1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đạo đức môi trường ở sinh viên trường đại học hải dương hiện nay thực trạng và những vấn đề

89 226 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 105,72 KB

Nội dung

Ví dụ: Các tiêu chí để đánh giá đạo đức môi trường thể hiện như sau: Đạo đứcmôi trường là những hành vi mang tính chuẩn mực thông qua các văn bảnpháp luật, các quy định, nghị định hiện h

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển mạnh mẽ của xã hội với các cuộc cách mạng khoa họccông nghệ cùng sự ra đời của máy móc, các thiết bị hiện đại và các khu côngnghiệp, đô thị cũng đã để lại mặt trái của nó là khói bụi, là rác thải, là ô nhiễmmôi trường Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề báo động ở Việt Nam nói

riêng và trên toàn cầu nói chung Vậy phải làm sao để ngăn chặn vấn nạn đó?

Câu hỏi đặt ra đang cần sự chung tay góp sức của rất nhiều người

Thế hệ trẻ của chúng ta chiếm tỉ lệ dân số khá đông và họ cũng chính lànhững chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sau này sẽ góp phầnthúc đẩy đất nước phát triển theo hướng hiện đại hóa, toàn cầu hóa Và đểthúc đẩy được đất nước phát triển thì một điều không thể thiếu là cần giảiquyết vấn nạn ô nhiễm môi trường Điều đó còn phụ thuộc vào ý thức củatừng bạn trẻ thông qua hành động của họ với việc ô nhiễm môi trường

Thế hệ trẻ đang nói tới ở đây tập trung chủ yếu là những bạn trẻ cònđang ngồi trên ghế nhà trường, là những bạn sinh viên đang mang trong mìnhnhững ước mơ, những hoài bão lớn Chính đây cũng là lực lượng lớn sẽ gópphần giải quyết việc ô nhiễm môi trường hiện nay Để làm được điều đó cầnhướng tới xây dựng đạo đức môi trường cho từng em sinh viên, biến ý thứcthành hành động để cùng bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta Vai trò củagiáo dục trong mọi hoàn cảnh đều quan trọng như nhau, nhưng mỗi bối cảnhkhác nhau thì cách thức thực hiện của giáo dục sẽ thay đổi để phù hợp Trongđiều kiện xã hội hiện nay, để đào tạo một đội ngũ nhân lực cao, có trình độcho xã hội không đơn giản chỉ là trau dồi về kiến thức chuyên môn mà còntrau dồi về nhân cách, đạo đức, cách xử lý tình huống, cách tránh xa các cám

dỗ của cuộc sống nhiều cạm bẫy Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: “Có

Trang 4

tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gìcũng khó” Chính vì vậy mỗi người thầy, người cô đứng trên bục giảng khôngchỉ vì trách nhiệm với nghề mà còn vì tình yêu thương dành cho các em, niềmkhao khát được đào tạo các em trở thành những người có ích cho xã hội.

Hiện nay Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố ở mỗi tỉnh thành đều có mộtvài trường đại học để thu hút các em sinh viên tại tỉnh thành đó đến học tập,đây là những nơi tập trung đông đúc sinh viên học tập và sinh hoạt Và chínhnhững nơi đó cũng là một trong những nơi xả ra nhiều rác thải góp phần gây ônhiễm môi trường ở đó Bên cạnh những em có ý thức bảo vệ môi trường thìvẫn còn không ít những em chưa có ý thức bảo vệ môi trường Sau khi các emhọc tập xong về gia đình, địa phương sinh sống lại mang theo ý thức đó về vàlại tiếp tục gây ô nhiễm môi trường ở địa phương Chính vì vậy việc xây dựngđạo đức môi trường cho các em là việc làm hết sức cấp thiết

Hải Dương là một tỉnh có mật độ dân số khá đông và bên cạnh cáctrường cao đẳng và trung cấp có từ trước, tỉnh hiện có 3 trường đại học: Đạihọc Sao Đỏ, Đại học Thành Đông và Đại học Hải Dương Trong đó TrườngĐại học Hải Dương là trường đại học công lập duy nhất của tỉnh Hải Dương.Hàng năm trường thu hút nhiều thí sinh đăng ký tham gia học tập và rèn luyệntại trường Chủ yếu là học sinh trong các huyện thuộc tỉnh Hải Dương Ngoài

ra trường cũng thu hút được một số học sinh thuộc các tỉnh lân cận như TháiBình, Quảng Ninh, Bắc Giang và một số tỉnh miền núi phía Bắc Để bảo vệmôi trường, giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường ở tỉnh Hải Dương nói chung

và Đại học Hải Dương nói riêng thì việc nghiên cứu về thực trạng đạo đứcmôi trường ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương và đưa ra các giải phápphát huy đạo đức môi trường ở mỗi em là việc làm vô cùng cấp bách

Trang 5

Với những lý do nêu trên tôi quyết định chọn đề tài: “Đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương hiện nay: Thực trạng và những vấn đề” là đề tài nghiên cứu luận văn của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Môi trường xung quanh chúng ta là một vấn đề được khá nhiều tác giảnghiên cứu, tìm hiểu và đề cập tới bởi tính cần thiết và cấp bách Đã có nhiềucông trình nghiên cứu đi vào cả chiều sâu và chiều rộng của vấn đề, đi từ mộtngành đến đa ngành và liên ngành với nhau Trong đó, từ góc độ khoa học xãhội nhân văn, chuyên ngành triết học có một số công trình cơ bản sau đây:

Khi đề cập đến vấn đề môi trường, trước tiên cần phải nhắc đến: “Báo cáo môi trường quốc gia” Đây là những báo cáo hàng năm về vấn đề môi

trường do Bộ tài nguyên và Môi trường thực hiện Căn cứ vào báo cáo môitrường quốc gia năm 2016 với chủ đề là môi trường đô thị cho biết tình trạng

ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị của Việt Nam đang diễn ra rất phức tạpvới sự ô nhiễm tiêu biểu hàng đầu là hoạt động của ngành giao thông vận tải,ngành xây dựng, ngành công nghiệp gây ra Ô nhiễm môi trường không khí,chủ yếu là bụi gây ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến sức khỏe củangười dân sinh sống tại chính khu đô thị đó Đặc biệt là trẻ nhỏ với sức đềkháng còn yếu Bên cạnh ô nhiễm không khí là ô nhiễm môi trường nước doviệc xử lý nước thải chưa đúng quy định và do việc vứt rác thải xuống sông,

hồ ven khu đô thị gây nên tình trạng bốc mùi hôi thối, nước sông hồ chuyểnmàu đen làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân và làm xấu đihình ảnh đẹp của khu đô thị Ngoài ra còn ô nhiễm do chất thải rắn gây ra, đó

là hiện tượng thu gom và vận chuyển rác thải chưa nhanh chóng và kịp thờilàm bốc mùi hôi thối và mất mỹ quan đô thị Cuối cùng là ô nhiễm môitrường đất do nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đúng theo quy định,các bãi chôn lấp rác thải gây ra

Trang 6

Báo cáo môi trường quốc gia năm 2017 với nội dung chính đề cập tới

là quản lý rác thải, với những con số thống kê mà báo cáo nêu ra cho chúng tathấy môi trường đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng do tình trạng nhiều nơi đưarác thải chưa qua xử lý hoặc mới chỉ xử lý ở mức độ đơn giản ra môi trường.Việc làm đó đã góp phần làm cho nguồn nước, nguồn đất, không khí ngàycàng ô nhiễm hơn Cùng với đó là hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn raphức tạp, hiện tượng nước biển dâng và xâm nhập mặn đang đe dọa nhữngkhu đô thị, những tỉnh và thành phố ven biển

Tiếp đến là các tác giả với các bài viết đề cập rất chi tiết đến vấn đề môitrường, đạo đức môi trường, bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ môi trường

như: Nguyễn Thị Lan Hương, “Đạo đức môi trường và truyền thống mục đích luận”, Tạp chí Triết học số 12 Nguyễn Văn Phúc, “Bảo vệ môi trường nhìn

từ góc độ đạo đức”, Tạp chí triết học số 4 Phạm Thị Ngọc Trầm, “Vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái trong điều kiện kinh tế thị trường”, Triết học, số 3/ 2002; Phạm Thị Ngọc Trầm (Chủ biên), Quản lý nhà nước đối với tài nguyên và môi trường vì sự phát triển bền vững dưới góc nhìn xã hội – nhân văn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006; Hồ Sỹ Quý, “Về đạo đức môi trường”, Triết học, số 9/2005; Hồ Sỹ Quý (Chủ biên) (2000), Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển xã hội, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội; Môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường, Lê Văn Khoa (chủ biên), Nxb Giáo dục Việt Nam, 2008; Hội thảo quốc gia“Giáo dục môi trường trong các trường học”, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường cùng Đại

học quốc gia Hà Nội phối hợp thực hiện

Từ những công trình nêu trên cho chúng ta thấy môi trường có vai tròquan trọng như thế nào với cuộc sống thường ngày của mỗi người dân, chính

vì vậy mà nhiệm vụ bảo vệ môi trường, phòng chống ô nhiễm môi trườngđang vô cùng cấp bách Để bảo vệ môi trường đạt kết quả tốt thì chúng ta phải

Trang 7

đi từ việc giáo dục ý thức, trách nhiệm và đạo đức môi trường đến từng thànhviên trong xã hội từ trẻ đến già, không phân biệt tuổi tác, trình độ Vì đạo đứcmôi trường được thể hiện ở tất cả các phương diện của xã hội từ sản xuất, dulịch, giải trí, học tập đến sinh hoạt hàng ngày của con người Hiện nay ônhiễm môi trường không chỉ tập trung ở thành phố, các khu đô thị, côngnghiệp mà đã len lỏi về tận thôn quê và trường học Điều đó đòi hỏi càng phảiđẩy nhanh giáo dục đạo đức môi trường cho từng người dân Các công trìnhnghiên cứu trên đã nhấn mạnh đến thực trạng môi trường hiện nay, các vấn đềcần giải quyết và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao đạo đức môi trường đểbảo vệ môi trường đang bị suy thoái Các giải pháp đó thể hiện ở tầm quốc gia

và đang được thực hiện trên phạm vi cả nước với tất cả các lĩnh vực

Một số công trình nghiên cứu sâu hơn, hệ thống hơn về đạo đức môi

trường như: Vũ Dũng, “Đạo đức môi trường ở nước ta: lí luận và thực tiễn”, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội 2010; Dự án điều tra cơ bản “Đánh giá đạo đức môi trường ở nước ta hiện nay”, do Viện Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện (2009 – 2010); Nguyễn Văn Phúc, “Đạo đức môi trường”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2013; “Xây dựng đạo đức môi trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học của Hoàng Thị Thanh chuyên ngành Chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Hà Nội, 2017 Đây lànhững công trình đề cập đến cả mặt lý luận và nhận thức về đạo đức môitrường với những khái niệm cụ thể và chi tiết bao gồm: khái niệm môi trường,đạo đức, đạo đức môi trường và các tiêu chí để đánh giá đạo đức môi trường

