, thầy cô trách mắng”.
Trong 80 mẫu điều tra được hỏi về vấn đề “khi yêu nhau ở độ tuổiVTN có nên QHTD không”, có 75 bạn – tương đương với 93.75% trả lời
Trang 27“hoàn toàn không nên QHTD” và có 5 bạn lựa chọn phương án “có thể
QHTD” với lí do “miễn là không có thai” hoặc “miễn là sẽ lấy nhau” –
tương đương với tỷ lệ là 6,25%
Nguyên nhân của sự chênh lệch về tỷ lệ phần trăm các quan điểmnhư vậy là bởi nhận thức của các học sinh khác nhau Có sự chênh lệch khálớn giữa tỷ lệ các học sinh lựa chọn “khi yêu nhau ở độ tuổi VTN khôngnên QHTD” và “khi yêu nhau ở độ tuổi VTN có nên QHTD” Vấn đề cácbạn quan tâm ở đây chính là quan hệ tình dục nhưng nếu quan hệ tình dụckhông an toàn và có trách nhiệm thì sẽ để lại rất nhiều hậu quả khôn lường,
và đối với học sinh THPT, nên có tình yêu trong sáng, không vụ lợi, khôngchỉ để thỏa mãn nhu cầu tình dục, chính vì vậy tỷ lệ các bạn lựa chọn giữa
2 quan điểm này có sự chênh lệch khá cao (87.5%) Hơn nữa, với đặc thù
tỷ lệ phụ huynh học sinh là những người chủ yếu làm các ngành nghề cótrình độ dân trí cao nên việc họ đã chia sẻ hoặc giáo dục cho con cái về vấn
đề tình yêu và tình dục cũng ở một mức độ tương đối tốt
“Hiện nay, trong số bạn bè cùng trường với em, có thể đã có những người đã quan hệ tình dục, nhưng theo em đó chỉ là nhất thời đua đòi muốn tìm hiểu cái mới.Việc quan hệ tình dục trước hôn nhân sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
và học tập vì quan hệ tình dục rất dễ có thai”.(N.T.H - học sinh lớp 12).
“Em không đồng ý hoàn toàn với quan điểm quan hệ tình dục khi yêu nhau ở lứa tuổi chúng em bởi cái gì cũng có hai mặt, nếu ta biết đến nó và thực hiện có hiểu quả mặt tích cực thì ta cũng không cần phải hối tiếc sau nay Nếu mặt tích cực của QHTD sớm là giúp tình cảm thăng hoa, hạn chế được việc vô sinh ở bạn tình thì mặt tiêu cực của nó là nếu QHTD một cách vô trách nhiệm sẽ dẫn đến việc tỷ lệ nạo phá thai cao, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người nữ hoặc cả hai” (P.H.Q – học sinh lớp
12)
Với hai quan điểm cụ thể như vậy rõ ràng quan niệm quan hệ tìnhdục khi yêu nhau, trước hôn nhân đang được các em học sinh THPT nhìnnhận thoáng hơn Bởi ở độ tuổi này các em ý thức giới tính của mình khá
rõ nét Đó là lý giải tại sao đã có hiện tượng thủ dâm, hay mộng tinh…đangxảy ra phổ biến nói lên tính cấp thiết phải được chia sẻ, giáo dục về chămsóc sức khỏe sinh sản Tuy nhiên khi ở độ tuổi vị thành niên các bạn chưaphát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần nên quan hệ tình dục sẽ dễdàng dẫn đến các nguy cơ như có thai ngoài ý muốn, lây các căn bệnh quađường tình dục và ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của các em Do đócần giáo dục và định hướng đúng đắn về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho
Trang 28các em.
