Đánh giá về tình hình tạo việc làm cho lao động nông thôn tại xã Quốc Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng sơn (Trang 85)

4.3.1 Đánh giá của người lao động về chương trình tạo việc làm cho lao động nông thôn tại xã Quốc Việt

 Đào tạo nghề

Đào tạo nghề là hoạt động trọng tâm nhằm giúp cho người lao động nông thôn có những nhận thức thiết thực, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Những ý kiến đánh giá của người lao động là điều kiện quan trọng trong công tác đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực của địa phương.

Bảng 4.16 Ý kiến đánh giá của người lao động về chương trình đào tạo nghề Tổng

Nghề sửa chữa Nghề chăn nuôi Nghề thủ công SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Tổng số lao động học nghề 3 42,86 2 28,57 2 28,57 + Phù hợp với nhu cầu của

người lao động 3 100 1 50,00 2 100

+ Giúp tăng thu nhập và cải

thiện chất lượng cuộc sống 2 66,67 2 100 1 50,00

+Đánh giá chung về khóa đào tạo

Tốt 3 100 1 50,00 1 50,00

Chưa tốt - - 1 50,00 1 50,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Bảng 4.16 cho chúng ta thấy, 100% người tham gia chương trình đào tạo nghề sửa chữa và nghề thủ công cho rằng phù hợp với nhu cầu, vậy nên mở rộng quy mô đào tạo 2 nghề này để nhiều người lao động được tham gia và chỉ có 50% số lao động tham gia chương trình chăn nuôi cho rằng phù hợp với nhu cầu. Sau khi tham gia đào tạo nghề sẽ giúp tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống, cụ thể qua điều tra có 100% người tham gia chương trình nghề đào tạo chăn nuôi và 66,67% người tham

gia chương trình nghề sửa chữa cho rằng giúp tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống. Khóa đào tạo được đánh giá tương đối cao, đặc biệt chương trình đào tạo nghề sửa chữa với 100% lao động được điều tra đánh giá chung về khóa đào tạo tốt, tuy nhiên vẫn còn 50% lao động điều tra tham gia chương trình dạy nghề thủ công và nghề chăn nuôi đánh giá khóa đào tạo vẫn chưa đượcc tốt, do vậy cần phải hoàn thiện chương trình đào tạo.

Tập huấn khuyến nông

UBND xã Quốc Việt nhận thấy được sự cần thiết và vai trò quan trọng của hoạt động khuyến nông đã phối hợp với trung tâm khuyến nông huyện tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân với chủ đề trồng trọt và chăn nuôi, qua đó giúp nông dân nâng cao kiến thức và kỹ năng trong sản xuất nông nghiệp từ đó giúp nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho gia đình.

Hộp 4.1 Ý kiến của người lao động về tham gia tập huấn khuyến nông

Từ khi tôi tham gia lớp tập huấn khuyến nông xong tôi đã chọn mua giống cây mới về trồng và biết trồng, chăm sóc đúng cách kỹ thuật của nó, tôi thấy cây nó lớn tốt và cho năng suất cao hơn hắn các giống cũ mà ngày xưa tôi trồng

(Bà Ân Thị Máy- thôn Nà Nạ- xã Quốc Việt)

Qua bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của người lao động tham gia tập huấn khuyến nông ta thấy, với chủ đề trồng trọt có 58,85% lao động tham gia tập huấn cho rằng chủ đề tập huấn thiết thực và phù hợp với nhu cầu của người lao động, 38,46% tham gia tập huấn phục vụ tốt cho quá trình sản xuất và chỉ có 30,77% cho rằng giúp tăng năng suất cây trồng. Như vậy, ta cần phải đa dạng thêm các chủ để tập huấn khuyến nông và tổ chức nhiều lớp tập huấn để cho người nhiều người được tham gia. Còn với chủ đề chăn nuôi có 4 trong tổng số 13 người tham gia tập huấn khuyến nông chiếm 30,77%. Chương trình tập huấn được đánh giá cao, chiến tới 75% người lao động tham gia chủ đề tập huấn chăn nuôi cho rằng chủ đề tập huấn thiết thực và tham gia tập huấn giúp người lao động phục vụ tốt cho quá trình sản xuất, 50% cho rằng phù hợp với nhu cầu của người lao động và giúp tăng năng suất cây trồng. Do vậy cần tiếp

tục đẩy mạnh hoạt động khuyến nông để giúp người lao động phục vụ tốt cho quá trình sản xuất để giúp tăng năng suất cây trồng vật nuôi.