Ví dụ: Các tiêu chí để đánh giá đạo đức môi trường thể hiện như sau: Đạo đứcmôi trường là những hành vi mang tính chuẩn mực (thông qua các văn bảnpháp luật, các quy định, nghị định hiện hành về môi trường); Ý thức về nghĩa

vụ của con người đối với việc bảo vệ môi trường; Ý thức tự giác, tự nguyệncủa chủ thể đối với việc bảo vệ môi trường; Sự tác động của lương tâm chủ

Trang 8

thể đối với việc bảo vệ môi trường; Việc bảo vệ môi trường gắn với sự hàihòa về lợi ích giữa con người và tự nhiên; Chia sẻ trách nhiệm để duy trì sựtoàn vẹn của môi trường toàn cầu

Các tác giả cũng đã tập trung phân tích thực trạng đạo đức môi trườngđang diễn ra hiện nay và những vấn đề cần giải quyết để từ đó đưa ra các giảipháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại Tuy nhiên các giảipháp đó mang tầm quốc gia, xã hội Tính đến thời điểm hiện tại chưa có côngtrình nào nghiên cứu về đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học HảiDương: thực trạng và những vẫn đề Tuy vậy, các công trình trên chính lànhững tiền đề, căn cứ và cơ sở để chúng tôi vận dụng trong nghiên cứu nộidung đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương: thực trạng

và những vẫn đề Chúng tôi sẽ tập trung đi sâu và làm rõ về đạo đức môitrường ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương đã và đang diễn ra như thếnào? Thực trạng của đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học HảiDương đang bộc lộ ra sao? Những vấn đề đạo đức môi trường ở sinh viênTrường Đại học Hải Dương cần được giải quyết là gì? Trên cơ sở đó sẽ đưa ranhững giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế để phát huy những ưuđiểm về đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương từ đó sẽgóp phần làm cho Trường Đại học Hải Dương và quê hương Hải Dương cómôi trường làm việc, học tập và sinh hoạt xanh - sạch và đẹp hơn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 9

a Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về đạo đức, đạo đức môi trường,đạo đức môi trường ở sinh viên làm cơ sở dữ liệu của đề tài

b Trình bày và phân tích thực trạng, những vấn đề hiện tại của đạo đứcmôi trường và nguyên nhân của những hạn chế về đạo đức môi trường ở sinhviên đại học

c Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức môi trường ở sinhviên đại hoc đối với việc học tập và trong cuộc sống

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đạo đức môi trường ở sinh viên đại học

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và nhữngvấn đề đạo đức môi trường ở sinh viên đại học đang học tập tại Trường Đạihọc Hải Dương

- Phạm vi về địa bàn nghiên cứu

Địa bàn tập trung nghiên cứu và lấy số liệu khảo sát chủ yếu tập trungtại Trường Đại học Hải Dương, địa chỉ: Phía Nam cầu Lộ Cương, Liên Hồng,Gia Lộc, TP Hải Dương

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Lấy các nguyên lý cơ bản và phương pháp luận của triết học Mác –Lênin làm phương pháp luận nghiên cứu

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích – tổng hợp; logic –lịch sử; hệ thống – cấu trúc, văn bản học, liên ngành khoa học xã hội

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Trang 10

Luận văn góp phần làm rõ vấn đề đạo đức môi trường ở sinh viên đạihọc hiện nay.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, trong giảng dạy về đạo đức môitrường cho sinh viên đại học; luận văn cũng có ý nghĩa khuyến nghị đối vớicông tác xây dựng đạo đức môi trường cho sinh viên Trường Đại học HảiDương hiện nay

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận Đề tài gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về đạo đức môi trường ở sinh viên đại họcChương 2: Thực trạng và những vấn đề về đạo đức môi trường ở sinhviên Trường Đại học Hải Dương

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức môi trường ở sinhviên Trường Đại học Hải Dương

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG

1.1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Đạo đức

1.1.1.1 Khái niệm đạo đức

Đạo đức dùng để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một conngười Những tư tưởng về đạo đức học đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đâytrong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại Theo nghĩa Hán Việt có thểhiểu: đạo là con đường, đức là tính tốt Khi nói một người có đạo đức tức lànói người đó đã có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống cóchuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn Hiện nay, đạo đức là mộtvấn đề được nhiều tác giả nghiên cứu, chúng ta có thể thấy đạo đức là mộthiện tượng xã hội được hình thành trong quá trình lao động sản xuất tạo racủa cải vật chất, trong mối quan hệ giữa con người với con người nhằm điềuchỉnh hành vi của mình để đảm bảo sự hoạt động của cộng đồng nói chung.Đạo đức được hình thành dựa trên cơ sở tự giác, tự nguyện không mang tínhcưỡng ép, bắt buộc Chỉ có những hành vi được thực hiện trên cơ sở tự giác,

tự nguyện và phù hợp với lợi ích xã hội mới được coi là hành vi đạo đức

Theo Từ điển Tiếng Việt, “đạo đức” là “những tiêu chuẩn, nguyên tắc

được dư luận xà hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đốivới nhau và đối với xã hội phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theonhững tiêu chuẩn nhất định mà có” [từ điển tiếng việt 3, tr.464]

Qua đây có thể hiểu đạo đức theo các khía cạnh sau:

 Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, trong đó tập hợp những quitắc, chuẩn mực xã hội và từ những quy tắc, chuẩn mực đó con người sẽ tựgiác điều chỉnh hành vi của bản thân mình để phù hợp với lợi ích và hạnhphúc của con người, với tiến bộ xã hội

Trang 12

 Đạo đức là hệ thống những qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực thể hiện

sự tự giác của con người trong mối quan hệ giữa con người với con người,con người với cộng đồng xã hội, con người với tự nhiên và con người vớichính bản thân mình

1.1.1.2 Cấu trúc của đạo đức

Với tư cách là một bộ phận của triết học, đạo đức là một hiện tượng xãhội có cấu trúc phức tạp, gồm các thành phần sau: ý thức đạo đức, hành vi đạođức và quan hệ đạo đức

Ý thức đạo đức: Là hệ thống những quan niệm, nguyên tắc, tri thức và

những cảm xúc, tình cảm chung của các cộng đồng người về các giá trị thiện,

ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc và công bằng… Mặt khác nó còn baogồm cả những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với

xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội

Hành vi đạo đức: Là một hành động được thực hiện một cách tự giác,

tự nguyện và được xuất phát bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức Hay

có thể hiểu hành vi đạo đức là những cử chỉ, hành động và việc làm của conngười trong các mối quan hệ xã hội mà phù hợp với các chuẩn mực đạo đức

Quan hệ đạo đức: Là tổng hợp những quan hệ xã hội, tác động qua lại

với nhau, đó là quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội xét vềmặt đạo đức Quan hệ đạo đức có tính tự giác và tự nguyện, nó vận động, biếnđổi theo quá trình phát triển của xã hội, trong phạm vi một hình thái kinh tế -

xã hội hay hệ giá trị đạo đức của một giai cấp cũng có sự vận động, phát triển

Ý thức đạo đức, quan hệ đạo đức và hành vi đạo đức là những yếu tốtạo nên cấu trúc của đạo đức, chúng không tồn tại độc lập, mà có quan hệ biệnchứng tác động qua lại với nhau Cấu trúc đạo đức không thể thiếu một tỏng

ba yếu tố này Ý thức đạo đức được hình thành trong quan hệ đạo đức và là

Trang 13

điều kiện để hình thành hành vi đạo đức Hành vi đạo đức là quá trình hiệnthực hóa ý thức đạo đức và không thể tách rời quan hệ đạo đức.

1.1.1.3 Chức năng của đạo đức

Tương tự như cấu trúc của đạo đức, chức năng của đạo đức cũng có bachức năng bao gồm: chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục vàchức năng nhận thức

Chức năng điều chỉnh hành vi: Đây được coi là chức năng quan trọng

nhất của đạo đức, mặc dù là chức năng quan trọng nhất nhưng đó không phải

là cái đặc quyền của đạo đức, bởi vì trong xã hội, con người tạo ra rất nhiềuphương thức điều chỉnh hành vi của mình như: pháp luật, tôn giáo, chính trị,nghệ thuật, nhận thức khoa học Chức năng này nhằm bảo đảm hài hòa quan

hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân Nếu như sức mạnh của pháp luật là sự cưỡngchế, bắt buộc phải thực hiện thì sức mạnh của đạo đức chính là niềm tin cánhân, là truyền thống và dư luận xã hội

Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức được thực hiện bằng haiphương thức chủ yếu như sau: Thứ nhất là xã hội tạo ra sức mạnh dư luận đểkhen ngợi,động viên những người có đạo đức và có những hành vi tốt đẹp.Đồng thời cũng lên án, phê phán những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến mọingười xung quanh và đến cộng đồng xã hội Thứ hai là bản thân mỗi ngườiphải tự giác, xuất phát từ chính ý thức của mình để điều chỉnh hành vi thôngqua những chuẩn mực đạo đức xã hội và bản thân cũng phải tham gia các hoạtđộng thực tiễn để bổ sung nhận thức, rèn luyện ý chí

Chức năng giáo dục: Đây cũng là một trong những chức năng cơ bản

của đạo đức, chức năng này có tác dụng hình thành những nguyên tắc, quy tắc

và chuẩn mực đạo đức trong từng con người cụ thể và phát triển nhân cáchcủa họ Đây cũng là con đường đặc trưng cơ bản để loài người tồn tại và pháttriển Có thể hiểu, chức năng giáo dục của đạo đức chính là làm cho “tính

Trang 14

người” ở mỗi người được nhiều lên để ngày càng có nhiều hành động đẹp chonhững người khác học tập và noi theo.

