Người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất

Một phần của tài liệu KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI (Trang 33)

người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.39

So với Điều 88 BLTTHS 1988, Điều 105 BLTTHS 2003 có quy định thêm một chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, đó là người đại diện hợp pháp của người bị hại. Đây được coi là một tiến bộ trong kỹ thuật luật pháp. Không phải tất cả những người đại diện hợp pháp của người bị hại đều có quyền yêu cầu khởi tố vụ án. Người đại diện hợp pháp của người bị hại chỉ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án khi người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Thứ nhất, khi người bị hại là người chưa thành niên. "Những người bị hại chưa

thành niên là những người theo quan điểm lập pháp của chúng ta chưa có đầy đủ năng lực hành vi để thực hiện quyền chủ thể của mình. Họ chưa ý thức được một cách đầy đủ những thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra cho họ và thiếu các điều kiện chủ quan để tự bảo vệ những lợi ích của mình”.40 Do đó, việc người đại diện hợp pháp của người bị hại tham gia tố tụng là cần thiết và việc họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại là hợp lý.

Thứ hai, khi người bị hại có nhược điểm về tâm thần. Khoản 1 Điều 105 BLTTHS 2003 sử dụng thuật ngữ "[người bị hại] có nhược điểm về tâm thần" là không chính xác vì trên thực tế, người bị hại có thể trong tình trạng tâm thần hoặc

38. Đinh Văn Quế, Pháp luật hình sự thực tiễn và xét xử, NXB Lao động xã hội, 200339. Sau đây gọi là người đại diện hợp pháp của người bị hại,

Một phần của tài liệu KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w