Bảng 4.17 Ý kiến đành giá của người lao động về tập huần khuyến nông Nội dung Trồng trọt Chăn nuôi SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Tổng số lao động tham gia THKN 9 69,23 4 30,77

Chủ đề tập huấn thiết thực 7 58,85 3 75,00

Tham gia tập huấn phục vụ tốt cho quá trình sản xuất 5 38,46 3 75,00 Giúp tăng năng suất cây trồng vật nuôi 4 30,77 2 50,00 Phù hợp với nhu cầu của người lao động 7 58,85 2 50,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2015)

4.3.2 Đánh giá của người lao động về chương trình hỗ trợ nguồn lực tạo việc làm

Hỗ trợ vốn

Vốn là yếu tố cần thiết để mua sắm thiết bị hay mở rộng sản xuất. Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn tại xã Quốc Việt đã triển khai nhiều hoạt động vay vốn nhằm giúp người dân có vốn để sản xuất, nâng cao thu nhập.

Qua bảng 4.18 ta thấy, đa phần những người lao động được vay vốn đều cho rằng hoạt động hỗ trợ vay vốn phù hợp với nhu cầu của người lao động. Có 78,13 % cho rằng vốn vay giúp cho gia đình tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, số lượng vốn được vay vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân qua đó thấy rằng số lượng vay vốn còn ít, thấp hơn nhu cầu của người lao động (có 56,25% cho rằng vốn vay chưa đáp ứng được nhu cầu). Có 21 người cho rằng lãi suất vay vốn là phù hợp chiếm 65,63%, số còn lại chiếm 34,37% cho rằng lãi suất vay vốn chưa phù hợp. Đây là một tỷ lệ vẫn còn cao do đó chính quyền địa phương cần phối hợp với ngân hàng xem xét và tăng cường cho vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho người lao động có thể tiếp cận với nguồn vốn để mở rộng sản xuất. Hiện nay thủ thục vay vốn đã dễ dàng hơn trước, nên hầu hết người lao động được điều tra (chiếm 71,87%) cho rằng thủ tục vay đơn giản, không rườm rà.

Về cơ bản người lao động đều cho rằng hoạt động tín dụng trên địa bàn đều có ảnh hưởng tích cực đến việc làm. Nó tạo điều kiện để cho người dân mua sắm thiết bị, mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân.

Bảng 4.18 Ý kiến đánh giá của người lao động về hoạt động vay vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung Số lượng Cơ cấu

(người) (%)

Tổng số lao động vay vốn 32 100,00

- Phù hợp với nhu cầu 27 84,38

- Tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập 25 78,13 - Nguồn vốn vay

+ Đáp ứng được nhu cầu vay vốn 14 43,75 + Chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn 18 56,25 - Lãi suất vay

+ Phù hợp 11 34,37

+ Chưa phù hợp 21 65,63

- Thủ tục vay

+ Đơn giản 23 71,87

+ Phức tạp 9 28,13

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Hỗ trợ khoa học kỹ thuật

Khoa học – công nghệ có ý nghĩa to lớn trong các ngành sản xuất. Ứng dụng khoa học và áp dụng công nghệ mới vào quá trình sản xuất sẽ giúp cho quá trình phát triển các ngành sản xuất, tổ chức, sử dụng nguồn lực cho sản xuất – kinh doanh ngày càng hiệu quả. Cùng với việc hỗ trợ về vốn trong sản xuất thì hỗ trợ khoa học kỹ thuật cũng đã góp phần trong việc thúc đẩy sản xuất và tăng thu nhập cho người lao động. Trong tổng số 11 lao động điều tra được hỗ trợ KHKT họ đánh giá về hoạt động hỗ trợ này tương đối cao. Có tới 90.91% lao động điều tra cho rằng phù hợp với nhu cầu của người lao động, đặc biết là phù hợp với lao động nữ (chiếm 60% tổng số lao động đánh giá phù hợp với nhu cầu). Có đến 81,82% lao động cho rằng hỗ trợ KHKT giúp nâng cao kiến thức, tay nghề cho người lao động, trong đó chia theo giới tính trong tổng số lao động đánh giá giúp nâng cao kiến thức tay nghề thì tỷ lệ nam giới (chiếm