Về thực chất chức năng này là đạo đức hóa con người và xã hội loàingười Hiệu quả của chức năng này phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế, xãhội, vào mức độ tự giác của mỗi người trong quá trình giáo dục đạo đức đểhướng tới nhân cách và phẩm chất cần có

Chức năng nhận thức: Ngoài hai chức năng nêu trên, đạo đức còn có

chức năng nhận thức Chức năng này bao gồm: nhận thức và tự nhận thức.Nhận thức của đạo đức là một quá trình vừa có hướng nội, vừa có hướngngoại Nhận thức hướng nội lấy bản thân chủ thể đạo đức làm đối tượng đểnhận thức Đây là quá trình chủ thể đạo đức tự đánh giá bản thân, tự đối chiếunhận thức cũng như những hành vi của mình với chuẩn mực đạo đức xem đãphù hợp chưa? Nhận thức hướng ngoại là lấy chuẩn mực đạo đức làm đốitượng để nhận thức Trên cơ sở đó, chủ thể nhận thức làm gia tăng thêm tínhhướng nội của mình Còn tự nhận thức là quá trình bản thân tự thẩm định, tựđánh giá những nhận thức, hành vi đạo đức của mình với chuẩn mực giá trịchung của cộng đồng, xã hội Từ hai quá trình nhận thức trên con người sẽ điđến phân biệt những giá trị như: đúng - sai, tốt - xấu, thiện - ác và hướng tớigiá trị bao quátmà con người muốn vươn tới là chân, thiện, mỹ

C.Mác từng nói: Người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúccho nhiều người nhất…

Các chức năng của đạo đức đều có một vai trò nhất định, nhưng khôngphải vì thế mà chúng tách rời nhau, không có ràng buộc với nhau mà ngượclại chúng đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, sự vận hành của chức năng này làtiền đề, điều kiện của sự vận hành chức năng đạo đức khác Hơn nữa chúngđều hướng tới một mục đích chung của xã hội đó là nhân đạo hóa con người

và xã hội loài người

Trang 15

1.1.2 Môi trường

1.1.2.1 Khái niệm môi trường

Môi trường là khái niệm rộng, bao quát nhiều nội dung và được sửdụng trong rất nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, giáo dục theo định

nghĩa thông thường thì môi trường được hiểu: “là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy [Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 1997, tr 618].

Về mặt pháp lý, theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hộinước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kì họp thứ 7 thông qua

ngày 23/6/2014 thì môi trường được định nghĩa là: "hệ thống các yếu tố vật

chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” Từ cách định nghĩa này của Luật bảo vệ môi trường có thể

hiểu môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanhcon người và nó có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sống của con người như:sinh hoạt, sản xuất, học tập Qua đây, chúng ta cũng thấy được con ngườichính là trung tâm của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên Thành phần

của môi trường theo Điều 1 của Luật này bao gồm: "yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác".

Hiện nay có hai cách hiểu đơn giản về môi trường, đó là hiểu theonghĩa rộng và hiểu theo nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, môi trường bao gồm tất

cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho hoạt động sinh hoạt, lao động,sản xuất của con người như: nước, không khí, đất, ánh sáng Theo nghĩa hẹp,môi trường chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội tác động trực tiếp tớichất lượng cuộc sống con người Ví dụ: môi trường của giảng viên bao gồmnhà trường với sinh viên, đồng nghiệp, nội quy của trường, lớp học, phòng

Trang 16

làm việc, tổ chức xã hội như Đảng, Đoàn với các điều lệ hay gia đình, họ tộcvới những quy định chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành vàcác cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư

Nếu chia theo chức năng có thể chia môi trường sống của con ngườinhư sau:

Một là môi trường tự nhiên bao gồm ánh sáng mặt trời, núi sông, biển

cả, không khí, động, thực vật, đất, nước chúng tồn tại bên ngoài ý muốn củacon người, nhưng không phải như vậy mà không chịu sự tác động của conngười mà ngược lại chúng vẫn chịu ít nhiều tác động

Hai là môi trường xã hội đó là tổng thể các quan hệ giữa người với

người bao gồm: luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khácnhau như: quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ chứcđoàn thể Môi trường xã hội giúp cho hoạt động của con người được đi theomột khuôn khổ nhất định, từ đó dần dần hình thành sức mạnh tập thể to lớntạo thuận lợi cho sự phát triển, và đây cũng là điểm khác biệt giữa cuộc sốngcủa con người và các sinh vật khác

Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, đó làtất cả các nhân tố do con người tạo ra, làm thành những tiện nghi trong cuộcsống, như: xe máy, ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, khu côngnghiệp, các khu công viên nhân tạo phục vụ cho vui chơi giải trí

Từ những trình bày ở trên có thể hiểu môi trường là tất cả những gì cóxung quanh chúng ta, cho chúng ta cơ sở để tồn tại, để sống và phát triển

1.1.2.2 Chức năng của môi trường

Môi trường chính là không gian sống của con người và sinh vật Vậymôi trường có chức năng gì? Môi trường cho chúng ta không khí để thở vàduy trì sự sống, cho đất đai để trồng trọt chăn nuôi và xây dựng nhà cửa,ngoài ra môi trường còn có rất nhiều loại khoáng sản ở cả trên mặt đất và

Trang 17

trong lòng đất, đó là nguồn tài nguyên rất quý phục vụ cho nhu cầu sản xuất.Không chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất mà môi trường còn có rấtnhiều danh lam thắng cảnh đẹp là nơi du lịch, nghỉ mát cho con người saunhững ngày làm việc vất vả, cho cuộc sống của con người tươi đẹp và sinhđộng hơn Tuy nhiên khả năng cung cấp của môi trường tự nhiên phục vụ cácnhu cầu đó của con người là có giới hạn và nó phụ thuộc vào trình độ pháttriển của mỗi quốc gia và ở mỗi giai đoạn khác nhau.

Ngoài ra môi trường còn là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải củacon người trong quá trình sinh hoạt, lao động sản xuất và sử dụng các tàinguyên thiên nhiên thải vào môi trường dưới dạng các chất thải Chất thải cóloại ở dạng rắn, có loại ở dạng lỏng và một số loại qua thời gian được phânhủy thành các chất vô cơ, vi sinh có thể phục vụ lại nhu cầu cầu của conngười Ví dụ chất thải của lợn có thể ủ thành khí sinh học biogas phục vụ chonhu cầu đun nấu của con người hay chất thải của các loại gia súc, gia cầm cóthể ủ mục thành phân bón cho các loại cây trồng được xanh tốt và hạn chếđược việc sử dụng phân bón hóa học Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng,chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải Tuy nhiên với chứcnăng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường không phải là vô hạn mà là cógiới hạn Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra tình trạng mất cânbằng sinh thái và dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường Lúc này lại cần sựchung tay góp sức của con người để chống lại hiện tượng ô nhiễm môitrường, để bảo vệ môi trường

1.1.2 Đạo đức môi trường

1.1.2.1 Khái niệm đạo đức môi trường

Thuật ngữ đạo đức môi trường không phải xuất hiện ngay từ thời cổđại, thời cổ đại đạo đức môi trường mới chỉ thể hiện ở tình yêu thương củacon người với thiên nhiên, với cỏ cây hoa lá và vạn vật xung quanh nơi họ

Trang 18

sinh sống Cho đến khi nền kinh tế thị trường hình thành và phát triển cùngvới các cuộc cách mạng khoa học công nghệ đem theo sự ra đời ngày càngnhiều các loại máy móc hiện đại từ đó làm cho đời sống của con người ngàycàng đòi hỏi cao hơn, họ không bằng lòng với những gì sẵn có hiện tại của tựnhiên Họ bắt đầu khai thác sâu hơn vào nguồn tài nguyên thiên nhiên củamôi trường để tìm ra những nguồn nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho côngviệc của mình, lâu dần làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt dẫnđến việc môi trường tự nhiên không thể tự điều chỉnh, tự cân bằng được vàgây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường Với tình trạng ô nhiễm môi trườngnhư hiện nay việc bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của từng quốcgia riêng lẻ mà nó mang tính toàn cầu, mang tính quốc tế với mọi quốc giatrên thế giới Để thực hiện được trách nhiệm của mình, chúng ta nhận thấyrằng mỗi quốc gia nên có thay đổi về chiến lược, chính sách, cách thức và môhình phát triển về kinh tế để từ đó đảm bảo được sự cân bằng, hài hòa giữacon người với xã hội và tự nhiên

Để đảm bảo được sự cân bằng, hài hòa giữa con người với tự nhiên thìbên cạnh việc khai thác tự nhiên con người cũng cần phải bảo vệ tự nhiên,bảo vệ môi trường Muốn bảo vệ môi trường thì phải có những hành động,việc làm về bảo vệ môi trường ví dụ như: vứt rác đúng nơi quy định kể cả ởnhà hay ở trường học, bệnh viện, nơi công cộng; không bẻ cành cây, hái hoahay dẫm lên cỏ ở những khuôn viên trường học, công viên, khu đô thị làmxấu cảnh quan môi trường; hay rộng hơn là không chặt phá rừng bừa bãi, sănbắn trái phép những loài vật quý đang trong danh sách cần được bảo tồn Những hành động và việc làm đó phải xuất phát từ trong suy nghĩ, nhận thức,thái độ của mỗi người và phải mang tính tự nguyện, tự giác không bắt buộcphải thực hiện Đây chính là cơ sở để hình thành và cho ra đời một cách ứng

Trang 19

xử mới đối với môi trường thuộc về phạm trù đạo đức được mang tên là đạođức môi trường

Khái niệm về đạo đức môi trường được rất nhiều tác giả trong và ngoàinước nhắc tới Đầu tiên không thể không nhắc tới một luận điểm nổi tiếng và

đó cũng là quan niệm đầu tiên về đạo đức môi trường đưa ra năm 1949 của

triết gia người Mỹ mang tên Aldo Leopold trong 5 tập tiểu luận The Land Ethic đã đăng trên A Sand County Almanac (Niên giám một vùng đất): “Một hành động chỉ được coi là đúng nếu nó nhằm bảo vệ sự toàn vẹn, ổn định và

vẻ đẹp của cộng đồng sinh vật; ngược lại thì là sai lầm”

Theo tác giả Ernest Partridge trong tác phẩm Giới thiệu về đạo đức môi

trường, Trường Đại học tổng hợp California, Mỹ (2008), có nhấn mạnh: “đạo đức môi trường được hiểu là, sự thể hiện trách nhiệm của con người đối với việc tôn trọng đất đai, thực vật, tài nguyên, sinh vật không phải là con người”.