2.2.2 Hiểu biết của học sinh trung học phổ thông về các biện pháp tránh thai
Một thực tế vẫn đang tồn tại, đó là, ở lứa tuổi VTN việc quan hệ tìnhdục sớm vẫn có thể xảy ra và hậu quả dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốnhoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các em VTN có nhữngbiến đổi tâm sinh lý sâu sắc của giai đoạn dậy thì, có khả năng có nhu cầuQHTD, có khả năng sinh sản Điều này càng trở nên cấp thiết hơn trướcthách thức của quá trình hiện đại hóa, làm giảm mức độ kiểm soát của xãhội đối với hành vi riêng tư của cá nhân và dẫn đến sự gia tăng tình dụctrước hôn nhân (51,184 sách cô) Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ
em năm 2010 cả nước có 470.000 ca phá thai, trong đó hơn 9.000 ca là vịthành niên Đến năm 2015, trong tổng số gần 280.000 ca phá thai thì cókhoảng hơn hơn 5.500 ca là trẻ vị thành niên Tỷ lệ mang thai vị thành niênnước ta năm 2010 là 3,24%, 2012 là 3,24%; 2013 giảm 3,21%; 2014 2,78%
và 2015 là 2,66% Trong hơn 180.000 ca phá thai năm 2015 thì có hơn5.500 ca là trẻ vị thành niên Bên cạnh đó, trong tổng số ca đẻ năm 2015 thì
có hơn 42.000 ca là vị thành niên, chiếm hơn 3,5% [10]
Hiện nay đang là thời đại của công nghệ thông tin, thông tin đượcđến với con người bằng nhiều cách, nhất là giới trẻ thì hình thức tiếp nhậnthông tin còn phong phú hơn nữa VTN được tiếp cận với rất nhiều thôngtin về sức khỏe sinh sản nên các em cũng có những trang bị cho mìnhnhững kiến thức cơ bản về các biện pháp tránh thai
Biểu đồ 2.2 : Hiểu biết của học sinh THPT về các biện pháp tránh thai
(Nguồn: kết quả khảo sát)
Hiểu biết của học sinh THPT về các
Bao cao su Xuất tinh
ngoài âm đạo
Tất cả các
bi ện pháp trên Biện Pháp tránh thai
Trang 29Qua số liệu và biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ học sinh biết đến các biệnpháp tránh thai phổ biến khá cao tương ứng 95% và 91.3% Cả việc dùngthuốc tránh thai và sử dụng bao cao su đều là những biện pháp tránh thaiphổ biến hiện nay
Bên cạnh những bạn nhận thức đúng về các biện pháp tránh thai thì
tỷ lệ các bạn nhận thức sai về các biện pháp tránh thai vẫn còn cao, cụ thểnhư tỷ lệ các bạn chọn biện pháp tránh thai là “hút thai” là 33.8% và “nạothai’ là 43.8% Đây thực chất không phải là biện pháp tránh thai mà là cácbiện pháp đình sản Nguyên nhân của việc nhận thức sai như vậy là do họcsinh lầm tưởng nạo, hút thai là một biện pháp tránh thai bởi vì đó là mộtcách làm cho người phụ nữ “không có em bé” nhưng trên thực tế, đó làcách để xử lí hậu quả khi không may mang bầu Các kênh phương tiệnthông tin đại chúng ngập tràn các thông tin về bao cao su, thuốc tránh thai,nạo phá thai…làm học sinh dễ gặp phải thông tin dẫn đến hiểu sai vấn đềhoặc lầm tưởng Bên cạnh đó các em vẫn chưa phân biệt rõ được khái niệmnạo và hút thai nên còn phân vân giữa hai biện pháp, hậu quả của hai hìnhthức này là rất lớn đến tâm lý và sức khỏe phụ nữ Bởi nguy cơ bị viêmnhiễm, bị ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này, tâm lý hoang mang,
lo sợ…đặc biệt là ở độ tuổi học sinh các em còn phải đến trường Đối vớixuất tình ngoài âm đạo thì hiệu quả của biện pháp này không cao nên việcgiáo dục và tuyên truyền ít đề cập đến
Việc các em học sinh THPT hiểu biết về các biện pháp tránh thai rấtquan trọng bởi điều đó ảnh hưởng đến việc chúng ta có thể ngăn chặn vàgiảm thiểu sự mang thai ngoài ý muốn và tình trạng nạp phá thai bừa bãigây hậu quả nghiêm trọng đến lứa tuổi VTN
2.2.3 Hiểu biết của học sinh trung học phổ thông về các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì bệnh lây truyềnqua đường tình dục còn gọi là bệnh hoa liễu, hay nhiễm trùng lây quađường tình dục là bệnh có xác suất truyền từ người sang người thông quacác hành vi tình dục, bao gồm cả giao hợp âm đạo, quan hệ tình dục bằngmiệng hay hậu môn Có khoảng hai 20 loại bệnh LTQĐTD (bệnh STDs).Trong các bệnh này, một số có thể lây qua đường khác như đường máu, mẹtruyền cho con khi có thai, khi cho con bú, nhưng tình dục là đường lây chủyếu Khi mắc bệnh LTQĐTD có thể làm tổn thương tới những phần nằmbên trong cơ thể của cơ quan sinh sản của cả nam và nữ, do các biến chứngcủa bệnh gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: Vô sinh (không còn sinh