55,56%) cao hơn tỷ lệ nữ; còn chia theo dân tộc thì tỷ lệ lao động dân tộc Tày có đến 66,67% tổng số lao động điều tra đánh giá hoạt động hỗ trợ KHKT giúp nâng cao kiến thức và tay nghề, chiếm tỷ lệ cao gấp đôi dân tộc Nùng. Như vậy giới tính và dân tộc có ảnh hưởng đến trình độ của lao động. Bên cạnh đó, có 63,64% lao động điều tra được hỗ trợ KHKT cho rằng còn giúp tăng năng suất và thu nhập. Nhất là đối với những người lao động dân tộc Tày chiếm tới 71,43% tổng số lao động đánh giá giúp tăng năng suất và thu nhập.

Vì vậy, UBND xã cần mở rộng hoạt động hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho người lao động đồng thơi người lao động phải ra sức học tập, nâng cao trình độ lành nghề, chất lượng nguồn lao động để tăng năng suất lao động.

Bảng 4.19 Đánh giá của người lao động về hoạt động hỗ trợ khoa học kỹ thuật Nội dung Tổng số(người)

Phù hợp với nhu

cầu Nâng cao kiếnthức, tay nghề Tăng năng suất,thu nhập SL

(người) (%)CC (người)SL (%)CC (người)SL (%)CC

11 10 90,91 9 81,82 7 63,64 Theo giới tính + Nam 5 4 40,00 5 55,56 4 57,14 + Nữ 6 6 60,00 4 44,44 3 42,86 Theo dân tộc + Nùng 5 5 50,00 3 33,33 2 28,57 + Tày 6 5 50,00 6 66,67 5 71,43

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

4.3.3 Đánh giá của người lao động về hoạt động xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Xuất khẩu lao động vừa là phương tiện thu hút ngoại tệ, vừa là cơ hội tăng việc làm cho người lao động, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp.

Bảng 4.20 Đánh giá của người lao động được điều tra khi sang Trung Quốc làm thuê

(LĐ) (%)

Tổng số lao động điều tra sang Trung Quốc làm thuê 38 100,00

• Giúp nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống 35 92,12 • Có việc làm thường xuyên, ổn định 3 7,89 • Mực độ nguy hiểm

+ Bị tạm giữ 2 5,26

+ Bị thu tiền 9 23,68 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Không được về hoặc không được trả tiền công 4 10,53

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2015)

Qua điều tra 60 người lao động thì chưa có ai đã từng đi xuất khẩu lao động, mặc dù họ cũng có mong muốn đi nhưng do thủ tục phức tạp và họ không có đủ nguồn kinh phí ban đầu để đi xuất khẩu lao động. Do Quốc Việt là xã thuần nông giáp khu vực biên giới với Trung Quốc nên khi xong mùa vụ người dân thường sang Trung Quốc làm thuê. Trong 60 người lao động được điều tra có 38 người đã từng sang Trung Quốc làm thuê. Trong những người sang Trung Quốc làm thuê thì có tới 35 người cho rằng sang Trung Quốc làm thuê giúp nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Mặc dù biết là nguy hiểm và trái pháp luật nhưng vì cuộc sống gia đình nên họ vẫn phải đi. Người lao động sang Trung Quốc làm thuê cho các hộ gia đình như chặt mía, trồng mía, trồng cây bạch đàn,... Việc làm ở đây cũng theo mùa vụ, không có việc làm thường xuyên, ổn định, số tiền người lao động được trả khoảng 200.000đồng – 300.000đồng/ngày cao hơn so với làm thuê ở địa bàn xã. Trong 38 người lao động được điều tra sang Trung Quốc làm thuê chỉ có 3 người (chiếm 7,89% tổng số lao động sang Trung Quốc làm thuê) có việc làm thường xuyên,ổn định. Những người có việc làm thường xuyên, ôn định thường làm thuê tại các công ty. Mỗi lần vượt biên trái phép sang rất là nguy hiểm, Trong số lao động được điều tra có 5,26% người bị tạm giữ và 23,68% người bị thu tiền, thậm chí một số người không được về hoặc không được trả tiền công chiếm 10,53%. Vì vậy chính quyền địa phương cần phải sớm đưa ra các giải pháp khắc phục, giúp đỡ người dân có công việc làm ổn định trong nước hay đơn giản hóa các thủ tục ra nước ngoài.