Bên cạnh các công trình nghiên cứu ở ngoài nước thì trong nước cũng córất nhiều công trình nghiên cứu về đạo đức môi trường, trong đó tiêu biểu có:

Trong công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Phúc với tác

phẩm “Đạo đức môi trường”, tác giả đã đưa ra định nghĩa về đạo đức môi

trường như sau: “Đạo đức môi trường là một hệ thống các chuẩn mực đạo đứcđiều chỉnh quan hệ giữa con người (xã hội) và tự nhiên vì sự phát triển bềnvững”[11 , tr.73]

Tác giả Hồ Sỹ Quý trong bài viết về môi trường ở tạp trí Triết học số 9với nội dung “Về đạo đức môi trường” tác giả cũng khẳng định: “Đạo đứcmôi trường là một khái niệm rộng, phong phú, nhưng không quá đa nghĩa.Trên những nét lớn, có thể hiểu và sử dụng khái niệm này như sau:

- Đạo đức môi trường là những chuẩn mực tự nhiên, bình thường ngấmsâu trong hành vi và trong phong cách sinh hoạt, ứng xử của mỗi người và mỗicộng đồng - Con người bảo vệ môi trường, tôn trọng giới tự nhiên và cẩn trọng

Trang 20

trước hệ sinh thái một cách tự nhiên, không cần ai ra lệnh, không vì mục đích

vụ lợi nào khác

- Đạo đức môi trường biểu hiện thiết thực trong hành vi của mỗi người,mỗi cộng đồng Trình độ cao của đạo đức môi trường biểu hiện ở ý thức và kỹnăng xử lý những vấn đề môi trường

- Có thể trong tư tưởng, trong suy nghĩ của mình, những người dânbình thường không hề biết các lý thuyết cao siêu nào đó về hệ sinh thái và bảo

vệ môi trường; song, không hẳn vì thế mà họ kém ý thức về mặt đạo đức môitrường Đạo đức môi trường, trước hết, được biểu hiện ở tình cảm tự nhiêncủa con người - con người biết ửng xử thân thiện và biết tôn trọng môi trườngsống quanh họ

- Đạo đức môi trường độc lập nhất định với học vấn Người có học vấncao chưa chắc đã có đạo đức môi trường ở trình độ cao Người có học vấnthấp vẫn có thể có đạo đức môi trường đáng tôn trọng.”[13]

Từ những định nghĩa về đạo đức môi trường của các tác giả trong và

ngoài nước, ta có thể hiểu khái niệm đạo đức môi trường như sau: Đạo đức môi trường là một hệ thống tổng hợp các quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức để trên cơ sở đó con người sẽ tự điều chỉnh những hành vi của bản thân một cách tự giác, tự nguyện, không cần ai chỉ đạo với môi trường nhằm hướng đến sự phát triển hài hòa, ổn định và bền vững giữa con người với môi trường tự nhiên.

Từ khái niệm về đạo đức môi trường, ta thấy một số nội dung cơ bảnđáng chú ý như sau:

1) Đạo đức môi trường là một hệ thống các quan điểm, quy tắc, chuẩnmực đạo đức để hướng dẫn con người và điều chỉnh hành vi của con ngườiđối với môi trường nhằm thực hiện những mục đích của mình với môi trường

Trang 21

nhưng cũng vẫn bảo vệ môi trường để tạo ra sự phát triển hài hòa và bền vữnggiữa con người với môi trường.

2) Trên cơ sở các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức con người đã tự giác

và chủ động điều chỉnh hành vi của mình với môi trường sa cho phù hợp vớichuẩn mực đạo đức môi trường

3) Đạo đức môi trường thể hiện trách nhiệm của mỗi con người với môitrường, đó là trách nhiệm vừa khai thác vừa kiến tạo và bảo vệ môi trường.Cũng là thể hiện mối quan hệ đề cao môi trường của con người trong xã hộihiện đại

Qua đây, có thể coi đạo đức môi trường là một sự đánh giá mang tính

hệ thống các mối quan hệ đạo đức giữa con người và môi trường tự nhiênxung quanh con người Từ đó xác lập lên các chuẩn mực nhằm điều chỉnhmối quan hệ giữa con người với tự nhiên theo hướng hài hòa lợi ích giữa conngười và tự nhiên Nói cách khác là đảm bảo lợi ích của con người mà khônglàm tổn hại giới tự nhiên Và đạo đức môi trường là sự thể hiện hành vi củacon người thông qua ý thức của họ đối với môi trường, nó vừa mang tính tấtyếu lại vừa mang tính tự giác

Tại sao đạo đức môi trường mang tính tất yếu? Vì nó là những chuẩnmực dành cho tất cả mọi người không phân biệt tầng lớp trí thức hay nôngdân, là người giàu hay người nghèo, là người già hay người trẻ, là ngưoif theotôn giáo hay không theo tôn giáo Những chuẩn mực đó mang tính cộng đồng

và xã hội vì môi trường là của tất cả mọi người chứ không phải là của riêng

ai Như vậy thực hiện các hành vi với môi trường theo những chuẩn mực đóđược coi là trách nhiệm, là nghĩa vụ của mỗi người đối với môi trường, xuấtphát từ ý thức, suy nghĩ và lương tâm của mọi người với môi trường

Bên cạnh tính tất yếu đạo đức môi trường còn mang tính tự giác Tính

tự giác ở đây là thể hiện sự tự bản thân mỗi người tự có những hành động đối

Trang 22

với môi trường chứ không do tổ chức xã hội hay người nào khác ép buộc họthực hiện các hành vi với môi trường Hành động của mỗi người đối với môitrường ở đây xuất phát từ trong suy nghĩ, trong lương tâm của họ Nếu nhữngngười yêu môi trường, muốn bảo vệ môi trường họ sẽ có những hành động đểbảo vệ môi trường như: không vứt rác bừa bãi, không bẻ cành, hái hoa haydẫm lên cỏ ở những nơi công cộng và ngược lại là những người khôngmuốn bảo vệ môi trường Để nhận biết được một người có đạo đức môitrường hay không chỉ cần thông qua hành động và việc làm của họ đối vớimôi trường.

Như vậy để thực hiện được đạo đức môi trường đòi hỏi mỗi người cầntrang bị cho mình những tri thức khoa học không chỉ về lĩnh vực môi trường

mà còn bao gồm các lĩnh vực khác, từ đó phát huy sức sáng tạo của mình đểkhai thác và bảo vệ tự nhiên sao cho hợp lý và mỗi con người cũng cần đạođức và tinh thần trách nhiệm với hành động của mình

1.1.2.2 Những chuẩn mực cơ bản của đạo đức môi trường

Nói đến đạo đức không thể không nói đến chuẩn mực đạo đức Chuẩnmực đạo đức có tư cách là sự thể hiện những yêu cầu, những đòi hỏi của xãhội đối với hành vi cá nhân và chuẩn mực đạo đức thể hiện một cách tập trungchức năng điều chỉnh của đạo đức Vai trò điều chỉnh của các chuẩn mực đạođức biểu hiện như sau: những đòi hỏi, những yêu cầu của xã hội (ngăn cấmhoặc khuyến khích) thể hiện trong chúng tạo nên giới hạn cho hành vi, xácđịnh điều gì cần làm và điều gì không được làm trong những hoàn cảnh,những tình huống cụ thể nhất định Chuẩn mực đạo đức, do vậy, là yếu tốtrung tâm của ý thức đạo đức Đồng thời nó cũng phản ánh những yêu cầu vềmặt đạo đức của xã hội đối với con người Bởi vậy, một hệ chuẩn mực đạođức nhất định sẽ xác định đặc trưng của một nền đạo đức nói chung hay mộtlĩnh vực đạo đức cụ thể

Trang 23

Ở đây, có thể thấy đạo đức môi trường là một lĩnh vực đạo đức đặc thù,

vì vậy đi kèm với nó là một hệ thống chuẩn mực đạo đức đặc thì phản ánhnhững đặc thù của việc bảo vệ môi trường Mặc dù mang tính đặc thù nhưngchuẩn mực đạo đức môi trường không biệt lập với các chuẩn mực đạo đứckhác mà vẫn có mối liên hệ với các chuẩn mực đạo đức đó Như đã biết mọiquan hệ trong xã hội đều là quan hệ động, chính vì vậy quan hệ giữa conngười và môi trường, xã hội và tự nhiên cũng là quan hệ động Vì thế, cácchuẩn mực đạo đức môi trường cũng biến đổi theo chiều hướng mở rộng vềnội dung và gia tăng về số lượng do tính phức tạp của quan hệ này ngày cànggia tăng Vị trí, vai trò, chức năng của mỗi chuẩn mực đạo đức môi trườngtrong hệ thống các chuẩn mực đạo đức môi trường không phải lúc nào cũng

cố định mà có sự biến đổi theo từng thời kỳ, từng địa vực nhất định khácnhau Có những chuẩn mực sẽ tồn tại rất lâu nhưng có những chuẩn mực sẽnhanh bị thay đổi do tồn tại xã hội thay đổi, chính trị, văn hóa thay đổi Ở mỗithời kỳ, mỗi địa vực nhất định vấn đề môi trường nào nổi lên cấp bách thìnhững chuẩn mực đạo đức điều chỉnh việc giải quyết vấn đề môi trường đótrở thành chuẩn mực chủ yếu và cấp bách nhất Mặc dù vậy, cũng như nhữnglĩnh vực đạo đức khác, đạo đức môi trường có những chuẩn mực chung chiphối các phương diện cụ thể của quan hệ giữa con người và môi trường.Nhưng quan hệ đạo đức trong đạo đức môi trường có tính chất đặc biệt, đó là

nó phải vượt lên trên mối quan hệ giữa người với người để vươn tới quan hệđối với giới tự nhiên Trong điều kiện môi trường hiện nay, những chuẩn mựcsau đây có thể coi là những chuẩn mực chung căn bản nhất:

* Tôn trọng và bảo vệ sự hài hoà của hệ thống con người - xã hội

- tự nhiên

Chuẩn mực này có thể coi là chuẩn mực chung nhất, chi phối, địnhhướng các chuẩn mực đạo đức môi trường khác, tạo cơ sở, nền tảng cho quan

Trang 24

hệ đạo đức của con người đối với tự nhiên Những chuẩn mực khác trong hệthống chuẩn mực đạo đức môi trường đều là sự cụ thể hoá, chi tiết hóa chuẩnmực này với mới những mức độ khác nhau Chuẩn mực này có cơ sở kháchquan là quá trình hình thành, quá trình tiến hóa một cách tự nhiên của hệthống con người – xã hội – tự nhiên.

