0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

3 Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 BLHS, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Một phần của tài liệu KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI (Trang 35 -36 )

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác44

Hành vi này do chủ thể tội phạm thực hiện với lỗi vô ý, vi phạm các quy tắc đảm bảo an toàn về sức khoẻ con người trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Tỷ lệ thương tật tối thiểu là 31% và phải là hậu quả của hành vi phạm tội. Mức hình phạt cao nhất của tội phạm này là đến hai năm tù (có thể có hình phạt bổ sung). Người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có yêu cầu khởi tố vụ án từ người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại.

đ. Tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 109 BLHS: Tội vô ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do lỗi vô ý; họ không cố tình và cũng không có mâu thuẫn với người bị hại. Họ không mong muốn hậu quả xảy ra.

Quy tắc an toàn trong trường hợp này là quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Do đó, đòi hỏi chủ thể phải có trách nhiệm cao hơn trong việc tuân thủ các quy tắc này. Đây được xem là trường hợp phạm tội nặng hơn so với trường hợp phạm tội do vô ý được quy định tại Điều 108 BLHS. Chính vì vậy, khung hình phạt của tội này được quy định nặng hơn. Mức hình phạt cao nhất có thể đến ba năm tù (có thể có hình phạt bổ sung). Tuy nhiên, tội phạm này vẫn thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS 2003.

Một phần của tài liệu KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI (Trang 35 -36 )

×