4.3.4 .Đánh giá của các cấp chính quyền địa phương về chương trình tạo việc làm cho lao động nông thôn

Chương trình tạo việc làm được đặt ra như một nhiệm vụ cấp bách cho sự phát triển kinh tế của xã Quốc Việt nói riêng cũng như toàn huyện Tràng Định nói chung. Do đó, các chương trình tạo việc làm cho lao động nông thôn tại xã Quốc Việt trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực giúp phần nào giải quyết việc làm cho người lao động đồng thời nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Theo ý kiến đánh giá của cán bộ địa phương được điều tra cho rằng 80% chương trình này phù hợp với nhu cầu của người lao động và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tạo điều kiện cho địa phương phát triển và tăng thu nhập cho người lao động và 100% ý kiến cán bộ điều tra cho rằng chương trình tạo việc làm cho lao động nông thôn giúp tăng thu nhập cho họ.

Bảng 4.21 Ý kiến đánh giá của cán bộ xã về chương trình tạo việc làm cho lao động nông thôn

Nội dung Số lượng Cơ cấu

(LĐ) (%)

Tổng số 5 100,00

Phù hợp với nhu cầu của người lao động 4 80,00 Phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương 4 80,00 Giúp tăng thu nhập cho người lao động 5 100.00

Tạo điều kiện cho địa phương phát triển 4 80,00 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2015)

4.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn tại xãQuốc Việt Quốc Việt

4. 4.1 Điều kiện tự nhiên

Quốc Việt là một xã miền núi, nằm cách xa trung tâm huyên, địa hình xã khá phức tạp, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, thời kỳ đầu của mùa đông tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt, mùa hạ thì nóng mưa nhiều. Đây là mặt hạn chế cho việc phát triển sản xuất và tạo việc làm cho lao động trong xã. Là một xã nằm cách xa trung tâm thành phố, địa hình phức tạp nên việc đi lại lên thành phố tìm kiếm việc làm khó khăn nên không có công ty nào được mở ra tại địa phương để thu hút lực lượng lao động ở xã. Mặc dù xã có một lực lượng lớn lao động dư thừa, tỷ lệ gia tăng dân số ngày càng tăng trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm do trên địa bàn xã đang tiến hành xây dựng và nâng cấp hệ thống đường giao thông nhằm phục vụ cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

Qua bảng 4.22 ta thấy điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến tạo việc làm cho lao động nông thôn, nhất là vị trí địa lý có ảnh hưởng lớn lớn nhất đến vấn đề tạo việc làm . Cụ thể thôn Nà Nạ có tới 19 trong tổng số 20 lao động được điều tra ở thôn cho rằng vị trí địa lý có ảnh hưởng lớn tới tạo việc làm (chiếm 95% tổng lao động được điều tra trong thôn), thôn Pò Mặn chiếm 80% tổng số lao động điều tra và thôn Bình Độ chiếm 85% tổng số lao động điều tra trong thôn cho rằng vị trí địa lý có ảnh hưởng lớn đến tạo việc làm. Bên cạnh đó, yếu tố đất đai địa hình và khí hậu thủy văn người lao động được điều tra đánh giá ảnh hưởng lớn tới tạo việc cũng làm tương đối cao. Tuy nhiên một số lao động lại cho rằng điều kiện tự nhiên chỉ ảnh hưởng trung bình tới vấn đề tạo việc làm cho người lao động nông thôn, thâm chí mốt số ít người lao động còn cho rằng có điều liện tự nhiên không ảnh hưởng đến tạo việc. Qua điều tra ở thôn Pò Mặn có 10% tổng số lao động điều tra cho rằng yếu tố đât đai, địa hình không ảnh hưởng đến tạo việc làm. Còn ở thôn Nà Nạ có 10% lao động và thôn Bình Độ có 5% lao động lại cho rằng yếu tố khí hậu và thủy văn không ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn. Như vậy, với vị trí của ba thôn khác nhau nên tỷ lệ lao

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng sơn (Trang 85)