Trước khi có con người, tự nhiên là một hệ thống thuần túy, có cơ chế

tự điều chỉnh Nhưng từ khi con người xuất hiện hệ thống đó không còn là hệthống tự nhiên thuần túy nữa mà đã thay vào đó là hệ thống con người - xãhội - tự nhiên Con người khác với các thành tố khác của tự nhiên là họ có ýthức, có lí trí và có năng lực để cải biến tự nhiên Tuy nhiên với sự tác độngcủa con người tới tự nhiên trong suốt thời gian dài đã và đang gây ra nhữnghậu quả nghiêm trọng Cùng với nhận thức của mình, con người phải cónhững hành động thực tiễn nhằm bảo đảm sự hài hoà, cân bằng của hệ thống

con người- xã hội- tự nhiên Bằng lí trí, ý thức và bằng thực tiễn, con người

sẽ nhận ra tôn trọng và bảo vệ sự hài hoà của hệ thống con người- xã hội- tự nhiên là một yêu cầu, một chuẩn mực đạo đức.

Thái độ và tình cảm tôn trọng, bảo vệ sự hài hoà của hệ thống conngười- xã hội- tự nhiên sẽ định hướng cho con người có sự tự giác và tựnguyện bảo vệ sự đa dạng sinh học, bởi chính sự đa dạng sinh học là mộttrong những nhân tố, điều kiện đảm bảo cho sự hài hòa của hệ thống conngười – xã hội – tự nhiên luôn luôn được bền vững Và cũng chính thái độ vàtình cảm đó sẽ định hướng cho chúng ta tự giác và tự nguyện giải quyết mộtcách tối ưu những vấn đề đang tồn tại của con người, của xã hội Bởi vì,những vấn đề của môi trường không thể độc lập giải quyết mà không giảiquyết những vấn đề của con người, xã hội và những vấn đề của xã hội, conngười cũng chỉ có thể giải quyết được triệt để khi giải quyết được các vấn đềcủa môi trường, của tự nhiên Chính vì vậy, tôn trọng và bảo vệ sự hài hoà của

Trang 25

hệ thống con người-xã hội- tự nhiên là chuẩn mực đạo đức phổ quát, đồngthời cũng là sự phản ánh về mặt đạo đức của bản thân quá trình phát triển bềnvững lấy kinh tế, xã hội và môi trường cùng làm mục tiêu để hướng tới.

Như vậy, đạo đức môi trường không những đòi hỏi bản thân mỗi ngườiphải biết tôn trọng môi trường tự nhiên mà còn phải biết đấu tranh chống lạicác quan niệm lạc hậu cho rằng con người là tất cả, “trời sinh voi, trời sinhcỏ” và môi trường tự nhiên chỉ là vô tri vô giác, từ đó, con người phải biết đấutranh với các biểu hiện xâm hại đến môi trường, từ đó cùng chung tay bảo vệmôi trường

* Sử dụng tài nguyên tiết kiệm và có hiệu quả

Đây là chuẩn mực chủ yếu liên quan chính đến lĩnh vực sản xuất Vìlĩnh vực này tập trung khai thác các nguồn nguyên nhiên liệu sẵn có của tựnhiên Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cho rađời nhiều máy móc hiện đại làm cho quy mô sản xuất ngày càng được mởrộng và nhu cầu khai thác tài nguyên ngày càng cao Đến nay, nhân loại đãkhai thác hết hơn 40% nguồn tài nguyên không tái tạo được Và với sự pháttriển của xã hội, sự gia tăng về dân số đòi hỏi vẫn phải đẩy mạnh việc khaithác hơn nữa Trước thực trạng này thì việc sử dụng tài nguyên tiết kiệm và cóhiệu quả trở thành yêu cầu của sự phát triển kinh tế bền vững và do đó trởthành chuẩn mực về mặt đạo đức Tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguồn tàinguyên không chỉ dừng lại ở việc không lãnh phí tài nguyên trong sản xuất

mà còn phải tiến hành áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ để saocho mỗi đơn vị sản phẩm làm ra tiêu hao ít nhất nguyên liệu và nhiên liệu

Trong điều kiện xã hội ngày nay, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả làyêu cầu không chỉ với nguồn tài nguyên không tái tạo được mà còn là yêu cầuvới cả những nguồn tài nguyên tái tạo được Và cần phải coi chuẩn mực này

là một trong những chuẩn mực căn bản của đạo đức môi trường Người có

Trang 26

đạo đức môi trường không chỉ không tham gia phá rừng, khai thác cạn kiệtnguồn tài nguyên, săn bắt động vật hoang dã…, mà còn phải biết đấu tranhchống lại, kiên quyết không tiếp tay cho những hành vi sai trái đó.

* Tự giác và tự nguyện nâng các yêu cầu pháp lí về bảo vệ môi trường thành các yêu cầu đạo đức và tuân thủ các yêu cầu đó.

Có thể nhận thấy rằng những yêu cầu bảo vệ môi trường đã được thểchế hóa trong các cam kết quốc tế và luật môi trường của các quốc gia cũngnhư những quy định mang tính pháp lí về bảo vệ môi trường của các tổ chức,các thiết chế xã hội, các đơn vị sản xuất là những yêu cầu căn bản và tối thiểuđối với con người trong quan hệ với môi trường Nếu không may vi phạm cácyêu cầu này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo vệ môi trường, đó là gây ônhiễm môi trường Hiện nay nước ta đã có các quy định, các văn bản pháp lý

và đã ban hành Luật Môi trường năm 1993 và có sửa đổi, bổ sung vào năm

2005 Mặc dù vậy: Quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứngphó với biến đổi khí hậu nhiều mặt còn hạn chế; pháp luật, chínhsách thiếu đồng bộ; thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm chưa nghiêm.Điều tra cơ bản và quy hoạch sử dụng tài nguyên chưa đáp ứng yêu cầu Việcgiao quyền quản lý, khai thác, sử dụng đất đai, khoáng sản, rừng, nguồnnước chưa phù hợp với kinh tế thị trường và hiệu quả chưa cao; vẫn còn tìnhtrạng khai thác trái phép tài nguyên, khoáng sản Tình trạng ô nhiễm môitrường chậm được cải thiện; ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi còn nghiêmtrọng” [6, tr.168] Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi, săn bắn các loài thú quý,khai thác khoáng sản trái phép vẫn đang lộng hành và một số cơ sở sản xuấtkinh doanh vẫn ngang nhiên đưa nước thải chưa qua xử lý hoặc mới xử lý ởmức đơn giản ra môi trường gây nên hiện tượng ô nhiễm nguồn nước, nguồnđất, không khí Trong cuộc sống sinh hoạt của từng hộ gia đình vẫn còn nhiều

Trang 27

hiện tượng đưa rác thải, nước thải ra môi trường chưa đúng theo quy định.Sạt

lở ven biển, ven sông và xâm nhập mặn diễn biến ngày càng phức tạp

Từ những hành động nêu trên cho thấy việc nâng những yêu cầu pháp lí

về bảo vệ môi trường lên thành những yêu cầu đạo đức tối thiểu và thực hiện

chúng một cách tự giác, tự nguyện thông qua hành vi của bản thân mỗi người

là một trong những chuẩn mực đạo đức môi trường cơ bản trong điều kiệnbảo vệ môi trường hiện nay

* Công bằng trong khai thác và bảo vệ môi trường

Trái đất và những thành phần bên trong trái đất là là ngôi nhà và là tàisản chung của toàn nhân loại Chính vì vậy, con người phải cùng nhauchia sẻmột cách công bằng các lợi ích từ khai thác cũng như chia sẻ một cách côngbằng trách nhiệm bảo vệ và phát triển môi trường

Với sự tăng trưởng về kinh tế sẽ liên quan đến quy mô khai thác tàinguyên của môi trường và từ đó sẽ liên quan đến chất thải, khí thải.Hiện nayvới sự phát triển về kinh tế kéo theo đó là sự gia tăng về chất thải, khí thải.Trên thế giới hiện nay nếu chia theo sự phát triển kinh tế thì có các nước pháttriển và các nước đang phát triển Và vấn đề công bằng ở đây hiện nay là ưutiên cho các nước đang phát triển được khai thác tài nguyên, đẩy mạnh hoạtđộng sản xuất vật chất để nhanh chóng theo kịp các nước phát triển về kinh tế

- xã hội Nhưng một nghịch lý đặt ra là tăng trưởng kinh tế sẽ lại dẫn đến tăngchất thải và khí thải vào môi trường Và lúc này, sự chia sẻ của các nước pháttriển với các nước đang phát triển sẽ là việc chuyển giao công nghệ thân thiệnvới môi trường cùng sự hỗ trợ về tài chính, máy móc, trang thiết bị hiện đại

để giải quyết vấn đề chất thải và khí thải đặt ra Công bằng ở đây được thểhiện bằng việc các nước phát triển tự nguyện cam kết cắt giảm khí thải, chấtthải và chấp nhận một mức độ tăng trưởng tương ứng Nhưng thực tế lại

Trang 28

không diễn ra như vậy, nhiều quốc gia phát triển không hoàn toàn chia sẻquan điểm đó.

Chính vì vậy, ở cấp độ toàn cầu, vấn đề đặt ra là các quốc gia phát triển

và các quốc gia đang phát triển cần đi tới sự thống nhất trong cácg hiểu vềcông bằng trong khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường Sự công bằng ởđây chính là sự nhượng bộ, sự hi sinh và san sẻ nhất định về những lợi íchtrước mắt để vì lợi ích chung và lợi ích lâu dài của toàn nhân loại trong ngôinhà chung của mình

Trong phạm vi một quốc gia, công bằng trong bảo vệ môi trường đó là

sự chia sẻ trách nhiệm với các doanh nghiệp, các công ty Trong đó, các doanhnghiệp với tư cách là cở sở sản xuất chính sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môitrường Vì vậy, nếu các doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp quy liênquan đến môi trường thì phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm pháp lý tức làtrách nhiệm trước Nhà nước, pháp luật, đồng thời còn phải thực hiện tráchnhiệm xã hội trong bảo vệ môi trường Đây chính là sự chia sẻ trách nhiệmmột cách tự giác và tự nguyện Như vậy mới tạo ra được sự công bằng trongkhai thác và bảo vệ môi trường

* Nâng cao tinh thần tương trợ và phối hợp hành động giải quyết các sự cố môi trường

Các sự cố môi trường, đặc biệt là các sự cố nghiêm trọng đã từng gây

ra những tổn thất vô cùng to lớn về tính mạng con người, tài sản và môitrường Di hại của những sự cố đó có thể kéo dài nhiều năm, qua nhiều thế hệ(từ thế hệ này sang thế hệ khác) Một số thảm họa gây ô nhiễm môi trường và

để lại hậu quả lâu dài như: “Năm 1932 - 1968, một thảm họa nước biển nhiễmđộc xảy ra tại Nhật Bản do nhà máy hóa chất Chisso xả trực tiếp nước thảichứa thủy ngân chưa qua xử lý ra vịnh Minamata và biển Shiranui gây hậu

quả nghiêm trọng Theo Med.org.jp, chất thải đã tích tụ sinh học trong hải sản

Trang 29

ở khu vực biển này, khiến người dân và súc vật địa phương ăn vào bị nhiễmđộc thủy ngân Chứng bệnh do nhiễm độc thủy ngân ở đây được gọi là bệnhMinamata Vụ nhiễm độc đầu tiên được phát hiện năm 1956 nhưng phải đếnnăm 1968, chính quyền mới chính thức kết luận nguyên nhân bệnh Minamata

là do nhà máy Chisso xả thải gây ô nhiễm Hậu quả của nó kéo dài suốt 36năm sau Người nhiễm độc bị co giật, chân tay co quắp, không nói năng được.Thai nhi đẻ ra bị dị dạng Gần 2.000 người chết, 10.000 người bị ảnh hưởng.Chó, mèo bị nhiễm độc cũng phát điên rồi chết Cá biển chết dạt đầy bờ, phủkín mặt biển Đến năm 2004, tập đoàn Chisso đã trả 86 triệu USD tiền bồithường cho các nạn nhân và bị yêu cầu phải làm sạch khu vực biển bị ônhiễm Căn bệnh Minamata vẫn là một trong 4 căn bệnh nghiêm trọng nhất do

ô nhiễm môi trường gây ra tại Nhật Hậu quả của nó vẫn kéo dài tới ngày nay,khi các nạn nhân đã ngoài 40-50 tuổi, chỉ có thể ở trong nhà, tách biệt vớicộng đồng và nhờ gia đình chăm sóc [17] Gần đây nhất, thảm họa kép độngđất, sóng thần và sự cố lò phản ứng hạt nhân ở Nhật Bản đã làm thiệt mạng15.846 người và 3.317 người vẫn đang mất tích Thiệt hại về vật chất ước tính

là 300 tỉ USD Việc giải quyết sự cố môi trường ở Nhật Bản đã nhận được sựgiúp đỡ của nhiều quốc gia và hàng trăm tổ chức từ thiện Nhưng những di hạicủa nó thì chưa biết bao giờ có thể giải quyêt dứt điểm được

Yêu cầu giảm thiểu tối đa những thiệt hại đáng tiếc xảy ra về tính mạngcon người, tài sản và tác hại đối với môi trường đòi hỏi phải có sự tương trợ,

sự giúp đỡ và sự phối hợp hành động để giải quyết các sự cố môi trường Một

sự cố môi trường nào đó xảy ra có thể chỉ thuộc phạm vi trách nhiệm trực tiếpcủa một tổ chức, một quốc gia nhất định, nhưng việc khắc phục hậu quả của

nó đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả những quốc gia, những tổ chức,những đơn vị có khă năng Chính vì vậy, nâng cao tinh thần tương trợ, giúp

đỡ và phối hợp hành động giải quyết các sự cố môi trường là một trong những

Trang 30

yêu cầu, một trong những chuẩn mực hàng đầu của đạo đức môi trường Đúngnhư ca dao tục ngữ của nước ta hay nói: “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm

lá rách nhiều”

* Giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp trong đời sống thường nhật.

Đây là chuẩn mực nhấn mạnh đến trách nhiệm, thói quen sinh hoạttrong cuộc sống hàng ngày của mọi người Thói quen sinh hoạt là một hìnhthức biểu hiện của lối sống, vì vậy nó bị quy định bởi tổng thể những điềukiện sinh sống của con người: phương thức sản xuất xã hội và truyền thốngvăn hóa có vai trò cơ bản nhất Mặc dù bị quy định như vậy, nhưng một khi đãđịnh hình, các thói quen sinh hoạt có tính độc lập nhất định và tác động ngượctrở lại cơ sở kinh tế, xã hội đã sản sinh ra chúng Tuy nhiên cũng do tính độclập đó mà trong đời sống luôn tồn tại cả thói quen tích cực và thói quen tiêucực Vì vậy mỗi người cần khắc phục những thói quen tiêu cực, đẩy mạnh,phát huy những thói quen tích cực bằng cách tự giác, tự nguyên thực hiện yêucầu giữ gìn môi trường sống xung quanh mình xanh, sạch, đẹp và nâng yêucầu đó lên thành chuẩn mực đạo đức môi trường

Mỗi người nên biết hoà mình vào thiên nhiên, làm bạn với cỏ cây, hoalá; thay việc sử dụng thuốc trừ sâu bằng cách nuôi các loài thiên địch của sâubọ; quý trọng và tiết kiệm khi sử dụng điện, nước; biết làm ra của cải vật chấtbằng cách tái chế rác thải, phế liệu như sản xuất phân bón từ rác hữu cơ, làm

lò Biogas từ phân gia súc, hạn chế mua đồ lấy nhiều túi nilon…

Chuẩn mực này nhắc nhở mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinhchung; đồng thời cũng nên tích cực tham gia vào các hoạt động làm xanh,sạch đẹp đường làng, ngõ xóm, khu dân cư, nơi làm việc, nơi vui chơi côngcộng… Việc thường xuyên có ý thức tham gia vào những hoạt động như vậy

sẽ tạo cho con người thái độ, thói quen thân thiện và yêu quý môi trường, từ

đó càng có những hành động tích cực để bảo vệ môi trường

Trang 31

* Thực hành lối sống văn hóa, thể hiện quan hệ hài hòa giữa mức sống

và lối sống.

Trái với lối sống tiêu thụ, lối sống văn hóa được định hướng bởi nữnggiá trị cao đẹp Đó là lối sống mà mỗi người vừa ra sức phát triển nhân cáchcủa mình vừa góp phần tạo ra những điều kiện cho sự phát triển nhân cáchcủa người khác và của toàn thể cộng đồng Là lối sống có sự cân đối giữa việcthỏa mãn những nhu cầu vật chất và những nhu cầu tinh thần Một trongnhững nhu cầu không thể thiếu để làm nên ý nghĩa cuộc sống đó là quan tâmđến mọi người xung quanh mình và quan tâm đến cộng đồng Cốt lõi của sựquan tâm đó là quan tâm về mặt lợi ích, là sự giải quyết hài hòa lợi ích giữacon người với con người trên tất cả các phạm vi

Việc bảo vệ môi trường đòi hỏi phải giải quyết các lợi ích đó và từ việcgiải quyết các lợi ích đó sẽ tạo điều kiện cho việc bảo vệ môi trường Trongđiều kiện môi trường hiện nay việc giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹptrong đời sống thường nhật đó là thực hiện lối sống xanh, đây là lối sống đápứng được nhu cầu hiện tại mà không phải hi sinh hay ảnh hưởng đến việc cácthế hệ tương lai

Trên đây là những chuẩn mực cơ bản của đạo đức môi trường và cácchuẩn mực này chủ yếu nhấn mạnh về việc điều chỉnh hành vi của con người.Các chuẩn mực này có mối ưuan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, mỗi chuẩn mựcđều có vai trò và chức năng của mình Chính vì vậy không nên coi trọngchuẩn mực này, từ bỏ chuẩn mực khác, như vậy sẽ không phát huy được hếtkhả năng trong việc bảo vệ môi trường

Ngoài ra các Hội nghị thượng đỉnh trên thế giới về chủ đề môi trườngcũng chú trọng các nội dung sau:

Thứ nhất, các hành vi môi trường trước hết phải đảm bảo khả năng tái

tạo và phục hồi tự nhiên, cụ thể là các hệ động vật, thực vật Đồng thời phải

Trang 32

khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên không tái tạo được như:khoáng sản, các nguyên, nhiên liệu hóa thạch

Thứ hai, việc sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng sinh thái (đảm

bảo các tiêu chuẩn sinh thái) tiêu chí này phải được coi là một trong nhữngchuẩn mực đạo đức đặc biệt đối với các tổ chức doanh nghiệp Đồng thời làtiêu chuẩn để điều chỉnh hành vi sản xuất của con người Kiên quyết khôngsản xuất những sản phẩm phi sinh thái Tẩy chay những sản phẩm không đảmbảo tiêu chuẩn sinh thái

Thứ ba, sản xuất tiêu dùng phải đảm bảo an toàn chất lượng môi trường

sống như: đảm bảo tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái, đảm bảo tình trạngsức khỏe của con người trong vùng mà họ đang sống Cũng như đảm bảo cáctiêu chí môi trường như: tiêu chuẩn về khí thải, tiếng ồn, bụi, rác thải, nướcthải đảm bảo cho chúng ta đuợc sống trong lành

Ba chuẩn mực vừa nêu trên là những chuẩn mực mang tính mặc địnhđối với tất cả mọi người, nhằm hướng tới một môi trường không còn ô nhiễm,một môi trường trong lành, một môi trường xanh – sạch – đẹp để từ đó bảođảm sức khỏe cho con người và sự sinh sôi phát triển của các loài sinh vậttrên phạm vi toàn cầu

1.2 Đạo đức môi trường ở sinh viên

1.2.1 Một số đặc điểm tâm, sinh lý của sinh viên

1.2.1.1 Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên

Sinh viên là thuật ngữ dùng để chỉ những người đang học tập tại cáctrường đại học, cao đẳng Họ có độ tuổi trong khoảng từ 18 đến 24 tuổi, là độtuổi đã và đang có những hoàn thiện về mặt sinh học và xã hội Đây là thời kỳphát triển đầy đủ các chức năng tâm lý, sự hài hòa của con người gắn liền vớinăng lực làm việc được nâng cao một cách rõ rệt, nhân cách cơ bản cũng đãđược hình thành và luôn có tính độc lập cao

Trang 33

Sinh viên có đặc điểm tâm lý lứa tuổi nổi bật là sự phát triển khả năng

tự ý thức Tự ý thức bao gồm tự quan sát, tự phân tích, tự đánh giá, tự kiểmtra là một loại đặc biệt của ý thức trong đời sống cá nhân có chức năng tựđiều chỉnh nhận thức, thái độ, sự đánh giá toàn diện đối với bản thân và vị trícủa mình trong cuộc sống Qua quá trình tự ý thức, cá nhân điều chỉnh hành

vi và cử chỉ của mình, đó là điều kiện phát triển có ý thức và nhân cách, đểxây dựng tương lai và tổ chức toàn bộ thế giới nội tâm của nhân cách đó và từ

đó cũng dần dần hoàn thiện nhân cách, lối sống theo các yêu cầu của xã hội

Do đó có thể thấy, hiệu quả giáo dục không chỉ phụ thuộc vào khí chất, nănglực, tính cách, động cơ, mà còn phụ thuộc vào đặc điểm ý thức của của mỗisinh viên Khi học ở trường đại học, việc xây dựng con đường sống trongtương lai của sinh viên có ảnh hưởng rất lớn đến ý thức của họ trước tiên làảnh hưởng đến tính tích cực bên trong sinh viên Mức độ tích cực của tự ýthức của sinh viên phụ thuộc vào thời hạn đạt tới mục đích được vạch ra vàcho thấy việc chuyển sang dự kiến lâu dài của cuộc sống sẽ làm tăng cườngtính tích cực bên trong thuộc phạm vi nhận thức Một trong những thành phần

có ý nghĩa nhất tạo nên sự phát triển ý thức của sinh viên là năng lực tự đánhgiá Tự đánh giá là kết quả bên ngoài hình thành nên lòng tự trọng của cánhân Lòng tự trọng, tự tin phản ánh trạng thái tâm lý đạo đức của con người

và tạo nên thái độ tốt đối với bản thân Trong thời kỳ học tập tại các trườngĐại học sinh viên bắt đầu cuộc sống lao động trí tuệ học tập căng thẳng, nhậnđược sự thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người là nhận thức về thế giới xungquanh Cùng với sự tăng lên về ý thức trong quá trình học tập thì các chứcnăng tâm lý cũng được phát triển như tư duy trừu tượng, trí nhớ, khả năngphán đoán, chú ý học tập và giao tiếp là hai hoạt động tích cực biểu hiệntrong nhân cách sinh viên

Trang 34

Nhìn chung, đặc điểm tâm lý của lứa tuổi sinh viên là thích cái mới lạ, thích học hỏi và ưa tìm tòi khám phá, sáng tạo Bên cạnh đó sinh viên còn có

tính nhạy bén cao Những đặc điểm này chính là cơ sơ quan trọng cho quátrình học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên

1.2.1.2 Một số đặc điểm sinh lý của sinh viên

Ở tuổi này, về cơ bản các cơ quan và hệ thống cơ quan quan trọng nhấtcủa cơ thể ngừng phát triển, với chiều cao vì phần sụn nằm ở đầu xương đãđược xương hóa, nên nói chung chiều cao gần như cố định, tuy nhiên lại pháttriển theo chiều ngang và tăng trọng lượng cơ thể Bộ não đã đạt trọng lượngtối đa, khoảng 1400gr, các tổ chức của hệ thần kinh vẫn còn phát triển và điđến hoàn thiện Các trung khu thần kinh có những nhiệm vụ chuyên biệtriêng, khả năng tư duy, khả năng phân tích tổng hợp và trừu tượng hóa tănglên tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành phản xạ có điều kiện Đây là cơ

sở sinh lý của việc nhanh chóng tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật

Lứa tuổi này cũng là lứa tuổi có giai đoạn dậy thì gần hoàn thành, cácchức năng sinh sản đã hoàn thiện Chính vì vậy nên bản thân các em cũngmuốn mở rộng các mối quan hệ với bạn bè, thích giao lưu học hỏi các bạncùng trang lứa

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức môi trường ở sinh viên

1.2.2.1 Ảnh hưởng từ gia đình

Sinh viên là lớp người đang mang trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ,

có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ Là lứa tuổi vớinhững ước mơ, những hoài bão lớn và bản thân các em rất muốn chinh phụcước mơ ấy, hoài bão ấy

Như đã biết, gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng và giáodục nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình Từ nhận định này cho thấygia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo

Trang 35

đức của mỗi con người, trong đó có sinh viên Chúng ta có thể thấy, nếu giađình hạnh phúc, bố mẹ yêu thương nhau, bố mẹ kính trọng, chăm sóc ông bà,yêu thương con cái, gia đình không có xô xát, cãi nhau trước mặt con trẻ, thìgia đình đó sẽ có những đứa con ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, bố mẹ và saunày lớn lên sẽ có những đức tính tốt Và ngược lại nếu gia đình bố mẹ hay cãinhau trước mặt con trẻ, bố mẹ không kính trọng ông bà, không chăm sóc ông

bà, bố mẹ hay la mắng con cái thì gia đình đó con cái sẽ học những đức tínhcủa bố mẹ, sẽ trở thành những đứa trẻ thiếu giáo dục, những đứa trẻ khôngngoan và có thể sau này chúng cũng sẽ đối xử với bố mẹ như bố mẹ đối xửvới ông bà

Kinh tế gia đình cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ giữacha mẹ và con cái Điều đó thể hiện như sau: có thể cha mẹ chỉ lo làm kinh tế,không có thời gian quan tâm tới quá trình hình thành nhân cách, phẩm chấtđạo đức của con em mình, hoặc một số gia đình có điều kiện kinh tế đầy đủ,cha mẹ chỉ cung cấp tiền (tiền có thể lo được) không quan tâm đến việc họctập, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con mình và việc giáo dục, xây dựngphẩm chất đạo đức thì chủ yếu để cho nhà trường trang bị cho nên dẫn đếntình trạng nhiều sinh viên không được trang bị những kỹ năng sống tối thiểu,không có những phẩm chất đạo đức tối thiểu Nhiều sinh viên gia đình có điềukiện kinh tế đã trở thành cậu ấm cô chiêu sống theo kiểu hưởng thụ và dùngtiền để giải quyết mọi việc

1.2.2.3 Ảnh hưởng từ bạn bè

Sinh viên là chỉ đối tượng sẽ học tại các trường đại học, cao đẳng Cóthể học tại các trường đại học, cao đẳng ở tỉnh thì sẽ học ở trên thành phố(nếu nhà ở thành phố thì sẽ đi đi về về, còn nhà ở quê thì có thể ở ký túc xácủa trường hoặc ở trọ bên ngoài), nếu học ở các trường đại học, cao đẳngkhác tỉnh thì sẽ phải đi xa và bắt buộc là phải ở trọ hoặc ở ký túc xá của nhà

Trang 36

trường Đi học trên lớp các em sẽ học cùng khoảng 30 đến 40 bạn khác, ngoàigiờ học sẽ có giờ giải lao, đó là lúc các em giao lưu, vui chơi cùng nhau Nhưvậy có thể thấy, các em sẽ sống trong môi trường tập thể, nếu ở kí túc xá, ởtrên lớp sẽ là môi trường tập thể lớn còn ở trọ thì sẽ ở môi trường tập thể nhỏ.Chính vì ở trong môi trường tập thể như vậy nên có nhiều đối tượng khácnhau, có bạn nhà giàu, có bạn nhà bình thường, có bạn nhà khó khăn; có bạnchăm học, có bạn lười học; có bạn chăm lao động, có bạn lười lao động; cóbạn đi làm thêm, có bạn không đi làm thêm; có bạn học ngành này, có bạnhọc ngành kia ở cùng xóm với nhau hay ở cùng ký túc xá với nhau Và sinhviên là lứa tuổi đang thích khám phá, tìm tòi và thể hiện mình nên các bạn sẽbộc lộ tính cách, môi trường tập thể như vậy cũng sẽ học tập cả những đứctính tốt và đức tính chưa tốt Ví dụ về hành vi đạo đức môi trường, bạn nàyvứt rác bừa bãi nhưng không bị ai nhắc nhở, bạn kia thấy vậy liền nghĩ vậyviệc gì mình phải mang ra tận thùng rác vứt cho mất công, mình cũng vứtluôn ở đây như bạn kia cho nhanh Nhiều lần như vậy sẽ hình thành thói quenxấu là vứt rác không đúng nơi quy định Hay khi ở xóm trọ, ở ký túc xá tiếnhành dọn vệ sinh tập trung, có bạn không tham gia cũng không sao lần sau sẽ

có bạn cũng sẽ không tham gia Hoặc khi Nhà trường triển khai việc dọn vệsinh khuôn viên trường, có bạn không tham gia, có bạn tham gia những khônglàm việc tích cực nhưng cũng không bị khiển trách, nhắc nhở, những bạn làmtốt cũng không được tuyên dương, lần sau những bạn làm tốt cũng sẽ khôngtham gia hoặc tham gia không nhiệt tình Ngược lại những bạn làm tốt đượctuyen dương, những bạn làm chưa tốt được nhắc nhở chỉ ra những thiếu xót

để lần sau các bạn sửa chữa thì sẽ là những hình ảnh tốt cho các bạn khác họctập đức tính tốt và tránh những hành vi chưa tốt

Từ những ví dụ trên chúng ta thấy bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đếnnhận thức và hành vi đạo đức của sinh viên trong đó có hành vi đạo đức môi

Trang 37

trường, ảnh hưởng này có thể theo hai hướng là tích cực hoặc tiêu cực Mộttrong những nguyên nhân chính gây nên thực trạng đạo đức môi trường ở sinhviên hiện nay là do sinh viên bị những ảnh hưởng tiêu cực từ bạn bè có tưcách đạo đức không tốt.Qua đây, chúng ta cũng thấy được việc giáo dục đạođức môi trường cho sinh viên rất có ý nghĩa và cần được phổ biến rộng rãitrong các trường học, không chỉ trường đại học, cao đẳng mà còn phải phổbiến cả ở các bậc học thấp hơn từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đếntrung học phổ thông để hướng tới một môi trường thân thiện, không khí tronglành, xanh mát ở tất cả các trường học trên khắp mọi miền tổ quốc thân yêu!

1.2.2.3 Ảnh hưởng từ nhà trường

Nhà trường không chỉ là nơi truyền tri thức cho các em sinh viên, màcòn là nơi giáo dục kĩ năng sống cho các em Khi các em bước chân vào cánhcổng đại học, đồng nghĩa với việc các em bắt đầu mọt khởi đầu mới với nộidung các môn học mới, phương pháp giảng dạy mới và nề nếp, cách quản lýcủa thầy cô cũng mới Vì trên bậc đại học các thầy cô không còn sử dụngphương pháp đọc chép và giải thích cặn kẽ cho các em như bậc học phổthông, mà các thầy cô chỉ với tư cách là người định hướng, hướng dẫn các emcác kỹ năng tự học tập, tự trau dồi kiến thức còn chính các em mới là trungtâm Đây là một đặc điểm quan trọng trong nhận thức và hoạt động học tậpcủa sinh viên và có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển về nhận thức và đạođức nghề nghiệp của các em sau này

Có thể khẳng định rằng, trong nhà trường thì thầy cô giáo chính lànhững tấm gương cho các em sinh viên học tập và noi theo Chính vì vậy nhàtrường cần lựa chọn những thầy cô giáo vừa có tâm vừa có tầm, vừa có kiếnthức giảng dạy vững chắc vừa có nhân cách đạo đức tốt, đặc biệt trong xã hộihiện đại khi đang có rất nhiều yếu tố tiêu cực về đạo đức len lỏi vào cáctrường đại học Một hành động nhỏ của thầy cô cũng có thể làm các em học

Trang 38

tập và làm theo Ví dụ: sau một giờ giảng dạy, thầy cô có giấy nháp thừa saukhi hết giờ ra ngoài lớp thầy cô vứt luôn ra hành lang mà không vứt vào thùngrác, có thể do thầy cô sơ tâm không để ý nhưng vô tình việc làm này sẽ ảnhhưởng đến không chỉ một sinh viên mà rất nhiều sinh viên khác Các em sẽnghĩ rằng: đến thầy cô còn chẳng vứt rác vào thùng rác thì mình cần gì phảilàm như vậy Hay có một số thầy đến trường, nơi công cộng nhưng vẫn hútthuốc ở chỗ có sinh viên qua lại, việc làm này cũng ảnh hưởng đến các emsinh viên, đặc biệt là các em nam sinh viên sẽ nghĩ thầy hút thuốc ở đây đượcchắc mình cũng hút được, một bạn, hai bạn và sẽ có nhiều bạn làm nhưvậy… Vì vậy trong nhà trường rất cần những thầy cô gương mẫu để các emhọc tập và noi theo.

Tiểu kết chương 1

Như đã trình bày ở trên, có thể thấy, đạo đức môi trường có vai tròquan trọng như thế nào đối với môi trường hiện nay Điều đó đặt ra mỗi ngườidân cần tuân thủ theo những chuẩn mực đạo đức môi trường cơ bản đã nêu đểhạn chế tối đa việc ô nhiễm môi trường đang hoành hành, để cùng nhau chungtay đem lại cho cuộc sống một môi trường xanh, trong lành và điều kiện quantrọng cho sự phát triển bền vững, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiệnđại hóa đất nước

Để thực hiện việc bảo vệ môi trường không thể không cần đến sựchung tay góp sức của các em sinh viên trên mọi miền tổ quốc thân yêu Tại

vì sao? Vì các em chính là thế hệ trẻ, là những những chủ nhân tương lai củađất nước Ngày mai đây khi kết thúc những ngày tháng đèn sách trên ghế nhàtrường, các em sẽ đem những kiến thức, những kinh nghiệm đã học đượcbước vào cuộc sống Mỗi em sẽ có một công việc nhất định và nếu các em cóđạo đức môi trường thì không chỉ bản thân các em bảo vệ môi trường mà các

em còn làm gương cho bạn bè, đồng nghiệp của các em làm điều đó Chính vì

Trang 39

vậy giáo dục đạo đức môi trường cho các em là một việc làm hết sức cần thiết

và ý nghĩa

Trên cơ sở những nôi dung đã trình bày ở chương 1, đến chương 2 luậnvăn sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng, những vấn đề về đạo đức môi trường đangtồn tại ở sinh viên Trường Đại học Hải Dương là gì? Thực trạng đó có những

ưu điểm, hạn chế như thế nào và nguyên nhân của những hạn chế đó do đâugây ra?

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨCMÔI TRƯỜNG Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG

2.1 Đặc điểm tình hình Trường Đại học Hải Dương

Trường Đại học Hải Dương là trường Đại học công lập đầu tiên củaTỉnh được nâng cấp trên cơ sở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật HảiDương, tiền thân là trường Trung học Kinh tế Hải Dương Trường được thànhlập theo Quyết định số1258/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chínhphủ và Quyết định số 378/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ

về việc đổi tên trường Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương thànhTrường Đại học Hải Dương

Trường Đại học Hải Dương là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảmmột phần chi phí hoạt động, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, là cơ sở đào tạothuộc hệ thống giáo dục quốc dân; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nguồnnhân lực có trình độ đại học, các trình độ thấp hơn đại học trong lĩnh vực kinh

tế, kỹ thuật theo quy định; tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai ứngdụng khoa học, công nghệ phục vụ việc đào tạo và yêu cầu phát triển kinh tế -

xã hội của Tỉnh; tổ chức cung cấp các dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm

vụ của Trường theo quy định của pháp luật;

Trang 40

Trải qua quá trình 55 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển vớiphương châm “đào tạo đạt chất lượng gắn liền với tiết kiệm chi phí cho ngườihọc”,ngày nay Nhà trường đã trở thành một trung tâm đào tạo đa ngành nghề,lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại ngữ …đa cấp Cao đẳng, Đại học vàsau đại học có uy tín trong tỉnh và khu vực Tập thể Nhà trường, nhiều đơn vị

và cá nhân trực thuộc đã được Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hộighi nhận và tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý

Nhà trường hiện nay có 2 cơ sở đào tạo với tổng diện tích đất là 33,7 ha:

Cơ sở 1: tại phường Hải Tân - Thành phố Hải Dương với diện tích đất đai là

19.862 m2 Trong đó đã xây dựng 15.575 m2 bao gồm nhà cửa, phòng học,khu ký túc xá…, được phủ kín hệ thống Internet không dây; hệ thống an ninhtrật tự bảo vệ cho người học được an toàn …; Nhà Hiệu bộ, Giảng đường

trung tâm (500 chỗ ngồi) cùng 40 giảng đường đa năng phục vụ học lý thuyết

và thực hành được trang bị máy chiếu Projector, các phòng thi và học có hệthống camera hỗ trợ; khu giáo dục thể chất, sân trường và đường đi 10.000 m2

rộng rãi, thoáng mát, xanh, sạch, đẹp; Thư viện điện tử truyền thông với nhiềumáy vi tính; phòng đọc rộng…; giáo trình và tài liệu tham khảo đầy đủ cáchọc phần theo từng chương trình đào tạo…; Ký túc xá sạch sẽ, khép kín: 30phòng; nhà ăn tập thể tiện lợi, an toàn và tiết kiệm;

Cơ sở 2: tại xã Liên Hồng - huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương nằm trong

Khu liên hợp thể thao, văn hoá, y tế, giáo dục của Tỉnh ở tiếp giáp cầu LộCương về phía Nam với diện tích đất đai là 21,7 ha; Giai đoạn 01: 14,7 ha,Nhà trường đã giải phóng mặt bằng và nhận bàn giao xong Hiện nay, Nhàtrường đang tập trung vào xây dựng các khu giảng đường đa năng và các côngtrình phụ trợ khác…

Mọi hoạt động của Nhà trường đều được Ban Giám hiệu quan tâm chỉđạo sát sao từ việc học chính khóa trên lớp đến các giờ thực hành, thực tập; từ

Ngày đăng: 21/11/2018, 22:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam (2003), Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb.Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
2. Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong tình hình mới, Chỉ thị 36-CT/TW ngày 25/06/1998, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong tình hình mới
Tác giả: Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1998
3. Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, NQ số 41-NQ/T W ngày 15/11/2000, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐHđất nước
Tác giả: Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2004
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb.Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề về chiến lược phát triểngiáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb.Giáo dục
Năm: 1998
7. Nguyễn Cẩn, Nguyễn Đình Hòe (2007), “Tai biến môi trường”, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tai biến môi trường”
Tác giả: Nguyễn Cẩn, Nguyễn Đình Hòe
Nhà XB: Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
8. Nguyễn Thị Minh Chiến (2009), Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, Nxb. Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đạo đức cho học sinh,sinh viên
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Chiến
Nhà XB: Nxb. Đại học sư phạm
Năm: 2009
9. Các quy định pháp luật về môi trường (tập I) (1995), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quy định pháp luật về môi trường
Tác giả: Các quy định pháp luật về môi trường (tập I)
Nhà XB: Nxb. Chính trịquốc gia
Năm: 1995
10. Cục Bảo vệ môi trường (2002), Sổ tay hướng dẫn thực hiện chiến dịch truyền thông môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay hướng dẫn thực hiện chiếndịch truyền thông môi trường
Tác giả: Cục Bảo vệ môi trường
Năm: 2002
11. Cục Môi trường (2002), Hành trình vì sự phát triển bền vững, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình vì sự phát triển bền vững
Tác giả: Cục Môi trường
Nhà XB: Nxb.Chính trị quốc gia
Năm: 2002
12. Cứu lấy trái đất chiến lược cho cuộc sống bền vững (1993), Nxb.Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cứu lấy trái đất chiến lược cho cuộc sống bền vững
Tác giả: Cứu lấy trái đất chiến lược cho cuộc sống bền vững
Nhà XB: Nxb.Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1993
13. Lê Thị Kim Dung (2007), “Giải quyết vấn đề môi trường trong quy hoạch phát triển: Từ văn bản pháp quy đến thực tiễn quản lý”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giải quyết vấn đề môi trường trong quyhoạch phát triển: Từ văn bản pháp quy đến thực tiễn quản lý”
Tác giả: Lê Thị Kim Dung
Năm: 2007
14. Vũ Dũng (2010), Đạo đức môi trường ở nước ta: Lí luận và thực tiễn, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức môi trường ở nước ta: Lí luận và thựctiễn
Tác giả: Vũ Dũng
Nhà XB: Nxb. Từ điển bách khoa
Năm: 2010
15. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ XII
Nhà XB: Nxb.Chính trị quốc gia
16. Lê Văn Hồng (Chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thăng. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâmlý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
17. Nguyễn Thị Lan Hương (2010),“Đạo đức môi trường và truyền thống mục đích luận”, Tạp chí Triết học số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đạo đức môi trường và truyềnthống mục đích luận”
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương
Năm: 2010
18. Hội thảo quốc gia (2001),“Giáo dục môi trường trong các trường học”, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo dục môi trường trong các trườnghọc”
Tác giả: Hội thảo quốc gia
Năm: 2001
19. Kỉ yếu hội thảo khoa học (2008), Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở nước ta: Thực trạng và giải pháp, Hội khoa học tâm lí – giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đạo đức cho học sinh,sinh viên ở nước ta: Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Kỉ yếu hội thảo khoa học
Năm: 2008
20. Nguyễn Đức Khiển (2002), Quản lý môi trường, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý môi trường
Tác giả: Nguyễn Đức Khiển
Nhà XB: Nxb. Lao động –xã hội
Năm: 2002
21. Trần Hậu Kiêm, Đoàn Đức Hiếu (2004), Hệ thống phạm trù đạo đức và vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống phạm trù đạo đứcvà vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên
Tác giả: Trần Hậu Kiêm, Đoàn Đức Hiếu
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2004
22. Lê Văn Khoa (2010), Khoa học môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học môi trường
Tác giả: Lê Văn Khoa
Năm: 2010

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w